Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Quá trình đàm phán, kí kết và thực thi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.21 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ

BÀI TIỂU LUẬN KHOA HỌC
CHUYÊN ĐỀ: LỊCH SỬ QUAN HỆ VIỆT – MỸ

ĐỀ TÀI:

QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT
VÀ THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ

TP.HCM THÁNG 02 NĂM 2016
1


MỤC LỤC

A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài

2


Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một mối quan hệ phức tạp trong lịch sử, trải
qua nhiều giai đoạn với nhiều biến cố đã tác động làm cho mối quan hệ này vận động
theo những chiều hướng khác nhau. Đáng chú ý, từ sau khi cuộc chiến tranh ở Việt
Nam chấm dứt, đặc biệt là sau khi “chiến tranh lạnh” kết thúc, quan hệ giữa Việt Nam
– Hoa Kỳ đã có sự chuyển biến tích cực, quá trình bình thường hóa đã được lãnh đạo
của cả hai quốc gia quan tâm và có những dấu hiệu đáng ghi nhận. Việt Nam và Hoa


Kỳ đã xóa bỏ ranh giới của sự thù địch, chuyển dần sang quan hệ giữa những người
bạn, giữa các đối tác với nhau trên trường quốc tế.
Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố xóa bỏ chính sách cấm
vận chống Việt Nam, đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong tiến trình
bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sau những nỗ lực của cả hai bên, ngày
11/07/1995, Tổng thống B.Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ
của hai nước, kể từ đây, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể hợp tác một cách triệt để nhất
trên nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, giải
quyết các vấn đề về binh lính Mỹ mất tích, các vấn đề về tôn giáo, nhân quyền,…
Trong tất cả các lĩnh vực hai bên thiết lập đã thiết lập quan hệ, kinh tế nổi lên
như một lĩnh vực đóng vai trò trung tâm, chi phối các lĩnh vực còn lại. Sau khi lệnh
cấm vận được Mỹ gỡ bỏ, hơn thế là sau khi hai nước chính thức bình thường hóa,
quan hệ kinh tế của hai bên đã không ngừng phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển
đó đã không như mong đợi vì giữa Mỹ và Việt Nam còn nhiều rào cản về chính sách
kinh tế, thương mại. Chính vì thế, việc đi đến ký kết một hiệp định thương mại sẽ tạo
ra một khung pháp lý cần thiết và rõ ràng, tạo cơ sở nền tảng để xúc tiến quan hệ kinh
tế - thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào chiều sâu và đảm bảo lợi ích của hai bên.
Ngay từ sau khi hai bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao, các phái đoàn của
Việt Nam và Hoa Kỳ đã bắt tay ngay vào quá trình trao đổi, đàm phán để sớm đưa ra
một hiệp định chung về thương mại. Đến ngày 13/07/2000, “Hiệp định giữa Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thương mại 1” được ký kết,
và đến 10/12/2001 hiệp định này chính thức có hiệu lực. Quá trình đàm phán, ký kết
và thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự
1 Gọi tắt là Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA – Bilateral Trade Agreement)

3


tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiệp định thương mại chính là một điểm sáng trong

toàn bộ quá trình hợp tác giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy
chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi hiệp
định thương mại Việt – Mỹ” để tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và làm rõ. Trong quá
trình thực hiện đề tài này, do những hạn chế về mặt nhận thức, thời gian và tài liệu,
chắc hẳn chúng tôi sẽ còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi kính mong thầy sẽ thông cảm và
giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn nữa bài tiểu luận của mình. Chúng tôi xin chân
thành cám ơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi hiệp định thương mại Việt –
Mỹ ”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là những nỗ lực đàm phán
của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc đi kết kí kết một hiệp định thương
mại. Đồng thời quá trình thực thi những điều khoản trong hiệp định của cả hai bên
cũng là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, để làm rõ hơn vấn đề này,
chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những nhân tố tác động đến quá trình đàm phán, ký kết
và thực thực hiệp định thương mại này và phân tích những tác động của nó đối với
quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu những cuộc đàm phán đầu tiên
của hai bên bắt đầu từ năm 1996 để từ đó đi đến ký kết hiệp định vào năm 2000. Thêm
vào đó, quá trình thực thi hiệp định bắt đầu từ năm 2001 trở về sau cũng được chúng
tôi cố gắng đề cập một cách cụ thể nhất.

-

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Khái quát lại bối cảnh lịch sử tác động đến việc kí kết Hiệp định Thương mại giữa

-

Việt Nam và Mỹ.

Làm rõ quá trình đàm phán, kí kết và thực thi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Phân tích tác động của việc kí kết Hiệp định đối với quan hệ thương mại và đầu tư hai
nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Tìm hiểu về tình hình thế giới và khu vực cũng như những nhân tố khác tác động đến

-

việc kí kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Tìm hiểu quá trình đàm phán, kí kết và thực thi Hiệp định của cả hai phía Việt Nam và
Mỹ.
4


4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử,
phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp chuyên ngành
khác của khoa học lịch sử như: phương pháp phân tích, tổng hợp, sưu tầm tư liệu,
phương pháp phán đoán khoa học…
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã
được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, ở đây chúng tôi đã tìm được một số công trình,
bài viết có liên quan đến vấn đề này:
Cuốn sách Về việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ do
Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc Giao chủ biên đã tập hợp những bài viết của nhiều
tác giả khác nhau xoay quanh ba vấn đề chính: tổng quan về hiệp định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ; những lĩnh vực cụ thể của Hiệp định thương mại Việt Nam –

Hoa Kỳ và việc thực thi hiệp định; thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
và quá trình cải cách hành chính – tư pháp của Việt Nam.
Bản báo cáo Đánh giá tác động 5 năm triển khai Hiệp định thương mại song
phương Việt Nam – Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt
Nam do Dự án STAR của USAID phối hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương (CIEM) và Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạc và Đầu tư
biên soạn đã đánh giá một cách chi tiết những tác động của Hiệp định thương mại Việt
– Mỹ đối với thương mại, đầu tư cũng như cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong khoảng
thời gian 5 năm từ sau khi hiệp định có hiệu lực.
Luận văn thạc sĩ Tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và việc Việt
Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đối với quan hệ thương mại Việt – Mỹ của
Nguyễn Xuân Tĩnh năm 2011 cũng đã đề cập đến những nhân tố tác động đến chính
sách thương mại của Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh đương thời, từ đó hai nước đã đi
vào quá trình đàm phán và kí kết hiệp định thương mại song phương. Và tác giả luận
văn cũng phân tích những tác động tích cực của hiệp định thương mại đối với quan hệ
xuất nhập khẩu của hai nước trong một khoảng thời gian dài sau khi hiệp định được
thực hiện.

