Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tập bài giảng môn khoa học quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.28 KB, 64 trang )

CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

BẢO HIỂM XÃ HỘI
NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT
(Sách dành cho công nhân lao động)

Hà Nội, tháng 10 năm 2012


MỤC LỤC

Lời nói đầu

5

Giải thích một số từ ngữ trong sách

7

Phần I: BHXH - QUYỀN, TRÁCH NHIỆM

9

CỦA NLĐ, NGƯỜI SDLĐ VÀ CÔNG ĐOÀN
Phần II: BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

16

Phần III: BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

41



Phần IV: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

49


LỜI NÓI ĐẦU

Đáp ứng yêu cầu tuyên truyền giáo dục
pháp luật trong công nhân, viên chức, lao
động nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức
chấp hành pháp luật của người lao động,
theo đề nghị của các Công đoàn cơ sở,
Công đoàn Công Thương Việt Nam bổ
xung và tái bản cuốn sách “Bảo hiểm Xã
hội - Người lao động cần biết”. Cuốn sách
gồm 4 phần, tóm tắt những quyền và trách
nhiệm cơ bản nhất của người lao động,
người sử dụng lao động và tổ chức Công
đoàn Việt Nam được quy định trong Luật
Bảo hiểm xã hội của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng cuốn
sách nhỏ này hướng tới là người lao
động, đặc biệt là công nhân lao động trẻ,
5


mới gia nhập đội ngũ lao động trong các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế.

Chúng tôi hy vọng rằng lần tái bản này,
cuốn sách sẽ góp phần tích cực hơn nữa
vào việc nâng cao hiểu biết về pháp luật
và là cẩm nang để người lao động tự bảo
vệ mình trong quá trình tham gia lao động.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng
cuốn sách không tránh khỏi những hạn
chế nhất định. Công đoàn Công Thương
Việt Nam rất mong nhận được sự góp ý
của bạn đọc để cuốn sách được hoàn
chỉnh hơn trong lần xuất bản sau.
CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

6


GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ TRONG SÁCH
Trong sách này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo
hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình
bảo hiểm xã hội mà người lao động và người
sử dụng lao động phải tham gia.
3. Người thất nghiệp là người đang đóng

bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp
đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm.
7


4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời
gian được tính từ khi người lao động bắt đầu
đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng
đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo
hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng
bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng
bảo hiểm xã hội.
5. Mức lương tối thiểu chung là mức
lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở
từng thời kỳ.
Trong sách này, các từ sau được viết tắt
là:
- Bảo hiểm xã hội: BHXH
- Bảo hiểm thất nghiệp: BHTN
- Bảo hiểm Y tế: BHYT
- Người lao động: NLĐ
- Người sử dụng lao động: NSDLĐ
8


PHẦN 1
BHXH - QUYỀN, TRÁCH NHIỆM
CỦA NLĐ, NGƯỜI SDLĐ VÀ CÔNG ĐOÀN


I. Quyền và trách nhiệm của NLĐ khi tham
gia BHXH
NLĐ có các quy n:
1. Được cấp sổ BHXH;
2. Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc;
9


3. Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy
đủ, kịp thời;
4. Hưởng BHYT trong các trường hợp
sau đây:
- Đang hưởng lương hưu;
- Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
- Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương
hưu, trợ cấp BHXH;
6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung
cấp thông tin về việc đóng BHXH.
7. Các quyền khác theo quy định của
pháp luật.
NLĐ có các trách nhi m:
1. Đóng BHXH theo quy định của Luật
BHXH, cụ thể là:
- Hàng tháng đóng 5% tiền lương. Từ
10



năm 2010, cứ 2 năm đóng thêm 1% cho đến
khi đủ 8%;
- Từ năm 2009, đóng 1% cho quỹ BHTN
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ
BHXH;
3. Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy
định;
4. Các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
Ngoài việc thực hiện các quy định trên,
NLĐ tham gia BHTN còn có các trách nhiệm
sau đây:
- Đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH;
- Thông báo hàng tháng với tổ chức
BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời
gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học
nghề phù hợp khi tổ chức BHXH giới thiệu.
11


II. Quyền và trách nhiệm của NSDLĐ
NSDLĐ có các quy n:
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu
không đúng quy định của pháp luật về
BHXH;
2. Khiếu nại, tố cáo về BHXH;
3. Các quyền khác theo quy định của
pháp luật.
NSDLĐ có các trách nhi m:


