Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ sửa đổi luật khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 124 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM








BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU, XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ
THỰC TIỄN PHỤC VỤ SỬA ĐỔI LUẬT KHOÁNG SẢN




CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
VĂN PHÒNG
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
VIỆT NAM





Chánh Văn phòng
Lê Ái Thụ La Thanh Long




7824
29/3/2010


Hà Nội – 2010

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN
1- TS. Nguyễn Văn Thuấn - Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
Nam;
2- TS. Nguyễn Thành Vạn - Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam
3- TS, Trần Tất Thắng - Trưởng phòng Địa chất, Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam;
4- TS. Lại Hồng Thanh - Trưởng phòng Khoáng sản, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
5. TS. Lê Văn Thành – Chánh Thanh tra, Cục Đị
a chất và Khoáng sản
Việt Nam;
6- CN. Phạm Đức Hà- Phó phòng Kế hoạch – Tài chính, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
7- TS. Hoàng Văn Khoa – Phó trưởng phòng Khoáng sản, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam;
8- PGS, TS. Đỗ Hữu Tùng – Chủ nhiệm khoa Kinh tế Quản trị Kinh
doanh, trường Đại học Mỏ Địa chất;
9- PGS, TS. Nguyễn Đức Thành – Chủ nhiệm Bộ môn quản trị doanh
nghiệp Địa chất - Dầu khí, khoa Kinh tế Quả
n trị Kinh doanh, trường Đại học
Mỏ Địa chất;
10- TS. Phạm thị Thái – Giảng viên chính, Bộ môn quản trị doanh

nghiệp Địa chất - Dầu khí, khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường Đại học
Mỏ Địa chất;
11- KS. Lại Kim Bảng – Giảng viên chính, Bộ môn quản trị doanh
nghiệp Địa chất - Dầu khí, khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh, trường Đại
học Mỏ Địa chất;
12- KS. Phạm Kh
ắc Mạnh – Phó trưởng phòng Khoáng sản, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam;
13- ThS. Lê Đỗ Trí – Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
14- Nguyễn Tiến Phương - Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam;
15- Lê Hồng Lưu - Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
16- Nguyễn Xuân Quang - Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam;
17- Lê Duy Phương - Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
18- Đào Chí Biền - Chuyên viên phòng Pháp chế, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
19 – Đinh Thanh Bình - Chuyên viên phòng Pháp chế, Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam;
20- Nguyễn Việt Anh - Chuyên viên phòng Khoáng sản, Cục Địa chất và
Khoáng sản Vi
ệt Nam;
21- Đặng Ngọc Trản – Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Cục Địa chất và
Khoáng sản việt Nam.




















MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………
1. Căn cứ pháp lý ……………………………………………………….
2. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………………………
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ……………………………………
CHƯƠNG I- Đánh giá tổng quan chính sách về tài nguyên khoáng
sản trong và ngoài nước
………………………….………………………
I.1- Đánh giá tổng quan chính sách về tài nguyên khoáng sản của
Việt Nam ……………………………………………………………
I.1.1- Những kết quả đạt được …………………………………

I.1.1.a. Chính sách đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về tài
nguyên khoáng sản………………………………………………………
I.1.1.b. Chính sách đầu tư cho công tác thăm dò khoáng sản………….
I.1.1.c. Chính sách về khai thác, chế biến khoáng sản…………………
I.1.1.d. Chính sách môi trường, đất đai trong hoạt động khoáng sản…
I.1.1.đ. Chính sách phát triển bền vững cho trước mắt và lâu dài……….
I.1.1.e. Chính sách tài chính trong hoạt động khoáng sản ……………
I.1.2- Nhữ
ng hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cuả các chính
sách về khoáng sản
I.2- Tổng quan chính sách về tài nguyên khoáng sản của một số nước
trong khu vực và trên thế giới …………………………………………
I.2.1. Chính sách khoáng sản của một số nước trong khối ASEAN………
I.2.2- Chính sách khoáng sản của Trung Quốc ………………………….
I.2.3- Tổng quan chính sách về khoáng sản của một số nước ngoài
ASIAN và Trung Quốc ……………………………………………….
- Ấn Độ ………………………………………………………………
- Uganda ……………………………………………………………….
- Australia ……………………………………………………………
- Nhật Bản ……………………………………………………………
- Hàn Quốc ……………………………………………………………
I.2.4. Rút ra nhữ
ng bài học hoặc kinh nghiệm cần tham khảo cho Việt
Nam ………………………………………………………………………
CHƯƠNG II- Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những
hạn chế trong quá trình triển khai Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản …………………………
II.1- Công tác xây dựng, ban hành các văn ban hướng dẫn thi hành
Luật Khoáng sản …………………………………………………
II.1.1 – Sơ bộ về hiện trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về

1
1
3
3
4

5


5

5
7
8
16
17
18
18


23
23
33

43
45
47
48
50
51


54

56


56

khoáng sản ……………………………………………………………
II.1.1.a- Văn bản do Quốc hội ban hành……………………………….
II.1.1.b- Các văn bản do Chính phủ ban hành…………………………
II.1.1.c - Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành …………………
II.1.1.d - Văn bản do Bộ và Bộ trưởng ban hành theo ………………….
II.1.1.đ - Văn bản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành ……………
II.1.2- Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các
hạn chế về ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản…….
II.1.2.a- Những kết quả đạt
được ………………………………………
II.1.2.b- Những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế ……………
II.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khoáng sản
II.2.1 Những kết quả đạt được
II.2.2 Những hạn chế về công tác phổ biến, tuyên truyền……………
CHƯƠNG III- Đánh giá tính phù hợpbất cập, nguyên nhân của một số
quy định trong Luật Khoáng sản, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản, ki
ến nghị hướng sửa đổi, điều chỉnh ……………………
III-1. Đánh giá tính phù hợp, bất cập, nguyên nhân của sự bất cấp đối với
một số quy định trong Luật Khoáng sản, kiến nghị sửa đổi, bổ sung …
III.1.1- Những vấn đề chung
III.1.1.a- Phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh ………………………