5


Nguyễn Đình Lương (chủ biên) (2010), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa
Kỳ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Nxb. Công
thương, Hà Nội đã tập hợp những bài viết của các tác giả trước đây là những người đã
tham gia vào quá trình đàm phán với phía Mỹ. Các tác giả này đã giới thiệu một số
thông tin liên quan đến quá trình đàm phán, những nội dung cơ bản của hiệp định và
phân tích những cơ hội của Việt Nam sau khi hiệp định này có hiệu lực để hội nhập
vào nền kinh tế thế giới.
Kỷ yếu hội thảo Nhìn lại năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ2 do nhà xuất bản Thế giới xuất bản cũng tập hợp nhiều bài phát biểu,

báo cáo của nhiều cấp lãnh đạo trong các bộ về những vấn đề liên quan đến việc thực
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 1 năm. Những bài
phát biểu, báo cáo này cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp chúng ta nắm
bắt được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi hiệp định này được thực thi.
Công trình Tiến độ đạt được sau một năm: Kỷ niệm một năm ngày ký Hiệp định
Thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam do Trung tâm thông tin tư liệu xuất bản
bao gồm một số bài phỏng vẫn của phóng viên báo Thanh niên đối với một số quan
chức Việt Nam cũng như Hoa Kỳ về những thành quả mà hai bên đã đạt được sau một
năm qua đi.
Phan Hữu Thư (2002), Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại – Thời cơ và thách thức, Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội bao gồm 4 phần với 4 nội dung khác nhau. Ở phần 1, tác giả
trình bày các nội dung cơ bản của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ; phần 2 tác giả đề
cập đến sự cần thiết, tác động của hiệp định thương mại nhìn từ phía Mỹ; phần 3 tác
giả đưa ra một số nhận xét ban đầu về Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và cuối cùng ở
phần 4 tác giả nêu ra những vấn đề cụ thể liên quan đến hiệp định này.
Cuốn sách Hoàn thiện pháp luật đầu tư nhằm thực nguyên tắc đối xử quốc gia
theo hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ của Nguyễn Khánh Ly đã đưa ra
phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư của nước ta nhằm thực thi
nguyên tắc đối xử quốc gia theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.

2 Hội thảo này do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức vào ngày 21/03/2003 tại Hà Nội.

6


Ngoài ra chúng tôi cũng tìm được rất nhiều những công trình, tác phẩm khác có
đề cập đến đề tài của chúng tôi. Chẳng hạn như:
Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư,
Nxb. Khoa học xã hôi, Hà Nội; Nguyễn Thiết Sơn (chủ biên) (2011), Quan hệ kinh tế

Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn đề chính sách và xu hướng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;
Trần Nam Tiến (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: thực trạng và triển vọng, Nxb.
Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Mại (chủ biên) (2008), Quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ hướng về phía trước, Nxb. Tri thức, Hà Nội; Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2014),
Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hoa Kỳ, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội; Nguyễn Anh Cường (2015), Quá trình bình thường hóa và phát triển
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1976 – 2006, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Văn
Quang (2005), Quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 – 2000), Nxb.
Đại học Quốc gia TpHCM; Cục xúc tiến thương mại – Công ty truyền thông – TM –
DV Nhịp Cầu Việt (2010), 15 năm quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ, Nxb. Tổng hợp, TpHCM; Đỗ Đức Định (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam –
Hoa Kỳ, Nxb. Thế giới, Hà Nội…
Chúng tôi cũng tìm được một số bài viết được in trong các tạp chí: Châu Mỹ
ngày nay, Nghiên cứu kinh tế, Cộng sản, Khoa học xã hội, Kinh tế và dự báo, Nghiên
cứu Quốc tế, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới,…giúp chúng tôi có thêm
thông tin cho bài tiểu luận của mình.
.

Nội dung của đề tài
Chương 1: Những nhân tố tác động đến việc ký kết Hiệp định Thương mại Việt

– Mỹ
Chương 2: Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ
Chương 3: Tác động của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đối với quan hệ
thương mại và đầu tư giữa hai nước
Đánh giá và kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


7


DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Association of Southeast Asia Nation
BTA: Hiệp định Thương mại song phương – Bilateral Trade Agreement
OPIC: Công ty đầu tư tư nhân ở hải ngoại - Overseas Private Investment Corporation
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới – World Trade Organization
MFN: Quy chế Tối huệ quốc – Most favoured nation
NTR: Quy chế thương mại bình thường – Normal Trade Relations Status
NT: Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia – National Treatment
APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic
Cooperation
AFTA: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – ASEAN Free Trade Area
PNTR: Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn – Permanent Normal
Trade Relations
GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch – General Agreement on Tariffs
and Trade
NAFTA: Hiệp định mậu dịchTự do Bắc Mỹ – North America Free Trade Agreement
TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
- Agreement on Trade – Related Aspects of IPR
TRIMS: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại – The
Agreement on Trade-Related Investment Measures
FDI: Đầu tư trưc tiếp nước ngoai – Foreign Direct Investment

8


.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KÝ KẾT HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ

1.1.

Bối cảnh quốc tế và khu vực (từ nửa sau thập niên 90 của thế kỉ XX)
Nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ XX có nhiều sự kiện quan trọng xảy ra, đã tác

động mạnh mẽ đến quan hệ giữa các nước thế giới. Sự sụp đổ các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu và Liên xô, chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực Yalta
tan rã đã thúc đẩy tình hình thế giới bắt đầu vận động theo một nhịp điệu mới, cũng
chứa đựng nhiều điều phức tạp không kém so với khoảng thời gian trước đó. Tuy
nhiên, bắt đầu từ nửa sau thập niên 90 của thế kỷ XX, trên bình diện quốc tế, hầu như
không diễn ra những sự kiện có sức chấn động lớn như bước chuyển từ cuối thập niên
80 sang thập niên 903. Thế nhưng, “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và
phát triển, có mặt thậm chí sâu sắc hơn, nhưng nội dung và hình thức lại có nhiều nét
mới. Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt, trước hết là nguy cơ của chiến tranh hạt
nhân bị đẩy lùi và giảm thiểu, nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang,
xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật
đổ, khủng bố…vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới” 4. Dù vậy, xu
thế vận động chung của thế giới là xu thế hòa bình hợp tác, cùng phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với trình
độ ngày càng cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội 5. Trong
tương lại, khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt, kinh tế tri thức sẽ có vai trò
ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất toàn thế giới. Với tình
hình đó, “các nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển. Nhưng do ưu thế về
vốn, công nghệ, thị trường, v.v.. thuộc về các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các
công ty đa quốc gia, cho nên các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước

3 Lê Văn Quang (2005), Quan hệ Việt – Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1990 – 2000), Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 101.
4 Trần Nam Tiến (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thực trạng và triển vọng, Nxb. Thông tin và truyền thông,
Tr. 47.
5 Nguyễn Anh Cường (2015), Quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1976 –
2006, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 77.

