Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

ĐỀ CƯƠNG DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN ( có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.73 KB, 46 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
.....

Câu 1: phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa dân số với môi trường và tài nguyên.
Muốn đảm bảo mối quan hệ đó có hiệu quả cần giải quyết những yếu tố cơ bản nào?
Liên hệ thực tiễn địa phương
Câu 2: vì sao muốn điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lý ở Việt Nam thì cần phải điều
tiết mức sinh?
Câu 3: phân tích mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế xã hội. Vì sao muốn
phát triển quốc gia và muốn nâng cao chất lượng dân cư thì cần thiết phải điều tiết sự
tăng trưởng dân số hợp lí. Liên hệ thực tiễn địa phương.
Câu 4: vì sao lồng ghép chương trình dân số với chiến lược phát triển quốc gia ở Việt
Nam
Câu 5: phân tích mối quan hệ biện chứng các mục tiêu của chiến lược dân số và mực
tiêu chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam
Câu 6: phân tích tác động của di dân đối với các quá trình dân số và phát triển.
Câu 7: phân tích bình đẳng giới trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản? Liên hệ
thực tiễn địa phương
Câu 8: phân tích yếu tố tác động đến mức sinh trong sơ đồ Freedman? Liên hệ với các
điều kiện giảm mức sinh ở việt nam
Câu 9: phân tích và so sánh một số luận điểm và các học thuyết về mối quan hệ dân số
và phát triển
Câu 10: phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thông và truyền thông thay
đổi hành vi dân số/SKSS ở VN
Câu 11: phân tích yếu tố kinh tế xã hội tác động đến hiệu quả quá trình truyền thông
thaybđổi hành vi dân số/SKSS ở VN
Câu 12: vì sao điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lí cần phải điều tiết mức sinh?
Câu 14: phân tích sự chuyển hướng tiếp cận từ chương trình DS-KHHGĐ sang chiến
lược chăm sóc sức khỏe sinh sản ở VN
Câu 15: phân tích ảnh hưởng của kết cấu dân số vàng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội ở Vn.



Câu 1: Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa dân số với môi trường và tài
nguyên. Muốn đảm bảo mối quan hệ đó có hiệu quả cần giải quyết những yếu
tố cơ bản nào? Liên hệ thực tiễn địa phương
I.K/ niệm :
1.dân số:

1


- Dân số là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính hay một
quốc gia, một chây lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.
2.Môi trường & tài nguyên :
- Môi trường là 1 tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài một hệ
thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng
tồn tại của nó.
- Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất & tri thức được sử dụng để tạp
ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người.
II. DÂN SỐ VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN:
- dân số và môi trường, tài nguyên có quan hệ mật thiết với nhau.
-Dân số là nguồn tài nguyên quý giá nhưng khi dân số phát triển quá mức thì trở
thành mối đe dọa to lớn đến môi trường sinh thái. Nhất là đối với các nước nghèo
và chậm phát triển.
- Dân số tăng lên, nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường sinh thái cũng
tăng lên khiến môi trường bị suy giảm, các hệ sinh thái càng bị phá hủy.
1.Dân số với tài nguyên đất:
- Vai trò của tài nguyên đất :

o Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó tham gia cào tất cả các hoạt động
của đời sống kinh tế-xh

o Đất cần cho sx nông nghiệp, công nghiệp, nhà ở, tư liệu sản xuất.
o Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, nơi cư trí của sinh vật trên trái
đất, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo toàn sự sống.
Đất còn cung cấp rất nhiều tài nguyên khác phục vụ như cầu của con người
như khoáng sản, than, gỗ...
-Thực trạng tài nguyên đất:
- Tổng diện tích trái đất là 510 triệu km^2 trong đó chỉ có 29% diện tích đất nổi.
Song chỉ có 10% diện tích đất nổi có thể trồng trọt và chăn nuôi nhưng diện tích

2


này ngày cang bị thu hẹp lại do quá trình công nghiệp hóa, phát triển đô thị, xây
dựng nhà ở...
+ Ở Việt Nam:
- tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6
hecta, đứng thứ 159 thế giới.
- S đất ở VN chiếm 30% là đồng bằng, 70% là đồi núi
- Do thiếu lương thực, con người tiến hành mở rộng S canh tác + thâm canh tăng
năng suất => gây ô nhiệm môi trường nói chung và đất đai nói riêng. Do lượng
phân hóa học, thuốc trừ sâu và các bãi thải công nghiệp làm giảm độ phì nhiều của
đất.
- Nguyên nhân :
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo
nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm.
● Nếu theo nguổn gốc phát sinh có:
-

Nguồn gốc tự nhiên: Núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thủy triều…


-

Nguồn gốc nhân tạo:

 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
 Ô nhiễm đất do rác thải công nghiệp
 Ô nhiễm đất do chất thải nông nghiệp
 Ô nhiễm do hóa học
 Ô nhiễm do sinh học
 Ô nhiễm do vật lí ( đất nhiễm phèn)
-Hậu quả:
- Dễ bị xói mòn do nước,lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy
- Làm thay đổi tính chất của đất; làm chai cứng đất;chua đất
- Đất nhanh chóng nghèo kiệt, đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu

3


- Sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách gây ô nhiễm đất, độc hại tới sinh vật khác
và con người, thậm chí dẫn đến ung thư.
- Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người
dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.
- Biện pháp khắc phục:
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm : Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà
máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn
thận.
- Làm sạch hóa đồng ruộng
- Đổi đất, lật đất: Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện
pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện

rộng
- Đầu tư xây dụng hệ thông thu gom, phân loại, xử lý rác thái
-Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, Sử dụng phân bón đúng
cách
2. Dân số với tài nguyên nước:
- Vai trò:
- Nước có vai trò cực kì quan trọng đối với con người cũng như bất kỳ loài sinh
vật nào trên trái đất.
- Nước cần thiết cho hoạt động và sx của con người.
- Nước cung cấp cho chăn nuôi, nuôi trồng “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”
- Hiện trạng :
- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng ở nhiều nơi.