III.1.1.b- Về giải thích từ ngữ……………………………………………
III.1.1.c- Về sở hữu tài nguyên khoáng s
ản ……………………………
III.1.1.d- Quy định về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản
III.1.1.đ- Quy định về phân chia các giai đoạn điều tra, đánh giá, khảo
sát và thăm dò khoáng sản………………………………………………
III.1.1.e- Quy định về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản
III.1.1.g- Quy định về quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khai
thác, chế biến khoáng sản………………………………………………
III.1.1.h- Quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng s
ản…
III.1.1.k- Quy định chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản….
III.1.2. Quy định về sự phân công, phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm
quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản……………………………
III.1.3. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản từ trung
ương đến địa phương ……………………………………………………
III.1.4. Quy định về quy hoạch khoáng sản …………………….………
III.1.5- Quy định về điều kiện để được cấp phép thăm dò, khai thác và
chế biến khoáng sản ………………………………………….…………
III.1.6- Quy đị
nh về khu vực hoạt động khoáng sản ……………………
III.1.7- Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động khoáng sản ……………………………………………………
56
56
56
57
57
58
58

58
58
58
68
68
70


71

71
71
71
72
73
73

74
75

78
78
80

83

89
91

93

95

96
III.1.8- Quy định về giấy phép hoạt động khoáng sản ………………
III.1.9- Quy định về các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động khoáng
sản………………………………………………………………………
III.1.10- Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác thủ công quy mô
nhỏ ở Việt Nam và đề xuất các quy định về hình thức khai thác thủ công
III.1.11- Quy định về phục hồi môi trường sau khai thác ……………
III.1.12- Quy định về giám đốc điều hành mỏ………………………….
III.1.13- Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án
đầu tư) ………
III.1.14- Quy định về thanh tra khoáng sản
III.2. Những vấn cần phải bổ sung
III.2.1- Định giá tài nguyên khoáng sản ……………………………….
III.2.2- Thực trạng thu hồi vốn điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản
bằng nguồn vốn ngân sách………………………………………………
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
97

99

99
100
101
103
103
104
104


106
108
115





























MỞ ĐẦU
1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 07/2006/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về quản lý và tổ chức
thực hiện đề tài khoa học và công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-BTNMT ngày 03 tháng 4 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa
học và công nghệ, dự án sản xuất thử
nghiệm cấp Bộ mở mới năm 2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
- Hợp đồng Nghiên cứu khoa học công nghệ số 12-ĐC-08/HĐKHCN ngày
10 tháng 4 năm 2008 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Cục Địa chất và
hoáng sản Việt nam.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996. Cùng với hệ thống các v
ăn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản do Chính phủ và các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi và
đồng bộ thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản,
đồng thời tăng cường hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản. Các chính sách về khoáng sản của Đảng và Nhà nước được cụ thể
hoá bằng các quy đị
nh của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng
sản đã và đang là động lực quan trọng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau tập
trung các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động khoáng sản đang từng bước nâng cao ý thức tuân thủ

quy định của pháp luật, gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh khoáng sản với mục
tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua
ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã có những đóng góp đáng kể
vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do quá trình hội nhập
của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới đòi h
ỏi phải có những quy định

2
về mặt pháp lý trong lĩnh vực khoáng sản phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới,
với thời kỳ mở cửa của nước ta. Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về
cải cách hành chính trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động điều tra cơ
bản
về địa chất và khoáng sản và các hoạt động khoáng sản, tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI
tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản.
Báo cáo tổng kết 8 năm thi hành Luật Khoáng sản (từ 1996 đến 2004) đã
cho thấy Luật Khoáng sản năm 1996 cần thiế
t phải sửa đổi tới 56 điều trên tổng
số 66 điều mới đảm bảo được yêu cầu của công tác cải cách hành chính và yêu
cầu của hội nhập. Tuy nhiên, Quốc hội Khóa XI chỉ đưa vào chương trình xây
dựng pháp luật nhiệm vụ xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản. Tuy sửa đổi, bổ sung một số đi
ều nhưng nội dung sửa đổi trong thời
gian qua đã góp phần rất lớn vào việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước cũng như vào quá trình cải cách hành chính trong lĩnh vực hoạt động
khoáng sản. Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
được xây dựng theo hướng phân cấp mạnh trong công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản, nên khi Lu
ật có hiệu lực thi hành, rất nhiều vướng mắc trong quản lý

nhà nước về khoáng sản phần nào đã được tháo gỡ.
Đồng thời, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản đã được
củng cố và tăng cường, bước đầu đã phân định rõ trách nhiệm quản lý của các
cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản ở Trung ương và địa phương. Các quy
định nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo v
ệ môi trường, môi sinh, an toàn
lao động, bảo vệ an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan và các vấn
đề khác có liên quan đã được quan tâm thực hiện trong hoạt động khoáng sản.
Công tác phối hợp quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Khoáng
sản giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương đến các địa phương, giữa các Bộ, các
ngành có liên quan đã được củng cố, tăng cường và ngày càng chặt chẽ, có hiệu
quả h
ơn. Công tác lập quy hoạch khoáng sản của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
cơ bản đã hoàn thành, công tác khoanh định, phê duyệt khu vực cấm, tạm thời

3
cấm hoạt động khoáng sản tại các địa phương đã được đẩy mạnh hơn, đạt được
một số kết quả ban đầu, góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước,
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản.
Hoạt động khoáng sản đã và đang đi dần vào nề nếp. Công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt
động khoáng sản bước đầu đã góp phần giữ gìn kỷ cương, phép nước trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản.
Mặc dù vậy, bên cạnh những mặt đạt được, trong quá trình triển khai thi
hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản
vào thực tế cho thấy vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản
lý, trong chính sách phát triển đầu tư, trong việc phân công phân c
ấp quản lý giữa
trung ương và địa phương và trong việc đồng bộ hoá các quy định của pháp luật
về khoáng sản và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, khuyến khích đầu tư