9


những thách thức to lớn. Chênh lệch giàu nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng.
Cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ diễn ra gay gắt” 6.
Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều ước tham gia. Toàn cầu hóa về kinh tế “với những đặc điểm nổi bật là sự lưu
chuyển tự do ngày càng tăng các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động;
sự hình thành các mạng lưới sản xuất quốc tế với vai trò chi phối của các công ty
xuyên quốc gia; sự cạnh tranh giữa các quốc gia và khu vực trong việc giành các ưu
thế của toàn cầu hóa và chiếm lĩnh các vị trí mới trong nền kinh tế thế giới; sự hình
thành các định chế quốc tế ở nhiều cấp độ…” 7. Với những đặc điểm vừa nêu, toàn cầu
hóa đã, đang và sẽ đóng một vai trò tích cực giúp các quốc gia và khu vực hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế thế, giới, càng có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn lực phát
triển. Đi liền với toàn cầu hóa về kinh tế, nhất là sau khi Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) được thành lập năm 1995, sự bùng nổ của các hiệp định thương mại song
phương đã đẩy mạnh các nền kinh tế tiến gần đến nhau hơn nữa, bắt tay hợp tác trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Trong dòng chảy chung của nhân loại, các quốc gia
và khu vực ra sức tìm kiếm những cơ hội để phát triển kinh tế quốc gia. Sự phát triển
của các hiệp định thương mại song phương là một quá trình hoàn toàn khác quan, phù
hợp với sự vận động của thế giới.
Không chỉ dừng lại ở sự phát triển không ngừng của các quan hệ kinh tế, cộng
đồng thế giới còn đứng trước nhiều vấn đề mang tình toàn cầu như: bảo vệ môi

trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm
quốc tế…8. Việc giải quyết các vấn đề này đỏi hỏi phải có sự hợp tác đa phương, bởi
lẽ, không một quốc gia nào có thể tự đứng lên để giải quyết một cách riêng rẽ được.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển nǎng động và tiếp tục phát
triển với tốc độ cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây
mất ổn định như: Bán đảo Triều Tiên và hoạt động của các phần tử khủng bố cực
6 “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nguồn: dangcongsan.vn.
7 Nguyễn Thiết Sơn (2011), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ vấn đề, chính sách và xu hướng, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, Tr. 90.
8 “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nguồn: dangcongsan.vn.

10


đoan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông,…Về mặt kinh tế, sự không ổn
định trong phát triển của các nền kinh tế Hoa Kỳ, Nhật Bản, hoặc sự biến động về giá
dầu mỏ ở khu vực Trung Đông…đề có thể tác động tới tình hình chung và có thể gây
nên sự mất ổn định về kinh tế của khu vực9.
Với những đặc điểm chung như thế, bước vào nửa cuối thập niên 90, theo nhận
định của Đảng ta, trong quan hệ quốc tế nổi lên năm xu thế chủ yếu sau đây10:
Trước hết, hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi
hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát
triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tǎng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia.
Thứ hai, các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác
và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Hợp tác ngày càng tǎng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.
Thứ ba, các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh

chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền vǎn
hoá dân tộc.
Thứ tư, các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực
lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc
dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ năm, các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa dấu
tranh trong cùng tồn tại hoà bình.
Có thể thấy, “xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã và đang trở thành trào
lưu chính trong sự vận động và phát triển của thế giới. Dưới tác động của toàn cầu
hóa, với tư cách là xu thế phổ biến, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành khuôn khổ
phát triển cho mọi quốc gia, bất luận đó là quốc gia lớn, nhỏ, ở trình độ phát triển và
thuộc về chế độ chính trị xã hội như thế nào. Không gian phát triển rộng mở, tự do

9 Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 49.
10 “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nguồn: dangcongsan.vn.

11


hóa là trụ lực chính, các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc và trọng tâm là tập
trung vào phát triển kinh tế”11.
Các đặc điểm và xu thế nêu trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong
quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước. Tác động sâu sắc đến đến
các mặt đời sống xã hội nước ta, đưa đến những thuận lợi cũng như những khó khăn
nhất định. Tình hình đó cũng không thể không tác động đến quan hệ giữa nước ta với
Mỹ, nhất là mối quan hệ về kinh tế. Từ đó thúc đẩy hai nước đi đến ký kết hiệp định
thương mại song phương để tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tệ giữa hai nước. Đó
chính là một bước tiến nổi bật kể từ sau khi hai nước bình thường hòa quan hệ từ năm
1995.

1.2.

Chíến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam và chính sách thương mại của Mỹ (từ
sau thập niên 90 của thế kỷ XX)
1.2.1. Chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam (đối với Mỹ)
Kể từ sau khi đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã từng bước
thoát ra khỏi khủng hoảng và bắt đầu phát triển về nhiều mặt. Sau khi chủ nghĩa xã
hội ở các nước Đông Âu và Liên xô sụp đổ, nước ta cũng không thể tránh khỏi sự
khủng hoảng, nhất là về mặt tư tưởng, đường lối. Nhưng trong bối cảnh thế giới có
nhiều biến động, đường lối đối ngoại của Đảng ta cũng đã phản ứng một cách linh
hoạt, nhằm chèo lái đất nước qua sự khủng hoảng đó. Và “đến năm 1995, trong tình
hình thế giới diễn biến phức tạp. Trong nước những khó khăn, thử thách tiếp tục là trở
ngại để Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước từng bước thoát khỏi
khủng hoảng, vượt lên trên những khó khăn trở ngại đó, Việt Nam tiếp tục dành được
những kết quả to lớn về cả đối nội lẫn đối ngoại” 12. Trong giai đoạn từ năm 1995, tiếp
tục đường lối đối ngoại rộng mở, Đảng ta xác định: Tiếp tục thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đã phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại
với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa
phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc
11 Nguyễn Xuân Thắng (2007), “Bình thường hóa và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong
quá trình đổi mới đất nước”, Những vẫn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11, Tr. 33.
12 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tác động của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và việc Việt Nam gia nhập tổ
chức Thương mại thế giới đối với quan hệ thương mại Việt – Mỹ, Luận văn thạc sĩ, ĐHKHXH và NV –
ĐHQGTPHCM, Tr. 41.

