Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tính chất cơ lý vải len và vải pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quá trình sản xuất veston nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn này, dưới sự hướng dẫn nhiệt
tình, động viên và khích lệ của thầy giáo TS. Phạm Đức Dương về chuyên môn
cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phạm
Đức Dương, các thầy, cô Bộ môn Vật liệu và Công nghệ Hóa dệt, Viện Dệt may
Da giầy và Thời trang, Viện đào tạo Sau đại học, trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến KS Hà Mạnh - P.Trưởng
phòng Cơ điện - Tổng công ty May 10 nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình thực hiện thí nghiệm của đề tài.
Mặc dù luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để thực hiện và hoàn
thành luận văn này, tuy nhiên do thời gian có hạn và bản thân còn nhiều hạn chế
trong quá trình nghiên cứu nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp.

1


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm thí
nghiệm vật liệu dệt may da giầy - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trung
tâm sản xuất dịch vụ - Trường Cao đẳng công nghiệp Dệt may Thời trang Hà
Nội. Các nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là do tác
giả nghiên cứu và tự trình bày dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Phạm Đức
Dương, không sao chép của tài liệu khác.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, số liệu cũng
như các kết quả nghiên cứu trong luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015.
Người thực hiện



Đặng Trần Thiều

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng số liệu trong luận văn
Danh mục các hình vẽ và đồ thị trong luận văn
Mở đầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN QUÁ TRÍNH SẢN XUẤT VESTON
NAM TỪ NGUYÊN LIỆU LEN VÀ PHA LEN.
1.1 Tổng quan về quá trình sản xuất veston nam
1.1.1 Sơ đồ công nghiệp quá trình sản xuất veston nam
1.1.2 Đặc điểm quá trình sản xuất may đo
1.1.3 Đặc điểm quá trình sản xuất quy mô công nghiệp
1.1.4 Kết luận
1.2 Tổng quan về xơ len lông cừu
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Hình thái học
1.2.3 Tính chất cơ bản của xơ len lông cừu
1.2.4 Sử dụng len lông cừu
1.2.5 Sử dụng vải pha len
1.3. Kết luận phần tổng quan
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.4. Nội dung nghiên cứu.
2.4.1. Nghiên cứu xác định các tính chất của một số loại vải len và vải
pha len
2.4.1.1 Nghiên cứu xác định các đặc trưng cấu trúc vải len và vải pha
len
2.4.1.2 Nghiên cứu xác định tính chất cơ học của vải len và vải pha len
2.4.1.3 Nghiên cứu xác định tính chất tiện nghi của vải len và vải pha
len
2.4.1.4 Nghiên cứu xác định tính chất bề mặt, biến dạng nén của vải
len và vải pha len
2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất cơ lý vải len và vải
pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quy trình sản
xuất veston nam.
2.4.2.1 Ảnh hưởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến khả năng
3

Trang
1
2
3
5
7
8
9
10
10
10

16
16
17
17
17
18
19
23
24
25
26
26
26
26
26
26
26
27
28
31
31

31


giữ nếp của vải khi là rẽ các chi tiết của sản phẩm veston nam
2.4.2.2. Ảnh hưởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến khả năng
giữ nếp của vải khi là rẽ các chi tiết sản phẩm veston nam khi có sử
dụng dung dịch Siroset
2.4.2.3 Ảnh hưởng độ co sau giặt của vải len và vải pha len đến thông

số thiết kế veston nam
2.4.2.4 Ảnh hưởng độ co nhiệt của vải len và vải pha len đến thông số
thiết kế veston nam
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu tính chất của vải len và vải pha len
3.1.1 Kết quả xác định đặc trưng cấu trúc của vải len và vải pha len
3.1.2 Kết quả xác định độ bền, độ giãn của vải len và vải pha len
3.1.3 Kết quả xác định độ hút ẩm của vải len và vải pha len
3.1.4 Kết quả xác định độ thông hơi của vải len và vải pha len
3.1.5 Kết quả xác định độ nhàu của vải len và vải pha len
3.1.6 Kết quả xác định độ mềm rủ của vải len và vải pha len
3.1.7 Kết quả xác định đặc tính bề mặt của vải len và vải pha len
3.1.8 Kết quả xác định biến dạng nén của vải len và vải pha len
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số tính chất cơ lý vải len
và vải pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế trong quy
trình sản xuất veston nam
3.2.1 Ảnh hưởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến quá trình là rẽ
các chi tiết veston nam
3.2.2 Ảnh hưởng độ nhàu của vải len và vải pha len đến quá trình là rẽ
các chi tiết sản phẩm veston nam có sử dụng dung dịch Siroset
3.2.3 Ảnh hưởng độ co sau giặt của vải len và vải pha len đến thông số
thiết kế veston nam
3.2.4 Ảnh hưởng độ co nhiệt của vải len và vải pha len đến thông số
thiết kế veston nam
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Tài liệu tham khảo

4


32

33
33
35
35
35
36
40
41
43
44
46
48
50

50
54
59
61
62
62
63


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ASTM

American Society for Testing and Materials


BS

Brittish Standard

CP

Cổ phần

ĐKTC

Điều kiện tiêu chuẩn



Độ giãn đứt

FOB

Free on Board

FTA

ASEAN Free Trade Area

G0

Khối lượng cốc nước + vải khi bắt đầu đặt vào bình hút ẩm.

G24


Khối lượng cốc nước + vải sau 24h trong bình hút ẩm.

HR

Hệ số độ rủ

ISO

International Organization for Standardization

KT

Kích thước

LC

Đặc tính tuyến tính nén của vải

LE1

Mẫu vải len 1

LE2

Mẫu vải len 2

LE3

Mẫu vải len 3


MIU

Giá trị trung bình hệ số ma sát bề mặt mẫu vải

MMD

Giá trị độ lệch trung bình của hệ số ma sát

NF

Tiêu chuẩn Pháp

Nm

Chi số sợi

ODM

Original Designed Manufacture
5


PA

Polyamide

PAN

Polyacrilonitrin




Độ bền đứt

PET

Polyester terephtalate

PLE1

Mẫu vải pha len 1

PLE2

Mẫu vải pha len 2

PLE3

Mẫu vải pha len 3

RC

Khả năng phục hồi biến dạng nén (%)

SMD

Giá trị độ lệch trung bình của độ nhám bề mặt vải (µm)

TB


Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TM

Độ dày của mẫu vải dưới áp lực 50cN/cm2

T0

Độ dày của mẫu vải dưới áp lực 0.5cN/cm2

TN

Thí nghiệm

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

V

Tốc độ thông hơi của mẫu thí nghiệm sau 24h trong bình hút ẩm.