trong nước, về đất đai, môi trường, quốc phòng an ninh. Những vướng mắc đó
cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu phát triển của
đất nước theo xu thế
hội nhập, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Hơn nữa,
khoáng sản rất đa dạng về chủng loại và rất phong phú về các loại hình nguồn gốc
cũng như các điều kiện phân bố trong tự nhiên rất khác nhau nên các quy định
hiện hành chỉ mới dừng ở mức quy định khung cho khoáng sản nên không thể
tránh khỏi những bất cập trong quá trình triển khai luật vào thực tế cu
ộc sống.
Căn cứ chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII,
Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã được đưa vào chương trình để Quốc hội xem xét,
thông qua vào năm 2009. Vì vậy để có cơ sở khoa học và thực tiễn kiến nghị các
cấp có thẩm quyền xem xét, kịp thời sửa đổi và đề xuất mới những nội dung có
liên quan của Luật Khoáng sản cho phù h
ợp với tình hình thực tế, với xu thế hội
nhập quốc tế của nền kinh tế nước ta, việc tiến hành công tác khảo sát, đánh giá
tình hình thi hành luật khoáng sản nhằm xác lập các căn cứ khoa học, thực tiễn
phục vụ xây dựng luật khoáng sản sửa đổi là một đòi hỏi khách quan, có tính cấp
thiết cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác lập các căn cứ khoa học và th
ực tiễn phục vụ sửa đổi Luật khoáng sản.

4
- Đề xuất những nội dung chính cần sửa đổi của Luật Khoáng sản.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu nêu trên nội dung nghiên cứu đề tài gồm có:
4.1- Đánh giá tổng quan về chính sách về tài nguyên khoáng sản trong
và ngoài nước
4.2- Đánh giá thực trạng những kết quả đạt được và những hạn chế

trong quá trình triển khai Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung mộ
t số
điều của Luật Khoáng sản;
4.2.1- Đánh giá công tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Khoáng sản và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
4.2.2- Tổng kết, đánh giá tính phù hợp một số quy định của Luật Khoáng
sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản cũng như trong
các văn bản hướng dẫn thi hành Luậ
t; những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện
các quy định pháp quy trong lĩnh vực khoáng sản phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế xă hội của nước ta theo hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
4.3- Kiến nghị hướng sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung mới một số quy
định pháp quy trong lĩnh vực khoáng sản.
Sau hơn một năm triể
n khai, được sửa giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
của các vụ chức năng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, của lãnh đạo Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt nam, Văn phòng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam, các
phòng ban chuyên môn và nghiệp vụ của Cục, đến nay tập thể tác giả đã hoàn
thành các nhiệm vụ được giao. Thay mặt tập thể tác giả, Chủ nhiệm đề tài xin bày
tỏ
lời cảm ơn chân thành đến Văn văn phòng Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ
Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh
đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các phòng ban chuyên môn và
nghiệp vụ của Cục.





5

CHƯƠNG I
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG
SẢN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.1- Đánh giá tổng quan chính sách về tài nguyên khoáng sản của Việt
Nam
I.1.1. Những kết quả đạt được
Trong phần mở đầu của Luật Khoáng sản, chính sách của nhà nước ta về
khoáng sản đã thể hiện rõ “Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được,
là tài sản quan trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đ
áp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm
quốc phòng, an ninh”. Nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên
khoáng sản quy hiếm, có hạn và hầu hết không tái tạo, bảo đảm sự phát triển bền
vững kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập với các nước trên thế giới, phù hợp
với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các
chính sách hợp lý nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia đầu
tư hợp lý vào lĩnh vực khoáng sản.
Bên cạnh đó, không chỉ có khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản
trên cơ sở bảo đảm được sự hài hòa về quyền lợi của nhà nước cũng như của
nhà đầu tư, chính sách củ
a nhà nước ta về khoáng sản cũng thể hiện rõ quan
điểm bảo đảm quyền lợi của cộng đồng dân cư, nơi có khoáng sản. Chủ trương
đó của Đảng và nhà nước ta được thể chế hóa tại Điều 7 của Luật Khoáng sản
và một số quy định khác. Đồng thời Điều 36 của Nghị định số 160/2005/NĐ-
CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi ti
ết và hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng
sản quy định khoản trích để lại cho ngân sách địa phương từ nguồn thu ngân sách
từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải được thể hiện trong dự toán

ngân sách hằng năm và chỉ được sử dụng để đầu tư kết cấu hạ tầng công cộ
ng tại
vùng có khoáng sản được khai thác, chế biến.

6
Nhờ có những chính sách thích hợp mà trong thời gian không dài, ngành
công nghiệp khai khoáng của nước ta đã có những bước phát triển rất lớn
(Ngành công nghiệp khai khoáng được hiểu là quá trình hoạt động bắt đầu từ
giai đoạn điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cho đến chế biến ra
sản phẩm nguyên liệu khoáng phục vụ các nhu cầu của các ngành kinh tế).
Những kết quả đạt được như
sau:
I.1.1.a- Chính sách đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản
- Công tác điều tra lập bản đồ địa chất, khoáng sản
Từ năm 1996 đến 2008, công tác lập bản đồ địa chất và điều tra địa chất về
khoáng sản ở tỉ lệ 1:50.000 tiếp tục được tăng cường, tập trung chủ yếu ở vùng
sâu, vùng xa và biên giới hải đảo trên di
ện tích 103.100 km
2
, trong đó có 43.880
km
2
vùng biên giới. Như vậy, đến nay đã hoàn thành công tác điều tra địa chất về
khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích 187.500 km
2
(chiếm 56,8% diện tích
phần đất liền). Kết quả đã phát hiện được nhiều khu vực có dấu hiệu, tiền đề
khoáng sản quan trọng, làm cơ sở định hướng cho hoạt động thăm dò khoáng sản
của các tổ chức, cá nhân cũng như công tác định hướng, quy hoạch phát triển

công nghiệp khai khoáng. Công tác điều tra khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 dọc biên
giới với Trung Quốc đã thự
c hiện được 721/1.358 km (53,09%), đang thực hiện là
315km; với Lào đã thực hiện được 1.154/2.209 km (52,24%), đang thực hiện là
201km và với Campuchia đã thực hiện được 213/1.147 km (18,57 %), đang thực
hiện là 278km. Mặt khác, đến nay đã hoàn thành công tác điều tra địa chất,
khoáng sản biển tỷ lệ 1: 500.000 ở vùng ven bờ đến mức -30 mét nước trên diện
tích 97.430 km
2
, và tỷ lệ 1: 100.000 - 1: 50.000 trên diện tích 9.750 km
2
.
Công tác điều tra, lập bản đồ địa chất khoáng sản đã làm rõ được các đặc
điểm cơ bản của các cấu trúc địa chất, lịch sử hình thành và biến cải của các
cấu trúc đó; đặc điểm hình thành, phân bố khoáng sản trong các thành tạo địa
chất và trong các cấu trúc địa chất khác nhau, các sản phẩm có độ tin cậy, có
nội dung chi tiết tương đương với các nước trong khu vực.