4


- tại một số địa phương, số bệnh nhân bị ung thư và viê nhiễm phụ khoa nguyên
nhân lến 40-50% là do nguồn nước nhiểm bẩn.
- TB mỗi năm VN có khoảng 9000 người chết vì nguồn nước và đk vệ sinh kém
- Nước ngọn dần cạn kiện, nước biển xâm nhập.
- Nguyên nhân:
+Ảnh Hưởng Do Hoạt Động Sống Của Con Người:
-Để gia tăng môi trường sống, con người phá rừng lấp đất, sang ruộng cất nhà làm
đường dẫn đến mất khả năng giữ nước của đất, lượng nước bề mặt không được
thấm bổ cập vào nước ngầm mà chảy vào sông rạch ra biển. Ngoài ra còn gây ngập
lụt, trược lỡ đất
+ Ảnh Hưởng Do Phát Triển Nông Nghiệp:
-chưa có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi gây ô nhiệm môi trường đặt biệt là

nguồn nước ngầm.
-Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại
thuốc kích hoạt phát triển cây... Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã
bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng
+ Ảnh Hưởng Do Phát Triển Công Nghiệp Và Dịch Vụ
-Các chất thải công nghiệp như khói, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay
đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái.
- Biện pháp:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế
tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ
sức răn đe các đối tượng vi phạm
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
(thường xuyên, định kỳ, đột xuất); xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô
nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân

5


- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công
tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả
hoạt động của các lực lượng này.

3.Dân số với tài nguyên rừng :
- VAI TRÒ:
- Rừng là tài nguyên quan trọng với đất nước ta vì S đất ở nước ta đa phần là đồi
núi
- Rừng tham gia điều hòa khí hậu, cung cấp oxi
- rừng duy trì tính màu mỡ của đất, ngăn xói mòn, giảm ô nhiễm ko khí.
- THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG:
- Nước ta là là 1 quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên tài nguyên rừng của

nước ta nổi tiếng về tài nguyên gỗ, có nhiều loại gỗ quý hiếm
- S rừng đang dần bị thu hẹp.
- S rừng giảm 43%- 28% trong gia đoạn 1943-1955
-S rừng ngập mặn ven biển bị suy giảm 80% S do bị chỉ đổi thành dầm nuôi trồng
thủy sản hài sản.
- Gần đây S rừng tăng 37% (2005) nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh vẫn thấp so với
các nước trong khu vực.
- Trong 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên ở khu vực núi & ven biển TB mỗi
năm mất đi khoảng 250000 ha
- NGUYÊN NHÂN:
-Nạn chặt phá rừng bừa bãi, trái phép + người dân đốt rừng làm nương rãy, tăng
diện tích sinh hoạt+ khai thác gỗ quá mức....
- HẬU QUẢ:

6


-rất nhiều thiên tai, lũ lụt
- ô nhiễm môi trường sinh sống
- hiện tượng trái đất nóng dần lên
- Nhiều thực vật và động vật tuyệt chủng do bị phá hủy MT sống
- Xói mòn, sạt lở đất
- Đất không dự trữ được nước, đến mùa khô gây ra hạn hán
- GIẢI PHÁP:
-Tăng cuồng nhân lực, phương tiện để ngăn chặn kịp thời và chống trả đích đáng
trước mọi hành vi côn đồ, phản khác của lâm tặc, đầu nậu gỗ lậu.
-Xây dựng khung bắt giam, khởi tố và truy tố với những ai dám phá hoại, đốt phá
rừng bừa bãi vì tư lợi trước mắt
-Tạm thời đưa những cánh rừng tái sinh vào danh sách bảo tồn rừng quốc gia trong
một thời gian dài để có đủ thời gian phát triển đầy đủ, đa dạng các thảm thực vật,

loài động vật.
- Giáo dục, tuyên truyền người dân chung tay bảo vệ môi trường, không tự ý chặt
phá rừng bừa bãi. Chấm dứt tình trạng tự do di cư bừa bãi

4. Dân số và tài nguyên khoáng sản:
- VAI TRÒ:
- Đáp ứng những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người.
- THỰC TRẠNG:
- thực trạng tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn ở mức độ cao, đặc
biệt là ở các hầm mỏ do địa phương quản lý trong khai thác. Khoáng sản thu hồi
được để chế biến chỉ bằng nửa so với số lượng khai thác, còn lại bị thải ra ngoài
môi trường.