WC

Năng lượng nén trên một đơn vị diện tích (cN/cm2)


Wđktc

Khả năng hấp thụ nước ở điều kiện tiêu chuẩn

Wmax

Khả năng hấp thụ nước lớn nhất

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

ΔG

Chênh lệch khối lượng cốc nước + vải sau 24h

ΔGTB

Độ chênh lệch khối lượng trung bình.

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN VĂN

TT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4

Hình 1.5
Hình 1.6

Hình vẽ
Sơ đồ quá trình sản xuất veston
Sơ đồ lắp ráp áo veston nam
Mô hình cấu tạo của xơ len theo thiết diện ngang
Hình dáng mặt cắt ngang của xơ len
Hình dáng bên ngoài của xơ len
Hình mô phỏng cấu tạo mạch polypeptit ở dạng α và β

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8

Thiết bị kiểm tra đa năng AND
Thiết bị đo độ thoáng khí
Thiết bị đo độ thông hơi
Thiết bị đo độ rủ của vải
Dụng cụ xác định góc hồi nhàu
Hệ thống thiết bị Kawabata
Mô phỏng quá trình xịt dung dịch Siroset trước khi là rẽ
Thiết bị giặt mẫu Electrolux E1280

7


Trang
11
15
18
20
20
21
27
28
29
29
30
31
32
33


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Kết quả nghiên đặc trưng cấu trúc của vải len và vải pha
len.


35

Bảng 3.2

Kết quả nghiên cứu độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải
len và vải pha len theo hướng sợi dọc

36

Bảng 3.3

Kết quả nghiên cứu độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải
len và vải pha len theo hướng sợi ngang

38

Bảng 3.4

Kết quả nghiên cứu độ thoáng khí của vải len và vải pha
len

40

Bảng 3.5

Kết quả nghiên cứu độ thông hơi của vải len

41

Bảng 3.6


Kết quả nghiên cứu độ thông hơi của vải pha len

42

Bảng 3.7

Kết quả nghiên cứu góc hồi nhàu của vải len và vải pha
len

43

Bảng 3.8

Kết quả nghiên cứu độ rủ của vải len

44

Bảng 3.9

Kết quả nghiên cứu độ rủ của vải pha len

45

Bảng 3.10 Kết quả nghiên cứu đặc tính bề mặt của vải len

46

Bảng 3.11 Kết quả nghiên cứu đặc tính bề mặt của vải pha len


47

Bảng 3.12 Kết quả nghiên cứu biến dạng nén của vải len

48

Bảng 3.13 Kết quả nghiên cứu biến dạng nén của vải pha len

49

Bảng 3.14 Kết quả nghiên cứu khả năng phục hồi nhàu sau quá trình
là rẽ của vải len và pha len

51

Bảng 3.15 Kết quả nghiên cứu khả năng phục hồi nhàu sau quá trình
là rẽ của vải len và vải pha len khi có dung dịch Siroset

55

Bảng 3.16 Kết quả xác định độ co của vải len sau quá trình giặt

59

Bảng 3.17 Kết quả xác định độ co của vải pha len sau quá trình giặt

59

Bảng 3.18 Kết quả xác định độ co nhiệt của vải len và vải pha len


61

8


MỞ ĐẦU
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu của Việt Nam năm 2014 với
kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD. Dưới tác động của các hiệp định thương
mại tự do (FTA) sắp được ký kết, đà tăng trưởng mạnh mẽ này được đánh giá sẽ
tiếp tục duy trì trong năm 2015.
Có thể nói rằng ngành dệt may là một ngành trong những điểm sáng trong
bức tranh xuất khẩu của Việt Nam năm 2014. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị
xuất khẩu đã đẩy mạnh cán cân thương mại của ngành về hướng xuất siêu. Với
giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1,955 tỷ USD/tháng, các chuyên gia cho rằng
năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành
dệt may Việt Nam. Cụ thể ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp
mở rộng thị phần tại nhiều thị trường trong đó có thị trường Mỹ. Hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17 - 18%, khi TPP được
ký kết thuế suất này sẽ giảm dần xuống 0%.
Tuy nhiên trên thực tế, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là
gia công cho nước ngoài do đó mà giá trị gia tăng trên một sản phẩm may là
không cao, chủ yếu là giải quyết việc làm cho người lao động.
Với các doanh nghiệp sản xuất may trong nước khi gia công các sản phẩm
may cho nước ngoài rất ít chú trọng đến khâu phân tích nguyên phụ liệu bởi
nguồn nguyên liệu gần như do các hãng nước ngoài đặt hàng cung cấp. Việc
không quan tâm hay quá phụ thuộc vào nguyên liệu do nước ngoài cung cấp sẽ
làm cho doanh nghiệp mất đi sự cạnh tranh, thiếu tự tin khi chuyển sang gia
công các mặt hàng không phải là truyền thống bởi khi đó các tính chất của yếu
tố nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi. Thực tế cho thấy khi các tính chất của

nguyên liệu vải đầu vào thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các thông số công nghệ và
thiết kế khi sản xuất hàng may mặc nhất là khi sản xuất các loại vải có tính chất
khá đặc biệt như: Độ giãn, đàn hồi cao, khả năng chống nhàu cao, độ bền cao…
Đây cũng là lý do để thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các tính
chất cơ - lý vải len và vải pha len đến một số thông số công nghệ và thiết kế
trong quá trình sản xuất veston nam”
9


