Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề Cương Học Phần Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 17 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà
Nội

Đề Cương Học Phần

Những Nguyên Lý Cơ Bản Của
Chủ Nghĩa Mác – Lênin

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Lời Tựa.

Cuộc sống vốn không dễ dàng gì =.=
Cảm ơn các bạn đã tin tưởng =))

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


A.

Phần 1: Triết học Mác Lênin

Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; nguyên tắc khách quan
trong triết học.
a. Vật chất .
- Phạm trù triết học
- Chỉ hiện thực khách quan đem lại trong cảm giác
- Được cảm giác chép, chụp, phản ánh lại


- Tồn tại không lệ thuộc cảm giác
b. Ý thức .
- Phản ánh năng động thế giới khách quan vào bộ óc con người
- Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
c. Mối quan hệ Vật chất - Ý thức .
- Là mối quan hệ biện chứng:

+ Vật chất có trước ý thức,quyết định ý thức
+ Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người
- Vai trò của vật chất với ý thức:
+ Ý thức là một dạng vật chất tổ chức cao( Não bộ) ,con người là sản
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của vật chất -> Vật chất quyết định nội
dung ý thức
+ Hình thức biểu hiện của ý thức phụ thuộc vật chất (các quy luật sinh
học , xã hội và sự tác động của môi trường sống) .
- Vai trò của ý thức với vật chất :
+ Tác động trở lại vật chất theo hai hướng:
Tích cực : Ý thức năng động sáng tạo,đúng quy luật khách quan thì
thúc đẩy sự phát triển
Tiêu cực : Chủ quan, duy ý chí thì kìm hãm sự phát triển
+ Ý thức định hướng cho những quyết định ( sự đúng,sai; sự hiệu quả)
trong các hoạt động thực tiễn của con người.
d. Nguyên tắc khách quan trong triết học.
- Trên cơ sở mối quan hệ vật chất – ý thức
- “Trong các hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế
khách quan ,đồng thời phát huy tính năng động chủ quan”
+ Căn cứ điều kiện, năng lực vật chất -> ra quyết định
+ Luôn phát huy vai trò ,tích cực, năng động, sáng tạo của bộ não ( cần :

không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức, tu dưỡng, rèn luyện nhân cách).
Câu 2 : Nguyên lý mối liên hệ phổ biến.
Câu 2: Nguyên lý mối liên hệ phổ biến.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


a. Mối liên hệ:
- Phạm trù triết học
- Sự quy định, tác động, chuyển hóa lẫn nhau ( giữa các sự vật hiện tượng

hoặc các mặt trong 1 sự vật hiện trượng )

b. Mối liên hệ phổ biến
- Phạm trù triết học
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
- Các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện trượng
c. Tính chất các mối liên hệ.
- Tính khách quan:

+ Các mối liên hệ là vốn có tồn tại độc lập, không phụ thuộc ý chí con
người.
+ Là một dạng cụ thể của vật chất ( tồn tại khách quan).
+ Con người chỉ có thể nhận thức các mối liên hệ ( vận dụng vào thực
tiễn)
- Tính phổ biến:
+ Không có sự vật hiện trượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập
+ Không có sự vật hiện trượng nào không phải là cấu trúc của mối liên hệ
bên trong nó

- Tính đa dạng, phong phú:
+ Các sự vật hiện tượng có những mối liên hệ giữ vai trò cụ thể khác nhau
+ Cùng là một mối liên hệ nhưng trong quá trình vận động lại giữ các vai
trò khác nhau.
d. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Quan điểm toàn diện : “Khi nhận thức và xem xét các sự vật hiện tượng
trong thực tiễn cần : xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các mặt, các
yếu tố trong một sự vật hiện tượng và xem xét sự tác động qua lại giữa
các sự vật hiện trượng.”
- Quan điểm lịch sử, cụ thể: “ Xem xét các tính chất đặc thù của đối tượng
và các tình huống cần giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Xác định vai
trò của các mối liên hệ cụ thể trong các tình huống cụ thể để đưa ra giải
pháp đúng đắn.”

