Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.44 KB, 7 trang )

Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ Quốc triều hình luật
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong pháp luật phong kiến nói chung và bộ quốc triều hình luật
nói riêng, hình luật là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo
bao trùm toàn bộ nội dung của bộ luật. Các bộ luật phong kiến
không có chương điều riêng quy định các khái niệm, nguyên tắc
pháp lý nhưng nội dung của bộ quốc triều hình luật thể hiện một
số nguyên tắc hình sự chủ yếu như nguyên tắc vô luật bất hình;
nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền; nguyên tắc
về chịu trách nhiệm hình sự; miễn, giảm trách hình sự; nguyên tắc
thưởng người tố giác và trừng phạt kẻ che giấu tội phạm; nguyên
tắc thân thuộc được giấu tội cho nhau. Trong khuôn khổ bài viết
này tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
trong bộ Quốc triều hình luật”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Sơ lược một số nguyên tắc hình sự chủ yếu trong bộ quốc triều
hình luật:
1. Nguyên tắc vô luật bất thành hình (điều 642, 683, 685, 708,
722): trong đó quy định chỉ khép tội khi trong bộ luật có quy định,
không thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã quy định và
nó là tương tự như trong các bộ luật hình sự hiện đại.
2. Nguyên tắc chiếu cố (điều 1, 3,4,5, 8, 10, 16, 17, 680): trong đó
quy định các chiếu cố đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và
người già cả), tàn tật, phụ nữ v.v.


3.Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền (điều 6, 16, 21, 22, 24): đối với
các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu,
tử, thích chữ. Tuy nhiên các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy hiểm
cho chính quyền) và tội đánh roi (có tính chất răn đe, giáo dục)


không cho chuộc.
4. Nguyên tắc trách nhiệm hình sự (điều 16, 35, 38, 411, 412):
trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và
việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác.
5. Nguyên tắc miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450,
499, 553): trong đó quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự
trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp,
tình trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ thập ác,
giết người).
6. Nguyên tắc thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu
(điều 25, 39, 411, 504).
II. Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
Loại người và loại tội được chuộc tội bằng tiền được quy định trong
bộ quốc triều hình luật:
Có 3 trường hợp phạm tội được chuộc tiền:
1.1. Các quan có trách nhiệm cai quản viên chức hay quân dân mà
phạm tội do sơ lỡ, sai lầm, thì từ tội “lưu” trở xuống cho được
chuộc tội bằng tiền (tức là trừ khi phạm vào tội thập ác, bởi thập
ác là những trọng tội)(điều 14).


1.2. Người 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và người tàn tật mà
phạm tội lưu trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền.(điều 16).
1.3. Người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và người tàn tật nặng
(như điên cuồng, rồ rại, cụt cả tay chân, mù cả hai mắt) mà phạm
tội phản nghịch, giết người, đáng xử tử thì phải tâu thỉnh lên vua
để vua quyết có cho chuộc hay không. Những người ấy phạm tội
ăn trộm hay đánh người bị thương thì cũng cho chuộc.(điều 16).
Ngoài ra trong điều 6 có quy định những người thân thuộc về nghị
thân mà phạm tội thì họ tôn thất, họ hoàng thái hậu đều được

miễn, những tội đánh roi, đánh trượng, thích chữ vào mặt họ
hoàng hậu thì được chuộc tội bằng tiền.
Mức tiền chuộc được quy định trong bộ quốc triều hình luật:
Giới quan viên khi phạm từ tội lưu trở xuống cũng được chuộc tội
bằng tiền. Mức độ tiền chuộc được xác định tùy thuộc vào phẩm
trật của người phạm tội, vì nhà làm luật quan niệm người có quan
tước phải chịu trách nhiệm cao hơn dân thường, chức tước càng
cao tiền chuộc càng lớn. Chẳng hạn, để tránh bị thích chữ vào mặt
hoặc cổ, các quan có thể chuộc tiền mỗi chữ như sau: tam phẩm
chuộc hai quan, tứ phẩm một quan năm tiền, ngũ phẩm một quan,
lục phẩm bảy tiền, thất phẩm sáu tiền...(điều 24). Điều 21, tiền
chuộc bị xử đánh trượng – mỗi trượng quan tam phẩm thì phải
chuộc 5 tiề, tứ phẩm 4 tiền, ngũ phẩm, lục phẩm 3 tiền, thất
phẩm, bát phẩm 2 tiền, cửu phẩm, thứ dân 1 tiền. Điều 22, tiền
chuộc tội biếm mỗi hạng, quan nhất phẩm phải chuộc 100 quan,
nhị phẩm 75 quan, tam phẩm 50 quan, tứ phẩm 30 quan, ngũ