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN QUÁ TRÍNH SẢN XUẤT VESTON NAM TỪ
NGUYÊN LIỆU LEN VÀ PHA LEN.
1.1 Tổng quan quá trình sản xuất veston nam
1.1.1 Khái quát quá trình sản xuất veston nam trong công nghiệp
Trong quá trình sản xuất may nói chung và sản xuất sản phẩm veston nói riêng,
qui trình sản xuất được hiểu là trình tự các bước cần tiến hành để có thể sản xuất
ra sản phẩm. Với dòng sản phẩm veston có ưu thế mang lại giá trị gia tăng cao
cho xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước thì qui trình
lại càng cần phải quan tâm và đầu tư và nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu về
khâu nguyên liệu để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều các công ty đầu tư dây chuyền sản xuất
veston nam, một số công ty tiêu biểu như:
- Miền Bắc có: Tổng công ty May 10, công ty CP May Sông Hồng Phú Thọ
- Miền Trung: Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ
- Miền Nam có: Tổng công ty X28, tổng công ty CP may Nhà Bè, công ty An
Phước…
Trong khả năng có thể và qua các kênh thông tin khác nhau, đề tài đã tiến hành
tìm hiểu qui trình công nghệ của các doanh nghiệp này và khảo sát thực tế qui
trình công nghệ tại Tổng công ty May 10. Qua tìm hiểu và khảo sát thực tế cũng
như thực tế đã từng thiết kế, may loại sản phẩm này cho thấy: Với các công ty

khác nhau, qui trình công nghệ, cách thức tiến hành cũng có sự khác nhau phụ
thuộc vào dây chuyền thiết bị, cách thức quản lý, kỹ năng người lao động và
“văn hóa” doanh nghiệp. Tuy nhiên với các quá trình sản xuất của các công ty
này vẫn có những nét chung và có thể khái quát lại qui trình sản xuất veston
nam ở qui mô công nghiệp thành bảy công đoạn bao gồm: Nghiên cứu đối
tượng, nghiên cứu nguyên phụ liệu, nghiên cứu thiết kế, cắt, chuẩn bị may, may
và hoàn thiện sản phẩm. Khái quát bảy công đoạn này theo sơ đồ khối hình 1.1.
10


1. Nghiên cứu
đối tượng

2. Nghiên cứu về
nguyên phụ liệu

3. Nghiên cứu về
thiết kế

6. May

5. Chuẩn bị may

4. Nghiên cứu về
quá trình cắt

7. Hoàn thiện sản
phẩm

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình sản xuất veston

Với các công đoạn như trên, thì trong mỗi công đoạn lại chia nhỏ theo các bước
công việc với nhiệm vụ riêng của các bước công việc này. Cụ thể như sau:
* Nghiên cứu đối tượng:
- Nghiên cứu thị trường: Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi sự ra đời của
các doanh nghiệp may ngày càng nhiều, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO
thì các doanh nghiệp may không ngừng tăng lên về số lượng và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Hàng nhập ngoại cũng tăng
lên với số lượng đáng kể làm mức độ cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày
càng gay gắt. Vì vậy các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, có nhiều
đối thủ cạnh tranh với mục đích tranh dành và mở rộng thị trường. Đối với các
doanh nghiệp may sản xuất mặt hàng FOB thì việc nghiên cứu thị trường đóng
vai trò cực kỳ quan trọng, là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Vì vậy để
tạo ra dòng sản phẩm phù hợp với số đông khách hàng thì đòi hỏi doanh nghiệp
phải chú trọng đến khâu nghiên cứu thị trường. Đó là một công việc rất quan
trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thị trường mục tiêu: Gắn liền với sự phát triến kinh tế, vị trí địa lý,
phong tục tập quán của từng vùng. Ngày nay cùng với sự phát triến mạnh mẽ
của nền kinh tế, khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại làm cho đời sống vật chất
của người dân ngay càng được nâng cao do đó thời trang phát triển là một quy
11


luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy có thể khẳng định thời trang Việt Nam là đầy
tiềm năng và là cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh xây dựng thương hiệu của
mình. Trong những năm gần đây thời trang Việt Nam đã có những bước tiến
đáng kể tuy nhiên thời trang Veston nam vẫn chưa thực sự nổi trội, những hãng
thời trang có tên tuổi không nhiều như: May 10, Việt Tiến, Hòa Thọ… Chính vì
vậy các doanh nghiệp may Viêt Nam cần khai thác hiệu quả thị trường trong
nước vì nhu cầu sản phẩm ở thị trường này là rất lớn, có nhiều cơ hội để phát
triển.

- Khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu là nội dung quan trọng
của việc nghiên cứu thị trường. Nhờ việc nghiên cứu này nó giúp cho chúng ta
có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như (khách hàng cần gì, khách
hàng là đối tượng nào và tại sao họ lại có nhu cầu về sản phẩm đó.. ). Khi nền
kinh tế phát triển thì nhu cầu mua sắm ngay càng nhiều do đó thị trường tiêu thụ
cũng được mở rộng. Sản phẩm áo Veston nam phù hợp với rất nhiều lứa tuổi, có
thể nói rằng Veston nam vẫn là trang phục lịch sự, trang trọng chủ đạo trong các
dịp lễ, hội của phái mạnh đến nay vẫn chưa có loại trang phục nào thay thế
được.
* Nghiên cứu về nguyên phụ liệu:
- Đây là khâu vô cùng quan trọng và dường như đây cũng là khâu yếu của các
doanh nghiệp may hiện nay trong quá trình sản xuất hàng may mặc nói chung và
Veston nói riêng. Nhiệm vụ của khâu này là nghiên cứu nguyên phụ liệu, tiếp
nhận nguyên phụ liệu từ các nguồn hàng gia công, từ phía khách hàng, từ nơi đặt
mua…phải kiểm tra 100% nguyên liệu về số lượng cũng như chất lượng, mầu
sắc của nguyên phụ liệu theo quy định.
- Cung cấp nguyên phụ liệu mới về cho bộ phận kỹ thuật, báo cáo kết quả kiểm
tra chất lượng và số lượng cho các đơn vị có liên quan.
- Tiến hành phân loại và bảo quản, cấp phát để sản xuất các mặt hàng may mặc
đạt năng xuất cao, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm nguyên phụ liệu và hạ giá
thành sản phẩm.

