Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chiến lược marketing của thương hiệu Coca Cola tại thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.91 KB, 6 trang )

chiến lược marketing của thương hiêu Coca Cola tại thị trường Việt
Nam
Trên thị trường đồ uống hiện nay có rất nhiều loại đồ uống được sản xuất bởi nhiều
công ty nước giải khát khác nhau. Tuy nhiên, phải nói rằng, nhãn hiệu Coca Cola
được xem là sản phẩm thành công nhất trên thị trường Việt Nam với độ phủ sóng
của nó trên toàn quốc. Để đạt được thành công lớn không chỉ ở thị trường Việt Nam
mà còn ở thị trường thế giới, rõ ràng Coca Cola phải có những chiến lược marketing
đặc biệt. Để tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển rộng khắp của công ty Coca cola, tôi
xin chọn giải quyết vấn đề : “ Trình bày hiểu biết của anh (chị) về chiến lược
marketing của thương hiêu Coca Cola tại thị trường Việt Nam”.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
Chiến lược marketing là hoạt động nắm bắt nhu cầu thị trường để xác lập các biện
pháp nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu đó . Qua đó mang lại lợi nhuận tối đa cho
doanh nghiệp.
2. Tình hình hoạt động
Hiện nay, tập đoàn Coca-Cola đã có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới, là một
trong những tập đoàn hàng đầu thế giới và kiếm về doanh thu hàng chục tỷ USD
mỗi năm. Coca-Cola mới đầu tư vào Việt Nam từ năm 1995 nhưng họ vẫn giữ vị trí
đứng đầu trên thị trường nước giải khát với hệ thống kinh doanh và phân phối tại
hơn 300.000 cửa hàng và đại lý tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Coca-Cola
cũng đang gặp rất nhiều khó khăn đến từ sự cạnh tranh của các sản phẩm nước giải
khát khác, đặc biệt từ sản phẩm Pepsi của tập đoàn PepsiCo vốn ra đời sau Coca-


Cola. Do đó, Coca-Cola đã có những chiến lược marketing độc đáo riêng để làm
mới lại hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng nhằm giành lại một phần thị
phần đã mất.
II. Chiến lược Marketing của thương hiệu Coca Cola
Coca cola là thương hiệu không lạ lẫm gì với khách hàng Việt Nam. Để đạt được


thành công như vậy, Coca cola đã áp dụng được nhiều chiến lược marketing một
cách hiệu quả: Chiến lược sản phẩm, Chiến lược quảng cáo, chiến lược giá cả và
chiến lược phân phối.
1. Chiến lược sản phẩm
Coca-Cola hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống không
cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị,
mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, như: Coke ít gas,
Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây,.... Công ty đã không ngừng
nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam
như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời
bổ sung nhiều hương vị phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh,
Fanta Dâu, Soda Chanh…. Đặc biệt, Coca cola tung ra thị trường sản phẩm CoCa
cola Light được coi là sản phẩm khá khác biệt. Nhờ mùi vị không đường, CocaCola Light luôn tuân thủ những yêu cầu về thức uống chức ít calorie và mùi vị đặc
biệt, đậm đà của nó là thức uống giảm khát tuyệt vời.
* Bao bì và kiểu dáng: Mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự chuyển biến linh
hoạt,sáng tạo. Coca cola không ngừng cải tiến bao bì và kiểu dáng ngày càng đẹp
và tiện dụng hơn. Bao bì chai coca gồm có: lon 330ml, chai Pet 1.5L, thùng 330ml
(24L/T), công ty cũng đưa ra chai nhựa 390ml với kiểu dáng nhỏ gọn và thanh nhã,
… nhằm đáp ứng dễ dàng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Coca cola
thường xuyên đổi mới bao bì với hình bắt mắt nhằm đem đến cho khách hàng sự


mới lạ, độc đáo trong sản phẩm của mình. Trong dịp Tết, Coca sử dụng hình tượng
"chim én" trong nhiều loại sản phẩm bao gồm các thùng 24 lon Coca - Cola, Sprite,
Fanta (lần đầu tiên công ty có bao bì Tết cho Fanta và Sprite); cặp hai chai Coca Cola PET loại 1,25 lít và bộ 6 lon Coca - Cola 330. Hình tượng này thể hiện được
đúng ý nghĩa của ngày Tết nên cũng gây được thiện cảm và sự chú ý của người tiêu
dùng.
Những nỗ lực cải tiến bao bì và kiểu dáng của Cocacola nhằm đem đến cho khách
hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, vui vẻ, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng.
Coca-cola không ngừng đưa đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm

chất lượng và dịch vụ tốt nhất có thể.
2. Chiến lược quảng cáo
Chiến lược quảng cáo được Coca cola sử dụng rất toàn diện. Phải nói rằng, chiến
lược quảng cáo rất thành công vì đã đưa được hình ảnh Coca cola được biết đến
rộng khắp toàn thế giới. Coca-Cola là một trong số ít các công ty dành một số tiền
tương đương chi phí sản xuất để đánh bóng tên thương hiệu ngay từ khi mới thành
lập. Bên cạnh đó, sự tự tin của Coca-cola chính là yếu tố tạo nên thương hiệu ngày
nay. Điều này được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ. Những
câu chủ đề như “Thức uống không cồn tuyệt vời của quốc gia” (1906), “6 triệu một
ngày” (1925), “Thứ thật” (1942), “Cái bạn muốn là một chai Coke” (1952), “Coke
là thế” (1982) và “Luôn luôn là Coca-Cola” (1993), “tuôn tràn hứng khởi” (2013),
… đều chứng tỏ tham vọng và sự tự tin của thương hiệu này.
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại những
cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm
mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên
này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào.