7
Các kết quả điều tra địa chất khoáng sản đã đóng góp quan trọng trong việc
quy hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, là cơ sở khoa
học để tìm kiếm, thăm dò khoáng sản của nước ta, đóng góp quan trọng trong
nghiên cứu, điều tra địa chất Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung.
- Công tác điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản
Giai đoạn 1996 ÷ 2006 đã hoàn thành khoảng 69 báo cáo trên các vùng
quặng,
điểm quặng khác nhau tập trung trong các vùng núi cao có điều kiện kinh
tế - xã hội kém phát triển. Kết quả là đã phát hiện và làm rõ triển vọng của nhiều
vùng, nhiều điểm có triển vọng khoáng sản, làm tăng đáng kể tài nguyên của
quặng vàng gốc, thiếc gốc, chì kẽm, đồng, antimon, uran, titan, kaolin, felspat,

barit, graphit, magnezit, đá vôi sạch, đá ốp lát các loại, đá phiến lợp, nguyên liệu
làm xi măng và đá quý. Nhiều vùng quặng,
điểm quặng đã được các doanh nghiệp
nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư thăm dò, khai thác theo quy định. Một số
loại khoáng sản đã được nghiên cứu, điều tra, đánh giá làm cơ sở phát triển
nguyên liệu mới như : serixit, vecmiculit, zeolit, nefelin v.v
Nhằm thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bảo đảm
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới, Th
ủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 phê duyệt
“Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020”. Quy hoạch đã được xây dựng trên quan điểm tập
trung đầu tư có trọng điểm để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngân sách Nhà
nước đầu tư cho công tác điều tra đị
a chất về tài nguyên khoáng sản để làm cơ sở
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất của các vùng lãnh
thổ; ưu tiên đầu tư điều tra đánh giá các loại khoáng sản làm cơ sở cho việc quy
hoạch thăm dò, phát hiện các mỏ mới, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
ngành công nghiệp khai khoáng như: sắt, than, titan, chì - kẽm, quặng phóng xạ,
kaolin, felspat, đá ốp lát và các khoáng chất công nghiệ
p khác.
I.1.1. b- Chính sách đầu tư cho công tác thăm dò khoáng sản
Trong thời kỳ đầu mở cửa, hội nhập của nền kinh tế nước ta với các nền
kinh tế trên thế giới, nhà nước ta đã có chủ trương dần dần việc đầu tư từ ngân

8
sách nhà nước cho công tác thăm dò sẽ được thay thế bằng nguồn đầu tư của các
tổ chức, cá nhân. Cho đến nay, hầu hết các dự án thăm dò khoáng sản được đầu tư
từ nguồn vốn của các doanh nghiệp
. Trước năm 1990 công tác thăm dò các mỏ

khoáng sản chủ yếu được tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ do cơ quản quản lý nhà
nước giao và được đầu tư bằng guồn vốn ngân sách. Hoạt động thăm dò cơ bản
không dựa trên các quy hoạch khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Bước sang đầu những năm 1990 thăm dò các mỏ khoáng sản chủ yếu do
các doanh nghiệp tự đầ
u tư. Sau ngày Luật Khoáng sản có hiệu lực, từ năm 1997
đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 do chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đấu tư đã
có 524 đề án thăm dò được Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
giấy phép và triển khai do gần 200 tổ chức, cá nhân thực hiện đối với khoảng 20
loại khoáng sản trong phạm vi cả nước.
Đặc biệt trong các năm 2007, 2008 hoạt động thăm dò khoáng sản diễ
n ra
khá sôi động, nhất là đối với khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, quặng titan sa
khoáng, đá hoa trắng, đá làm VLXDTT, cát, sỏi lòng sông v.v… Hoạt động thăm
dò khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đã góp phần tăng đáng kể trữ lượng một
số loại khoáng sản.
Chỉ tính riêng giấy phép thăm dò, từ năm 1997 đến tháng 12 năm 2008 có
524 dự án thăm dò đã được Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
đố
i với khoảng trên 20 loại khoáng sản, trong đó bao gồm cả khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường, trên phạm vi cả nước. Trong khi đó, từ tháng 10 năm
2005 đến cuối năm 2008 cũng đã có 331 dự án thăm dò khoáng sản làm
VLXDTT của các tổ chức, cá nhân triển khai theo giấy phép do Uỷ ban nhân dân
tỉnh cấp theo thẩm quyền đã phân cấp.
I.1.1. c- Chính sách về khai thác, chế biến khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản trong nh
ững năm vừa qua phát triển rất
mạnh mẽ. Nhờ có chính sách phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đáp ứng
được các điều kiện có thể tham gia đầu tư vào hoạt động khai thác khoáng sản mà


9
chỉ trong một thời gian không dài đã có hàng ngàn doanh nghiệp trực tiếp hoạt
động khai thác khoáng sản.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật
Khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép khảo sát,
giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế biến
khoáng sản đố
i với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt
trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng
sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không
thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Có thể thấy đây là một sự phân
cấp rất mạnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý hoạt
động
khoáng sản. Chính do có sự phân cấp mạnh đó mà chỉ trong một thời gian rất
ngắn (khoảng hơn hai năm), theo thống kê chưa đầy đủ, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cấp gần 4000 giấy phép khai thác
khoáng sản các loại theo thẩm quyền. Trong số đó có tới trên 2.500 mỏ, điểm mỏ
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá làm VLXDTT, sét gạch ngói,
đất, cát san lấp v.v…) và khoảng gần 1.000 các điểm mỏ khai thác khoáng sản
khác (quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương cấp theo thẩm quyền và đang hoạt động trên cả nước.
Hầu hết các khoáng sản đã được thăm dò đều được huy động vào khai thác
phục vụ nhu cầu của các ngành kinh tế. Sản lượng khai thác ngày càng tăng đối
với hầu hế
t các loại khoáng sản. Cụ thể như sau:
a. Than
Ngành công nghiệp khai thác than của nước ta đã có truyền thống hơn 120
năm và vùng than Quảng Ninh là khu vực tập trung của ngành công nghiệp này.

