Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

TạO BIểU TƯợNG NHÂN vật để GIÁO dục NHÂN CÁCH CHO học SINH TRONG DHLS VIệT NAM (THế kỷ x – XV) lớp 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẩN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TẠO BIỂU TƯỢNG NHÂN VẬT
ĐỂ GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
TRONG DHLS VIỆT NAM (THẾ KỶ X – XV)
LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Giảng viên hướng dẫn

: PGS. TS Nguyễn Thị Thế

Bình
Sinh viên

: Vũ Thị Chiên

Chuyên ngành

: Phương pháp dạy học Lịch

sử
Mã SV

: 625.602.012


Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị
Thế Bình - người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và truyền đạt cho em những
kinh nghiệm khoa học quý báu giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Lịch sử,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm
học qua. Cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường THPT Hồng Quang
(Hải Dương), THPT Quang Trung (Hà Nội) đã tạo điều kiện giúp em thực
hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Chiên

2


MỤC LỤC

3



CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

DHLS:

Dạy học lịch sử


GV :

Giáo viên

HS :

Học sinh

NV :

Nhân vật

NXB :

Nhà xuất bản


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh nhân cách con
người là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát
triển của xã hội. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc trọng lễ nghĩa, nhân ái,
khoan dung. Nhân cách của người Việt Nam trong lịch sử là di sản quý giá, là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngay từ ngày xưa, ông cha ta đã khuyên nhủ
“đói cho sạch, rách cho thơm” hay “giấy rách phải giữ lấy lề” nghĩa là dù
trong hoàn cảnh nào, con người cũng phải giữ vững được những phẩm chất
tốt đẹp. Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang hòa vào làn sóng toàn cầu hóa

tạo nên những biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Việc hội nhập, mở cửa tạo ra nhiều thời cơ lớn cho nước ta trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên ở một góc độ khác, chúng ta cũng
đang phải đối mặt với các vấn đề xã hội ngày càng trở nên nhức nhối, đáng
báo động. Đó là sự tha hóa về đạo đức lối sống, nhân cách của một bộ phận
không nhỏ dân cư đặc biệt là học sinh THPT. Một số học sinh có những biểu
hiện đáng lo ngại như: thực dụng, mắc bệnh “vô cảm”, mờ nhạt lý tưởng
sống.... Vì vậy, việc giáo dục nhân cách cho học sinh THPT – những công dân
tương lai của đất nước trở thành một trong những vấn đề giáo dục cấp thiết,
đặt ra nhiệm vụ lớn cho nền giáo dục nước nhà.
Cùng với tất cả các môn học và các hoạt động ở trường phổ thông, việc
dạy học lịch sử góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo đã được
xác định. Nhưng dạy và học lịch sử giờ đây không phải là chỉ ghi nhớ một số
sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hoặc chỉ ghi
nhớ công ơn của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết
tìm hiểu, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt
Nam; vì đó chính là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không
phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay. Đặc biệt, trong tiến trình lịch sử Việt
6


Nam, với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỉ X cho đến thế
kỉ XV, nhân dân ta đã xây dựng nên một thời đại phong kiến độc lập, hưng
thịnh và giành thắng lợi vẻ vang ở các cuộc kháng chiến giữ nước. Vì vậy,
đây là giai đoạn nở rộ các nhân vật lịch sử mang tầm vóc của thời đại. Người
giáo viên có thể lấy những tấm gương anh dũng, kiên trung của các tướng lĩnh
kiệt xuất như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn hay những con người với
nhân cách thấp hèn, sẵn sàng “bán nước cầu vinh” cần phê phán như Trần Ích
Tắc để nêu gương cho học sinh học tập, tự suy nghĩ về trách nhiệm của bản
thân đối với đất nước. Mặt khác, qua điều tra thực tiễn việc dạy học lịch sử ở

trường phổ thông và về nhận thức của thanh thiếu niên học sinh nhất là lớp 10
đầu cấp hiện nay, có một bộ phận không nhỏ chưa hiểu rõ và tỏ ra thờ ơ đối
với các nhân vật lịch sử, kể cả các nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc. Sự
nhận thức lịch sử của học sinh hời hợt, sai lệch, làm ảnh hưởng đến thái độ, tư
tưởng tình cảm và hành động của các em trong cuộc sống.
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi cho rằng, việc tạo
biểu tượng nhân vật trong DHLS có vai trò quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng dạy học của bộ môn và đặc biệt là tập trung giáo dục nhân cách
cho học sinh. Từ đó, khơi dậy niềm say mê học tập đồng thời bồi dưỡng
những phẩm chất quý báu, cần thiết cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất
nước. Bởi vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận: “Tạo biểu tượng nhân
vật để giáo dục nhân cách cho học sinh trong DHLS Việt Nam (thế kỷ X –
XV) lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)”, hi vọng đưa ra những đề xuất hữu
ích góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử tại
trường THPT.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bộ sách Đổi mới phương pháp dạy học gồm các cuốn: Nghệ thuật
và khoa học dạy học – tác giả Robert J Marzano; Những phẩm chất của người
giáo viên hiệu quả - tác giả James H. Stronge; Tám đổi mới để trở thành
người giáo viên giỏi – tác giả Giselle o. Martin-Kniep; Quản lí lớp học hiệu
7


quả - tác giả Robert J Marzano, Jana S.Marzano &Debra J. Pickering… được
NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức dịch sang tiếng Việt đã chỉ ra rằng: Khó có
một phương pháp dạy học nào phù hợp với mọi học sinh và mọi lớp học. Điều
tốt nhất là có thể tìm ra một phương pháp dạy học có nhiều khẳ năng nhất để
thực sự có hiệu quả với các học sinh. Trong đó, cuốn Nghệ thuật và khoa học