Đặc biệt, Coca cola luôn dành một khoản ưu tiên cho hoạt động quảng cáo sản
phẩm của mình thông qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, các
hoạt động và trò chơi. Theo Công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS
Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng
cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2010. Đó là một khoản tiền
không hề nhỏ mà Coca-cola Việt Nam đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động
quảng cáo của mình.
Các quảng cáo của Coca rất ấn tượng và thu hút được nhiều sự chú ý của mọi
người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thể hiện cảm giác mới lạ độc đáo như
với đoạn quảng cáo của Coca với Mr BRRRRRRRrrrr, quảng cáo về Happiness
Factory,… Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những poster
quảng cáo của thương hiệu Coca cola với hình ảnh rất thu hút.

Như vậy, Coca cola đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo. Điều này góp
phần đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng giúp họ dễ dàng và tiện dụng
hơn khi lựa chọn sử dụng sản phẩm.
3. Chiến lược giá cả
Trong thời buổi nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát và suy thoái, vấn đề chiến
lược giá cả luôn là một nỗi ám ảnh với các công ty. Giá là một thành phần không
kém phần quan trọng trong marketing mix. Tìm hiểu khách hàng nhận biết 80%
người Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp, cocacola chủ trương giảm
giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lí cho người tiêu dùng. Cocacola
đã đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng ở thời điểm đó. Người tiêu dùng cần một loại
nước giải khát có khả năng thỏa mãn nhu cầu và giá cả hợp lí.
Phần lớn doanh nghiệp Coca cola điều chỉnh giá cho khách hàng mua khối lượng
lớn, thanh toán trước thời hạn,… Ngoài ra, các sản phẩm của Coca Cola được định


giá khác nhau do chúng được sản xuất với sự khác biệt về nhãn hiệu, hình thức,
kích cỡ,…
Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh hàng đầu của hãng là pepsi. Pepsi là một trong
những hãng nước ngọt nổi tiếng. Hiện nay thị phần của nó trên thị trương cũng khá
cao. Trong môi trường cạnh tranh với đối thủ “ nếu 2 đối thủ cạnh tranh có thị phần
ngang nhau, đối thủ nào tăng thị có thể dành sự khác biệt cả về doanh số và chi phí
và do đó đưa đến lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ ”. Đó cũng là lý do vì sao mà giá cả
của Coca cola rất cạnh tranh.
4. Chiến lược phân phối
Không chỉ ở thị trường Việt Nam mà Coca Cola còn được biết đến rộng khắp trên
thị trường thế giới .Ở Việt Nam coca-cola là loại nước uống chiếm thị phần lớn bởi
chiến lược phân phối. Các sản phẩm coca-cola được sản xuất tại 3 nhà máy lớn của
nước ta: khu vực miền Nam là ở thành phố Hồ Chí Minh,miền Trung là Đà Nẵng và
ở miền Bắc là Hà Nội. Đó là 3 thành phố lớn của nước ta rất thuận tiện cho việc
phân phối sản phẩm cho các đại lý lớn. Năm 2001,chính phủ chính thức đồng ý cho

công ty Coca-cola sáp nhập ba nhà máy đóng chai này theo cơ cấu quản lý tập trung
ở tp.Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý. Chiến thuật của hãng là chỉ cần muốn uống
nước giải khát là phải nghĩ ngay đến nước giải khát coca-cola,nên việc phân bố các
nhà máy là rất quan trọng tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới phân
phối,thông qua các đại lý các quán cà phê,nước giải khát nhà hàng.
Để thu hút được nhiều đại lý,cửa hàng trong các thành phố lớn của nước ta thì công
ty đã có hoạt động hỗ trợ thêm cho các đại lý như tặng dù,hỗ trợ vận chuyển trang
trí của hàng trang trí giúp công ty quảng cáo thêm... Sự kết hợp điều kiện vị trí
thuận lợi như vậy đã góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng với thị yếu của
người tiêu dùng và người địa phương hơn trên khắp mọi miền tổ quốc.


ϖ Có thể thấy rằng, thương hiệu Coca cola đã áp dụng rất nhiều chiến lược
Marketing để đem sản phẩm đến gần với người tiêu dùng và giúp thương hiệu đạt
được thành công như hiện nay. Những chiến lược này nhìn chung được sử dụng
rộng khắp và hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại hạn chế nhỏ ở chiến
lược quảng cáo. Khi mà chi phí quảng cáo của Coca cola quá lớn, được cho rằng
không cần thiết phải chi ra khoản tiền lớn như vậy ( khoảng 2,9 tỷ USD) .
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, với chiến lược marketing trên, công ty Coca-Cola đã rất am hiểu về
việc quảng bá thương hiệu và cải tiến sản phẩm của mình. Cả hai yếu tố này có tác
động qua lại lẫn nhau và rất chặt chẽ. Vì thế, Coca-Cola đã, đang và sẽ khẳng định
chắc chắn chỗ đứng chắn chắn trên mọi thị trường.



×