7


- Việc thu phí bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn chưa đủ để khắc phục
hiệu quả.
- Nhiều khu vực sua khai thác chưa được chú trọng khắc phục.
5. Dân số với tài nguyên ko khí:
- VAI TRÒ:
- quan trọng, là yếu tố ko thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật
trên trái đất.
- Ko khí là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi các tua bức xạ nguy
hiểm
- Cung cấp Oxi cho con người, quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của
sự sống.
-THỰC TRẠNG:
-mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở
một số vùng

-khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành
phố lớn tại những nước đang phát triển.
- NGUYÊN NHÂN:
-BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
III. MUỐN ĐẢM BẢO MỐI QUAN HỆ ĐÓ CÓ HIỆU QUẢ CẦN GIẢI
QUYẾT NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN SAU :
- Dân số là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính hay một
quốc gia, một chây lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.
- Trong LS loài người, số dân tăng lên ko ngừng, tuy nhịp độ khác nhau và bị giảm
xuống ở 1 số thời điểm ( bệnh dịch, thiên tai...)

8


- Con người sống phụ thuộc vào môi trường, tự nhiên nên bảo vệ môi trường tự
nhiên là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của
toàn thể nhân loại.
- Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- đốt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, gây phá hủy môi trường, mất cân
bằng sinh thái.
- Thải khói bụi, khí độc vào ko khí; phát phóng xạ, bức xạ quá mức cho phép
- CHôn vùi, thải chất độc vào các nguồn đất, nước.
- Săn bắt trái phép động vật quý hiếm.
Câu 2: : vì sao muốn điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lý ở Việt Nam thì cần
phải điều tiết mức sinh?
Mức sinh là biểu hiện thực tế khả năng sinh đẻ của người phụ nữ, Mức sinh không
chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà còn chịu tác động
tổng hợp của nhiều yếu tố. Những yếu tố này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác
động đến mức sinh.
Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, địa vị của người phụ nữ, chính

sách của nhà nước, việc sử dụng các biện pháp phòng tránh thai,… mà lựa chọn
yếu tố quan trọng nào để điều tiết mức sinh
Có nhiều thước đo khác nhau để đo mức sinh, mỗi loại đều có những ưu thế và hạn
chế của nó. Khi đo lường mức sinh phải sử dụng nhiều thước đo khác nhau tỳ theo
mức độ. Tỉ suất sinh thô là một trong những thước đo cơ bản:
Công thức tính tỉ suất sinh thô
CBR=‰
CBR: Tỉ suất sinh thô(‰)
B số trẻ em sinh ra sống trong năng
P: dân số trung bình trong năm

9


 Phục vụ cho quá trình tính tỷ suát gia tăng tự nhien chứ không đánh giá
được tiềm năng sinh đẻ
CBR là chỉ tiêu cơ bản được dùng nhiều trong nghiên cứu về dân số, nó
được dùng trực tiếp để tính tỉ lệ tăng dân số. Nhưng điểm hạn chế của nó là
nó chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc dân cư theo tuổi và giới tính.
Theo đánh gia của tổ chức y tế thế giới thì tỉ suất sinh thô hằng năm dưới
20‰ là loại thấp, từ 20-30 ‰ là loại trung bình và trên 30‰ là loại cao.
Mức chết
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào
đó sau khi sự kiện sống xảy ra (chấm dứt tất cả những biểu hiện của sự sống xảy ra
khi sinh ra mà không có khả năng hồi phục lại được), như vậy, sự kiện chết chỉ xảy
ra khi có sự kiện sinh ra, sống được. Khoảng thời gian từ khi sinh ra đến khi chết là
độ dài cuộc sống hay còn gọi là 1 đời người
Có nhiều thước đo khác nhau để đánh giá mức chết. Tỉ suất chết thô là 1 trong
những thước đo cơ bản
Tỉ suất chết thô CDR là số người chết bình quân năm trên 1000 người( đơn vị ‰)

Công thức tính :
CDR=
D: tổng số người chết trong năm
P: dân số TB trong năm
CDR là chỉ tiêu cơ bản, thường được sử dụng rộng rải trong các nghiên cứu dân số.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chất lượng dân
cư, môi trường sống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào rất nhiều vào kết cấu dân số
(già, trẻ,..), chịu ảnh hưởng nhiều của cấu trúc theo tuổi và giới tính của dân cư. Do
đó, khi so sánh mức chết giữa các dân số với nhau dễ đi đến kết luận sai lầm. Để
tránh hạn chế này phải dùng thực pháp chuẩn hóa tỉ suất chết tô nhằm loại bỏ ảnh
hưởng của cấu trúc tuổi
Muốn điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lí thì phải điều tiết mức sinh vì
Ta dụa vào công thức tính tỉ suất gia tăng tự nhiên để giải thích:

10


RNI =
Hay RNI=

 Về mức chết CDR ổn đinh, không bao giờ bằng 0 nên ta cần phải điều tiết
mức sinh.
Tí suất gia tăng tự nhiên: khi nghiên cứu về sự gia tăng dân số, nếu chỉ xét trên mối
tương quan giữa số sinh và số tử thì người ta gọi đó là sự gia tăng tự nhiên. Sự gia
tăng dân số tự nhiên ở mức cao quyết định sự gia tăng dân sô của một lãnh thổ. Sự
gia tăng tự nhiên là một chỉ tiêu tổng hợp được thể hiện bằng sự chênh lệch giữa tỉ
suất sinh và tỉ suất tử cong trong một khoảng thời gian nhất định trên một đơn vị
lãnh thổ nhất đinh
VD: ở Việt Năm năm 1992 có CBR= 30, CDR=8 thì ta có
RNI=