phẩm 25 quan, lục thất phẩm 20 quan, bát cửu phẩm 15 quan,
dân đinh,nô tỳ 10 quan. Còn các quan được tập ấm mà chưa có
tước phẩm gì thì cũng được ấm lệ mà giảm 1 bậc. Những kẻ hiện
bị tội bắt làm khao đinh tang thất phụ mà trước đã đồ, làm nô tỳ
phạt tiền 30 quan, tiền chuộc cũng thế. Bị tội bắt làm tượng
phường binh chuộc 60 quan, chủng điền binh 100 quan, bị đày đi
châu gần 130 quan, châu ngoài 200 quan, châu xa 230 quan, tử
tội 330 quan(đàn bà phạm tội thì tiền chuộc cũng vậy).
Đánh giá nguyên tắc chuộc tội bằng tiền trong bộ quốc triều hình
luật:
1.Chuộc tội bằng tiền là một trong những nguyên tắc hình sự chủ
yếu được thể hiện trong bộ quốc triều hình luật. Chuộc tội không

chỉ nhằm làm giàu công khố mà còn tạo điều kiện cho những người
giàu không phải chấp hành hình phạt khi phạm vào những tội nhất
định. Mặt khác nguyên tắc này khá công bằng đối với từng giai cấp
tầng lớp trong xã hội thông qua các điều trong bộ luật, ví dụ như:
mức tiền chuộc của quan cao hơn dân thường, quan có phẩm tước
càng cao thì tiền chuộc càng nhiều, phụ nữ có mức tiền chuộc tội
như những người cùng tội khác. Nguyên tắc cụ thể, chi tiết với
từng loại người, loại tội được chuộc tội bằng tiền và mức tiền chuộc
được quy định trong bộ quốc triều hình luật.
2. Nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo sâu sắc.Chủ nghĩa nhân đạo
của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ
huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự nhiên
này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnh
hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam. Nó có tính hợp lý khi Khổng Tử đã
kết hợp nhân ái (đạo đức), huyết thống (quan hệ tự nhiên) và chế


độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân ái là chất keo để gắn
chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội . "Nhân" là phạm trù trung
tâm của toàn bộ học thuyết Khổng giáo. Khổng Tử nói nhiều đến
chữ “Nhân” và coi “Nhân” là cao ngất, là rộng đến sâu thẳm của
đạo đức con người. Tư tưởng nhân đạo thể hiện trong Quốc Triều
Hình Luật trước tiên ở các quy định phản ánh chính sách hình sự
khoan hồng đối với người phạm tội là người già, người tàn tật và
trẻ em cũng như đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác đã tự
thú. Tuy nhiên, khi phạm tội thập ác, họ không được hưởng nguyên
tắc chiếu cố này. Thập ác là mười trọng tội rất nguy hiểm, bao gồm
các tội xâm phạm việc bảo vệ vương quyền (mưu phản, mưu đại
nghịch, mưu bạn, đại bất kính), các tội xâm phạm việc bảo vệ
quan hệ hôn nhân gia đình phong kiến (ác nghịch, bất hiếu, bất