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 3. Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
a. Chất.
- Phạm trù triết học
- Chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật , hiện tượng
- Sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành, phân biệt với sự vật

hiện tượng khác.
b. Lượng.
- Phạm trù triết học
- Chỉ tính quy định khách quan vốn có của svht.
- Biểu thị quy mô,trình độ phát triển,số lượng các thuộc tính, yêu tố cấu
thành svht.

c. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng( cách thức biến đổi của svht)
- Là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định, lượng thường xuyên biến đổi
- Tác động qua lại: Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất;
Chất mới tác động trở lại lượng.
- Độ :Ở một khoảng giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa làm chất
thay đổi
- Điểm nút: Điểm giới hạn khi lượng đạt tới dẫn đến chất thay đổi
- Bước nhảy : Sự thay đổi về chất qua điểm nút.
- Khi sự vật mới ra đời, chất mới lại có một lượng mới phù hợp. Sự tác
động của chất đối với lượng thể hiện ở quy mô, nhịp điệu phát triển mới
của lượng.
d. Ý nghĩa của phương pháp luận.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai mặt chất và lượng.
- Từ quy luật lượng chất rút ra : + Khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh
+ Khắc phục tư tưởng hữu khuynh, bảo thủ,
chờ đợi
- Vận dụng các hình thức bước nhảy cho phù hợp.
- Nâng cao sự tích cực, chủ động thực hiện bước nhảy khi có đầy đủ điều
kiện.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 4. Thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a. Thực tiễn.
- Phạm trù triết học
- Toàn bộ hoạt động có tính lịch sử - xã hội của con người
- Làm biến đổi tự nhiên và xã hội.
- Hoạt động thực tiễn:


+ Con người sử dụng công cụ vật chất tác động vào đối tượng
+ Làm biến đổi đối tượng theo mục đích.
- 3 hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Sản xuất vật chất ( hình thức quan trọng nhất)
+ Chính trị - xã hội ( hình thức cao nhất )
+ Thực nghiệm khoa học ( hình thức đặc biệt )
b. Nhận thức.
- Phản ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc trên cơ
sở thực tiễn.
- Sáng tạo tri thức về thế giới khách quan.
c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn có vai trò quyết định.
+ Thực tiễn là hoạt động vật chất
+ nhận thức là sản phẩm của hoạt động tinh thần
- Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
+ Đề ra nhu cầu, nhiêm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động của
nhận thức
+ lấy 1 ví dụ cụ thể.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Thông qua thực tiễn, nhận thức được vật chất hóa
+ Thực tiễn là thước đo giá trị tri thức đạt được trong nhận thức.
d. Ý nghĩa của phương pháp luận.
- Không quá đề cao thực tiễn, hạ thấp vai trò của lý luận để rơi vào chủ
nghĩa thực dụng, kinh nghiệm
- Không được đề cao lý luận quá mức đến độ rời xa thực tiễn, rơi vào bệnh
chủ quan duy ý chí
- Thực tiễn và lý luận phải thống nhất với nhau và là nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận.


Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 5. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
a. Lực lượng sản xuất.
- Là sự kết hợp giữa:

+ Người lao động ( sức khỏe, kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức của họ)
+ Tư liệu sản xuất ( trước hết là công cụ lao động)
- Tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định.
- Các yếu tố không thể tách rời, trong đó con người giữ vai trò quyết định.
- Tri thức khoa học ngày này càng trở thành LLSX trực tiếp.
b. Quan hệ sản xuất.
- Là quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất
- 3 mặt trong quan hệ sản xuất thống nhất với nhau:
+ Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất( giữ vai trò quyết định)
+ Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất
+ Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
c. Vai trò quyết đinh của LLSX với sự hình thành và biến đổi của QHSX.
- Xu hướng của sản xuất vật chất là không ngừng biến đổi.
+ Bắt đầu bằng sự biến đổi của LLSX ( trước hết là công cụ lao động)
+ QHSX biến đổi theo để phù hợp.
- LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất.
+ LLSX luôn biến đổi trong các quá trình lịch sử
+ LLSX là nội dung, QHSX là hình thức xã hội của quá trình sản xuất.Sự
biến đổi của nội dung (LLSX) sớm muộn kéo theo sự biến đổi của hình
thức ( QHSX)
- Sự phát triển của LLSX đến một mức độ nhất định, khi đó QHSX không

