Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ, THỦ TỤC, HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.54 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
CHẾ ĐỘ, THỦ TỤC, HỒ SƠ
GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP
TS. Đặng Hồng Nam
Viện Giám định Y khoa, Bộ Y tế


PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU TÓM TẮT LUẬT BHXH LIÊN QUAN ĐẾN GĐYK





Luật BHXH được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ IX ngày 29/6/2006 thông qua.
Nội dung của Luật bao gồm 11 chương và 141 điều.
Các chương và điều có liên quan đến công tác Giám
định Y khoa gồm:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
 1. Luật BHXH quy định về chế độ, chính sách BHXH,
quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; tổ chức
BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản
lý NN về BHXH.
 2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế,
bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính
kinh doanh.



Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là
công dân Việt Nam gồm:
 a) Người làm việc theo HĐLĐ không XĐ thời hạn,
HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên;
 b) Cán bộ công chức, viên chức;
 c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
 d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, QĐND; sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, CAND;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối
với QĐND, CAND;
 đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ QĐND và hạ sĩ quan chiến
sĩ CAND phục vụ có thời hạn;
 e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà
trước đó đã đóng BHXH bắt buộc;


Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao
gồm cơ quan NN, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị XH; tổ chức chính
trị XH nghề nghiệp, tổ chức XH nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp, hợp tác xã hội,
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân
có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây.
a) Ốm đau.

b) b) Thai sản.
c)
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
d) d) Hưu trí.
e) đ) Tử tuất.


Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây :












a) Đóng BHXH theo q.định và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền
công của NLĐ theo q.định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH;
b) Bảo quản sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc;
c) Trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc;
d) Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH;
đ) Trả trợ cấp BHXH cho NLĐ;
e) Giới thiệu NLĐ đi giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hội đồng Giám định Y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật BHXH;

g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu cỦA cq NN;
h) Cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ;
i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hàng
tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và
trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại
khoản 1 Điều 102 của Luật BHXH để đóng cùng một lúc vào quỹ
bảo hiểm thất nghiệp.


Điều 40. Điều kiện hưởng chế độ
bệnh nghề nghiệp






Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề
nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp
do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc
nghề có yếu tố độc hại.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 05% trở
lên, do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.



Điều 41. Giám định mức suy giảm khả năng
lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động, BNN được giám định
hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn
định.
2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm
KNLĐ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vừa bị tai nạn lao động, vừa bị bệnh nghề nghiệp;
b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;
c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.


Điều 64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất
hằng tháng










1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật
này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì
thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên
nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên.


Điều 64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất
hằng tháng
2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được
hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu
còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả
năng lao động từ 81% trở lên;

b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu
mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu
mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ
chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng
nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm
tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ
chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng
nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối

với nữ và bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên.

Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không
có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức
lương tối thiểu chung


Điều 115. Hồ sơ hưởng chế độ BNN














1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên
bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có
bản trích sao.
3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp
không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám BNN.
4. Biên bản Giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng Giám
định Y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN.
Điều 118. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, BNN, trợ
cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị tai nạn lao
động, BNN.
1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH theo quy
định tại các điều 114; 115 và 116 của Luật này.
2. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường
hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.


PHẦN HAI
HƯỚNG DẪN KHÁM GIÁM ĐỊNH
1. Một số thuật ngữ dùng trong giám định y khoa
1.1. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm KNLĐ
cho người lao động bị TNLĐ lần đầu, bị mắc BNN lần đầu chưa
khám giám định lần nào; khám hưởng lương hưu khi suy giảm
KNLĐ cho người đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian
đóng BHXH số 71/2006/QH11và thân nhân của người tham gia
BHXH bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng số 71/2006/QH11.
1.2. Khám giám định lại (tái phát) là giám định mức suy giảm
KNLĐ từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh tật
do TNLĐ hoặc mắc BNN đã được giám định, sau đó tái phát đã
được điều trị ổn định.
1.3. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy
giảm KNLĐ khi người lao động thuộc một trong các trường hợp:
vừa bị TNLĐ vừa bị BNN; bị TNLĐ nhiều lần; bị nhiều BNN.
1.4. Khám giám định khiếu nại (phúc quyết) là giám định lại
mức suy giảm KNLĐ cho các đối tượng đã khám giám định y khoa

khi có khiếu nại của n thân người được giám định,lao động hoặc
có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết
định của Hội đồng GĐYK theo qui định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo.