11


Câu 3: phân tích mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế xã hội. Vì
sao muốn phát triển quốc gia và muốn nâng cao chất lượng dân cư thì cần
thiết phải điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lí. Liên hệ thực tiễn địa phương.
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển kinh tế xã hội
Sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đã ảnh hưởng đến nhiều mặt KTXH và chất lượng cuộc sống. Hậu quả để
lại thật nặng nề, đặc biệt là hậu quả suy thoái môi trường sống. Vậy để tìm ra cách
khắc phục những hậu quả suy thoái môi trường sống. Vậy để tìm ra cách khắc phục
những hậu quả đó, ta cần tìm hiểu mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển KTXH
Dân số với phát triển kinh tế và vấn đề đói nghèo
Dân số với sản xuất và tiêu thụ lương thực thực phẩm
Dân số với lao động và việc làm
Dân số với giáo dục
Dân số với y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư
Dân số với chất lượng gia đình
Muốn phát triển quốc gia và muốn nâng cao chất lượng dân cư thì cần thiết phải
điều tiết sự tăng trưởng dân số hợp lí. Điều tiết quá trình tái sản xuất dân cư như
thế nào để giảm áp lực dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và việc bảo vệ
môi trường sinh thái cho hôm nay và cho mai sau.
Liên hệ thực tiễn địa phương.( tự lấy ví dụ)

12


Câu 4: Vì sao lồng ghép chương trình dân số với chiến lược phát triển quốc gia
ở Việt Nam

Từ sau chiến tranh đến nay, Việt Nam đang trải qua thời kỳ thay đổi nhân khẩu
học một cách rõ rệt với tỷ lệ mức sinh, mức chết giảm mạnh, quá trình di cư với
quy mô lớn diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự thay đổi trong dân số giữa khu vực
thành thị và nông thôn, mất cân bằng giới tính khi sinh cũng là một vấn đề Việt
Nam đang gặp phải. Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng với nhóm dân số
trẻ tăng nhanh và đông đảo, đồng thời cũng bước vào thời kỳ già hóa dân số một
cách nhanh chóng. Những yếu tố này tác động vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam cũng như việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình từ năm 2010 và đang
duy trì mức tăng trưởng ấn tượng, đang trên đà đạt được gần hết các Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ cho đến năm 2015. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt giữa
nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền địa lý khác nhau, giữa các nhóm dân
cư khác nhau, sự khác biệt này chủ yếu do ảnh hưởng của các yếu tố dân số. Do
vậy, Việt Nam cần phân tích và hiểu rõ hơn nữa sự tương quan giữa dân số và sự
phát triển.
Bằng chứng cho thấy là sự tác động qua lại trực tiếp giữa phát triển và các chỉ số
dân số như mức sinh, mức chết và cơ cấu dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh,
tình trạng già hóa dân số vàng, vấn đề đô thị hóa và di cư ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống cũng như sự phát triển của xã hội. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch dựa
trên bằng chứng giúp cho việc lập kế hoạch phát triển đáp ứng hơn các nhu cầu của
con người. Hơn nữa, các biến dân số cần được lồng ghép thỏa đáng vào trong tất cả
các bước và quy trình lập kế hoạch ở cấp quốc gia cũng như địa phương giúp dự
báo tác động của những biến dân số, đưa ra kế hoạch hành động kịp thời cho kế
hoạch phát triển trong tương lai.
Con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của sự phát triển và vấn đề phúc lợi cho
con người là trung tâm của mọi chính sách phát triển được hoạch định. Do vậy,
việc lồng ghép biến dân số vào các kế hoạch phát triển đòi hỏi tính động và rất
quan trọng, phù hợp, chính xác, chứa đựng trong đó tầm nhìn xa và rộng. Bên cạnh
nêu lên những vấn đề bất ổn của dân số Việt Nam, yếu tố văn hóa là cốt lõi của sự

phát triển. Với vai trò đầu mối của Chính phủ Việt Nam về lồng ghép biến dân số
vào lập kế hoạch phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết cố gắng, nỗ lực hơn