còn phù hợp dẫn đến mâu thuẫn.Cuối cùng sẽ dẫn tới đấu tranh giai
cấp( xã hội có giai cấp) biểu hiện bằng các cuộc CMXH.
d. Tác động ngược lại của QHSX đến LLSX.
- Tác động theo 2 hướng:
+ QHSX phù hợp với trình độ LLSX sẽ thúc đẩy LLSX phát triển
+ QHSX không phù hợp trình độ của LLSX sẽ kìm hãm LLSX
- QHSX quy định mục đích của nền sản xuất. Do đó , sẽ tác động đến thái độ
của người lao động, tính tích cực ứng dụng khoa học-kỹ thuật... của
người lao động (tác động vào LLSX).

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 6. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội.
a. Tồn tại xã hội.
- Toàn bộ các điều kiện sinh hoạt và quan hệ vật chất của xã hội
- Quy định tồn tại và phát triển của xã hội
- Các yếu tố cơ bản:

+ Phương thức sản xuất ( yếu tố cơ bản nhất)
+ Điều kiện tự nhiên
+ Hoàn cảnh địa lý
+ Dân số và mật độ dân số
b. Ý thức xã hội.
- Là mặt tinh thần trong đời sống xã hội
- Bao gồm các quan điểm, tư tưởng cùng tình cảm, tâm trang của những
cộng đồng xã hội
- Nảy sinh từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn

nhất định.
- Kết cấu của ý thức xã hội.
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ảnh: ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý
thức đạo đức, ý thức tôn giáo,..
+ Theo trình độ phản ánh : Ý thức thông thường( quan điểm , tri thức của
một cộng đồng người nhất định); Ý thức lý luận ( quan điểm, tư tưởng
được khái quát hóa, hệ thông hóa thành các học thuyết xã hội )
+ Cũng có thể phân theo: Tâm lý xã hội ( tình cảm, tâm trạng, tập quán,
thói quen của con người,một bộ phận hoặc toàn bộ xã hội hình thành một
cách tự phát tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của họ) ; Hệ tư
tưởng (Các tư tưởng , quan điểm được hệ thống hóa thành lý luận, các
học thuyết xã hội).
c. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội là nguồn gốc và cơ sở khách quan của sự hình thành và
phát triển của ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của ý thức xã hội.
- Tồn tại xã hội thay đổi sớm muộn cũng kéo theo sự thay đổi của ý thức xã
hội.Mức độ thay đổi là khác nhau. Có bộ phận biển đổi nhanh( chính trị,
pháp luật,..). Có bộ phận biến đổi chậm hơn ( nghệ thuật, tôn giáo, ...)
d. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
- Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
+ Ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh tồn tại xã hội.Vì vậy khi tồn tại xã hội
biến đổi thì ý thức xã hội mới biến đổi.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


+ Tồn tại xã hội biến đổi với tốc độ nhanh, ý thức xã hội phản ảnh không
kịp.