12


lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của

nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và tranh chấp bằng thương
lượng13. Và trong bối cảnh, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các nước
đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối
với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, vì vậy trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 – 2000, Đại hội VIII cũng nêu rõ nhiệm vụ và giải
pháp trong chương trình phát triển kinh tế đối ngoại là: “Mở rộng thị trường xuất
khẩu, đối mới cơ cấu và nâng cao chất lượng xuất khẩu. Tăng tỉ trọng sản phẩm chế
biến sâu và tinh, giảm mạnh việc xuất khẩu hàng thô. Củng cố vị trí ở các thị trường
quen thuộc, khôi phục quan hệ với các thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn
hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một thị trường…” 14. Đường lối kinh tế đối
ngoại này cũng tiếp tục được khẳng định trong các Hội nghị Trung ương (khóa VIII)
của Đảng.
Đối với Mỹ, kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, chúng ta đã xác định: Mỹ,
với một nền kinh tế phát triển vượt trội, sẽ là nhân tố quan trọng để Việt Nam thực
hiện thành công chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu của mình. Những kết quả đạt
được trong quan hệ kinh tế với Mỹ sẽ trở thành động lực để chúng ta tiếp tục mở rộng
chính sách kinh tế đối ngoại mới với Mỹ trong các thời kỳ tiếp theo. Chính sách về
kinh tế của nước ta với Mỹ nằm trong tổng thể chiến lược kinh tế đối ngoại của Đảng,
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII nêu rõ, cho đến năm 2000, chúng ta phải
tiến hành khẩn trương vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ… 15.
Điều đó nói lên rằng quan hệ kinh tế với Mỹ được xác định là một trong những quan
hệ trọng tâm của Việt Nam trong giai đoạn này. Định hướng kinh tế đối ngoại đúng
đắn của Việt Nam đối với Mỹ xuất phát từ nhiều yếu tố. Trước hết, đó là những ảnh
hưởng của nhân tố Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là thị trường rộng lớn
nhất thế giới của Mỹ hằng năm nhập khẩu 1.200 tỷ USD, các doanh nghiệp Việt Nam
13 “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nguồn: dangcongsan.vn.
14 “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nguồn: dangcongsan.vn.
15 Nguyễn Anh Cường (2014), “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ (1975 –

2013)”, Châu Mỹ ngày nay, số 1, Tr. 45.

13


quan tâm đến thị trường lớn này để tiêu thụ hàng hóa, tạo việc làm có thu nhập. Đó
còn là vì Hoa Kỳ là nước có trình độ khoa học và công nghệ cao nhất thế giới, có ý
nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực16.
Với chủ tương tiếp tục thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới
tương lại”, cùng hợp tác và có lợi đối với Mỹ, chúng ta đã có những chính sách phù
hợp với tình hình trong nước và thế giới, hợp tác một cách hiệu quả nhất đối với Mỹ,
một cường quốc hàng đầu của thế giới. Và chính sách của ta đối với Mỹ, nhất là về
kinh tế, đã phát huy được những mặt tích cực của nó. Góp phần đưa quan hệ kinh tế
hai nước nâng lên một tầm cao mới với sự ký kết hiệp định thương mại song phương
1.2.2. Chính sách thương mại của Mỹ (đối với Việt Nam)
Nước Mỹ không chỉ là một quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, mà còn là
nước đứng đầu thế giới về giá trị trao đổi thương mại toàn cầu. Với vị trị là nền kinh
tế lớn nhất thế giới, chính sách đối ngoại Mỹ phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ
trong các hệ thống tài chính – thương mại toàn cầu, duy trì nền thịnh vượng. Mỹ cần
thường xuyên và có nhu cầu lớn đối với các yếu tố đầu vào như tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nhân công. Sự giàu có của nước Mỹ một phần quan trọng là
nhờ vào phần còn lại của thế giới17. Chính vì thế, Mỹ phải thi hành một chính sách
thương mại phù hợp với lợi ích và vị thế của mình. Đặc biệt, dưới thời tổng thống
B.Clinton, Mỹ đã có sự điều chỉnh đáng kể chính sách thương mại của mình, “theo tư
duy kinh tế, chính quyền Clinton đặc biệt coi trọng các hiệp định tự do thương mại,
khu vực và toàn cầu”18. Chính sách thương mại này nằm trong tổng thể chiến lược an
ninh quốc gia “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clinton, “đây là một chiến
lược toàn cầu của Mỹ, khá toàn diện và đầy tham vọng nhằm bảo đảm không không
chỉ cho sự phát triển mạnh mẽ của bản thân nước Mỹ (đối nội) mà còn cho vai trò


16Nguyễn Văn Lan (2004), “Một số thuận lợi, khó khăn và vấn đề đặt tra sau chín năm bình thường hóa quan
hệ Việt – Mỹ, Châu Mỹ ngày nay, số 8, Tr. 21.
17 Lê Đình Tĩnh (2001), “Chính sách đối ngoại Mỹ kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc: hướng tiếp cận và một
số vấn đề lý thuyết”, Nghiên cứu quốc tế, số 4 (87), tr. 72.
18 Lê Đình Tĩnh (2001), Tlđd, Tr. 72.

14


lãnh đạo, chi phối thế giới của Mỹ (đối ngoại) với tư cách là siêu cường duy nhất của
thời kỳ hậu chiến tranh lạnh”19.
Đối với Việt Nam, từ sau khi bình thường hóa, xét từ quan điểm của Mỹ, quan
hệ hai nước cũng không nằm ngoài khuôn khổ của chiến lược trên. Chính sách thương
mại của Tổng thống B.Clinton đối với Việt Nam cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Đối
với Hoa Kỳ, “Việt Nam là một nước nhỏ bé song có một vị trí quan trọng ở khu vực
[châu Á – Thái Bình Dương]”20, bên cạnh đó sau nhiều năm đổi mới Việt Nam cũng
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội,…
dần khẳng định và có tiếng nói ngày càng quan trọng trong khu vực 21. Những lý do đó
làm cho chính quyền B.Clinton không thể không chú ý tới Việt Nam. Người Mỹ đã
nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường lao động, nguyên liệu dồi dào, giá rẻ, việc thiết
lập quan hệ kinh tế với Việt Nam sẽ giúp nước Mỹ thu được nhiều lợi ích, đồng thời
mở rộng ảnh thưởng của mình trong khu vực. Và trong giai đoạn này, Mỹ tiếp tục đi
đến bình thường hóa quan hệ một cách đầy đủ với Việt Nam, nhằm xóa bỏ những bất
đồng trong nội bộ nước Mỹ xung quanh “vấn đề Việt Nam”; tạo điều kiện cho giới tư
bản Mỹ thâm nhập, kinh doanh ở thị trường Việt Nam và cạnh tranh có hiệu quả với
các đối thủ khác của Mỹ trên thị trường này 22. Từ đó, việc đi kết ký kết hiệp định
thương mại đã được Mỹ quan tâm và đẩy mạnh thực hiện. “Mỹ bình thường hóa quan
hệ kinh tế với Việt Nam là một khâu trong chiến lược kinh tế đối ngoại hướng tới
Châu Á – Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ đang có nhiều bất lợi so với các đối thủ trong

khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…Hơn nữa Mỹ muốn thông quan việc
chuyển hướng này để mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác, ngoài thị trường
Châu Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…”23.
1.3.

Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ (nửa sau thập niên 90 đến trước khi kí hiệp định
thương mại)
19 Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 113.
20 Nguyễn Thị Kim Chi (2009), “Chính sách thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ năm 2001 đến nay”,
Châu Mỹ ngày nay, số 7, Tr. 11 – 12.
21 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 40.
22 Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 54.
23 Nguyễn Văn Lan (2004), “Một số thuận lợi, khó khăn và vấn đề đặt tra sau chín năm bình thường hóa quan
hệ Việt – Mỹ, Châu Mỹ ngày nay, số 8, Tr. 21.

15


Sau khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, bằng những nỗ lực ngoại giao
tích cực, Việt Nam và Mỹ đã bắt đầu có những thỏa thuận chung, từ đó đi đến bình
thường hóa quan hệ hai nước. Đặc biệt, trong quan hệ về kinh tế, ngày 3 tháng 2 năm
1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố bãi bỏ chính sách cấm vận đối với thương
mại và đầu tư của Mỹ ở Việt Nam. “Đây là một trong những khâu quan trọng nhất
trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Ngày 10-2-1994, Bộ Thương mại
Mỹ (Vụ quản lý xuất khẩu) đã điều chỉnh lại phần 385 của Bộ luật Liên bang về
Thương mại, chuyển Việt Nam từ nhóm Z lên nhóm Y trong hệ thống quan hệ thương
mại của Mỹ với nước ngoài, ít bị hạn chế hơn về quan hệ thương mại” 24. Không
những thế, phía Mỹ đã có những hoạt động trong quan hệ kinh tế, cũng trong năm
1994, được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức Mỹ, Việt Nam đã tổ chức triển lãm
VIETEXEPORT – 94 tại San Francisco (Mỹ). Việt Nam đã đưa 70 doanh nghiệp sang

Mỹ giới thiệu về các sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, da giầy,
thủy, hải sản,…Triển lãm đã thu được nhiều kết quả khả quan về kinh tế, giới kinh
doanh và người dân Mỹ có điều kiện hiểu hơn về Việt Nam, các doanh nghiệp Việt
Nam có điều kiện để làm quen với thị trường và giới kinh doanh Mỹ 25.
Sau khi dỡ bỏ cấp vận, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ đã có những dấu hiệu tích
cực, tờ Tạp chí kinh doanh của Việt Nam (VBJ, số tháng 1 – 2/1995) viết, “kể từ
tháng 2 [năm 1994]…trong danh mục đầu tư nước ngoài chia theo nước…vị trí của
Hoa Kỳ đã được nâng lên…thứ 12 vào cuối năm, trên Thái Lan (13), Nga (15),
Canađa (18), và Trung Quốc (28). Với 28 dự án cam kết trị giá hơn 270 triệu đôla” 26.
Bên cạnh đó, trong năm 1994, Mỹ cũng đã có nhiều chương trình viện trợ nhân đạo
giúp Việt Nam (nhân đạo, lĩnh vực giáo dục, đào tạo,…).
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống B. Clinton tuyên bố bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam. Sự kiện quan trọng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển toàn diện các quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có các mối quan hệ về kinh
tế27. Trong tuyên bố của Tổng thống B.Clinton, ông cũng đã nhấn mạnh: “chúng ta sẽ
bắt đầu bình thường hóa các quan hệ thương mại của chúng ta với Việt Nam, nền kinh
24 Lý Hoàng Mai (2005), “Lộ trình quan hệ thương mại Việt – Mỹ”, Lịch sử kinh tế, số 327, Tr. 36.
25 Lý Hoàng Mai (2005), Tlđd, Tr. 36 – 37.
26 Đỗ Đức Định (2000), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, Nxb. Thế giới, Hà Nội, Tr. 122.
27 Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 67.

16


tế của họ hiện nay đang tự do hóa và liên kết với nền kinh tế khu vực châu Á – Thái
Bình Dương. Chính sách của chúng ta là sẽ thực hiện các chương trình thích hơp của
chính phủ Hoa Kỳ để phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam phù hợp với pháp
luật Hoa Kỳ”28. Tuy còn nhiều cản trở, nhưng nhìn chung từ sau năm 1995, các hoạt
động thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ đã diễn ra khá nhộn nhịp đối với
thị trường Việt Nam.

Đối với thương mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Mỹ đã tăng nhanh.
Năm 1994, “năm đầu tiên Mỹ bỏ cấm vận chống Việt Nam, kim ngạch thương mại giữ
hai nước đã đạt tới 223 triệu USD, tăng 31 lần so với năm 1993. Năm 1995, tăng lên
452 triệu USD, tăng hơn gấp 2 lần năm 1994”29. Tổng kim ngạch thương mại hai
chiều tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt sau khi Văn phòng thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội
khai trương trong tháng 4 năm 1996 và chuyên thăm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Anthony Lake vào tháng 7 năm 1996. “Chỉ trong ba tháng đầu năm 1996, số xuất
khẩu của Mỹ sang Việt Nam đã tăng vọt lên gần chín lần so với cùng kỳ của năm 1995
(37 triệu USD quý I 1995 so với 361 triệu USD của quý I năm 1996)”30.
Bảng 1: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ (1994 – 2000)31
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000

Nhập
172,7
252,5
616,4
286,6
274,1
291,5
367,6

Xuất

50,6
198,9
331,8
388,5
554,1
608,3
821,4

Tổng kim ngạch xuất khẩu
223,3
451,4
948,2
675,1
282,2
899,8
1.189

Cán cân
-122,1
-53,6
-284,6
+101,9
+280
+316,8
+453,8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu của US Census Bureau, Foreign Trade Divison)
Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng về
thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn từ 1994 đến năm 2000 (trước khi
Hiệp định thương mại có hiệu lực). Trong đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng liên

28 “Tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam”, dẫn theo Đỗ Đức Định (2000), Tlđd, Tr. 126.
29 Nguyễn Tuấn Minh (2010), “15 năm quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, Châu Mỹ ngày nay, số 6, Tr.
32.
30 Nguyễn Hữu Cát – Lê Thu Hằng, “Quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ thuận lợi và khó khăn”, Châu Mỹ
ngày nay, số 4, Tr. 44 dẫn theo Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 179.
31 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 49.