dạy học của tác giả Robert J Marzano khẳng định: “Việc dạy bằng trực quan
và dạy bằng diễn kịch có hiệu quả cao hơn hẳn cách dạy bằng lời về tỉ lệ của
thông tin học sinh nhớ lại được sau một năm khi đã học xong đơn vị bài học.
Nói một cách đơn giản, dạy bằng trực quan là giúp học sinh tạo ra những
hình ảnh tâm lí về nội dung được dạy… cung cấp những cấu trúc vững chắc
cho việc tổ chức và lưu lại nội dung môn học trong trí nhớ…” [36; tr44].
Nhà giáo dục Liên Xô M. Crugiăc trong cuốn “ Phát triển tư duy HS như
thế nào”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973 cũng đã chỉ rõ việc tạo biểu tượng
lịch sử có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với phát triển tư duy học sinh. Ông
khẳng định “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp tốt
nhất phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của
học sinh” [tr.76].
M.N. Sacdacop trong quyển “Tư duy học sinh” tập II, NXB Giáo dục,
1970 còn chỉ rõ thêm: “Biểu tượng ở mức độ hoàn chỉnh mang tính khái quát,
gần với khái niệm đơn giản. Không tạo biểu tượng việc dạy học lịch sử không
có kết quả” [tr120].
Ở Việt Nam, tạo biểu tượng lịch sử đã được đề cập trong rất nhiều công
trình lớn nhỏ của các nhà nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu như cuốn
Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1 của tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) đã
khái quát những vấn đề lí luận cơ bản nhất về phương pháp tạo biểu tượng
lịch sử: khái niệm, cách phân loại, vai trò và ý nghĩa. Công trình là nguồn tài
liệu quý báu cho chúng tôi thực hiện đề tài này. GS. TS Nguyễn Thị Côi trong
cuốn “ Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, tập 1 đã khẳng định
vai trò to lớn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở
8


trường THPT. Tác giả nêu rất chi tiết các loại kênh hình và đưa ra biện pháp
sử dụng từng loại kênh hình trong phần Lịch sử Việt Nam của sách giáo khoa
THPT. Tác giả định hướng phương pháp sử dụng nhằm đạt hiệu quả trong quá

trình dạy học.
Bên cạnh đó, các đề tài khóa luận thuộc chuyên ngành Phương pháp dạy
học lịch sử của các sinh viên khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội trong
những năm gần đây nghiên cứu về nhân vật, tạo biểu tượng nhân vật: Luận
văn của Trần Thị Nhung với đề tài “Một số biện pháp giảng dạy nhân vật
trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường phổ thông”
hay Luận văn của Nguyễn Văn Tài với đề tài:” Về việc tạo biểu tượng các
nhân vật lịch sử cho học sinh lớp 10 THPT phần lịch sử thế giới cận đại” đã
phân tích, làm rõ vai trò ý nghĩa của tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo
biểu tượng nhân vật lịch sử nói riêng trong quá trình dạy học đồng thời đề
xuất các biện pháp sư phạm mang tính khả thi khi tạo biểu tượng nhân vật.
Như vậy, các tài liệu trên đều đề cao vai trò, ý nghĩa của phương pháp tạo
biểu tượng lịch sử đối với hiệu quả học tập của HS, một trong số đó là nhằm
giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm. Tuy nhiên, hầu như chưa có một tài liệu
nào đi sâu vào nghiên cứu về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhằm giáo dục
nhân cách cho HS.
Nói đến giáo dục nhân cách HS, có nhiều công trình của các nhà nghiên
cứu trong nước và ngoài nước đề cập tới vấn đề này, chủ yếu là các loại tài
liệu nghiên cứu của ngành tâm lí học.
Trước hết cần phải kể đến các công trình nghiên cứu của những tác gia
kinh điển chủ nghĩa Mác –Lênin. Các Mác - Luận cương về Phơ bách, trong
Tuyển tập, tập II - NXB Sự thật, 1972, tác giả đề cập đến vấn đề: “Giáo dục
nhân cách là mục tiêu cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và đang là vấn
đề quan tâm của toàn xã hội. Trong xã hội hiện đại, chất lượng con người với
các tiêu chí về phẩm chất và năng lực đang đòi hỏi toàn xã hội phải dốc sức
trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mô hình nhân cách
9


có thể có những yêu cầu mới khác nhau, song quy luật về sự hình thành và

phát triển nhân cách con người vẫn phải là vấn đề cơ bản, cốt lõi của lí luận
và thực tiễn giáo dục”[tr 492].
Các tạp chí khoa học giáo dục số 104, năm 2014: Quan điểm giáo dục
hình thành nhân cách con người và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu của Phan Văn Kha – Đỗ Thị Bách Loan; tạp chí Triết học số 2,
năm 2011: Vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống trong sự hình thành và
giáo dục nhân cách của Cao Thu Hằng; Triết học số 4 năm 1992: Sự hình
thành và phát triển nhân cách người Việt Nam trong điều kiện chuyển từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường của Dương Phú Hiệp… đã đề cập
và trình bày những yếu tố cơ bản tác động tới sự hình thành và phát triển của
nhân cách con người đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục. Luận án
tiến sĩ: “ Tạo biểu tượng cho học sinh tiểu học” của Trần Viết Lựu, Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2001 cho rằng: Ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh,
tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử thực sự là hoạt động nhận thức
trong quá trình thống nhất của thầy và trò nhằm truyền thụ và hình thành tri
thức mới cho HS, từ đó, giáo dục tư tưởng, tình cảm trong sáng và phát triển
năng lực tư duy của các em. Bản chất của sự phát triển ấy chính là nhân cách
đang hình thành.
Đáng chú ý nhất là đề tài nghiên cứu cấp quốc gia “Giảng dạy các bộ
môn khoa học xã hội – nhân văn với việc góp phần giáo dục nhân cách cho
học sinh phổ thông trung học trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước” do Nguyễn Quang Ninh (chủ biên), năm 2001 có trình bày khá sâu
sắc về vai trò của các bộ môn Văn – Tiếng Việt, Sử học và Giáo dục chính trị
- Giáo dục công dân với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. GS
Trương Hữu Quýnh với đề tài “Giáo dục nhân cách với sử học” nhận định:
“Những cuộc kháng chiến đầy gian lao, mất mát nhưng cũng vô cùng anh
dũng, vinh quang không những làm cho con người Việt Nam dám xả thân, bỏ
mình vì đạo lớn của đất nước mà còn nổi lên hàng ngàn con người già có, trẻ
10