+ Sức mạn của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như tính bảo thủ
của một số hình thái ý thức xã hội
+ Ý thức xã hội thường là của một nhóm người và gắn liền với lợi ích của
họ -> lưu trữ và truyền bá để chống lại các giai cấp khác.
Ý thức xã hội có thể vượt xa tồn tại xã hội.
+ Những lý luận khoa học có thể dự báo tương lai, có tác dụng tổ chức,
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
+ Dự báo khuynh hướng vận động và phát triển của xã hội
+ Tuy nhiên, ý thức xã hội vẫn bị chi phối bởi tồn tại xã hội
- Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
+ Không nảy sinh đơn thuần từ tồn tại xã hội mà luôn có sự kế thừa từ
những lý luận của thời đại trước đó
+ Không thể giải thích một tư tưởng, quan điểm chỉ đơn thuần từ tồn tại
xã hội mà không chú ý đến quá trình phát triển của tư tưởng, quan điểm
đó.
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển
của chúng.
+ Các ý thức phản ánh các góc độ khác nhau của tồn tại xã hội nhưng
giữa chúng vẫn có sự tác động qua lại.Ví dụ : ý thức pháp luật và ý thức
chính trị tác động trực tiếp đến nhau...
+ Ở một thời đại nhất định sẽ có một số hình thức nổi lên, chi phối, ảnh
hưởng đến các hình thức khác.VD : triết học thời cổ đại, thần học thời
trung cổ, chính trị thời cần, hiện đại...
- Ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
+ Ý thức ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội nhưng cũng có khả năng tác động
trở lại tồn tại xã hội.
+ Sự tác động này là đan xen, nhiều chiều theo hai hướng thúc đẩy và kìm
hãm sự phát triển.
e. Ý nghĩa của phương pháp luận.
- Khi xây dựng xã hội cần chú trọng phát triển của tồn tại xã hội và ý thức

xã hội.
- Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tốc trong quá trình xây
dựng đời sống văn hóa mới, con người mới
-

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


B.Phần 2 : Kinh Tế - Chính trị Mác Lênin
Câu 7. Hàng hóa.
a. Khái niệm
Là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán
b. Giá trị sử dụng
- Là công dụng của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
- Có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng
- Giá trị sử dụng chỉ được phát hiện trong quá trình sử dụng hoặc tiêu
dùng hàng hóa.
- Giá trị sử dụng được phát hiện dần dần trong sự phát triển của LLSX.
c. Giá trị của hàng hóa.
- Giá trị trao đổi thể hiện quan hệ về số lượng, tỷ lệ trao đổi giữa các hàng
hóa có giá trị khác nhau.VD : 1m vải = 10 kg thóc.
- Tuy hai hàng hóa có giá trị khác nhau nhưng có 1 điểm chung đều là sản
phẩm của lao động
- Vậy:” Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng
hóa.”
- Kết luận : Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là giá trị và giá
trị sử dụng
+ người làm ra hàng hóa chỉ quan tâm đến giá trị,nhưng phải tạo ra giá

trị sử dụng
+ người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giả trị sử dụng nhưng phải cần có
giá trị để có được hàng hóa.
d. Tính hai mặt của sản xuất hàng hóa.
- Lao động cụ thể :”Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định”.
+ Mỗi lao động cụ thể có mục đính riêng, đối tượng riêng, phương pháp
riêng, kết quả riêng.
+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định.
+LLSX và khoa học công nghệ phát triển dẫn tới sự ra đời của nhiều hình
thức lao động cụ thể mới. Hàng hóa được sản xuất nhiều loại hơn.Năng
suất tăng làm cho số lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều.
- Lao động trừu tượng: “Là sự trừu tượng hóa các hình thức cụ thể của lao
động.Đó là sự tiêu hao sức lực của con người vào quá trình sản xuất hàng
hóa”.
+Tạo ra giá trị hàng hóa
+ Tìm thấy được sự đồng nhất giữa các nhà sản xuất hàng hóa
+ LLSX phát triển, năng suất lao động tăng, sự tiêu hao sức lực vào hàng
hóa giảm, dẫn đến lượng giá trị hàng hóa giảm.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