13


nữa để triển khai thực hiện lồng ghép biến dân số một cách có hiệu quả nhất từ
Trung ương đến địa phương.
Việt Nam luôn duy trì mức độ ổn định của tổng tỷ suất sinh trong 10 năm qua, đến
năm 2013, tổng tỷ suất sinh Việt Nam là 2,1 con. Quy mô dân số Việt Nam tiếp tục
tăng nhưng tốc độ gia tăng đã chậm lại rất nhiều, từ 1,2 triệu người/năm những
năm 90, đến nay tăng 925 nghìn người/năm từ 2009 – 2013, đến nay Việt Nam đã
giảm 2 bậc, đứng thứ 14/238 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về quy mô dân
số. Nhờ thành công của chương trình Dân số - KHHGĐ hàng thập kỷ trước, đến
nay Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ trong tuổi lao động là 68.5%.
Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở tỷ lệ 113.8% (năm 2013) và xu
hướng vẫn đang tiếp tục tăng, đồng thời là mất cân bằng khu vực nông thôn - thành
thị và mất cân bằng về chất lượng cuộc sống. Việc tỷ trọng nhóm dân số dưới 15
tuổi giảm và tuổi thọ tăng, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Theo dự kiến, thời gian chuyển đổi từ giá hóa dân số sang dân số già tại Việt Nam
diễn ra rất nhanh, trong khoảng 16 đến 18 năm và đến năm 2050 Việt Nam sẽ có
dân số “siêu già”. Di cư là tất yếu và là động lực của phát triển, song điều đó đặt xã
hội đứng trước các thách thức về nhà ở, vấn đề tiếp cận và thụ hưởng các chính
sách về an sinh xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, nguy cơ mắc
bệnh truyền nhiễm cao, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội cho nơi Đến,
“khuyết thế hệ” và thiếu hụt lao động,… Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa quá nhanh
vượt quá khả năng điều hành của chính quyền địa phương, trong khi đó cơ sở hạ
tầng kỹ thuật còn hạn chế, chưa có liên kết phát triển vùng ven đô, đô thị - nông
thôn.
Dân số là mẫu số của mọi bài toán phát triển kinh tế - xã hội, nhưng việc gắn các

vấn đề dân số với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội chưa triệt để thời gian qua
dẫn đến chưa chú trọng biến dân số trong quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, khu
công nghiệp; các khu đô thị thiếu cơ sở hạ tầng (trường học, bệnh viện, nước sạch,
giao thông…); quá tải bệnh viện, thiếu hệ thống lão khoa để thích ứng quá trình già
hóa dân số hiện nay; vấn đề dư thừa lao động, chất lượng lao động còn thấp; dư
thừa giáo viên, đào tạo không phù hợp nhu cầu… Do vậy, việc lồng ghép dân số
vào chính lước lược phát triển Quốc gia là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt đối
với các ngành y tế, giáo dục, việc làm và an sinh xã hội. Việt Nam cần tận dụng cơ
cấu dân số “vàng” hiện nay để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển việc

14


làm có thu nhập cao, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tăng xuất khẩu, nhằm đưa Việt Nam trở thành nước “giàu trước
khi già” trong vòng 30 – 40 năm tới.

15


Câu 5: Vì sao lồng ghép chương trình dân số với chiến lược phát triển quốc
gia ở Việt Nam

 Mục tiêu chiến lược dân số:
o Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở
mức hợp lý để có c/s ấm no hạnh phúc. Nâng cao chất lượng d/số,
phát triển nguồn nhân lực, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu CNHHĐH, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

 Mục tiêu chăm sóc SKSS
o Bảo đảm đến năm 2010 tình trạng SKSS cải thiện rõ rệt và giảm sự

chênh lệch giữa các vùng, các đối tượng bằng cách đáp ứng tốt hơn
những nhu cầu đa dạng về CSSKSS ứng với các giai đoạn của cuộc
đời và phù hợp vơi scasc điều kiện cộng đồng, đặc biệt chú ý vùng có
điều kiện khó khăn.

 Gắn kết 2 chiến lược:
1 Chuyển từ điều tiết số lượng sang chất lượng dân số.
2 Nhấn mạnh quyền CSSKSS và trách nhiệm công dân.
3 Nhấn mạnh chiến lược công tác TT-GD-TT đảm bảo sự lựa chọn tự
nguyện.

4 Đáp ứng nhu cầu CSSKSS chất lượng cao cho mọi công dân.
5 Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và xã hội.
6 Kết hợp đầu tư của nhà nước và đóng góp cộng đồng.
7 Thực hiện công bằng xã hội, chú ý tới đối tượng ưu tiên.
8 Nhấn mạnh vai trò của Đảng và nhà nước.
9 Chú ý công tác tổ chức, quản lí, kiểm tra và giám sát.
16


Câu 6: Phân tích tác động của quá trình di dân đối với dân số và phát triển.

 Khái niệm di dân:
Di dân là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác,
hoặc là sự di chuyển về một khoảng cách tối thiệu quy định.
Có 2 loại: _Di cư đi: rời bỏ chỗ cũ.
_Di cư đến: Đến một nơi cư trú mới.

 Tác động của di dân đối với dân số và phát triển:
• Di cư đi:

-Mặt tích cực:
+Tạo cơ hội cho nhiều người tìm được việc làm có thu nhập và phần đông số họ có
thu nhập cao hơn so với nơi họ ra đi, góp phần nâng cao mức sống gia đình và
giảm sự đói nghèo ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp.
+Trong điều kiện cụ thể của từng địa phương và giai đoạn phát triển những lao
động di chuyển này góp phần làm giảm sức ép d/số, lao động, việc làm ở một số
vùng nông thôn.
-Mặt tiêu cực:
+Làm nảy sinh một sốn vấn đề xã hội phức tạp do hậu quả trực tiếp của người lao
động tự do đưa về nông thôn như nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, số đề. Một số
cá biệt trong số người lao động tự do đã tiêm nhiễm thói hư tật xấu ở đô thị và
chính họ mang về nông thôn những ung nhọt đó.
+Ảnh hưởng tới tổ chức xã hội, gia đình ở nông thôn. Một sô người lao động
ngooài (nam giới) đã có gai đình nhưng do cuộc sống ở thành phố cám dỗ nên đã
đi đến con đường mại dâm, theo trai (gái) thành phô làm cho gia đình tan vỡ.