có, nam có, nữ có với nhân cách cao thượng, sống và chiến đấu một cách vô
tư, vì dân vì nước tiêu biểu nhất là vị lãnh tụ Hồ Chí Minh là những tấm
gương cho thế hệ trẻ noi theo” [tr120].
Như vậy có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở
việc đưa ra khái niệm, phân tích ý nghĩa của phương pháp tạo biểu tượng nói
chung hoặc có tìm hiểu sâu hơn về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử nhưng
chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu và đề xuất các biện pháp sư phạm
để tạo biểu tượng nhân vật nhằm giáo dục nhân cách cho HS trong dạy học
môn Lịch sử. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tạo biểu tượng nhân vật để
giáo dục nhân cách cho học sinh trong DHLS Việt Nam (thế kỷ X – XV) lớp
10 THPT (chương trình chuẩn)” để đi sâu vào nghiên cứu.
3.
3.1.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quá trình tạo biểu tượng nhân vật
lịch sử để giáo dục nhân cách cho HS trong dạy học ở trường THPT hiện nay

-

Phạm vi nghiên cứu
Về lý luận: Việc tạo biểu tượng nhân vật để giáo dục nhân cách cho HS trong

-

DHLS Việt Nam ở trường THPT hiện nay.
Về điều tra thực tiễn: Điều tra thực tiễn việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử


3.2.

để giáo dục nhân cách cho HS ở trường THPT bằng nhiều hình thức khác
nhau như: khảo sát, phỏng vấn giáo viên, thăm dò ý kiến của giáo viên, học
-

sinh thông qua phiếu điều tra.
Về nội dung: Chương trình Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X – đến thế kỉ XV)

-

lớp 10 THPT trong giờ nội khóa.
Thực nghiệm sư phạm bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở

4.

các thế kỉ X - XV” - lớp 10 trường THPT Hồng Quang (Hải Dương)
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của tạo biểu tượng nhân vật trong
DHLS, đề tài đi sâu xác định nội dung và biện pháp sư phạm tạo biểu tượng
nhân vật trong DHLS Việt Nam (thế kỉ X – XV) để giáo dục nhân cách cho
HS lớp 10 THPT. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn.
11


-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận của việc tạo biểu tượng các


-

nhân vật lịch sử.
Tiến hành điều tra về thực trạng việc tạo biểu tượng nhân vật trong DHLS ở 2

-

trường: THPT Hồng Quang (Hải Dương) và THPT Quang Trung (Hà Nội).
Đề xuất các biện pháp sư phạm về tạo biểu tượng nhân vật để giáo dục nhân

-

cách cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – XV).
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khoa học và tính khả thi của

5.

6.
6.1.

các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong đề tài
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận:
Với đề tài nghiên cứu thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục – khoa học
xã hội, chúng tôi đứng trên cơ sở của chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục nói chung và dạy
học lịch sử nói riêng. Về mặt nội dung được nghiên cứu trong đề tài cũng đảm
bảo được tính khoa học và tính Đảng Macxit – Leninnit.
Phương pháp nghiên cứu:


6.2.

- Thông qua nghiên cứu tài liệu (xác định cơ sở lí luận cho vấn đề
nghiên cứu).
- Khảo sát, phân tích, đánh giá về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử qua
chương trình và SGK Lịch sử lớp 10, qua phỏng vấn / Điều tra GV và HS
bằng phiếu câu hỏi
- Thực nghiệm sư phạm
7.

Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng các biện pháp sư phạm một cách phù hợp, linh hoạt
trong quá trình tạo biểu tượng nhân vật sẽ không chỉ góp phần tích cực
trong việc tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho HS ở trường phổ thông,
mà còn có khả năng giáo dục nhân cách cho HS. Qua đó, nâng cao hiệu
quả môn học.

8.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
12


- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc
tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học bài học nội khóa phần Lịch sử Việt
Nam (thế kỉ X – XV) ở trường THPT
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể góp phần
nhất định trong việc nâng cao hiệu quả của tạo biểu tượng nhân vật lịch sử,
phục vụ cho công việc giảng dạy của GV ở trường phổ thông. Đồng thời, qua

đó, giáo dục nhân cách cho học sinh trong dạy học lịch sử hiện nay.
9.

Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo biểu tượng nhân vật để
giáo dục nhân cách cho HS trong DHLS ở trường THPT
Chương 2: Một số biện pháp tạo biểu tượng nhân vật để giáo dục nhân
cách học sinh trong DHLS Việt Nam (thế kỉ X – XV) lớp 10 – THPT (chương
trình chuẩn)

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU
TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG DHLS Ở TRƯỜNG THPT ĐỂ GIÁO
DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH
13


1.1.
1.1.1.
1.1.1.1


Cơ sở lí luận
Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Biểu tượng và biểu tượng nhân vật lịch sử
Khái niệm về biểu tượng lịch sử
Nhà tâm lí học - P.A. Rudich cho rằng biểu tượng là “những hình ảnh
của các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức

và hình thành trên cơ sở các tri giác và các cảm giác xảy ra trước đó” [13;
tr68]. Tức là, trong quá trình tri giác thế giới khách quan, con người phản ánh
sự vật và hiện tượng xung quanh mình dưới dạng các hình ảnh và sự phản
ánh đó mang tính trực quan. Các hình ảnh trực quan này luôn tác động lên các
cơ quan thụ cảm khác nhau của hệ thần kinh con người và được duy trì một
khoảng thời gian nhất định trong ý thức, trở thành “miền kí ức” của họ. Các
hình ảnh của biểu tượng phản ánh những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện
tượng hoặc cũng có thể trong những trường hợp khác nó phản ánh cả
những đặc điểm ở bên trong của sự vật, hiện tượng. Nói cách khác, tạo biểu
tượng là giai đoạn đầu tiên – giai đoạn nhận thức cảm tính trong hoạt động tư
duy của con người.
Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, để tái tạo bức tranh quá khứ, con
người cần thông qua “cầu nối” là nguồn sử liệu, chứ không bắt đầu từ việc
trực tiếp quan sát các sự kiện đã xảy ra. Bởi vậy, việc học tập lịch sử phải
thông qua các hệ thống phương pháp bộ môn trước hết là tạo biểu tượng.
Theo cuốn sách “Phương pháp dạy học Lịch sử tập 1” do tác giả Phan Ngọc
Liên (chủ biên): “Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật
lịch sử, điều kiện địa lí…được phản ánh trong óc học sinh với những nét
chung nhất, điển hình nhất” [22; tr149]. Như vậy, xét về bản chất, tạo biểu
tượng lịch sử chính là việc tái tạo lại những hình ảnh mang tính đặc trưng về
các sự kiện, nhân vật đúng như nó đã tồn tại bằng hoạt động của các giác
quan: thị giác tạo nên những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những
hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên…



Khái niệm về biểu tượng nhân vật lịch sử
14



Trong các loại biểu tượng mà tác giả Phan Ngọc Liên trình bày, biểu
tượng nhân vật lịch sử là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các biểu
tượng lịch sử nói chung trong chương trình THPT. Bởi vì, bức tranh của lịch sử
chính là sự phản ánh quá trình tồn tại, hoạt động và phát triển của con người
qua các thời đại lịch sử kế tiếp nhau một cách hợp quy luật. Con người hoạt
động phải gắn liền với thời gian, không gian, với cộng đồng và bị chi phối bởi
những quan hệ xã hội khác nhau qua các thời đại. Vì thế, việc tạo biểu tượng về
nhân vật lịch sử không tách khỏi mối quan hệ với các loại biểu tượng lịch sử
khác. Trước hết, một câu hỏi được đặt ra là: Con người như thế nào được xem
là nhân vật lịch sử? Có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật lịch sử tuỳ theo
mục đích, nội dung của mỗi ngành khoa học, môn học khác nhau.
Theo quan điểm Macxit – Leninit, nhân vật lịch sử là sản phẩm của một
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi thời đại họ sinh sống và hoạt động
của họ có tác động nhất định đến hoàn cảnh lịch sử đó.
Tương tự, trong cuốn “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do tác giả
Phan Ngọc Liên chủ biên: “Nhân vật lịch sử là người có một vai trò
nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời kỳ lịch sử” [25; tr 293].
Từ những quan điểm trên suy ra, nhân vật lịch sử được xem là người có
một vai trò nhất định (theo hướng tích cực hoặc tiêu cực) trong một hoàn cảnh
lịch sử cụ thể. Trong DHLS, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh hiểu biết
các nhân vật lịch sử hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi thời
kì khác nhau. Tính phong phú, đa dạng trong hoạt động của các nhân vật
chính là những “mảnh ghép” thú vị giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về bức
tranh lịch sử trên các mặt kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa…
Tóm lại, có thể hiểu rằng, biểu tượng về nhân vật lịch sử là những đại
biểu điển hình của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, những nhân vật kiệt
xuất và những nhân vật đê hèn, ti tiện, bán nước. Đó là những hình ảnh chung
nhất, khái quát nhất cần được phản ánh trong óc học sinh. Tạo biểu tượng
nhân vật trong DHLS chính là tạo biểu tượng về hành động cụ thể của cá
15



nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng, trong một bối cảnh lịch sử
cụ thể, tại một địa điểm, thời điểm cụ thể, góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của lịch sử.