2. Hồ sơ khám giám định BNN theo qui định hiện hành
(Thông tư số 18/2000/TT-BYT ngày 17/10/2000 của Bộ
Y tế)

2.1. Hồ sơ giám định lần đầu:

- Đơn xin giám định khả năng lao động (theo
mẫu số 01)theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban
hành kèm theo Thông tư này;

- Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

- Kết quả đo đạc môi trường lao động (hoặc
Sao y bản chính) do Trung tâm YTDP tỉnh, thành
phố trực thuộc TW xác định nơi NLĐ làm việc trong
vòng 12 tháng gần nhất. Nếu kết quả chưa đủ căn
cứ thì kèm theo kết quả đo đạc môi trường lao
động trước đó;

- Hồ sơ người bị BNN theo Thông tư liên tịch Y
tế - Lao động, Thương binh và Xã hội số
08/1998/TT-LT ngày 20/4/1998 và các giấy tờ có
liên quan đến bệnh nghề nghiệp (bản sao).



2. Hồ sơ khám giám định BNN theo qui định
hiện hành
2.2. Hồ sơ giám định BNN từ lần thứ hai trở đi:

- Đơn xin giám định lại khả năng lao động (theo mẫu số
01)theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Thông tư này;

- Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh;

- Kết quả đo đạc môi trường lao động, nếu người lao
động đã nghỉ việc thì sử dụng kết quả đo đạc môi trường
lao động khi người lao động còn đang làm việc;

- Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo Thông tư liên
tịch Y tế - Lao động, Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT ngày 20/4/1998 và các giấy tờ có liên quan đến bệnh
nghề nghiệp (bản sao);

- Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước
(bản gốc).


3. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp
(dự thảo sửa đổi theo qui định tại Luật BHXH và Nghị định
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của CP)
3.1. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao độngtheo mẫu quy
định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ người bị BNN theo quy định hiện hành.

3.2. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát:

- Đơn đề nghị giám định;
- Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh;
- Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo qui định;
- Các giấy tờ điều trị BNN tái phát: Giấy ra viện theo đúng
qui định của BYT (bản gốc hoặc bản sao công chứng).
Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú
thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do BNN tái
phát (bản gốc hoặc bản sao công chứng). Khi đi giám định,
người lao động phải xuất trình Giấy ra viện hoặc giấy tờ
khám, điều trị ngoại trú do BNN tái phát (bản gốc hoặc bản
sao công chứng);) để Hội đồng GĐYK đối chiếu;
- Biên bản GĐYK các lần giám định trước (bản gốc).


3. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp
3.3. Hồ sơ giám định tổng hợp







- Đơn đề nghị giám định;
- Giấy giới thiệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh;
- Biên bản GĐYK các lần giám định trước (bản gốc);

- Những trường hợp khám giám định tổng hợp do tai
nạn lao động lần đầu, hồ sơ như qui định tại điểm a Khoản
1 Mục II của Thông tư này.
- Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp đối với các trường
hợp khám giám định tổng hợp do bệnh nghề nghiệp. Những
trường hợp khám giám định tổng hợp do bệnh nghề nghiệp
lần đầu, hồ sơ như qui định tại Mục 2.1 nói trên.


3. Hồ sơ khám giám định bệnh nghề nghiệp
3.4. Hồ sơ giám định khiếu nại

- Đơn khiếu nại về kết quả giám định của đương sự; hoặc
đơn khiếu tố nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan; hoặc công
văn của người sử dụng LĐ hoặc các tổ chức khác;
- GGT hoặc công văn của Hội đồng bị khiếu nại,
- Hồ sơ giám định do Người sử dụng lao động hoặc cơ quan
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đã gửi đến Hội đồng GĐYK;
- Hồ sơ giám định của HĐGĐYK bị khiếu nại (bản sao);
- Biên bản Giám định Y khoa của Hội đồng GĐYK bị khiếu
nại (bản chính).



Viện Giám định Y khoa đang chờ Thông tư hướng dẫn của
Bộ Y tế để chỉ đạo và hướng dẫn Hội đồng Giám định Y
khoa tỉnh, thành phố, Bộ, Ngành trực thuộc trung ương
thực hiện việc khám giám định y khoa theo qui định của
Luật BHXH và Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày
22/12/2006 của Chính phủ./.




×