• Nơi đến:
-Tích cực:

17


+Là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết mối quan hệ “cung-cầu” sức lao động
trong nền KTTT. Ở mức độ nhất định, di cư nông thôn – thành thị góp phần thúc
đẩy sự phát triển đa dạng của khác khu vực và ngành nghề KT, có ý nghĩa làm tăng
trưởng KT và sự phát triển của quá trình đô thị hóa, CNH của đất nước và vùng
lãnh thổ.
+Ở thành phố, xét trên góc độ việc làm, lực lượng lao động di chuyển tự do vào
thành phố làm việc, họ cũng có những nhu cầu “bình dân”, những nhu cầu cho ăn
ở, sinh hoạt. Từ khi chuyển đổi cơ chế đến nay dòng người di chuyển tự do vào

thành phố có nhiều loại, trong đó tìm việc làm theo thời vụ. Ngoài ra còn có dòng
người tự do di chuyển về đoàn tụ gia đình, con cái,…
-Mặt tiêu cực:
+Làm quá tải sức chứa cua các công trình hạ tầng cơ sở, kỹ thuật, nhà ở, ảnh
hưởng tới môi trường và làm giảm mĩ quan đo thị. Lao động di chuyển tự do theo
mùa vụ vào thành phố tìm việc làm và làm việc có thời gian di chuyển và lưu trú
không cố định, nên khi di chuyển hầu hết lao động không khai báo tạm trú tạm
vắng với chính quyền, gây khó khăn trong việc quản lý.

 Làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như: trật tự an
ninh, xung đột xã hội giữa người di dân và người địa phuownh
gât nên một só hiện tượng cơ bạc, nghiện hút, mại dâm. Khi
dòng di dân tự do nông thôn – thành thị với quy mô lớn sẽ làm
tăng sức ép việc làm ở các thành phố lớn

18


Câu 7: Phân tích bình đẳng giới trong chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản?
Liên hệ thực tiễn địa phương

 Khái niệm giới:
-giới tính là khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa
nam và nữ về mặt sinh học.
-giới: là khái niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam
và nữ về mặt xã hội.

 Sự khác biệt giữa giới và giới tính:
Giới tính


Giới

-Tính học: sinh ra con người đã mang
đặc điểm giới tính. Vd: Phụ nữ mang
thai, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ.

-Xã hội: con người học những đặc tính
giới từ gia đình, xã hội và nền văn hóa
của họ.

-Phổ biến: như nhau trên toàn thế giới.
vd: trên toàn TG chỉ có phụ nữ nuôi
con bằng sữa mẹ.

-Khác nhau: ở mỗi địa phương, mỗi
nền văn hóa cụ thể. Vd:

-Không thể thay đổi được: mang đặc
tính di truyền. vd: nam giới không thể
mang thai nuôi con bằng sữa mình.

-Thay đổi được: không mang đặc tính
di truyền. vd:

 Bình đẳng giới và kế hoạch hóa gia đình.
-Những rủi ro và hậu quả của nạo phá thai:
+Choáng do đau, mất máu, lo sợ.
+Sót rau -> Rong huyết
+Nhiễm trùng -> Viêm cổ tử cung, nhiễm trùng máu.
+Thủng tử cung => Chảy máu ổ bụng.

+Dính tử cung -> Vô sinh

19


+Hẹp vòi trứng -> Chửa ngoài dạ con.
+Vô kinh, rong kinh kéo dài.
+Sót thai -> thai bị dị tật.
+Rau tiền đạo hoặc rau cài răng lược ở lần đẻ sau.

 Giới và làm mẹ an toàn:
-GĐ và xã hội chưa đánh giá đúng vai trò của phụ nữ khi thực hiện thiên chức làm
vợ và làm mẹ. Phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức: bị cưỡng chế tình dục, chịu
nhiều nguy cơ trong quá trình tái sản xuất dân cư.
-Mỗi năm có khoảng 585000 phụ nữ bị chết do thai nghén và sinh đẻ, mà 95%
trường hợp có thể tránh được nếu chăm sóc thái nghén tốt.
-Vị thế phụ nữ trong gia đình thấp, phụ thuộc vào việc sinh trai hay gái, theo quan
niệm “nối dõi….”
-Vị thế của phụ nữ thấp khi thực hiện thiên chức làm mẹ, thái độ xã hội thể hiện
trong quan niệm: phụ nữ mang thái vía nặng, …con hư tại mẹ…

 Làm mẹ an toàn và bảo vệ sản phụ:
-Để giảm nguy hiểm cho các bà mẹ khi mang thai và sinh đẻ, mỗi gia đình cần phát
hiện các dấu hiệu nguy cơ
-Đi khám thai định kì để tránh tai biến.
-Khi có thai mẹ cần ăn và nghỉ ngơi nhiều.
-Mọi phụ nữ khi mang thai cần có người đã được huấn luận về chuyên môn đỡ và
chăm sóc.
-Có thai cách nhau ít nhất 3 năm, tránh có thái <18t và sau 35t, sẽ giảm nhiều nguy
hiểm khi mang thai.