Phân loại biểu tượng về nhân vật lịch sử
Lịch sử không thể tách rời yếu tố con người, trong đó có những cá nhân
làm nên lịch sử. Về cơ bản, có thể phân biệt các loại biểu tượng nhân vật lịch
sử tạo ra cho học sinh phổ thông như sau:
- Biểu tượng về nhân vật chính diện: là những nhân vật đại diện cho giai
cấp cho dân tộc, có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Hoạt động của họ
phục vụ cho lợi ích chung của đại đa số nhân dân, đại diện cho nhân dân đấu
tranh với kẻ thù, giành lại những quyền cơ bản của quần chúng nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh ấy, họ được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, tiếng
nói chính nghĩa của họ mang sức mạnh của cả dân tộc. Tạo biểu tượng về
nhân vật chính diện có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm lớn đối với HS.
Đó là những tấm gương cao cả cho HS noi theo về lòng dũng cảm, tinh thần
quyết tử - sẵn sàng xả thân vì nước hay là sự khoan dung, độ lượng, “thương
người như thể thương thân”.
- Biểu tượng về nhân vật phản diện: là những nhân vật đại diện cho một
bộ phận có tư tưởng chống đối lại những điều thiện mang tính chất áp bức,
giành phần lợi về mình, chống lại cuộc đấu tranh chung mà cả dân tộc đang
tiến hành, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, thậm chí làm tay sai cho giặc. Trong
lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – XV) dễ thấy nhân vật phản diện là những vị hôn
quân – chỉ biết ăn chơi sa đọa hay những kẻ chỉ vì lợi ích riêng mà sẵn sàng
“bán nước cầu vinh”. Tạo biểu tượng về nhân vật phản diện là thông qua
những hành động đê hèn của nhân vật đó, HS tự rút ra được những bài học
kinh nghiệm quý báu, biết sống có lí tưởng, có hoài bão chân chính, vì đất

nước vì nhân dân.
- Biểu tượng nhân vật lưỡng tuyến: là những nhân vật đại diện cho một
giai cấp cụ thể, không chỉ có những đóng góp cho lịch sử dân tộc mà còn có
16


những hành động đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân. Những
nhân vật này vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu sử học hiện
nay. Tạo biểu tượng về nhân vật lưỡng tuyến là xây dựng cho các em cái nhìn
minh bạch về khoa học lịch sử trong việc đánh giá nhân vật một cách khách
quan, đa chiều.
Tóm lại, biểu tượng nhân vật lịch sử có vai trò, vị trí quan trọng trong
nhận thức lịch sử. Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử dù phản diện, chính
diện hay lưỡng tuyến đều hướng đến mục đích giáo dục nhân cách cho học
sinh, vì thông qua những hình ảnh – việc làm cụ thể, sinh động, có sức gợi
cảm sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng thái độ, giúp các em xây dựng lí
tưởng sống đúng đắn, biết vươn lên trong học tập và lao động.
1.1.1.2. Nhân cách và giáo dục nhân cách học sinh


Khái niệm về nhân cách
Theo nghĩa đen của từ thì “nhân” là người và “cách” là tính cách, tính
tình. Nghĩa là, “nhân cách” chỉ tính cách của một con người. Một nhà nghiên
cứu giáo dục đã tách từ “nhân cách” thành 2 từ bộ phận: “Nhân và Cách”, lấy
“Nhân” làm nền tảng và “Cách” xuyên suốt qua từ “Nhân” để tiếp cận 3 tầng:
Cốt cách là Người, Phẩm cách là Người, Cách thức nên Người. Thuật ngữ
“nhân cách” có hàng trăm định nghĩa khác nhau, khó có thể tìm ra một định
nghĩa nào có tính phổ quát và bao trùm nhất, nói lên đầy đủ các tố chất trở
thành khái niệm nhân cách. Đã có nhiều giải thích về khái niệm nhân cách,
trong đó, chúng tôi xin nêu ra một số quan niệm sau:

Tâm lí học quan niệm: “Nhân cách là tập hợp các đặc trưng tâm lí tạo
nên diện mạo xã hội của một con người với tư cách là chủ thể hoạt động, bao
gồm tất cả những phẩm chất, năng lực mang tính xã hội, tồn tại và phát triển
trong cá nhân đó, thích ứng với các chuẩn mực và thang giá trị được xã hội
thừa nhận” [4; tr146]. Theo đó, tác giả Nguyễn Thị Côi cũng cho rằng:
“Nhân cách là bản chất tâm lí – xã hội của con người được hình thành trong
quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm của loài người thông qua giao tiếp và
hoạt động với những người khác trong cộng đồng xã hội. Khi trở thành một
17


nhân cách có nghĩa là ở người đó có ý thức, thái độ, động cơ, năng lực, cá
tính,… trong việc tiếp nhận, đánh giá các tác động đến bản thân, đồng thời
biết lựa chọn các phương thức tác động đến các đối tượng khác nhau của môi
trường và xã hội” [27; tr142]
Mặt khác, theo cách hiểu truyền thống của người Việt Nam khi nhắc tới
“nhân cách” có thể hiểu theo các nghĩa sau:
-

Nhân cách được hiểu là con người có các phẩm chất: đức, trí, thể, mỹ, lao (lao

-

động).
Nhân cách được hiểu như các phẩm chất của con người mới: làm chủ, yêu

-

nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người.

Như vậy, trên cơ sở đúc kết từ các quan điểm trên, có thể hiểu rằng,
nhân cách là sự thể hiện bản chất đạo đức của một con người thông qua thái
độ trong lời nói, việc làm, cách ứng xử với con người nói chung, đối với cộng
đồng, đối với mọi cám dỗ vật chất hay tinh thần cũng như trước mọi thách
thức. Nhân cách là cái riêng của mỗi người nhưng cũng phải hiểu cái riêng đó
bao hàm cả cái chung của các cộng đồng lớn và nhỏ, cả tính lịch sử và tính
thời đại. Đặc biệt, thông qua việc tạo biểu tượng về một nhân vật lịch sử
chính diện nổi bật, GV có thể định hướng giáo dục những phẩm chất nhân
cách tiêu biểu của nhân vật đó cho học sinh.

1.1.2.
1.1.2.1.