12


- Phần kiểm tra chất lượng của nguyên liệu hiện nay của các doanh nghiệp chủ
yếu là chất lượng ngoại quan chứ chưa kiểm tra phân tích các chỉ tiêu cơ lý của
vải có ảnh hưởng đến quá trình công nghệ và thiết kế trong quá trình sản xuất
Veston nam. Đây cũng chính là khía cạnh mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tìm
hiểu để có thể thấy được ảnh hưởng của nguyên liệu đến quá trình công nghệ và

thiết kế hàng may mặc nói chung và sản phẩm Veston nam nói riêng.
- Một số doanh nghiệp chỉ làm hàng gia công cho nước ngoài thì hầu như không
quan tâm đến tính chất của nguyên liệu bởi các thông số công nghệ và thiết kế
trong quá trình sản xuất được thực hiện theo sự chỉ dẫn của văn phòng đại diện
hoặc trực tiếp từ khách hàng nước ngoài. Do đó với những doanh nghiệp này rất
hạn chế khi sản xuất hàng may mặc dưới dạng ODM.
* Nghiên cứu về thiết kế:
- Đề xuất mẫu: Đối với các nhà sản xuất thì việc đề xuất mẫu luôn là một khâu
quan trọng giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm. Vì vậy đề xuất
mẫu phải được doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng hướng. Đây là công đoạn
được thực hiện ngay sau khâu nghiên cứu thị trường. Mặt hàng veston nam vẫn
là loại trang phục được nhiều người yêu thích, bởi nó phù hợp với nhiều lĩnh
vực và ngành nghề khác nhau và có thể sử dụng trong những điều kiện thời tiết
khác nhau.
- Nghiên cứu mẫu: Là quá trình chúng ta tìm hiểu, xem xét các điều kiện để có
thể sản xuất một sản phẩm may theo phương thức sản xuất của hàng may mặc
công nghiệp
- Thiết kế các loại mẫu phục vụ cho công đoạn cắt và may
- Xây dựng phương pháp công nghệ, quy trình tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật
làm cơ sở cho công đoạn cắt, may, hoàn thành.
- Xây dựng định mức lao động, định mức tiêu hao nguyên phụ liệu.
* Nghiên cứu quá trình cắt:
- Công đoạn cắt có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công
đoạn may vì vậy năng suất và chất lượng công đoạn cắt ảnh hưởng trực tiếp đến

13


năng suất chất lượng bán thành phẩm, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong
việc tiết kiệm nguyên phụ liệu, hạ giá thành sản phẩm.

- Trong công nghiệp để cắt các bán thành phẩm ta sử dụng các loại máy cắt để
cắt các chi tiết theo sơ đồ giác mẫu, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cấp
phát kịp thời cho công đoạn may, vì vậy trong quá trình cắt phải đảm bảo:
+ Bám sát quy trình công nghệ sản xuất
+ Kiểm tra chất lượng từng khâu
+ Các bán thành phẩm phải được cắt chính xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật
+ Quản lý tốt các khâu để tránh lãng phí tiết kiệm nguyên phụ liệu
* Chuẩn bị may:
Chuẩn bị kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế của các công đoạn sản xuất chính cũng như của toàn bộ cơ
sở sản xuất. Bởi vì chuẩn bị kỹ thuật là toàn bộ khâu thử nghiệm có vận dụng
kinh nghiệm thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất để thiết lập toàn bộ văn
bản về kỹ thuật, các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình
sản xuất chính, làm cơ sở đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng của sản phẩm,
tiết kiệm nguyên phụ liệu. Công việc cụ thể:
+ Thiết kế các loại mẫu phục vụ cho công đoạn cắt và may.
+ Xây dựng phương pháp công nghệ, quy trình tiêu chuẩn và quy trình kỹ
thuật làm cơ sở cho công đoạn cắt, may, hoàn thành.
+ Thiết kế dây chuyền sản xuất cho công đoạn may ứng với mã hàng.
+ Xây dựng định mức lao động, định mức tiêu hao vải, nguyên phụ liệu.
+ Chuẩn bị nguyên phụ liệu, thiết bị, vật tư cho các khâu như: Là, cán ép mex,
mùng, dựng, làm dấu…để chuẩn bị cho công đoạn may.
* May:
- Đây là công đoạn chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong quá trình gia
công sản phẩm chiếm khoảng 75 - 80%. Công đoạn này có thể coi như một đơn
vị thi công bản thiết kế dây chuyền may, trong đó họ bố trí thiết bị công cụ, phân
công lao động cụ thể, điều hành giám sát và điều chỉnh bản thiết kế dây chuyền
chưa hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất nhịp nhàng.
14



- Quá trình gia công, lắp ráp một sản phẩm may có thể phân tích nhỏ thành
nhiều nguyên công vì vậy nó có tổ chức sản xuất theo dây chuyền rõ ràng nhất,
xác định được thời gian trung bình của dây chuyền và phần lớn các nguyên công
có thể gia công cùng lúc. Hình 1.2 là một ví dụ sơ đồ lắp ráp áo Veston nam.
- Có thể phân công lao động chuyên môn hóa nhỏ đến mức như là một lao
động có thể chỉ thực hiện một nguyên công và cũng có thể là một số nguyên
công sao cho nhịp dây chuyền cân bằng.
SẢN PHẨM HOÀN CHỈNH
Cụm chi tiết cổ áo

Cơi+nắp túi

Tay lót

Tay lót nhỏ

Tay chính

Tay chính nhỏ

Tay hoàn chính

Thân trước hoàn chính

TT+TS hoàn chính

Thân trước hoàn chính

Tay hoàn chính


Tay chính nhỏ

Tay chính

Tay lót nhỏ

Tay lót

Mọng tay

Đề cúp

Thân trước chính

Thân sau chính

Thân sau chính

Thân trước chính

Đề cúp

Cơi ngực+nắp túi

Đề cúp lót

Ve nẹp

Thân trước lót


Thân sau lót

Thân sau lót H/C

Thân sau lót

Ve nẹp

Thân trước lót

Đề cúp lót

Viền+lót túi

Hình 1.2: Sơ đồ lắp ráp áo Veston nam
* Hoàn thiện:
- Công đoạn hoàn thiện sản phẩm là công đoạn khôi phục lại chất lượng sản
phẩm sau khi đã qua sản xuất các khâu trước đó (khôi phục chất lượng mặt vải,
chất lượng đường may, là hoàn thiện, ép phom dáng sản phẩm…)