-

e.
-

-


-

-

Tính hai mặt của hàng hóa phản ánh tính tư nhân và tính xã hội của sản
xuất hàng hóa.
+ Sản phẩm của cá nhân có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu
xã hội
+ Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hoặc thấp
hơn hao phí lao động nà xã hội có thể chấp nhận được.
-> Mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng
Lượng giá trị của hàng hóa là số lượng lao động của người sản xuất kết
tinh trong hàng hóa đo bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất hàng
hóa đó.
Mỗi cá nhân có một thời gian lao động cá biệt để tạo ra hàng hóa ( tạo ra
giá trị cá biệt của hàng hóa)
Không thể dựa trên giá trị cá biệt mà phải dựa vào giá trị xã hội của
hàng hóa( thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa).
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất
hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội ( Trình độ kỹ thuật trung
bình, tay nghề trung bình, cường độ lao động trung bình)
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã
hội của những người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa trên thị
trường.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
+ Năng suất lao động ( lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm) : Năng
suất tăng, giá trị hàng hóa giảm.
+ Cường độ lao động ( mức độ khẩn trương của lao động) : cùng một đơn

vị thời gian nếu tăng cường độ thì số lượng hàng hóa tăng,nhưng hao phí
sức lao động cũng tỉ lệ tăng theo ,nên tổng giá trị hàng hóa tăng, còn giá
trị một sản phẩm không đổi.
+ Mức độ phức tạp của lao động: Lao động giản đơn ( Bất cứ ai cũng có
thể thực hiện được); Lao động phức tạp ( cần được đào tạo và có chuyên
môn).
Cùng thời gian lao động thì lao động phức tạo tao ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn.Trong trao đổi hàng hóa, lao động phức tạp được quy về
bội số lần của lao động giản đơn.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 8. Quy luật giá trị.
a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
- là quy luật cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Yêu cầu : việc sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở hao phí lao động

cần thiết.
- Muốn bù đắp chi phí và có lãi, người sản xuất cần điều chỉnh sao cho hao
phí lao động cá biệt của mình phù hợp với chi phí xã hội chấp nhận được.
- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng
hóa: Càng nhiều giá trị thì giá cả càng cao.
- Ngoài giá trị, giá cả hàng hóa còn phụ thuộc: cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền. Giá cả tách rời giá trị và dao động quanh trục giá
trị.Đây là cơ chế của quy luật giá trị.
b. Tác động của quy luật giá trị.
- Điều tiết và lưu thông hàng hóa.
+ Biến động của giá cả thông qua quy luật cung – cầu:

. Cung < cầu -> giá cả > giá trị -> bán chạy,lãi cao -> tư liệu sản xuất và
sức lao động tập trung vào ngành đó tăng.
. Cung > cầu -> giá cả < giá trị -> thua lỗ -> thu hẹp sản xuất,hoặc kinh
doanh sang ngành khác.
+ Sự biến động của giá cả thu hút sự lưu thông luồng hàng hóa từ nơi có
giá cả thấp đến nơi có giá cả cao.
- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy LLSX phát triển.
+ Người nào có hao phí lao động cá biệt < hao phí xã hội cần thiết thì sẽ
có lãi cao.
+ Để làm được cần: Cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất, tăng năng
suất lao động.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt dẫn đến thúc đẩy các quá trình cải tiến,tăng
năng suất mạnh mẽ, dẫn đến thúc đẩy LLSX phát triển.
- Thực hiện sự lựa chọn ngẫu nhiên,phân hóa giàu nghèo giữa những
người sản xuất.
+ Người nào có điều kiện sản xuất tốt,trình độ cao -> hao phí cá biệt <
hao phí xã hội cần thiết -> giàu có -> mở rộng kinh doanh.
+ Người không có điều kiện, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro -> thua lỗ, phá sản
-> nghèo khó.
 Đào thải yếu kém, kích thích tích cực.Phân hóa giàu nghèo dẫn đến
bất bình đẳng xã hội.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 9. Tích lũy tư bản.
a. Thực chất, nguồn gốc, động cơ
- Thực chất: Chuyển một phần giá trị thặng dư thành tư bản ( tư bản hóa