Biểu hiện của nhân cách con người và ưu thế của bộ môn Lịch sử với việc
giáo dục nhân cách HS
Biểu hiện của nhân cách con người
Theo quan niệm nhân cách của người phương Đông qua các học thuyết, tôn
giáo
Người phương Đông quy định 2 thành tố là thước đo chuẩn mực tạo nên
một chính nhân quân tử: tính Thiện và tính Nhân. 423 lời Phật dạy được ghi
trong Pháp cú kinh đều nói về tính Thiện. Phật Thích Ca từng răn dạy:
-

Phải sống hợp đạo đức: “Đời ta yên lặng, không oán không

phiền.Người đều thù oán, ta vẫn thản nhiên” [8; tr127]. Mỗi con người được
sống yên vui là nhờ tâm thiện, không thù, không oán.
18



- Hãy tự thấy mình: Tự thấy là quý, giữ ý rèn mình tự bớt không thôi,
không tham lam, vị kỷ.Tự thấy mình là điều kiện tiên quyết dẫn đến thiện.
- Phải sống thanh thản: “Đời ta yên lặng, không nghĩ quanh co. Người đểu
lo sợ, ta vẫn không lo”[8;tr127]. Chính là tâm chính thì không gì phải lo sợ.
- Phải giữ tâm thiện: “Thương giữ tâm luôn, giữ đừng giận nóng, tâm
ác phải trừ, nghĩ theo đạo đúng” [8; tr130]. Tâm có thiện thì mới sáng
nhân lễ trí tín.
- Biết nhận sự cuồng dại của mình là trí: “Người ngu chịu nhận ngu, đáng
vào bậc khôn giỏi. Kẻ ngu mà khoe khôn, ấy là ngu quá đỗi” [8;tr131]. Nếu
người không hiểu biết, không nhận thức sai lầm của mình, còn người khôn thì
nhận biết được sai lầm của mình để sửa chữa. Đó là người có trí.
- Hãy từ bỏ tham vọng thấp hèn: “Chớ gần thói đê hèn, chớ theo
phương càn rỡ, chớ gây giống gian tà; chớ theo đòi làm dở” [8; tr135].
- Dứt bỏ tật xấu: “không giận, không kiêu, tham yêu, tránh bỏ” [8;tr136].
Danh sắc đều không, vô vi hết khổ. Những thói xấu như tham lam, oán giận,
kiêu căng, hám danh lợi, dục vọng làm hại người, tạo nên thói hư tật xấu.
- Chính ta là vị cứu tinh của ta: tự ta sẽ làm tất cả. Tự ta sẽ vươn lên, tự
ta sẽ tìm đến con đường để đạt đến sự thành đạt.
550 bài nói của Khổng Tử trong Luận ngữ đều đề cập tới tính Thiện.
Nho giáo với tính cách là học thuyết chính trị - đạo đức luôn đề cao tính thiện
của con người. Từ thưở vỡ lòng khi mới chập chững học những bước đi đầu
tiên trên con đường làm Người theo sách thánh hiền, Nho giáo đã chỉ dẫn:
“Nhân chi sơ, tính bản thiện” tức là con người mới sinh ra ai cũng đều lương
thiện, ai cũng hiền lành. Những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp ấy dần được tôi
luyện, bồi đắp thông qua con đường giáo dục. Khổng Tử cho rằng: “Ăn ở đối
đãi phải khiêm cùng, làm việc phải nghiêm cẩn, giao thiệp với người phải
trung thực. Dẫu nước di dịch cũng không thể bỏ được điều ấy” [31; tr67].
Khổng Tử quan niệm trong con người cần có 5 đức tính: Nhân, Nghĩa, Lễ,
Trí, Tín. Nhưng Nhân là gốc đứng đầu các điều thiện của con người. Nhân

19


mang nghĩa rộng là nhân ái yêu người, yêu vật, đó là lòng tự nhiên, bình thản.
Nhân là cái đích tu dưỡng của con người. Nhân còn có nghĩa là trung, đó cũng
là đạo đối với người, với nước và đối với mình. Nhân còn có nghĩa là hiếu đễ,
là lòng kính yêu cha mẹ, người lớn. Nghĩa là thấy việc gì đáng làm thì làm,
không hề mưu tính lợi cho mình, cũng không cần biết hậu quả ra sao. Lễ là
ngọn, nhân là gốc. “Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?”[31;tr68]. Trí
là sáng suốt, biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét, đề bạt người
chính trực, bỏ người gian dối, xảo trá. Tín là việc thực hiện thành thực điều đã
nói ra, không sai lệch.
81 chương trong Đạo đức kinh của Lão tử phần lớn đều nói đến tính
Thiện. Lão tử nói: “Ta có 3 vật báu thường ôm giữ: Một là Từ, hai là Kiệm,
ba là Không dám đứng trước thiên hạ” [8;tr196]. Từ là từ bi hiền lành, rộng
lòng thương kẻ khác là người mạnh. Sức mạnh của người quân tử là tự thắng
vậy. Kiệm là biết chi tiêu hợp lý, không phung phí. Không dám đứng trước
thiên hạ có nghĩa là không tranh giành địa vị để được ngồi cao. Còn việc có
được vị trí trong xã hội hay không là phải được sự công nhận của tự nhiên
chứ không do mình tranh giành mà có.
Bên cạnh đó, Nho giáo còn quy định nhân cách của một người phụ nữ là
phải theo “Tam tòng, tứ đức”. “Tam tòng” tức là khi còn là con gái thì theo
cha, khi có chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con. Nói cách khác,
người phụ nữ phải phụ thuộc vào người đàn ông. “Tứ đức” thì có Công,
Dung, Ngôn, Hạnh. Công thì lấy việc may vá, thêu thùa, nấu nướng làm chủ,
giữ lửa cho “trong ấm ngoài êm”. Dung thì coi trọng sự thùy mị đoan trang.
Ngôn là cẩn trọng lời ăn tiếng nói sao cho nhẹ nhàng, thoát tục. Hạnh là đề
cao tiết hạnh, sự chung thủy của người phụ nữ. Người Việt Nam xưa với bản
sắc văn hóa riêng kết hợp lời răn dạy trên của đạo Nho đã tạo nên hình tượng
về một người phụ nữ lí tưởng:

“ Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
20




Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua”.
Theo quan niệm nhân cách của chủ tịch Hồ Chí Minh
Nếu như Mac và Lenin là cơ sở để tìm hiểu khái niệm nhân cách thì
quan điểm của Hồ Chí Minh cũng không kém phần quan trọng để tìm hiểu
những biểu hiện nhân cách của con người Việt Nam. Trong nhiều bài huấn thị
của Hồ Chí Minh đều thể hiện đạo đức là cái gốc, nếu không có đạo đức thì
tài cũng vô dụng. Người viết: “…cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân” [20; tr78]. Người xem đạo đức cách
mạng là biểu hiện căn bản của một người có nhân cách nhưng đạo đức không
tách rời với tài năng:

-

Yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội.
Quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ có ích cho cách mạng, cho xã hội.
Người nói: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [20;tr78]. Vì sự
nghiệp đất nước, vì lợi ích chung, lợi ích mọi người mà mỗi cá nhân phải gạt
bỏ lợi ích tư, sự ích kỷ, tính toán. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “trung với
nước, hiếu với dân” là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước và giữ


-

nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước phát triển đi lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng, liêm là những
phẩm chất nhân cách cốt lõi của con người. Nhân là thật thà thương yêu, hết
lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người,
hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực
khổ, không sợ uy quyền. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm
việc bậy, không có việc gì phải giấu đoàn thể. Ngoài lợi ích của đoàn thể,
không có lợi ích riêng phải lo toan. Trí là không có việc gì tư túi làm mù
quáng, cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt, dễ tìm phương hướng, biết xem
người, biết xét việc. Vì vậy, người có “trí” biết làm việc có lợi, tránh làm việc
21


có hại cho đoàn thể. Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc gì phải có gan làm,
thấy khuyết điểm phải có gan sửa chữa, cực khổ khó khăn có gan chịu đựng
hoặc có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần
thì có gan hy sinh tính mệnh cho đoàn thể, cho Tổ Quốc, không bao giờ rụt rè
nhút nhát. Liêm: là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không ham người tâng bốc mình; chỉ có một cái ham là ham học, ham
làm, ham tiến bộ.
Như vậy, theo quan điểm Hồ Chí Minh, nhân cách của một người phải
được thể hiện qua hành động, ý chí đặc biệt là giá trị xã hội của hành động đó
phải đem lại lợi ích cho cách mạng, cho nhân dân. Tư tưởng đạo đức cách
mạng của Hồ Chí Minh cũng là tư tưởng về đổi mới nhân cách con người Việt
Nam ngày nay.
Từ những quan điểm trên, có thể rút ra những biểu hiện quan trọng nhất
của nhân cách con người là: trung thực, dũng cảm trước mọi thử thách, biết

sống đoàn kết, giản dị, khiêm nhường, cần cù, siêng năng trong lao động, biết
sống khoan dung, độ lượng… Đây là những phẩm chất đạo đức mà mỗi người
cần học tập và rèn luyện gian khổ mới có được.
1.1.2.2.

Ưu thế của bộ môn Lịch sử đối với việc giáo dục nhân cách học sinh
Bộ môn Lịch sử không chỉ giáo dục cho chúng ta thái độ, tình cảm yêu,
ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng, mà còn bồi
dưỡng tấm lòng yêu quý lao động, yêu cái đẹp, biết cách ứng xử đúng đắn
trong cuộc sống, biết căm ghét sự áp bức, bất công…. Thông qua con người
với những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục và sự rung cảm mạnh
mẽ, bộ môn Lịch sử có ưu thế giáo dục những biểu hiện nhân cách cốt lõi của
con người như sau:
- Tính trung thực: Trung thực là ngay thẳng, thật thà, là thành thực với
người và cả với chính mình. Đây là một trong những phẩm chất quan trọng
nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính. Tính trung thực giúp con
người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, trở thành sức
22


mạnh lớn nhất giúp thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp
nhận gian dối trong bất kì việc gì. Sống trung thực không phải lúc nào cũng
dễ, nó đòi hỏi sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Walter Anderson
cho rằng: “ Cuộc sống sẽ thay đổi khi chúng ta biết nắm bắt các cơ hội cho
mình, nhưng cơ hội đầu tiên và khó khăn nhất lại là việc chúng ta phải thành
thật với chính bản thân mình”. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua
thiệt, ta vẫn cần phải sống trung thực, có thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà
sống và cảm thấy thanh thản trong lòng. Trung thực trong học tập được thể
hiện rõ nhất là HS tự biết sửa sai, biết chấp hành nội quy của nhà trường của
lớp học, tuyệt đối không sử dụng tài liệu hay quay cóp bài của người khác