15


- Đồng thời thùa, đính, trang trí, đóng gói phải theo tiêu chuẩn và thuận tiện
cho việc kiểm tra số lượng, chất lượng, thuận tiện cho việc bảo quản trưng bầy
và vận chuyển xuất nhập sản phẩm.
1.1.2 Đặc điểm quá trình sản xuất Veston nam may đo
- Là quá trình may đơn chiếc, với số lượng nhỏ lẻ
- Được thực hiện ở các cửa hàng may đo. Ðặc điểm của hệ thống này là đo, thiết

kế và cắt may cho từng người theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, thỏa mãn yêu
cầu của người tiêu dùng về nguyên liệu, màu sắc, kiểu dáng... Người thợ may đo
thường sản xuất riêng lẽ, cá thể theo từng hộ gia đình. Sản phẩm may thỏa mãn
chủ yếu khách hàng ở yếu tố kiểu dáng và độ vừa vặn.
* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Phù hợp với từng đối tượng cụ thể, làm tăng tính thẩm mĩ của
trang phục, tạo nét đẹp mang tính hiện đại, gắn liền với thời trang. Có thể đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu và sở thích, xu hướng thời trang của từng đối tượng
+ Nhược điểm: Khó khăn trong việc sử dụng các hệ thống thiết bị đồng bộ,
sản xuất với số lượng hạn chế, thường là khách hàng đơn lẻ, năng suất lao động
không cao, tiêu hao nhiều nguyên liệu và giá thành cao.
1.1.3 Đặc điểm quá trình sản xuất Veston nam trong công nghiệp
- Là quá trình sản xuất may sẵn để phục vụ với số lượng lớn nhu cầu của thị
trường trong nước và xuất khẩu
- Sử dụng hợp lý sức lao động, thiết bị máy móc, hiểu biết về tính chất nguyên
liệu khi gia công có thể tiết kiệm được nguyên phụ liệu trong khi sản xuất
- Sản xuất hàng loạt với số lượng lớn về sản phẩm, nhanh, giá cả hợp lý, sử dụng
và giải quyết được nhiều nhân công lao động, đáp ứng được nhu cầu của đông
đảo quần chúng
- Sản phẩm may công nghiệp được cung ứng hàng loạt theo hệ thống cỡ số hoàn
chỉnh, được chọn tiêu biểu cho từng loại mẫu người, không sử dụng số đo cá
nhân người sử dụng. Ðây là loại hàng may sẵn và được sản xuất hàng loạt
- Mẫu mã hàng may công nghiệp thường được nghiên cứu thiết kế cẩn thận, chu
đáo và sản xuất theo hợp đồng gia công
16


- Trong xí nghiệp may công nghiệp, người ta phân chia người lao động theo
từng công đoạn sản xuất như: Thiết kế mẫu - chuẩn bị sản xuất - cắt - may - ráp
theo quy trình công nghệ - hoàn tất sản phẩm - kiểm tra chất lượng sản phẩm đóng gói

* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những thiết bị
đồng bộ, công nghệ hiện đại, năng suất cao, sản xuất hàng loạt với số lượng lớn,
có thể tiết kiệm được nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất. Các sản phẩm
may mặc được sản xuất theo "cỡ số" rất tiện lợi cho người tiêu dùng có thể sử
dụng được ngay.
+ Nhược điểm: Không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, sở thích, xu hướng thời
trang của từng đối tượng cụ thể, khó bảo đảm kích thước vừa vặn và đẹp theo ý
của từng người, nhất là đối với những người có sự khác biệt về vóc dáng.
1.1.4 Kết luận
- Sau quá trình khảo sát thực tế tại các nhà cắt may đo và quá trình sản xuất theo
quy mô công nghiệp tại Tổng công ty May 10 hướng nghiên cứu của đề tài là
nghiên cứu ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đến một số yếu tố công nghệ và
thiết kế trong quá trình sản xuất Veston nam với quy mô công nghiệp.
- Nguyên liệu sẽ sử dụng trong nghiên cứu là vải len và và vải pha len hiện đang
sử dụng khá phổ biến trên thị trường để may veston nam.
1.2 Tổng quan về len lông cừu và vải từ xơ len
1.2.1 Khái niệm
Xơ len được sử dụng khoảng 3000 năm trước công nguyên vào cuối thời
kỳ đồ đá. Hiện nay xơ len chỉ chiếm 5% sản lượng xơ trên thế giới. Trên thế giới
hiện có hơn 40 loại cừu và hơn 200 loại len có chất lượng khác nhau.
Các nước sản xuất len chủ yếu trên thế giới bao gồm: Úc, New Zealand, Liên xô
(cũ) Trung quốc, Nam Phi và Achentina. Len Mông Cổ không nhiều, nhưng nổi
tiếng vì chất lượng cao. Trong các nguồn nguyên liệu dùng làm len thì lông cừu
chiếm khối lượng lớn hơn cả đến 90%, còn lông dê, lông lạc đà và lông súc vật

17


khác chỉ chiếm số lượng nhỏ. Vì vậy trong đề tài sẽ tập chung tìm hiểu về len

lông cừu [2].
1.2.2 Hình thái học [1]
Phần thân xơ len cấu tạo từ nhiều tế bào cấu tạo bởi 03 lớp là lớp vảy
sừng, lớp vỏ (xơ đặc) và lớp lõi (rãnh giữa) như hình 1.3
Lớp vảy sừng
Lớp vỏ