mục, bất nghĩa, nội loạn), tội xâm phạm nghiêm trọng đạo đức, dã
man tàn ác (bất đạo). Pháp luật phong kiến cũng rất “ưu ái” đối
với tội phạm nữ. Giới nữ không phải chịu hình phạt trượng, tức
đánh bằng gậy. Khi nữ phạm nhân bị tội xuy (đánh roi), tội tử mà
có thai thì việc thi hành án được hoãn lại. Sau khi sinh con được đủ
100 ngày, họ mới bị đem ra đánh hoặc hành hình. Tính nhân đạo
này của bộ luật đã được pháp luật ngày nay kế thừa vả phát huy.
Pháp luật hình sự hiện hành không quy định việc chuộc tội bằng
tiền. Tuy nhiên, người phạm tội dùng tiền để bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả chính là một tình tiết góp phần giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho họ. Điều 93 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
cho phép bị can, bị cáo được đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để
thay thế cho biện pháp tạm giam. Tùy tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài
sản của bị can bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có
thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị nhằm đảm
bảo có mặt theo giấy triệu tập. Số tiền hoặc tài sản này sẽ được


hoàn trả nếu họ chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan. Quy
định này thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với
người phạm tội. Người phạm tội là phụ nữ có thai, người già, thành
khẩn khai báo, ăn năn hối cải... thì đều được giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự. Khi có hai tình tiết giảm nhẹ, họ được nhận hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật quy định, thậm
chí được chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
3. Có thể nói chuộc tội bằng tiền là một nguyên tắc độc đáo, đã
được thể hiện qua các bộ luật trên thế giới. Theo bộ luật Xa Lích,
bất cứ tội phạm nào cũng được phép dùng tiền để chuộc tội (trừ
những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại

giáo hội…) Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả
thuận của hai bên. Về sau, bộ luật quy định mức phạt cụ thể (ví
dụ: trộm chó: 15 xôlidút, trộm ngựa: 45 xôlidút, xúc phạm người
frăng tự do: 30 xôlidút, giết chết người frăng tự do: 200 xôlidút,
giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 xôlidút). ½ số tiền nộp
phạt được chia cho gia đình bị hại, ½ còn lại sung vào công quỹ.
Luật cho phép họ hàng của tội phạm được nộp tiền thay và tội
phạm sẽ trở thành nô lệ cho người đã nộp phạt thay mình. Nhưng
đến thế kỷ 6, luật cấm người khác nộp phạt thay, tội phạm phải tự
mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào
địa vị của người bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết người mà không
chịu nộp phạt hoặc không có tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình. Đối
với những tội phản quốc, không trung thành với nhà vua hoặc lãnh
chúa phong kiến, chống lại nhà thờ và luật lệ tôn giáo, trộm cắp
tài sản của nhà nước hay của nhà thờ… đều bị coi là trọng tội. Tất
cả những trọng tội đều không được dùng tiền chuộc mà phải chịu
án tử hình. Phương thức thực hiện án tử hình rất tàn bạo như:
chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau


đớn… Tuy nhiên luật lại không quy định như thế nào là phản quốc,
như thế nào là không trung thành với nhà vua… do đó, đối với
những loại tội phạm này, quan toà thường xét xử tùy tiện, chủ
quan.
C. KẾT LUẬT:
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền là nguyên tắc được áp dụng phổ
biến trong quốc triều hình luật cũng như hoàng việt luật lệ.
Nguyên tắc này tạo nên sự cân bằng của chế tài ngũ hình áp dụng
chung cho mọi sự vi phạm. Chuộc tội bằng tiền phần nào giảm nhẹ
sự hà khắc của hình phạt đối với tội nhân.Đây là nguyên tắc mang

đậm tư tưởng nhân đạo. Tư tưởng này đã tồn tại từ pháp luật xưa
và nối tiếp cho đến ngày nay. Pháp luật xây dựng trên cơ sở
nghiêm trị kết hợp với khoan hồng luôn là chìa khóa thành công
trong cải tạo con người. Qua điều này ta có thể nhận thấy rằngbộ
quốc triều hình luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình
trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc và trên thế giới bởi
những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại bấy giờ.



×