Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mối liên hệ giữa cộng đồng chính trị an ninh với cộng đồng kinh tế ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.8 KB, 3 trang )

Mối liên hêê giữa Côêng đồng chính trị - an ninh với Côêng đồng kinh tê
Cộng đồng ASEAN được cấu thành từ ba trụ cột, Cộng đồng Chính
trị - an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn
hóa – xã hội (ASCC). Đây là những liên kết trên cơ sở một hệ thống
thể chế và thiết chế pháp lý nhằm đạt được các mục tiêu ASEAN
đề ra đối với từng cộng đồng. Mỗi cộng đồng đảm nhận một vai trò
chủ đạo trong mục tiêu chung của Cộng đồng ASEAN “cởi mở,
năng động và tự cường”. Trong bài tập học kì này, em xin trình bày
về mối liên hệ giữa Cộng đồng chính trị - an ninh với Cộng đồng
kinh tế..
Cộng đồng kinh tế được thành lập cùng Cộng đồng chính trị - an
ninh. Mục tiêu chung của hai cộng đồng này là xây dựng Cộng
đồng ASEAN ngày một vững mạnh và phát triển. Ngoài ra, mỗi
cộng đồng lại có mục tiêu riêng:
- Cộng đồng chính trị - an ninh sẽ tạo ra môi trường hòa bình và ổn
định cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, để từ đó các quốc
gia có thể tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển một cách hài
hòa và bền vững. (Kế hoạch hành động ASC).

- Cộng đồng kinh tế có mục tiêu là tạo ra một khu vực kinh tế
ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao và
hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Cộng đồng kinh tế
còn có vai trò thực hiện xóa đói giảm nghèo và cách biệt về kinh
tế, thông qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.


Hai trụ cột cộng đồng này có mối liên hệ chặt chẽ, luôn gắn bó với
nhau trong một thể thống nhất, là điều kiện phát triển và bổ sung
lẫn nhau. Việc xây dựng thành công cộng đồng này là điều kiện
quan trọng cho việc xây dựng cộng đồng kia. Phát triển kinh tế
phải dựa trên nền tảng một nền hòa bình ổn định và ngược lại, liên


kết kinh tế sẽ tạo ra sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích
kinh tế, dẫn tới thúc đẩy các thành viên phải giải quyết xung đột
thông qua các biện pháp hòa bình. Không thể nói đến hợp tác kinh
tế, xây dựng một “xã hội ASEAN” nếu giữa các thành viên vẫn tồn
tại những nghi kị, tranh chấp và bất đồng có thể dẫn tới các nguy
cơ xung đột về quân sự. Ngược lại, những thành tựu về hợp tác
kinh tế sẽ là chất kết dính, khiến sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia thành viên trở nên chặt chẽ và những ràng buộc về lợi ích
kinh tế chung sẽ thúc đầy các quốc gia chung sống với nhau một
cách hòa bình.
Ví dụ: Trong năm 2010, tại khu vực, nảy sinh không ít các diễn biến
phức tạp, như trong quan hệ giữa một số nước trong khu vực, vấn
đề Mi-an-ma, tình hình bất ổn ở Thái Lan…Diễn đàn ARF lần thứ 17
đã thông qua nhiều biện pháp tăng cường hợp tác về cứu trợ thiên
tai, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển,
không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, gìn giữ hòa bình…
ASEAN chủ trương kiên trì đối thoại, xây dựng lòng tin và giải
quyết hòa bình các tranh chấp, trước hết là giữa các nước liên
quan, duy trì bầu không khí thuận lợi cho hợp tác, đối thoại tin cậy
và xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm, vì lợi ích chung của
hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực. Và cũng nhờ APSC
có những chính sách giúp ASEAN hòa bình ổn định nên các thỏa
thuận và cam kết của AEC cũng được thực hiện thành công. Cụ
thể, trong bối cảnh trên, ngày 1 tháng 5 năm 2010, Hiệp định


thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã chính thức có hiệu lực. Gói
cam kết thứ 7 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về thương
mại dịch vụ (AFAS) cũng đã được ký kết tại Hội nghị cấp cao
ASEAN 17.

Tóm lại, Cộng đồng kinh tế AEC và Cộng đồng an ninh – chính trị
APSC là hai cộng đồng không thể tách rời, cùng với Cộng đồng văn
hóa – xã hội ASCC tạo nên Cộng đồng ASEAN gắn kết, phát triển
hùng mạnh. Trên đây là bài tập học kì của em, do hiểu biết của em
còn hạn chế nên mong thầy cô giúp đỡ em hoàn thiện. Em xin
chân thành cảm ơn.



×