Lớp lõi

Hình 1.3: Mô hình cấu tạo của xơ len theo thiết diện ngang
1. Lớp vảy sừng

2. Lớp vỏ

3. Lớp lõi

+ Lớp vảy sừng: Vẩy là lớp nằm ngoài cùng của thân xơ, làm nhiệm vụ che
trở cho các lớp bên trong của xơ để tránh các tác động từ bên ngoài. Đây là dấu
hiệu đặc biệt để nhận dang ra xơ len khi quan sát qua kính hiểm vi, (Những xơ
khác như bông, tơ tằm, xơ hóa học không có vẩy nên mặt ngoài thường nhẵn).
Vẩy nằm trên mặt xơ theo một chiều, hợp thành một lớp dầy khít, ngọn cái nọ
mọc chờm ra che chở cho gốc cái kia như mái ngói, xuôi chiều từ gốc đến ngọn
xơ. Phần lớp cuối cùng là màng rất mỏng bọc ngoài tương đối bền hóa học.
+ Lớp vỏ: Nắm tiếp ngay sau lớp vẩy, nó là phần chính của xơ len, được
cấu tạo từ những tế bào hình ống, những tế bào hình ống này với chiều dài gần
100µm và đường kính gần 2,5µm nằm thành các hàng gần song song với trục
xơ, cái nọ ngăn cách với cái kia bởi một màng mỏng chưa biết rõ thành phần
hóa học. Mỗi tế bào hình ống lại được cấu tạo từ các thớ gọi là thớ vi lượng, mỗi
18



thớ vi lượng lại cấu tạo từ những thớ nguyên sinh. Bằng nhiều công trình nghiên
cứu người ta đã xác định rằng mỗi thớ vi lượng gồm 11 thớ nguyên sinh, những
thớ nguyên sinh này được sắp sếp theo một trật tự nhất định sao cho 9 thớ tạo
thành vòng ngoài, còn 2 thớ nằm bên trong. Mỗi thớ nguyên sinh là một tập hợp
của ba hoặc hai dây rất nhỏ nằm xoắn với nhau như xoắn thừng. Về thành phần
hóa học của lớp vỏ cũng không đồng nhất, nó gồm hai nửa hình trụ gần bằng
nhau, nằm tiếp xúc với nhau. Hai phần này khác nhau về thành phần hóa học và
một số tính chất khác nữa, chủ yếu do khác nhau về số lượng mối liên kết xictin.
Phần vỏ bền hóa học hơn gọi là paracortec, còn phần kia gọi là ontorcotec. Ở
những xơ len có màu thiên nhiên người ta quan sát thấy các hạt pigmen (sắc tố)
nằm xen kẽ ở các tế bào hình ống.
+ Lớp lõi: Ở những xơ mảnh (len tơ) chỉ gồm hai lớp; lớp vẩy và lớp vỏ,
còn lớp lõi chỉ thấy có ở len thô và len chết. Lớp lõi cấu tạo từ những tế bào
hình dạng khác nhau nằm xen kẽ với những khoang trống chứa không khí.
Khi nghiên cứu về thành phần hóa học của xơ len, sau khi phá hủy và hòa
tan kêratin len bằng các hóa chất thích hợp người ta đã thấy rằng phần không
phải của keratin của len chiếm 7 - 10% khối lượng toàn bộ của xơ. Phần này
gồm có màng mỏng bọc ngoài lớp vẩy (êpicuticun), màng ngăn giữa các tế bào
hình ống của lớp vỏ và các nhân tế bào. Như vậy là kêratin chiếm gần 90% khối
lượng xơ và nằm trong các tế bào riêng biệt. Các tế bào này ngăn cách với nhau
bởi một màng bền vững không phải là kêratin.
Len mộc là len còn chứa các tạp chất như mỡ len, mồ hôi, tạp chất thực vật
như thân lá các loại cỏ và đất, cát, các chất bẩn khác. Để loại trừ các tạp chất
này ra khỏi xơ người ta dùng kết hợp các quá trình gặt bằng dung dịch các chất
tẩy rửa tổng hợp, cacbon hóa, tẩy trắng v.v…Song để bảo vệ tính chất cơ lý của
xơ len, trong quá trình gia công hóa học người ta vẫn giữ lại một lượng nhất
định mỡ len để giữ cho nó mềm mại, bóng mượt
1.2.3 Đặc điểm và tính chất của xơ len lông cừu và vải len [2,3]
* Đặc điểm hình thái: Xơ len có rất nhiều màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà, be nhạt

đến vàng, nâu và đen. Len dễ nhuộm, tuy nhiên rất khó để giữa được màu trắng
19


tính. Xơ len có xu hướng chuyển sang màu vàng dưới tác dụng của ánh nắng
mặt trời và lão hoá bởi thời gian.
Hình dáng bên ngoài: Chiều dài của xơ len phụ thuộc vào giống cừu và điều
kiện nuôi, thời gian nuôi. Thông thường xơ len có chiều dài từ 1-14 inch (25400mm) xơ mịn thường ngắn hơn, xơ thô thường dài hơn. Đường kính của xơ
len thường trong khoảng từ 8-70 micromet. Mặt cắt ngang của xơ len có dạng
ovan, elíp hoặc gần tròn (hình 1.4). Hình dáng bên ngoài, xơ len bao bọc bên
ngoai bởi 1 lớp vảy (Hình 1.5), xơ len có độ quăn tự nhiên.

Hình 1.4: Hình dáng mặt cắt
ngang của xơ len

Hình 1.5: Hình dáng bên ngoài
của xơ len

* Tính chất cơ – lý - hóa
Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của len khoảng 1,32 đến 1.33g/cm3
Độ bóng: Độ bóng của len thấp vì len có lớp vảy bên ngoài và bề mặt không
nhẵn bóng.
Độ bền: So với các loại xơ dệt khác được sử dụng để làm quần áo thì len là xơ
có độ bền kéo đứt thấp (1.0 - 1.7 g/D). Tuy nhiên độ bền của nó vẫn ở mức độ
tốt đối với vật liệu làm quần áo.
Độ giãn: Len có khả năng co giãn tuyệt vời chỉ kém các xơ nhiệt dẻo như PET,
PAN, PA. Độ giãn đứt khoảng của len khoảng 30 - 40%.
Độ nhàu của vải len: Len có độ hồi nhàu rất tốt, gần như không nhàu. Do trong
mạch đại phân tử có cấu trúc mắt lưới dạng α khi có lực tác dụng mạch đại phân
20



tử của len sẽ chuyển từ dạng sang dạng β (Hình 1.6) do đó len có khả năng
chống nhàu tốt.
Dạng α