Sản lượng than khai thác ở Quảng Ninh luôn chiếm hơn 90% sản lượng than của
cả nước trong mọi thời kỳ.
Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 có xét
triển vọng đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạ
i Quyết định số
20/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003. Theo quy hoạch được duyệt, dự

10
kiến đến năm 2005, sản lượng than thương phẩm toàn ngành đạt được là 16 đến
17 triệu tấn và đến năm 2010 dự kiến đạt được 23 đến 24 triệu tấn. Trong thực
tế, sản lượng khai thác than của Tổng công ty Than Việt Nam phát triển nhanh
hơn rất nhiều so với dự kiến trong Quy hoạch. Năm 2005, sản lượng than sạch
của Tổng công ty Than Việt Nam là 30,2 triệu tấn, tăng gần 200% so với k
ế
hoạch dự kiến. Kế hoạch này không phải là dự báo xa, chỉ 2 năm sau khi kế
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Năm 2007, sản lượng than sạch của
Tổng công ty đã lên tới 42 triệu tấn. Sản lượng khai thác than tăng nhanh, mỏ lộ
thiên càng phải xuống sâu hơn và mở rộng hơn, các mỏ hầm lò phải mở thêm
các lò chợ mới, đầu tư cho khai thác, đặc biệt là
đầu tư máy móc hiện đại, trang
thiết bị bảo hộ lao động, phòng ngừa sự cố tai nạn, phòng chống cháy nổ, vẫn
còn chậm hơn tốc độ tăng sản lượng nên đã đặt ra những thách thức mới về an
toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động và bảo vệ môi trường, môi sinh.
b. Quặng sắt
- Mỏ quặng sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh là mỏ có trữ l
ượng lớn nhất (hơn 540
triệu tấn) và chất lượng tốt (quặng manhetit), là nguồn nguyên liệu quan trọng
phục vụ cho ngành công nghiệp luyện thép trong tương lai ở nước ta. Mỏ sắt
Thạch Khê đã được Nhà nước giao cho Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam
cùng với một số đối tác khác tổ chức đầu tư khai thác. Ngoài mỏ quặng sắt

Thạch Khê, ở nước ta còn có các mỏ quặng sắt khác có quy mô trữ l
ượng vừa và
nhỏ, phân bổ rải rác trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc, miền trung, các tỉnh
trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Mỏ sắt Trại Cau đã được khai thác để cung cấp quặng cho nhà máy gang
thép Thái Nguyên. Quặng sắt limonhit và manhetit ở đây được khai thác bằng
phương pháp lộ thiên với sản lượng 200 – 250 ngàn tấn/năm. Thiết bị khai thác
nhìn chung cũ và lạc hậu, năng suất thấp, tổn thất tài nguyên cao. Một số khai
tr
ường hiện nay đã khai thác hết quặng và đang thực hiện công tác đóng cửa mỏ,
hoàn phục đất đai, môi trường. Hiện tại phần lớn diện tích mỏ sắt Trại Cau được
giao cho Công ty Gang thép Thái Nguyên, diện tích còn lại do thị trấn Trại Cau
quản lý. Việc phân định mốc giới toạ độ thuộc diện quản lý của chính quyền địa

11
phương và Công ty Gang thép chưa rõ ràng nên rất khó kiểm soát. Đây là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc khai thác quặng sắt trái phép, tranh chấp
khai thác quặng ở vùng này trong những năm qua. Những cá nhân thu mua gom
quặng từ các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang tập trung về mua quặng sắt
để bán sang Trung Quốc. Trong thành phần khai thác quặng sắt trái phép ở Trại
Cau có Hợp tác xã khai thác tận thu, chế biến quặng sắt Trại Cau và Hợp tác xã
tiểu thủ công nghiệp Trại Cau.
- M
ỏ sắt Quý Sa, xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được cấp
giấy phép cho Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt-Trung (liên doanh
giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Gang thép Côn Gang Trung
Quốc).
- Vùng quặng sắt Cao Bằng có nhiều điểm mỏ, chủ yếu là loại quặng sắt
manhetit chất lượng tốt. Tổng công ty Thép Việt Nam khai thác mỏ Ngườm
Cháng, Công ty gang thép Cao Bằng khai thác mỏ Nà Rụa. Ngoài ra Tỉnh còn

cấp giấy phép cho 6 công ty khai thác 9 điểm m
ỏ quặng sắt khác với sản lượng
hàng năm khoảng 400 – 450 ngàn tấn quặng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Khi các nhà máy xi măng công suất lớn đi vào hoạt động, nhiều điểm mỏ
quặng sắt nhỏ khai thác tận thu đã đi vào khai thác để cung cấp nguyên liệu phụ
gia trong quá trình sản xuất xi măng. Các mỏ quặng sắt này có hàm lượng sắt
thấp, không đủ điều kiện khai thác phục vụ công nghi
ệp luyện kim cả về quy mô
trữ lượng lẫn chất lượng.
c. Titan
Khoáng sản titan phân bố ở nước ta chủ yếu là dọc theo bờ biển từ Quảng
Ninh đến Bình Thuận, dạng sa khoáng biển. Các sa khoáng titan dọc theo bờ
biển có mật độ tập trung cao, tạo ra các mỏ quy mô công nghiệp có giá trị là ở
các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Bình Thuận. Ngoài
ra, mỏ titan gốc đã đượ
c phát hiện, thăm dò trữ lượng là mỏ Cây Châm, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Các sa khoáng titan ven biển rất dễ khai thác, chế biến, phân bố trên diện
rộng nên hoạt động khai thác trong những năm vừa qua diễn biến rất phức tạp,