12


1. Hàng tháng, NSDLĐ đóng BHXH cho
NLĐ theo quy định của pháp luật cụ thể là:
- 3% vào quỹ ốm đau, thai sản.
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
- 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Từ năm
2010 trở đi cứ 2 năm đóng thêm 1% cho đến
khi đạt 14%.
- Từ năm 2009 đóng 1% cho quỹ BHTN.
2. Bảo quản sổ BHXH của NLĐ trong thời
gian NLĐ làm việc;
3. Trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó
không còn làm việc;
4. Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ, đóng
và hưởng BHXH;
5. Trả trợ cấp BHXH cho NLĐ;
6. Giới thiệu NLĐ đi giám định mức suy
giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám
13


định y khoa theo quy định.
7. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền;
8. Cung cấp thông tin về việc đóng BHXH

của NLĐ khi NLĐ hoặc tổ chức công đoàn
yêu cầu;
9. Các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật.
III. Quyền và trách nhiệm của tổ chức
công đoàn
T ch c công đoàn có các quy n:
1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
NLĐ tham gia BHXH;
2. Yêu cầu NSDLĐ, tổ chức BHXH cung
cấp thông tin về BHXH của NLĐ;
3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về
14


BHXH.
T ch c công đoàn các trách nhi m:
1. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính
sách, pháp luật về BHXH đối với NLĐ;
2. Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi,
bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về
BHXH;
3. Tham giam kiểm tra, giám sát việc thi
hành pháp luật về BHXH.

15


PHẦN 2

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
I. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Đ i t ng áp d ng ch đ

m đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là NLĐ
tham gia BHXH bắt buộc làm việc theo hợp
đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở
lên.
Đi u ki n h ng ch đ

m đau

1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và
có xác nhận của cơ sở y tế.
(Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc
do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử
dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không

16


được hưởng chế độ ốm đau).
2. Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ
việc để chăm sóc con thì phải có xác nhận của
cơ sở y tế.
Th i gian h ng ch đ


m đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau
trong một năm đối với NLĐ được quy định như
sau:
17


a) Làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến
dưới 30 năm;
- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ
cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30
năm;
- 70 ngày nếu đã đóng đủ 30 năm trở lên.

18


2. NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần
chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được
hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Tối đa không quá 180 ngày trong 1 năm

(tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng
tuần);
- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều
trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức
thấp hơn.
Th i gian h ng ch đ khi con m
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm trong
một năm:
- Tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới
ba tuổi;
- Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ ba

19


tuổi đến dưới bảy tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia
bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn
hưởng chế độ mà con vẫn ốm thì người kia
được hưởng chế độ theo quy định tại mục 1
trên.
M c h ng ch đ

m đau

1. NLĐ ốm đau được hưởng 75% mức tiền
lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

20



2. Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục
điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với
mức thấp hơn được quy định như sau:
- 65% mức tiền lương nếu đã đóng BHXH
30 năm trở lên.
- 55% mức tiền lương nếu đã đóng BHXH
từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 45% mức tiền lương nếu đã đóng BHXH
dưới 15 năm
D ng s c, ph c h i s c kh e sau khi
m đau
1. NLĐ sau thời gian hưởng chế độ ốm đau
theo quy định mà sức khỏe còn yếu thì được
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 - 10
ngày trong 1 năm.
2. NLĐ mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần
21


chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì
hưởng chế độ:
- Không quá 180 ngày trong 1 năm tính cả
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
- Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều
trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức
thấp hơn.
Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương
tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương tối

thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe tại cơ sở tập trung.
II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Đ i t ng áp d ng ch đ thai s n
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là NLĐ
tham gia BHXH bắt buộc, làm việc theo hợp
22


đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở.
Đi u ki n h ng ch đ thai s n
1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

23


- NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện
pháp triệt sản.
2. NLĐ nữ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi
dưới 4 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6
tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Th i gian h ng ch đ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ
được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1

ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người
mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình
thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám
thai.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ,
nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Th i gian h ng ch đ khi s y thai, n o,
24


hút thai ho c thai ch t lu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản 10 ngày nếu thai dưới 1 tháng; 20 ngày
nếu thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng; 40 ngày
nếu thai từ 3 tháng đến dưới 6 tháng; 50 ngày
nếu thai từ 6 tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ
Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Th i gian h ng ch đ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:
- Làm việc trong điều kiện lao động bình
thường: 4 tháng;
- Làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
25



hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;
làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường
xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7
trở lên : 5 tháng;
- Lao động nữ là người tàn tật theo quy định
của pháp luật về người tàn tật: 6 tháng;
- Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian
nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ
mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày.

26


2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con
dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc
90 ngày tính từ ngày sinh con;
- Nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì
mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con
chết.
(Thời gian hưởng chế độ khi sinh con có thể
được thay đổi khi Quốc hội thông qua Luật Lao
động sửa đổi trong năm 2012).
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia
BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH
mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế
độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


27


×