Dạng β
Hình 1.6: Hình mô phỏng cấu tạo mạch polypeptit ở dạng α và β
Tính hút ẩm: Len là một trong những loại vật liệu dệt có khả năng hấp thụ nước
cao nhất trong các xơ dệt phổ biến do trong phân tử có nhiều nhóm ưa nước và
nó có cấu trúc với tỷ lệ phần vô định hình cao. Trong ĐKTC hầm ẩm của len đạt
15-17% và có thể đạt 40% trong điều kiện môi trường bão hòa hơi nước. Len có
thể hấp thụ một lượng hơi nước bằng một phần ba khối lượng nó mà vẫn cho ta
cảm giác khô. Đó là tính chất giúp len có thể dùng để làm đồ lót cao cấp.
Tính chất cách nhiệt: Xơ len có độ dẫn nhiệt và dẫn điện kém. Các xơ len mảnh
thường dùng để kéo sợi len trải kỹ có chi số cao, cấu trúc chặt chẽ, chứa ít
không khí nên khả năng cách nhiệt thấp dùng để may hàng mùa hè còn gọi là len
lạnh. Các loại xơ len thô và len nửa mịn dùng để kéo sợi trải thô cấu trúc xốp
hơn nên chứa được một lượng không khí lớn, chính lượng không khí này tạo cho
len có khả năng cách nhiệt giữ ấm rất tốt. Mặc dù dẫn điện kém, nhưng len có
độ ẩm rất cao, vì vậy len thường ít tĩnh điện.
Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khả năng chịu nhiệt của các loại xơ có gốc protein cao
hơn xenlulo (>130oC). Nếu tác dụng của nhiệt độ trong thời gian dài chỉ cần
nhiệt độ khoảng 80-1000C sẽ làm cho xơ bị giòn, cứng, thay đổi màu sắc và
giảm các tính chất cơ lý. Đến 170-200 oC len bị phân huỷ. Len cháy kém hơn
bông. Len có thể cháy nhờ sự trợ giúp của ngọn lửa, nhưng nếu bỏ ra khỏi ngọn
lửa, len không tự cháy.
Tác dụng với ánh sáng: Xơ len kém bền vững trước tác dụng của ánh sáng, lão
hoá dần dẫn đến giảm độ bền. Tuy nhiên mức độ chịu đựng ánh sáng của len tốt
hơn xenlulo. Len bị giảm độ bền 50 % sau 1120h chiếu sáng.

21


Tác dụng với axit: So với các xơ xenlulo, xơ len bền hơn với axit. Các axit vô cơ
yếu và axit hữu cơ có nồng độ trung bình làm giảm không đáng kể độ bền của
xơ len. Nếu tăng nồng độ và nhiệt độ của dung dịch axit thì thì len cũng sẽ bị
phá huỷ. Axit hữu cơ có tác dụng với protein yếu hơn axit vô cơ.
Tác dụng với kiềm: Xơ len rất kém bền với kiềm.
Kiềm 5% + đốt nóng  phá huỷ len nhanh chóng.
– NH – CO – + NaOH = NH – NH2 + NaOOC –
Phản ứng gây đứt mạch phá hủy xơ len.
Tác dụng với các muối: Các muối axit (NaHSO4, NaH2PO4…..) tác dụng với len
như axit nhưng yếu hơn, các muối có kiềm tính (Na 2CO3, NaHCO3….) tác dụng
lên len như kiềm nhưng yếu hơn. Các loại muối có chứa ion kim loại như Fe 3+,
Al3+, Cr3+ rất dễ hấp thụ vào len, khi nằm trên len, trong quá trình nhuộm nó sẽ
tạo thành phức với một số thuốc nhuộm làm ánh màu bị thay đổi rất khó điều
chỉnh.
Tác dụng của chất oxy hóa và chất khử: Len nhạy cảm với tác dụng của các chất
oxy hóa và chất khử, dưới tác dụng của chúng, mối liên kết cystine sẽ bị đứt, len
bị co và biến dạng.
* Tính chất môi trường
Tác dụng với vi sinh vật: Len ít bị tác động bởi nấm mốc, trừ khi bị cất giữ một
thời gian dài trong điều kiện ẩm mốc. Và cũng có thể dễ dàng giặt sạch. Nhưng
một trong những vẫn đề quan trọng cần chú ý khi bảo quản xơ len đó là xơ len
dễ bị phá huỷ bởi các loại côn trùng đặc biệt là nhậy.
* Các tính chất khác:
Độ ổn định kích thước: Xơ len không tan trong nước nhưng bị trương nở mạnh
trong môi trường nước, chiều ngang tăng mạnh, chiều dài tăng ít (xơ len có thể
tăng diện tích mặt cắt ngang đến 26% còn chiều dài chỉ tăng 1,2 %). Độ ổn định
kích thước của len rất kém, trong lần giặt đầu tiên, vải len có xu hướng giãn ra,

nhưng các lần giặt sau sẽ từ từ co lại nếu không giặt bằng nước lạnh.
Độ bền ma sát: Xơ len là loại xơ có độ bền ma sát không cao.

22


* Nhận biết xơ len
Phương pháp đốt: Khi đốt len co lại trong ngọn lửa, có mùi tóc cháy, tro xốp,
màu đen, dễ bóp vụn. Xơ len chỉ cháy trong ngọn lửa và không duy trì sự cháy
khi bỏ ra khỏi ngọn lửa.
Phương pháp kính hiển vi: Quan sát bề mặt xơ len có lớp vảy sừng che phủ đó là
hình ảnh đặc trưng khác biệt với các loại xơ khác để nhận biết len. Xơ len có
thiết diện ngang gần tròn có rãnh giữa.
Phương pháp dung môi: Vì xơ len kém bền với dung dịch kiềm nên có thể dùng
NaOH 5% kết hợp đốt nóng để hòa tan và nhận biết xơ len.
1.2.4 Sử dụng len lông cừu
Len có thể được pha trộn với các loại xơ hóa học như: PET, PAN, PA
• PET + xơ len mảnh để tạo ra vải dệt thoi may veston
• PAN + xơ len nửa mịn (30/70) pha từ xơ ngắn làm áo len dệt kim
• PA + len: làm sợi lõi, PA là filament lõi giữa, xơ len bọc bên ngoài
Vải len và vải pha len được sử dụng để may các loại quần áo như: Comple, quần
âu, veston, áo măng tô, áo khoác ngoài, áo len chui đầu, dùng làm các sản phẩm
trong nhà như: chăn, vải bọc đồ gỗ, thảm…Trong công nghiệp người ta sử dụng
len để tạo ra các loại quần áo bảo vệ chống cháy.
Các sản phẩm từ xơ len có loại có thể giặt bằng máy ở 30 oC và có xà phòng đặc
biệt. Có loại chỉ cho phép giặt bằng tay và có loại chỉ cho phép giặt khô. Khi là
các sản phẩm vải len, luôn là chế độ có hơi nước, tránh là len khi khô. Nên là
mặt trái của vải, trong trường hợp cần thiết có thể là mặt phải. Khi là, nâng lên
hạ xuống bàn là vào chỗ cần là, hạn chế di bàn là. Nếu đồ len bị ẩm ướt thì làm
khô ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt độ cao. Nếu bị kết, chải kết bằng bàn chải.