17


tục qua các năm. Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là các mặt hàng hải sản, sản phẩm
nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Nhìn chung, trước khi Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ có hiệu lực, thị trường Mỹ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam, nhưng trong giai đoạn từ 1996 – 2001, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ
tăng bình quân khoảng 27%/năm32.
Cùng với quan hệ thương mại, sau khi chính sách cấm vận được gỡ bỏ, và sau
khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, quan hệ đầu từ giữa hai nước cũng bắt
đầu tăng lên đáng kể, nhất là nguồn vốn đầu tư từ các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Nếu như trước đây, trong giai đoạn từ 1988 đến 1993, do còn bị cấm vận, số dự án đầu
tư của các công ty Mỹ ở Việt Nam tăng rất hạn chế, tất cả chỉ có 7 dự án đầu tư vào
Việt Nam33, thì sau khi bình thường hóa, các công ty Mỹ đã tích cực đầu tư vào Việt
Nam, “mở đầu cuộc đấu tranh để giành trài tim và ví tiền của người Việt Nam” 34.
Trong năm 1995, quan hệ đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ đã có bước phát triển quan trọng
với 19 dự án đầu tư mới của các công ty Mỹ được đăng ký với số vốn là 397,871 triệu
USD35. Và tính đến ngày 28-8-1995, số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng
lên hơn 700 triệu USD trong 42 dự án khác nhau và xếp thứ 7 trong danh sách các
quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 36. “Tính đến giữa năm 1995, đã có 119 văn
phòng đại diện của Mỹ ở Việt Nam (gấp hai lần so với cuối năm 1994), trong đó có
hơn mười văn phòng của các tập đoàn kinh doanh lớn, hai chi nhánh ngân hàng nổi

tiếng tầm cỡ như CitiBank, hai văn phòng đại điện của Công ty vận tải lớn, và một
văn phòng của Công ty bảo hiểm lớn…”37.
Bảng 2: Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 200038

32 Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 181.
33 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 69.
34 Đỗ Đức Định (2000), Tlđd, Tr. 137.
35 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 70.
36 Dẫn theo Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 73.
37 Dẫn theo Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 165 – 166.
38 Lại Lâm Anh – Vũ Xuân Trường (2007), “Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển
vọng”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6, Tr. 61.

18


Năm

Đầu

đăng
kí vào
Việt
Nam
(triệu
USD)

A

88-98
1999
2000

B
41229
2282
2629

Đầu tư của Hoa Kỳ vào
Việt Nam
(kể cả qua nước thứ ba)

Số
lượng
dự án

Vốn
đăng
kỳ
ban
đầu
(triệu
USD)

Vốn
đăng
kỳ
hiện
nay

(triệu
USD)

C
142
21
21

D
1807
143
115

E
2425
139,2
120,3

Đầu tư của Hoa Kỳ vào
Việt Nam
(Không qua nước thứ ba)

Tỷ
trọng
trong
Số
tổng
lượng
vốn
dự án

đăng

(%)
F=E/B
G
97
6,1
18
4,6
15

Vốn
đăng
kỳ
ban
đầu
(triệu
USD)

Vốn
đăng
kỳ
hiện
nay
(triệu
USD)

H
1141
100

81

I
1322
96
86

Tỷ
trọng
trong
tổng
vốn
đăng

(%)
K=I/B
4,2
3,2

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006)
Năm 1995, số vốn đấu tư của Mỹ và Việt Nam tăng nhanh một cách kỉ lục,
chiếm 33,65% tổng số vốn đầu tư, 20,88% số lượng dự án , quy một một dự án đạt
bình quân 20,94 triệu USD39. Sau khi Mỹ mở Văn phòng Thương mại tại Việt Nam
(4/1996), “có khoảng hơn 140 công ty Hoa Kỳ đã mở văn phòng đại diện tại Việt
Nam; và Hoa Kỳ đứng hàng thứ sáu trong danh sách các quốc gia và lãnh thổ đầu tư
tại Việt Nam, với hơn 50 dự án có tổng giá trị 1,1 tỷ USD (…) Tính đến giữa năm
1996, đã có trên 400 công ty Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam, trong đó có khoảng 100
công ty nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ như Bank of America,
CitiBank, General Ele, Ford, Chrysler, AIG, USA Telecom, Coca Cola, Mobil Oil,
…”40. Trong những năm tiếp theo, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam có nhiều

biến động, đến năm 2000, trước khi Hiệp định thương mại được ký kết, số dự án đầu
tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ là 12 dự án, và số vỗn đầu tư chỉ đạt 20 triệu USD. Và
đến tháng 6 năm 2000, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 13 trong các nước đầu tư tại Việt
Nam. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể, số lượng dự án và vốn đầu tư của Mỹ vào
Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể từ sau khi hai nước chính thức bình thường
hóa quan hệ.
39 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 71.
40 Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 74 – 75.

19


Mặc dù, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ tăng nhanh sau khi hai nước bình thường
hóa, nhưng sự tăng trưởng đó lại gặp nhiều cản trở. Nó đòi hỏi phải có một khung
pháp lý chung để hai nước có thể hợp tác nhiều hơn nữa, bởi lẽ “một khi khung khổ
hợp tác chưa được xác lập, các kết quả hợp tác sau bình thường hóa vẫn còn ở mức
khiêm tốn”41. Từ sau khi bình thường hóa, hai nước đã đạt được một số thành tựu
nhất định, chẳng hạn, năm 1996 hai nước đã trao cho nhau văn bản về nguyên tắc bình
thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại. Năm 1997, vấn đề nợ của chính quyền cũ
được giải quyết, hai nước ký Hiệp định về Quyền tác giả (26/7/1997). Năm 1998, Mỹ
bắt đầu không áp dụng điều luật Jackson – Vanik đối với Việt Nam, tiếp đó Mỹ kỳ
Hiệp định OPIC liên quan đến đầu tư tư nhân của Mỹ tại nước ngoài, cho phép OPIC
hoạt động tại Việt Nam. Năm 1999, Hiệp định bảo lãnh khung và Hiệp định khuyến
khích dự án ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đã
được ký kết42. Nhưng việc ký kết một hiệp định thương mại vẫn là một nhu cầu bức
thiết vì lợi ích kinh tế của cả hai nước. Việc Việt Nam và Mỹ dành cho nhau những
quy chế quan hệ buôn bán bình thường là điều cần phải tiến hành, như lời khẳng định
của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Văn Bằng: “Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao,
bước tiếp theo là vấn đề bình thường hóa quan hệ kinh tế và thương mại. Trong quan

hệ kinh tế và thương mại có những vấn đề như quy chế Tối huệ quốc. Về vấn đề này,
chúng tôi chỉ muốn là Việt Nam quan hệ với Mỹ cũng như là các thành viên ASEAN
khác. Có quan hệ với Mỹ thì được hưởng quê chế Tối huệ quốc, điều này tôi nghĩ là
có lợi cho cả hai bên và đặc biệt là có lợi cho các công ty Mỹ khi mà sản xuất ra hàng
hóa mà muốn nhập lại Mỹ và cũng có lợi cho Việt Nam và tôi mong muốn điều này
sớm diễn ra”43.

41 Nguyễn Xuân Thắng (2007), “Bình thường hóa và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong
quá trình đổi mới đất nước”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 11 (139), Tr. 34.
42 Nguyễn Tuấn Minh (2010), “15 quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, Châu Mỹ ngày nay, số 6, Tr. 30.
43 Dẫn theo Trần Nam Tiến (2010), Tlđd, Tr. 67 – 68.