12
rất khó kiểm soát. Ngoài các doanh nghiệp được Nhà nước cấp giấy phép khai
thác, chế biến ra, việc khai thác trái phép quặng titan diễn ra trên hầu hết các địa
phương có khoáng sản. Sản phẩm sau khai thác cũng dễ vận chuyển, tiêu thụ
bằng đường biển. Sản lượng khai thác, tiêu thụ trái phép quặng titan có thể cao
hơn sản lượng do các doanh nghiệp có giấy phép khai thác. Tinh quặng Ilmenite
chỉ sử dụng một phần nhỏ cho thị trường trong nước, phầ
n lớn còn lại được xuất
khẩu ra nước ngoài.
d. Quặng đồng

Trong những năm trước đây, việc khai thác quặng đồng ở nước ta chưa
phát triển. Về tài nguyên, cho đến nay đã phát hiện, thăm dò được 2 khu vực mỏ
có tiềm năng về khoáng sản đồng là Sin Quyền (Lào Cai) và Bản Phúc (Sơn La).
Trong đó mỏ Bản Phúc là loại hình khoáng sản đồng-niken. Hiện nay, mỏ đồng-
niken Bản Phúc đã đượ
c Công ty liên doanh Mỏ Nikel Bản Phúc thăm dò, đánh
giá trữ lượng và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác.
Sản lượng quặng đồng và tinh quặng đồng mỏ Sin Quyền (ngàn tấn) [2]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Q. Cu 2,4 1,6 1,1 1,2 1,5 90,0 804,8 978,0
Tinh Q.Cu 3,86 26,8 45,4
đ. Thiếc
Ba vùng thiếc quan trọng của nước ta là Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tam Đảo
(Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An) đã được khai thác trong nhiều năm qua và
tài nguyên đã đi vào giai đoạn bị cạn kiệt. Những khu vực quặng giàu, dễ khai
thác (chủ yếu là quặng thiếc sa khoáng aluvi, deluvi) đã được khai thác gần hết.
Phần còn lại chủ yếu là những khu vực quặng nghèo hoặc các điểm quặng nhỏ.
Hiệ
n nay, việc khai thác quặng thiếc được tiến hành chủ yếu ở quy mô
nhỏ. Quặng thiếc sa khoáng được khai thác chủ yếu bằng sức nước hoặc thủ
công, tuyển đãi quặng bằng máng đãi, bằng phương pháp trọng lực hoặc tuyển
đãi thủ công. Đối với quặng thiếc gốc được khai thác bằng phương pháp hầm lò
hoặc giếng đứng, giếng nghiêng, lò bằng có sử dụng vậ
t liệu nổ. Công nghệ khai

13
thác thủ công là chính. Quặng sau khi khai thác ra được đưa vào đập, nghiền và
tuyển đãi bằng phương pháp trọng lực.
Sản lượng thiếc kim loại (tấn)


Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Sn 1800 1700 1700 2100 3500 3650 3900 4360

e. Chì - kẽm
Quặng chì - kẽm được tập trung khai thác ở các mỏ thuộc tỉnh Bắc Cạn và
tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra quặng chì - kẽm cũng đang được khai thác ở một số
địa phương khác như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện
Biên, Lai Châu, song quy mô sản lượng các mỏ đều ở mức thấp.
Các mỏ quặng chì - kẽm Chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn và Lang Hích, tỉnh Thái
Nguyên đang được Công ty TNHH nhà n
ước một thành viên kim loại màu Thái
Nguyên (công ty con của Tổng công ty Khoáng sản – TKV) quản lý và khai thác
quy mô công nghiệp. Phương pháp khai thác kết hợp lộ thiên và hầm lò tuỳ theo
điều kiện thực tế của các thân quặng chì - kẽm. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn
đầu tư nên dây chuyền công nghệ khai thác vẫn còn lạc hậu, đặc biệt là đối với
các mỏ hầm lò. Trong các lò khai thác chưa được cơ giới hoá đồng bộ, nhiều
công đoạn sả
n xuất vẫn còn thủ công hoặc bán cơ giới, chưa đảm bảo tốt an toàn
cho công nhân mỏ.
Mỏ Chợ Điền với tổng trữ lượng có thể khai thác là 1,46 triệu tấn quặng
ôxyt và 650 ngàn tấn quặng sunfua chì-kẽm. Trữ lượng còn lại có thể tiếp tục
khai thác khoảng 9 – 10 năm với sản lượng khoảng 70 ngàn tấn/năm quặng ôxyt
(hàm lượng Pb+Zn > 12%), 40 ngàn tấn/năm quặng sunfua (hàm lượng 11% Zn,
2% Pb) như hi
ện nay.
Mỏ Lang Hích có 3 khu khai thác: Metis, Mỏ Ba, Sa Lung với tổng trữ
lượng được huy động vào khai thác 422,5 ngàn tấn quặng sunfua (hàm lượng
Pb+Zn = 13,5%) và 65,7 ngàn tấn quặng ôxyt (hàm lượng Pb+Zn = 15%). Đến
nay phần quặng ôxyt đã khai thác hết, quặng sunfua đang được khai thác với sản
lượng 18 – 20 ngàn tấn/năm.