giá trị thặng dư)
Nguồn gốc: Giá trị thặng dư ( lao động của người công nhân trong quá
khứ trở thành phương tiện bóc lột người công nhân)
- Động cơ:
+ Quy luật giá trị thặng dư
+ Cạnh tranh giữa các nhà tư bản  buộc phải tăng tư bản bằng cách
tích lũy.
b. Các nhân tố ảnh hưởng.
- Trường hợp khối lượng giá trị thặng dư ( M ) không đổi.Quy mô tích lũy
phụ thuộc sự phân chia M thành 2 phần tích lũy và tiêu dùng.
- Tỷ lệ tích lũy/tiêu dùng đã xác định  phụ thuộc M
+ Trình độ bóc lột sức lao động : tăng cường độ, kéo dài ngày công, cắt
giảm tiền lương,...
+ Trình độ năng suất lao động xã hội: Năng suất tăng  giá trị tư liệu
sản xuất giảm  rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tăng quy mô tích
lũy.
+ Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng (Khối lượng giá trị những tư liêu lao
động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá
trình sản xuất sản phẩm); tư bản tiêu dùng (phần tư bản sử dụng được
chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất bằng khấu hao).Máy móc
càng hiện đại sự chênh lệch tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng ngày
càng lớn  tư bản lợi dụng những thành tựu lao động trong quá khứ
nhiều, nhờ vậy tích lũy tư bản ngày càng lớn.
- Quy mô tư bản ứng trước: Nếu không đổi  M do v quyết định  quy mô
tư bản ứng trước ( nhất là v càng lớn) thì M càng lớn  tích lũy tư bản
càng lớn.
c. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
- Tích tụ tư bản: Tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng tư bản hóa giá
trị thặng dư

- Tập trung tư bản: Tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
các tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội ( tạo thành tư 1 tư bản cá biệt lớn
hơn ).
-

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


-

Sự khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản

Tích tụ tư bản

Tập trung tư bản

Tăng quy mô tư bản cá biệt, đồng thời
tăng quy mô tư bản xã hội

Chỉ tăng quy mô tư bản cá biệt mà
không tăng quy mô tư bản xã hội.

Nguồn tích tụ là giá trị thặng dư 
phản ánh quan hệ giữa tư bản và người
lao động

Nguồn tập trung tư bản là từ các tư bản
cá biệt trong xã hội do cạnh tranh  sát
nhập  Phản ánh sự cạnh tranh trong

nội bộ tư bản

Mối quan hệ giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
+ Tích tụ  tăng sức mạnh tư bản cá biệt  cạnh tranh gay gắt  tập
trung tư bản nhanh hơn.
+ Tập trung  tăng cương bóc lột giá trị thặng dư  đẩy nhanh tích tụ.
 Làm tích lũy tư bản ngày càng mạnh.
d. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Cấu tạo kỹ thuật: Tỷ lệ giữa tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử
dụng những tư liệu sản xuất đó.
- Cấu tạo giá trị: Tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá
trị tư bản khả biến.
- Cấu tạo hữu cơ
+ Là cấu tạo giá trị của tư bản
+ Do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định
+ Phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật.
-

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Câu 10. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận.
- Chi phí sản xuất TBCN : K = c + v
- Lợi nhuận (p) : Có được khi giá cả hàng hóa (P) > Chi phí sản xuất TBCN

(K)
+ Sự xuất hiện khái niệm lợi nhuận đã xóa nhòa nguồn gốc của m ( từ lao
động của người công nhân)

+ cung = cầu : P (giá cả) = W (giá trị )  p=m
+ cung > cầu : P < W  p < m
+ cung < cầu : P > W  p > m
- Xét trên toàn xã hội thì tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư.
b. Tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân.
- Tỷ suất lợi nhuận : “ Tỷ lệ giữa m và K tính trong 1 năm “
-