20


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VÀ THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ
.1. Quá trình đàm phán đi đến ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ
Quá trình đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và
Mỹ là một quá trình phức tạp, kéo dài, trải qua nhiều vòng đàm phán khác nhau. Bắt
đầu từ năm 1994, chính quyền Clinton đã chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt
Nam. Đến tháng 7/1995, Việt Nam và Mỹ lại chính thức bình thường hóa quan hệ.
Những sự kiện này đã chi phối rất mạnh quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tuy nhiên
những rào cản do chưa có một hiệp định thương mại song phương đã làm giảm tốc độ,
quy mô và tính hiệu quả của quan hệ đó. Do vậy, điều đó đòi hỏi hai bên tiếp tục bước
vào cuộc đàm phán mới để ký kết hiệp định thương mại, hoàn tất quá trình bình
thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ. Hai nước đã trải qua 9 cuộc đàm phán
và nhiều cuộc tiếp xúc cấp bộ trưởng.
Chúng ta có thể liệt kê ra đây vài sự kiện có vị trí bản lệ giúp hai bên có thể
từng bước đi đến bình thường hóa hoàn toàn về kinh tế. Tháng 12/1992, Tổng thống

G. Bush đã ra quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ mở văn phòng đại diện tại
Việt Nam; ngày 2/7/1993, Mỹ ngừng phản đối các nước giúp Việt Nam tra nợ cho quỹ
tiền tệ quốc tế; đến ngày 3/2/1994, lệnh cấm vận không còn hiệu lực; ngày 11/7/1995,
Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; tháng 10/1995, Phó
thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và đại diện thương mại Hoa Kỳ kí
thỏa thuận hai bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế và chuẩn bị đàm phán hiệp định
thương mại; tháng 11/1995, đoàn Liên bộ Hoa Kỳ thăm Việt Nam để tìm hiểu hệ
thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam; tháng 4/1996, Hoa Kỳ trao cho Việt
Nam bản “Những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”;
tháng 7/1995 Việt Nam trao cho Hoa Kỳ bản “Năm nguyên tắc bình thường hóa quan
hệ kinh tế - thương mại và đàm phán hiệp định thương mại với Hoa Kỳ” đáp lại văn
bản nói trên; sau đó các cuộc gặp gỡ, đàm phán đã được triển khai để hai nước cùng
trao đổi về việc ký kết một hiệp định thương mại song phương chính thức.
Từ 01/06/1997, đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh
Cầm dẫn đầu đang sang Washington dự Hội nghị “Bình thường hóa quan hệ kinh tế
21


Việt Nam – Hoa Kỳ: Những bước sắp tới”. Tại cuộc trao đổi ý kiến với tinh thần cởi
mở, xây dựng đã giúp hai bên hiểu rõ luật lệ, thủ tục, tập quán kinh doanh của nhau,
cùng nhu cầu về khả năng thuận lợi, khó khăn của mỗi bên, thiết thực chuẩn bị cho
đàm phán thương mại. “Đây là cuộc trao đổi ý kiến đầu tiên giữa đại diện hai chính
phủ về những vấn đề cụ thể liên quan đế tiến trình bình thường hóa quan hệ kinh tế
giữa Việt Nam – Hoa Kỳ và hai bên đều cọi là trọng tâm của giai đoạn mới sau khi
bình thường hóa quan hệ ngoại giao”44.
Vòng đàm phán thứ nhất diễn ra từ ngày 21 đến 26/09/1996 tại thủ đô Hà Nội:
Trong vòng đàm phán này, Việt Nam và Mỹ đã tập trung thảo luận những vấn đề liên
quan trong bản phác thảo phần thương mại hàng hóa mà Hoa Kỳ trao cho Việt Nam 45.
Hai bên đã thống nhất việc đàm phán dựa trên những tiêu chuẩn chung của WTO, khái
niệm thương mại không chỉ dừng lại ở thương mại hàng hóa mà còn được mở rộng ra

bao gồm cả thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ 46. Phía Việt Nam đồng ý kí
hiệp định tổng thể, quy mô bao gồm những quy định của WTO. Vòng đàm phán thứ
nhất kết thúc, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận, tuy nhiên, còn nhiều trở ngại để
tiến tới ký một hiệp định thương mại. Trên tinh thần xây dựng, hai bên nhất trí tiếp tục
mở rộng vòng đàm phán tiếp theo trong những điều kiện thời gian hợp lý.
Vòng đàm phán thứ hai và ba diễn ra trong các ngày từ 09 – 11/12/1996 và từ
ngày 12 – 17/04/1997, tại Hà Nội. Đây là vòng đàm phán mà hai bên bắt đầu đàm
phán chính thức. Trong vòng đàm phán thứ ba, “Hoa Kỳ đã chính thức trao cho phía
Việt Nam Bản dự thảo Hiệp định thương mại Việt Mỹ” 47 gồm các nội dung: thương
mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, phát triển quan hệ đầu tư. Trong hai
vòng đàm phán này, phía Hoa Kỳ vẫn duy trì những nguyên tắc, quan điểm mà họ nêu
ra buộc Việt Nam phải chấp nhận. Do đó, đàm phán vấn trong tình trạng bế tắc48.

44 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 45.
45 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 46.
46 Đỗ Gia Lan (2001), Về Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và cái gọi là Đạo luật nhân quyền Việt
Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Tr. 15.
47 Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 207.
48 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 46.

22


Vòng đàm phán thứ tư được tổ chức tại Washington, từ ngày 06 – 11/10/1997.
Trong vòng đàm phán này, hai bên đã bắt đầu trao đổi sơ bộ về các chương “Quy định
chung” và chương “Thương mại hàng hóa” 49. Quá trình thảo luận, hai bên bắt đầu có
sự thay đổi quan điểm theo hướng mềm dẻo hơn, nhất là phía Hoa Kỳ có những nhân
nhượng tích cực mang tính xây dựng cao. Kết thúc vòng đàm phán, hai bên yêu cầu
nghiên cứu sâu hơn nữa bản dự thảo Việt Nam để vòng đàm phán sau đạt nhiều kết
quả tốt hơn nữa.