 Xác định trẻ em muốn gì:
20


+Tôi bú sữa mẹ
+Tiêm phòng bệnh
+Tôi chỉ có hai chị em
+CSSKSS cho mẹ tôi
+Dạy mẹ tôi cách nuôi tôi.
+Tôi muôn lớn nhanh
Giới và sức khỏe tính dục.
-Tính dục:
+Nghĩa hẹp là xung lực bản năng, tìm khoái cảm hướng vào đối tượng khác giới
(90%)
+Nghĩa rộng là hợp phần trong nhân cách con người (tính cách, tâm lý, tình cảm,
hành vi)
-SK tính dục: ……..

21


Câu 8: Phân tích các yếu tố tác động đến mức sinh trong sơ đồ Feedman. Liên
hệ với các điều kiện giảm mức sinh ở Việt Nam.

1 Đặt vấn đề
2 Các yếu tố tác động đến mức sinh trong sơ đồ feedman
Theo Feedman, dân số nói chung và hành vi sinh sản nói riêng không chỉ
phải là một hiện tượng xã hội biệt lập mà nó là kết quả tác động phức tạp
nhiều chiều với cơ cấu kinh tế - xã hội và môi trường xung quanh. Ông cho

rằng sinh đẻ là một hiện tượng sinh học và do vậy nó không thể bị tác động
trực tiếp của cơ cấu kinh tế - xã hội mà chỉ chịu sự tác động thông qua các
“biến số trung gian”, cơ cấu kinh tế, các chuẩn mực về quy mô gia đình,
chương trình kế hoạch hóa gia đình, cụ thể như sau:
1, CÁC BIẾN SỐ TRUNG GIAN

a Các biến số ảnh hưởng đến khả năng giao hợp: nó bao gồm khả
năng quan hệ tình dục, tuổi kết hôn, mức độ độc thân tồn tại trong xã
hội, tỉ lệ các cặp hôn nhân bị phá vỡ, tần số giao hợp.

1 Khả năng quan hệ tình dục: ở đây được hiểu là cả hai bên nam và nữ
có sức khỏe tốt, có khả năng quan hệ và có quá trình giao hợp kết tinh
để hình thành thai nhi. Nếu như khả năng quan hệ tốt, khỏe mạnh thì
khả năng thụ thai cao -> mức sinh tăng và ngược lại.

2 Tuổi kết hôn: Có thể theo quy định trai 20 tuổi, gái 18 tuổi đã có
những trường hợp kết hôn sớm hơn tuổi quy định và cũng có khi là
muộn hơn rất nhiều tuổi quy định điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến
mức sinh. Những người kết hôn trong độ tuổi kết hôn thi flusc đó cơ
thể khỏe mạnh, khả năng mang thai sẽ cao hơn, với những cặp vợ
chồng kết hôn quá muộn, ngoài tuổi sinh đẻ -> aenh hưởng tới mức
sinh.

3 Mức độ độc thân tồn tại trong xã hội: điều này chịu ảnh hưởng của xu
thế trong xã hội. Ngày nay trong xã hội thì xu hướng độc thân đang
được một số người ưa chuộng và nó phát triển nhanh. Nhiều người

22



không muốn lập gia đình vì nghĩ nó gò bó, áp lực mà ưa chuộng cuộc
sống tự do. Từ người này truyền sang người khác -> số người muốn
sống độc thân trong xã hội rất cao, họ không muốn lập gia đình, họ
quan hệ tình dục chỉ là để thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý chứ không lấy
vợ, không có con -> ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh.

4 Tỉ lệ các cặp hôn nhân bị phá vỡ: Những cặp đã kết hôn vơi snhau và
bỏ nhau, hay sống li thân hoặc những cặp đã đăng kí kết hôn rồi
nhưng lại không thành đôi vì một lý do nào đó -> Nó cũng ảnh hưởng
đến mức sinh, cụ thể là: nó giảm (k có) quan hệ tình dục – không có
quá trình giao hợp -> không thụ thai -> mức sinh giảm.

5 Tần số giao hợp: Tần suất, số lần giao hợp của cặp vợ chồng tuy nhiên
không phải tần số giao hợp cao thì mức sinh cao hay tần số giao hợp
thấp thì mức sinh giảm mà nó còn phụ thuộc vào sức khỏe, khả năng
thụ tinh của cặp vợ chồng đó.

b Các biến số ảnh hưởng đến việc thụ thai:
Nó bao gồm khả năng sinh hay vô sinh, việc có sử dụng các biện pháp
tránh thai, cụ thể như sau:

1 Khả năng sinh hay vô sinh: Không phải các lần quan hệ tình dục đề
được thụ thai. Mà nó còn phụ thuộc vào cơ thể, khả năng sinh hay vô
sinh của cả nam và nữ. Nó có thể là vô sinh ở nam hay ở nữ, vô sinh
thứ phát, vô sinh bẩm sinh, di truyền hay hiếm muộn con cái. Tóm lại
khả năng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc mức sinh tăng hay
giảm. Nếu như tỉ lệ vô sinh cao thì mức sinh sẽ giảm và ngược lại.