trong thi cử. Để giáo dục đức tính trung thực cho các em, GV có thể kể về
những tấm gương của Nho sĩ Việt Nam trọng khí tiết, thanh bạch, ví dụ như
nhân vật Tô Hiến Thành:
Ông không vì tiền bạc của cải mà bà hoàng hậu họ Lê dụ dỗ, đút lót để
đánh mất lòng trung thực của mình. Ông đã khảng khái từ chối: “Làm việc
bất nghĩa mà được giàu sang, người trung thần nghĩa sĩ lẽ nào lại làm?
Huống chi lời nói của vua trước còn văng vẳng bên tai! Tôi không dám
làm”[39; tr70]. Ông cũng không vì biết ơn người khác chăm sóc lúc ốm đau
mà trung thực lựa chọn người thực sự có tài phục vụ cho đất nước. Nhà sử
học Phan Huy Chú có nhận xét trong Lịch triều hiến chương loại chí: “Ông
làm quan đầu triều nhận trọng trách, hết lòng hết sức, khéo xử trong khi biến
cố, dù sóng đánh đập, chuyển lay mà cột đá vẫn trơ trơ không đổi, cuối cùng
khiến cho trên yên dưới thuận, thực không thẹn với phong độ của bậc đại
thần xưa”[39;tr74]
- Tinh thần dũng cảm: Dũng cảm có nghĩa là có dũng khí đương đầu
với nguy hiểm, khó khăn để làm những việc nên làm. Dũng cảm cũng có
nghĩa là dám nhìn thẳng vào sự thật, dám nói lên sự thật. Tình cảm yêu nước
đã phát huy cao độ tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, tạo thành khí phách
23


anh hùng, chủ nghĩa anh hùng. Tố Hữu đã có những vần thơ thật đẹp, thật hay
ca ngợi truyền thống cao quý của dân tộc:
“Dân ta gan dạ anh hùng
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn”
Những trang sử vàng, những chiến công chói lọi từ Bạch Đằng, Chi
Lăng đến Điện Biên Phủ lừng lẫy khắp năm châu của dân tộc Việt Nam từ
xưa tới nay đều được làm nên bằng xương máu, bằng truyền thống yêu nước và
tinh thần chiến đấu dũng cảm. Tinh thần dũng cảm, lòng dũng cảm không chỉ thể
hiện trong chiến đấu, trước thử thách giữa “chết vinh” hay “sống nhục” mà còn

được biểu hiện trong sinh hoạt đời thường. Đối với HS, tinh thần dũng cảm thể
hiện ở việc tự nhận ra khuyết điểm, lỗi lầm của mình để khắc phục hay là dám
ước mơ và thực hiện ước mơ dù gian khổ, vất vả. Trong DHLS, những hành
động như chủ động, hăng hái giết giặc đến hơi thở cuối cùng của tướng quân nhỏ
tuổi Trần Quốc Toản hay người anh hùng Lê Lợi vì nước vì dân mà dựng cờ
khởi nghĩa chống giặc Minh bạo tàn…có thể trở thành những tấm gương anh
dũng tuyệt vời để nêu gương cho HS học tập, noi theo.
- Đức hi sinh: Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, là tự nguyện nhận phần
thiệt thòi, mất mát nào đó vì mục đích cao cả, vì lí tưởng lớn lao. Hi sinh là
thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì
mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh
mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt
qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống. Người có lòng hi sinh luôn
được mọi người ghi nhớ công ơn, góp phần đem lại cho đất nước phát triển.
Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản
lĩnh, làm việc gì cũng chỉ biết so đo, tính toán. Nếu như xã hội không có
những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên
tươi đẹp? Trong lịch sử Việt Nam (thế kỉ X – XV), GV có thể xây dựng biểu
tượng về Thái hậu Dương Văn Nga để giáo dục đức hi sinh cho các em. Với
một người phụ nữ thì hạnh phúc đơn giản là có được một mái ấm gia đình.
24


Nhưng đứng trên cương vị là “mẫu nghi thiên hạ”, khi đất nước lâm nguy, bà
sẵn sàng hi sinh “danh tiết” của bản thân, hi sinh quyền lợi của dòng họ để
khoác áo long bào cho Lê Hoàn lên làm vua, tiến hành kháng chiến chống
giặc ngoại xâm. Hành động này của bà bị các sử gia phong kiến lên án gay gắt
nhưng xét về gốc đó chính là một sự hi sinh cao thượng của một người phụ nữ
luôn nghĩ cho nước, cho dân.
- Tính cần cù, sáng tạo trong lao động: Cần cù, sáng tạo là phẩm chất

tốt đẹp cần được phát huy của người lao động đặc biệt trong thời đại “toàn
cầu hóa” hiện nay. Từ xưa, ông cha ta đã có những lời khuyên vàng ngọc về
tính siêng năng trong lao động, học tập:
“Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho!”
hay:
“Đời người chỉ một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang”
Bên cạnh đó, trí sáng tạo của con người cũng luôn được đề cao từ trước
tới nay. Nhân vật nổi tiếng Steve Jobs đã từng khẳng định: “Sự sáng tạo phân
biệt người lãnh đạo và kẻ theo sau” (Innovation distinguishes between a
leader and a follower). Có thể nói, siêng năng cộng với sáng tạo chính là
động lực để xã hội ngày càng phát triển tiến bộ, văn minh. Trong lịch sử, GV
có thể lấy những tấm gương siêng năng, sáng tạo trong học tập mà đạt tới
thành công như Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh… để giáo dục ý thức tự vươn
lên học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong học tập cho HS.
- Lòng khoan dung, độ lượng: Khoan dung ở đây được hiểu là sự tha
thứ cho lỗi lầm của kẻ khác, là làm bạn khi kẻ thù đã cúi đầu nhận tội. Khoan
dung còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình để tiếp tục đứng lên, tiếp tục
hoàn thiện bản thân. Vì vậy, khoan dung là biểu hiện của một nhân cách cao
đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Vào năm 1427,
khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Trước kẻ thù giết cha, cướp nước đang thất
25


×