14
Ngoài Công ty TNHH nhà nước một thành viên kim loại màu Thái
Nguyên còn có nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác quặng chì-kẽm. Tỉnh Bắc
Kạn có 11 doanh nghiệp khai thác 20 điểm quặng, tỉnh Thái Nguyên có 4 doanh
nghiệp khai thác 5 điểm, tỉnh Tuyên Quang có 2 doanh nghiệp khai thác 3 điểm
(riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có số lượng điểm quặng kẽm khai thác trái
phép lớn trên cả 5 huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Na Hang, Chiêm Hoá, thị xã
Tuyên Quang), Hà Giang có 3 doanh nghiệp khai thác 3 điểm. Tổng số khu vực
quặng chì-kẽm được cấp có thẩm quy
ền bàn giao để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
cấp giấy phép khai thác là 52. Riêng tỉnh Bắc Kạn đã được bàn giao 20 điểm và
sản lượng khai thác đạt hàng năm từ 120 – 150 ngàn tấn/năm.
Đã có 2 cơ sở chế biến (tuyển nổi) quặng sunfua đang hoạt động do Công
ty TNHH một thành viên kim loại màu Thái Nguyên xây dựng tại Thái Nguyên
và Chợ Điền, Bắc Kạn, 2 cơ sở khác do các doanh nghiệp địa phương tỉnh Bắc
K
ạn xây dựng ở Chợ Đồn. Một cơ sở liên doanh với nước ngoài xây dựng lò
quay xử lý quặng nghèo được thực hiện ở khu vực mỏ Chợ Điền.
Sản lượng quặng chì-kẽm (ngàn tấn) [ ]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Q. Pb+Zn 124 161 159 213 268 276 283
TQ. Pb 1,2 0,9 1,1 1,1 1,1 1,2 1,2 1,6
TQ. Zn 12,5 32 42 45 40 47 51 58
f. Bauxit
Quặng bauxit ở nước ta được phân bổ ở 2 vùng chính. Vùng phía Bắc là
quặng bauxit tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, phía Nam
quặng bauxit tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên, chủ yêu là Đắc Nông và Lâm
Đồng.
Trong những năm vừa qua, quặng bauxit ở nước ta mới chỉ được khai thác

để phục vụ cho sản xuất đá mài, má phanh, sản xuất phèn chua. Khi ngành công
nghiệp xi măng phát triển, một số mỏ bauxit được đưa vào khai thác quy mô nhỏ
để
cung cấp nguyên liệu phụ gia xi măng.

15
Hiện nay tại vùng Tây Nguyên đang được đầu tư mạnh cho công tác thăm
dò quặng bauxit, chuẩn bị trữ lượng cho công nghiệp khai thác, chế biến allumil
trong thời gian tới. Việc đầu tư lớn để khai thác quặng bauxit vùng Tây Nguyên
chủ yếu do Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
g. Cromit
Mỏ quặng crom duy nhất ở nước ta đã và đang được khai thác là mỏ
cromit Cổ Định, Thanh Hoá. Quặng được khai thác b
ằng phương pháp lộ thiên.
Trước năm 1990, mỏ này được trang bị dây chuyền khai thác, tuyển khoáng
đồng bộ. Sau năm 1990, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản đối với vùng
quặng Cromit không tốt đã dẫn đến việc tàn phá vúng mỏ. Mỏ được phân chia
thành nhiều khu vực cho nhiều tổ chức khai thác, thậm chí khoán cho các tổ
công nhân hoặc hộ gia đình khai thác. Từ đó việc khai thác thủ công được áp
dụng, dẫn đến tình trạng tranh chấp, khai thác b
ừa bãi trong nhiều năm, gây tổn
thất tài nguyên, phá vỡ cảnh quan, môi trường. Hiện nay, Chính phủ và tỉnh
Thanh Hóa đã giao cho TKV chủ trì tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến quặng
cromit tại vùng này. TKV cùng tỉnh Than Hóa đã thành lập Công ty CP Cromit
Cổ định – TKV để thực hiện nhiệm vụ nói trên, trong đó có đầu tư dự án nhà
máy tuyển tinh quặng ferocrom với công suất 300-500 ngàn tấn/năm.
Sản lượng quặng crôm khô (ngàn tấn) [ ]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Q. Cr
2

O
3
76,3 70,3 66,3 91,0 82,0 5,7 3,4 2,8
h. Các khoáng sản khác
Ngoài các khoáng sản được đề cập ở trên, trong những năm vừa qua cũng
được huy động vào khai thác nhăm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh
tế quốc dân như các khoáng chất công nghiệp, các khoáng sản vật liệu xây dựng
và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Nhờ những chính sách hợp lý, trong những năm gần đây sản lượng khai
thác hàng năm của các khoáng sản trên có tốc độ t
ăng trưởng rất cao. Không
những sản lượng khai thác hàng năm tăng mà số lượng các tổ chức, cá nhân tham
gia khai thác hàng năm cũng tăng nhanh. Theo thống kê chưa đầy đủ, số doanh

16
nghiệp tham gia hoạt động trong công nghiệp khai thác mỏ tằng nhanh từ 427
doanh nghiệp (năm 2000) lên đến trên 1.300 doanh nghiệp vào thời điểm hiện tại,
trong đó, doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
chiếm khoảng 1.200 doanh nghiệp.
I.1.1. d- Chính sách môi trường, đất đai trong hoạt động khoáng sản
Hoạt động khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản luôn gắn liền vớ
i những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái. Trước
những năm 1990 của thế kỷ trước, do hoạt động khai thác chế biến khoáng sản ở
Việt Nam chưa phát triển mạnh nên vấn đề môi trường trong hoạt động khoáng
sản chưa thật sự được các cơ quan quản lý nhà nước và người dân quan tâm đúng
mức. Bước sang thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập của n
ền kinh tế nước ta với các
nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Luật Khoáng sản (1996) được ban hành,
vấn đề về môi trường trong hoạt động khoáng sản đước các cấp quản lý và mọi

người dân đều chú trọng quan tâm hơn. Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong
quá trình tiến hành các hoạt động khoáng sản, Điều 16 của Luật Khoáng sản quy
định:
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản ph
ải sử dụng công
nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật bảo vệ môi
trường để hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường; thực hiện
việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn
hoặc toàn bộ hoạt động khoáng sản.
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng s
ản phải chịu mọi chi phí
bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai. Chi phí bảo vệ, phục hồi môi
trường, môi sinh và đất đai phải được xác định trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản hoặc
đề án thăm dò khoáng sản. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
phải ký quỹ tại một Ngân hàng Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài được
phép hoạt động t
ại Việt Nam để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường, môi
sinh và đất đai”. Đồng thời, khoản 3 Điều 33 của Luật Khoáng sản quy định về
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản là phải thực hiện