2 Viếc có sử dụng hay không sử dụng các biện háp tránh thai: Các biện
pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai,…

Nếu như các cặp vợ chồng đều sử dụng 1 trong số các biện pháp
tránh thai trên thì mức sinh sẽ giảm và ngược lại. Việc sử dụng các
biện phá tránh thai này có thể là do kế hoạch, do tác động của gia
đình, do điều kiện gia đình hay do chính sách của nhà nước kiềm chế
mức sinh đẻ: chỉ từ 1-2 con….

23


c Các biến số ảnh hưởng tới việc mang thai và sinh đẻ: gôm khả
năng các bào thai chết do nguyên nhân ngoài ý muốn và các bào thai
chết do nguyên nhân có ý thức.

1 Các bào thai chết do nguyên nhân ngoài ý muốn: Qúa trình giao hợp
đã cho kết quả, hình thành thai nhi nhưng do 1 số nguyên nhân ngoài
ý muốn như đi lại không cẩn thậ bị ngã dẫn đến sảy thai -> cái thai bị
mất -> làm giảm mức sinh và ngược lại nó sẽ tăng nếu cái thai được
chăm sóc, bảo vệ khỏa mạnh đến khi chào đời.

2 Các bào thai chết do nguyên nhân có ý thức: Có ý thức ở đây có nghĩa
là có chủ định từ trước như: có thai nhưng vì gia đình khó khăn, đông
con nên đi phá thai bằng các biện pháp như nạo hút, uống thuốc phá
thai,… Hay do phát hiện đứa con mang dị tật bẩm sinh nên tìm cách
để phá bỏ -> mức sinh sẽ giảm.

d Ngày nay ngươi ta còn bổ sung thêm kiến thức nuôi con bằng sữa
mẹ vào chùm các biến số trung gian ảnh hưởng đến mức sinh.
Sữa mẹ là nguồn chất dinh dưỡng tốt nhất cho con, tuy nhiên không phải
bà mẹ nào cũng có sữa nuôi con, có người có nhiều, có người lại có rất ít.
Hoặc ở 1 số đo thị lớn có những người mẹ không muốn nuôi con bằng

sữa mẹ vì sợ hỏng dáng, …nên không cho con bú -> đứa nhỏ sẽ không có
sức đề kháng chống trọi với tác nhân bên ngoài, bệnh tật -> mức sinh bị
ảnh hưởng.
2, Cơ Cấu Kinh Tế Và Các Chuẩn Mức Về Quy Mô Gia Đình
Cơ cấu kinh tế xã hội của 1 xã hội cụ thể nó sẽ quy định, xây dựng nên
các chuẩn mực về quy mô gia đình, các chuẩn mực về biesn số trung gian
là tăng (giảm) mức sinh.
(+) Trước đây cơ cấu kinh tế nước ta nông nghiệp chiếm đến hơn 1 nửa
cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ vì vậy mà vấn đề nhân công, người
làm cần nhiều -> quy mô gia đình lớn, sinh nhiều con để có thể giúp bố
mẹ làm nông, trồng trọt, chăn nuôi -> mức sinh tăng cao.

24


(+) Ngày nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp
dịch vụ máy móc thao thế sức lao động con người -> quy mô gia đình
nhỏ -> mỗi gia đình chỉ từ 1-2 con -> mức sinh giảm.
3, Chương Trình Kế Hoạch Hóa Gia Đình Và Các Chuẩn Mực Về Biến
Số Trung Gian.
Nhà nước đưa ra các chương trình, chính sách để giảm mức sinh cụ thể là
kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ dừng lại từ 1-2 con để nuôi dạy
cho tốt -> mức sinh có xu hướng giảm.

3 LIÊN HỆ CÁC ĐIỀU KIỆN GIẢM MỨC SINH Ở VIỆT NAM.
Ở nước ta hiện nay đang bước vào cuộc chạy đua với khoa học – kĩ thuật
công nghệ hiện đại, bước vào thời đại công nghiệp máy móc, nhân tố con
người ngày càng được chú trọng về mặt chất lượng, đòi hỏi những con người
được nuôi dưỡng tốt, khả năng sáng tạo và học tập cao để sánh kịp với các
nước trên thế giới chứ không dừng lại ở số lượng nhiều hay ít nữa. Ở nước ta

có nhiều điều kiện để giảm mức sinh và nâng cao chất lượng con người:
+Cơ cấu kinh tế CN dịch vụ đang chiếm tỉ trọng lớn, máy móc được sử dụng
nhiều -> nhu cầu về nhân công lao động giảm -> thất nghiệp tăng -> con
người có ý thức sinh ít đi -> mức sinh giảm.
+Chương trình KHHGĐ ngày càng giữ vai trò quan trọng. Các gia đình thực
hiện nghiêm chỉnh theo chính sách 1 vợ 1 chồng 2 con gia đình êm ấm -> có
thể khẳng định chương trình KHHGĐ là một bộ phận nữu cơ của cơ cấu
KT-XH của hầu hết các nước đang phát triển, xu hướng độc than trong giới
trẻ ngày càng phát triển, việc sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả…
Để có thể giảm mức sinh đòi hỏi xã hội phải có 3 yếu tố sau:
-Phải có sự chuyển đổi của gia đình, từ gia đình mở rộng đa thế hệ sang gia
đình hạt nhân 2 thế hệ.
-Phải có sự gia tăng mức sống
-Phải có sự chuyển đổi cách tư duy hợp lý.

25


×