Vòng đàm phán thứ năm: Từ ngày 16 – 22/05/1998 tại Washington, Việt Nam
và Hoa Kỳ đã tiến hành vòng đàm phán mới về hiệp định thương mại giữa hai nước.
“Trên cơ sở Dự thảo hiệp định mà Hoa Kỳ trao cho Việt Nam tháng 04/1997 với đầy
đủ những nội dung, nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ kinh tế thương mại của hai
bên theo những quan điểm của thị trường thế giới, gồm những chương thương mại
hàng hóa, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tư đầy đủ”50 .
Vòng đàm phán thứ sáu: ngày 15/09, vòng đàm phán thứ sáu Hiệp định thương
mại Việt nam – Mỹ đã được khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Hai đoàn làm việc trong vòng
7 ngày, từ 15 – 22/9. Hai bên đã tập trung trảo đổi trong những vấn đề thuộc về quan
điểm mà trong vòng đàm phán trước hai bên còn nhiều bất đồng, nhưng rút ngắn thêm
một bước khoảng cách giữa hai bên trong sở hữu trí tuệ và phát triển quan hệ đầu tư 51.
Vòng đàm phán thứ bảy diễn ra từ ngày 15/03 đến 19/03 tại Hà Nội. Tại vòng
đàm phán này, tất cả các nội dung còn lại của bản Dự thảo hiệp định đã được hai bên
tiến hành thảo luận, các chương “Thương mại hàng hóa”, “Sở hữu trí tuệ”, “Thương
mại dịch vụ” và “Đầu tư”52. Hai bên đã cơ bản nhất trí về khuôn khổ nguyên tắc và
các điều khoản của hiệp định cho phép các công ty Mỹ đầu tư, buôn bán tại Việt Nam.
Theo quan chức Mỹ, “kết quả đàm phán lần này là tích cực. Hai bên tập trung thu
hẹp các khoảng cách bất đồng, cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để giải quyết những vấn đề

49 Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 207.
50 Báo Nhân dân, số 15668, ngày 25/05/1998, Tr. 8.
51 Báo Nhân dân, số 15778, ngày 23/09/1988, Tr. 8.
52 Lê Văn Quang (2005), Tlđd, Tr. 207.

23


còn tồn tại tạo điều kiện cho những bước tiếp theo để hai nước sớm ký Hiệp định
thương mại song phương”53.
Vòng đàm phán thứ tám (tại Washington từ ngày 14/06 đến 18/06 năm 1999).

Đây là vòng đàm phán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn tất hiệp định
thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Trưởng đoàn Việt Nam, Nguyễn Đình Lương đã
nêu rõ lập trường của chính phủ Việt nam đối với việc bình thường hóa quan hệ
thương mại giữa hai nước nói chung cũng như vòng đàm phán lần này nói riêng. Ông
tuyên bố: “để thúc đẩy vòng đàm phán này, Việt Nam sẵn sàng đưa ra những đề xuất
mới nhằm xử lý những vấn đề còn tồn tại trong các cuộc đàm phán trước đây, đồng
thời yêu cầu phía Mỹ thực hiện sự hiểu biết đầy đủ hơn nữa về điều kiện kinh tế Việt
Nam, tình hình hệ thống pháp luật Việt Nam để có thể chấp nhận một hiệp định có
tính thực tế đối với cả hai bên”54. Còn về phĩa Mỹ, Đại diện Thương mại Charlene
Barshefsky đã phát biểu trong cuộc họp thông báo báo chí: “Chúng tôi đã thu hẹp
được một khoảng cách có ỹ nghĩa một số vấn đề còn tồn tại trong cuộc đàm phán, từ
đó có thể tạo thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước” 55. Tuy nhiên vẫn
còn một số vấn đề then chốt mà hai bên còn cần tiếp tục đàm phán, đó là những vấn
đề có liên quan đến việc tiếp cận thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ. Phúa
Mỹ đang tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện, bao gồm các điều khoản về thâm nhập
thị trường hàng hóa nông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, phim ảnh, sản phẩm tri thức,
đầu tư. Việt Nam đã đưa ra nhiều đề xuất mới đối với các vấn đề tồn tại trong tất cả
các lĩnh vực của hiệp định, thể hiện sự quyết tâm cao của Việt Nam 56. Một điểm mới
và cũng là một tiến bộ trong vòng đàm phán hai bên đó là: nếu các vòng đàm phán
trước đây chỉ xoay quanh những khác biệt về quan niệm, thì vòng đàm phán này
chuyển sang thực hiện vấn đề thời điểm và các giai đoạn chuyển tiếp để đi đến hoàn
tất quyết định.

53 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 48.
54 Báo Nhân dân, số 16054, ngày 20/06/1999, Tr. 8.
55 Tài liệu của Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam.
56 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 27 – 28.

24



Xen kẽ giữa hai vòng đàm phán 8 và 9 là cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng giữa hai
nước diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 7 năm 1999 tại Hà Nội. Hai bên đã ra tuyên bố
chung về việc đạt được thỏa thuận nguyên tắc cho một hiệp định thương mại Việt –
Mỹ: “Các đàm phàn giữa Việt nam và Mỹ đã đạt được về những thỏa thuận về
nguyên tắc các điều khoản của hiệp định thương mại, bao gồm thỏa thuận về đối xử
MFN giữa hai nước với nhau về thâm nhập thị trường hàng hóa và dịch vụ, bản
quyền sản phẩm trí tuệ và quyền của các nhà đầu tư trực tiếp” 57. Đây là bước tiến
đáng kể nhất mà hai bên đạt được từ vòng đàm phán thứ nhất. Sở dĩ như vậy vì những
điều khoản mà hai bên thông qua đều là những điều khoản theo tiêu chuẩn của
WTO58.
Vòng đàm phán thứ 9 (từ 28/8 – 02/9/1999 tại Washington, các vấn đề kỹ thuật
của hiệp định được giải quyết trong vòng đàm phán này. Đến ngày 3/7/2000 hai bên
đã kết thúc đàm phán trong một cuộc thảo luận. Bản hiệp định đã được hoàn thành 10
ngày sau đó, ngày 13/07/2000 tại Washington Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam
Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky đã chính thức kí kết
Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.
Có thể thấy, đối với Việt Nam, quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt
– Mỹ là một cuộc đấu tranh gay go phức tạp, vì đât là Hiệp định thương mại gắn với
đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, mà lần đầu tiên nước ta đàm phán với cường quốc kinh tế
đứng đầu thế giới trong bối cảnh chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về môi
trường pháp lý ở trong nước. Việc tiến hành đàm phán với Mỹ trên bàn hội nghị gặp
không ít khó khăn; nhưng có lẽ khó khăn lớn hơn là cuộc đấu tranh nội bộ của các nhà
hoạch định chính sách, lãnh đạo các Bộ có chức năng khác nhau để đi đến thống nhất
về nhận thức và quan điểm đối với lợi ích mà Hiệp định đưa lại, những nhượng bộ cần
thiết để có được Hiệp định Thương mại với Mỹ59.
2.2.

Những quan điểm và nguyên tắc căn bản của Hiệp định


57 Nguyễn Thiết Sơn (2004), Việt Nam – Hoa Kỳ quan hệ thương mại và đầu tư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
Tr. 28.
58 Nguyễn Xuân Tĩnh (2011), Tlđd, Tr. 50.
59 Nguyễn Mại (2008), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước, Nxb. Tri thức, Hà Nội, Tr. 194

25


×