17
các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.
Như vậy, pháp luật về khoáng sản đã có những quy định khá chặt chẽ nhằm
bảo vệ tốt môi trường sinh thái trong hoạt động khoáng sản. Để bảo đảm thực thi
các quy định của pháp luật một cách có hiệu quả, pháp luật về x
ử lý vi phạm hành
chính đã có quy định chế tài để ràng buộc các tổ chức cá nhân thực hiện tốt các
nghĩa vụ của mình khi đầu tư vào hoạt động khai thác khoáng sản. Theo quy định

tại tiết b điểm 3 khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng
5 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 n
ăm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, thì tổ chức, cá nhân sẽ bị xử phạt
tiền mức từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng các quy định của pháp luật về việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi
trường, đất đai sau khai thác.
Về đất đai trong hoạt động khoáng s
ản, các văn bản pháp luật về khoáng
sản cũng đã có những quy định cụ thể nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai
nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội, phục vụ cho nhu cầu trong tương lai.
Theo quy định tại Diều 17 của Luật Khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động
khoáng sản được ký hợp đồng thuê đát theo quy định của Luật Đất đ
ai, như việc
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải và các biện pháp khác
để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh, sử
dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; khi kết thúc việc
thăm dò, khai thác khoáng sản, người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng
với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê
đất.
I.1.1.đ- Chính sách phát triển bền vững cho trước mắt và lâu dài
Khoáng sản là loại tài nguyên có hạn, hầu hết không tái tạo, là tài sản quan
trọng của quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Vấn đề này
đã được
khẳng định trong phần mở đầu của Luật Khoáng sản. Tuy nhiên, trong Luật

18

Khoáng sản (1996) chưa có quy định cụ thể về vấn đề dự trử tài nguyên khoáng
sản cho thế hệ sau. Vấn đề dự trử tài nguyên khoáng sản được đề cập lần đầu có
tính pháp quy tại điểm b khoản 1 Điều 56 (sửa đổi, bổ sung) của Luật Khoáng
sản. Và điểm đ khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2005 của Chính ph
ủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định
trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản cần phải xác định khu vực dự trữ tài
nguyên khoáng sản quốc gia;
I.1.1. e- Chính sách tài chính trong hoạt động khoáng sản
Theo quy định hiện hành, các nguồn thu chủ yếu tư hoạt động khoáng sản
gồm thuế tài nguyên và các loại thuế khác theo quy định c
ủa pháp luật về thuế,
phí bảo vệ môi trường, lệ phí độc quyền thăm dò và các khoản thu khác. Theo số
liệu báo cáo của Bộ Tài chính tại Dự thảo Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật thuế
tài nguyên, nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên qua một số năm như sau:
Tỷ đồng
TT Loại khoáng sản / năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng cộng, trong đó 121,1 192,6 259,3 331,3 517,9
3 Khoáng sản kim loại 8,7 11,5 22,5 42,4 92,0
4
Khoáng sản quý hiếm
(vàng, bạc, đá quý) 1,2 2,2 3,2 5,5 7,2
5 Khoáng sản phi kim loại 111,2 178,9 233,6 283,4 418,7
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Tờ trình Chính phủ số
11/TTr-BTC ngày 4 tháng 3 năm 2008 về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị
định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thì chỉ mới tính cho 44 tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương số thu từ phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai
thác khoáng sản của năm 2006 là 328 tỷ đồng, l

ớn hơn rất nhiều so với tổng số
thuế tài nguyên khoáng sản thu được cùng năm.
I.1.2. Những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế cuả các chính
sách về khoáng sản

19
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các chính sách về khoáng
sản trong thời gia vừa qua vẫn để lại những bất cập, hạn chế nhất định. Một số
chính sách của Đảng và nhà nước đã được thế chế hóa bằng các quy định trong
luật khoáng sản nhưng trải qua nhiều năm triển khai chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Đó là:
I.1.2.a- Chính sách sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản là loại tài nguyên hữu hạn, hầu hết không tái tạo. Vì vậy để
bảo đảm sự phát triển bền vững không những cho trước mắt mà cho cả tương lai.
Vấn đề nay đã được nhà nước ta khẳng định ngay trong phần mỏ đầu của Luật
Khoáng sản. Đồng thời, tại các nội dung khác của Luật Khoáng sản, dưới các
hình thức quy định khác nhau luôn thống nhất quan điểm là cần phải sử dụng triệt
để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, thực tế trên mười năm triển khai
luật khoáng sản cho thấy việc khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng
sản vẫn còn trong tình trạng làm tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản, cũng như
khai thác và sử dụng chưa thực sự tiết kiệm, hợp lý. Trong một thời gian không
dài, có loại khoáng s
ản ở Việt Nam thuộc vào diện có quy mô lớn của khu vực và
thế giới như quặng thiếc thì nay đã cạn kiệt. Theo tài liệu của nhiều báo cáo về
tình hình khai thác thiếc trong nhiều năm cho thấy, tại các vùng thiếc Pioắc thuộc
Cao Bằng, Sơn Dương, Tam Đảo thuộc Tuyên Quang và Thái Nguyên trữ lượng
đưa vào khai thác đều có hàm lượng trung bình trên 800gSn0
2
/m
3

. Hàm lượng
casiterit trong bãi thải trung bình trên 400g/m
3
. Trong khi đó, ngày nay với hàm
lượng casiterit nhỏ hơn 100g/m
3
đưa vào khai thác là có hiệu quả kinh tế nhưng
tài nguyên thì đã cạn kiệt. Khai thác than tại các vùng đều với độ tro tối đa 40%.
Than có độ tro cao hơn 40% là bị loại, không đưa vào khai thác. Trong khi đó có
rất nhiều hộ tiêu thụ có thể sử dụng than với độ tro trên 40%. Hơn nữa, trong
nhiều năm nước ta khai thác than với sản lượng lớn hơn rất nhiều lần so với nhu
cầu tiêu thụ trong nước. Chúng ta khai thác chủ y
ếu để xuất khẩu. Ngay nay và
trong tương lai không xa chúng ta phải nhập khẩu than với khối lượng ngày càng
lớn với giá cao hơn rất nhiều so với giá xuất khẩu than của ta hiện nay. Nguyên
nhân của việc sử dụng kém hiệu quả, chưa hợp lý và chưa tiết kiệm, gây tổn thất

×