Nên để quần áo len trong trạng thái tự do trong vòng 24 giờ giữa hai lần mặc.
Treo trên mắc áo, hoặc ma-nơ-canh có định hình, để không gian treo rộng rãi.
Thông thường, len sẽ thu về kích thước ban đầu sau một thời gian treo tự do
không tác dụng lực, không để đồ trong túi áo, quần, đóng khóa, cài cúc khi treo.

23


1.2.5 Sử dụng vải pha len
Vải pha là vải được dệt từ các loại xơ khác nhau, nhằm hạ giá thành sản
phẩm và tạo ra một sản phẩm kết hợp được những ưu điểm của các loại nguyên
liệu thành phần. Hiện nay các mặt hàng vải pha được sản xuất và sử dụng rất
phổ biến trên thế giới cũng như trong nước.
Có rất nhiều cách sản xuất vải pha như: Dệt những loại vải mà sợi dọc là
một loại nguyên liệu, còn sợi ngang là một loại nguyên liệu, hoặc hai loại
nguyên liệu xơ được kéo sợi riêng sau đó xe chập lại thành một sợi pha. Nhưng
phương pháp phổ biến nhất là pha trộn các loại xơ với nhau ngay từ giai đoạn
kéo sợi. Khi trộn các xơ với nhau để dệt vải pha người ta nhằm các mục đích sau
đây:
+ Để giảm giá thành sản phẩm: Thông thường người ta pha PET với bông
hoặc PET với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bông là hai loại nguyên
liệu có giá thành cao hơn nhiều so với PET.
+ Để đạt hiệu quả hơn trong sử dụng: sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy
của vi sinh vật, lại có khả năng chống biến dạng cao, giữ nếp được lâu…
Vì những lý do kể trên nên mặt hàng vải pha rất đa dạng, và chủ yếu là
pha xơ thiên nhiên với xơ tổng hợp. Thông thường người ta pha 2 thành phần
nguyên liệu nhưng cũng có trường hợp pha nhiều hơn hai thành phần.
* Vải pha len xơ PA:
Xơ polyamit (nylon) dạng xtapen được sử dụng nhiều để pha với len, sản
phẩm tạo ra sẽ cải thiện được một số nhược điểm của len như: Tăng độ bền đứt,

khả năng chống mài mòn, độ bền nhiệt.
Tuy nhiên khi vải pha chứa một tỷ lệ xơ polyamit cao, vải sẽ có ngoại
quan xấu hơn vải 100% len, vải sẽ thô và cứng hơn. Vì vậy người ta chỉ pha
khoảng 10% - 30% xơ polyamit (len chiếm 70% - 90%). Ngoài ra khi tỷ lệ xơ
polyamit cao có thể xảy ra hiện tượng vón gút ở mặt ngoài của vải.
* Vải pha len xơ polyeste:
Vải PET có khả năng cơ học tốt, co giãn tốt, ít nhàu nhưng khả năng hút
ẩm kém và nhìn chung các tính chất cơ lý của PET khá trái ngược với len. Do đó
24


khi pha len với PET không những hạn chế được những nhược điểm của hai loại
xơ này mà còn tận dụng được những ưu điểm của cả hai loại xơ.
Trong công nghiệp dệt, xơ polyester dạng xtapen được sử dụng để pha
len, dệt các loại vải dầy để may quần áo mặc ngoài (ví dụ như veston). Những
loại vải này thường không co, ít nhàu, có độ bền đứt cao hơn vải 100% len.
Thường thì tỷ lệ xơ polyester trong các loại vải pha len này trong khoảng 30%50% sản phẩm tạo ra có khả năng giữ nhiệt cao, khả năng giữ nếp là tốt ngay cả
khi ở trạng thái ướt.
1.3. Kết luận phần tổng quan
- Hiện nay ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp may đã đầu tư dây chuyền sản
xuất Veston phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khuẩn.
- Phần lớn các doanh nghiệp may sản phẩm Veston xuất khuẩn là gia công
cho các hãng nước ngoài nên ít chú trọng đến khâu nghiên cứu các tính chất cơ
lý của vải, đặc biệt là các tính chất cơ lý có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
cho sản phẩm Veston này.
- Trong các loại vải sử dụng để may sản phẩm Veston thì vải len và vải pha
len là những nguyên liệu có giá trị cao sẽ tạo ra sản phẩm cao cấp, có thể đem
lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp khi sản xuất loại sản phầm này.
- Vải len được tạo ra từ xơ len lông cừu có nhiều tính chất cơ lý tốt với những
ưu điểm nổi bật như: Mềm mại, hút ẩm tốt, khả năng co giãn tốt, chống nhàu

cao…Bên cạnh đó vải từ xơ len lông cừu cũng có những hạn chế về: Khả năng
chịu nhiệt, độ bền cơ học, khả năng ổn định kích thước hình dáng. Với các đặc
điểm như vậy thì tính chất cơ lý của vải len và vải có pha thành phần len chắc sẽ
có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm Veston nam. Đây cũng chính là
hướng nghiên cứu mà trong các phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập tới.
- Việc hiểu biết và nắm chắc các tính chất cơ lý của nguyên liệu trong quá
trình sản xuất may sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động, kiểm soát tốt trong công
nghệ và thiết kế sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi
gia công sản sản phẩm từ các loại nguyên liệu khác nhau, từng bước giúp cho
các doanh nghiệp sẵn sàng chuyển sang hình thức sản xuất ODM phù hợp với
chiến lược phát triển của ngành dệt may trong thời gian tới.
25


×