Tỷ suất lợi nhuận bình quân : “ Tỷ số giữa tổng giá trị thặng dư và tổng
tư bản xã hội đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tbcn”.

x 100%

-

Lợi nhuận bình quân : “ Số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng
nhau , đầu tư vào những ngành khác nhau bất kể cấu tạo hữu cơ của tư
bản như thế nào”.

c. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.
- Là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách ra thực hiện quá trình
-

-

lưu thông hàng hóa cho tư bản công nghiệp.
Chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông.
Vai trò :
+ Nhờ có sự chuyên môn hóa  giảm chi phí lưu thông.
+ Có sự chuyên trách  người sản xuất yên tâm cho phát triển sản xuấ

+ Tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông  tăng tỷ suất và khối
lượng giá trị thặng dư.
Nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp:
+ Một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất được tư
bản công nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp để thực hiện lưu
thông.
+ Tư bản công nghiệp chấp nhận bán hàng hóa với giá cả nhơ hơn giá trị
cho tư bản thương nghiệp.
+ Tư bản thương nghiệp bán hàng hóa theo đúng giá trị.

VD : Tư bản công nghiệp đầu tư : 720c + 180v với = 100%
 Giá trị hàng hóa : 720c + 180v + 180m = 1080

Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp :

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


Khi có sự tham gia của tư bản thương nghiệp ( ứng 100 ra để kinh doanh )
 Tổng tư bản ứng ra là : 1000

Tỷ suất lợi nhuận bình quân :
 Tư bản công nghiệp chỉ thu về 18% lợi nhuận so với tư bản ứng trước

( 162).Tức là bán cho tư bản thương nghiệp với giá 900 + 162 = 1062
Tư bản thương nghiệp bán ra 1080.vậy lợi nhuận thương nghiệp là
1080 – 1062 = 18 ( bằng 18% tư bản thương nghiệp ứng trước)
d. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay


- Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho
nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào
đó ( lợi tức).
- Đặc điểm :
+ quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng
+ Người bán không mất quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng.
+ Khi sử dụng thì giá trị không mất đi mà còn tăng lên.
+ vận động theo công thức T - nên nó gây ấn tượng hình thức tiền đẻ ra tiền.
- Lợi tức và tỷ suất lợi tức :
+ Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả
cho nhà tư bản cho vay về quyền sở hữu tư bản để có được quyền sử dụng
tư bản trong 1 thời gian nhất định.
(0+ Tỷ suất lợi tức : Tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức và số tư bản cho vay trong
một thời gian nhất định .

(0<)

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016


e. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, tư bản giả
- Công ty cổ phần : “ Là loại xí nghiệp lớn, vố được hình thành từ việc liên

kết nhiều tư bản cá biệt và các nguồn tiết kiệm cá nhân thông qua cổ
phiếu”.
- Cổ phiếu : là loại chứng khoán có giá,người sở hữu có quyền nhận một
phần lợi nhuận của công ty dưới dạng cổ tức
- Cổ phiếu được mua bán trên thị trường gọi là thị giá cổ phiếu

- Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông
- Khi cần vốn công ty cổ phần phát hành trái phiếu( người sở hữu có quyền
nhận một phần cổ tức nhất định và được hoàn trả vốn trong thời gian ghi
trong trái phiếu, người mua trái phiếu không được tham gia đại hội cổ
đông).
- Thị trường chứng khoán : Nơi mua bán các loại chứng khoán ( Cổ phiếu,
trái phiếu, công trái,...).Khá nhạy cảm với các biến động kinh tế, chính
trị,...
- Tư bản giả : tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá,mang lại thu nhập
cho người sở hữu chứng khoán đó.
+ Bao gồm cổ phiếu và trái phiếu
+ Đặc điểm : mang lại thu nhập cho người sở hữu, có thể mua bán được,
bản thân tư bản giả không có giá trị, sự vận động hoàn toàn tách rời tư
bản thật.
f. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa.

Nhà Xuất Bản S.E.O
2016



×