Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lái xe say rượu có thể bị phạt đến 18 triệu đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.32 KB, 2 trang )

Lái xe say rượu có thể bị phạt đến 18 triệu đồng
Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Nghị định 171 và Nghị định 107
về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. Mức phạt được đề xuất tăng
cao với nhiều hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nhằm tăng tính răn
đe.
Dự thảo của Bộ GTVT điều chỉnh nhiều mức phạt theo tình tiết tăng nặng nhiều lần, đặc
biệt là hành vi có tính chất nguy hiểm với xã hội.
Theo đó, với nhóm vi phạm về nồng độ cồn, dự thảo Nghị định đề xuất tăng mức phạt
tiền đối với tất cả các hành vi của lái xe ô tô, mô tô và xe máy như sau:
Cụ thể, với lái xe ôtô vi phạm về nồng độ cồn, Bộ đề xuất phạt tiền 2-3 triệu đồng khi vi
phạm dưới 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở. Phạt từ 8 đến 12 triệu đồng với
người có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến
0,4 mg/lít khí thở, bị tước giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng.
Mức phạt cao nhất với người có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt
quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng thay vì mức 10 - 15 triệu đồng
như trước. Ngoài ra, hành vi này còn bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
Người điểu khiển môtô, xe gắn máy cũng chịu mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng khi trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít
khí thở, bị tước giấy phép lái xe 4-6 tháng.
Theo Bộ GTVT, do còn nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế nên tiếp tục tiến hành
đề xuất dự thảo Nghị định lần này chủ yếu tập trung vào việc tăng nặng mức xử phạt đối
với các hành vi vi phạm ATGT.
Ban soạn thảo nhận định, hành vi vi phạm về nồng độ cồn gây ra số vụ tai nạn chiếm 1620% trong số các vụ tai nạn giao thông, mức độ nguy hiểm về tính chất lẫn hình thức đều
nghiêm trọng hơn nhiều.
Ngoài ra, dự thảo còn bổ sung điều chỉnh một số hành vi với mức xử phạt tăng lên gấp
nhiều lần.
Cụ thể, hành vi vi phạm được tăng mức xử phạt lên gấp 10 lần: người điều khiển mô
tô - xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng.
Xe ô tô dừng đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc cũng tăng từ mức 800.000 1,2 triệu đồng lên mức 2 - 3 triệu đồng.



Đối với hành vi chở quá tải trọng, mức xử phạt cũng dự định tăng. Theo đó, hành vi
không chấp hành việc kiểm tra tải trọng cũng tăng mức phạt từ 3 - 5 triệu đồng lên tới 14
- 16 triệu đồng. Nếu chở quá tải trọng 150%, mức phạt tiền đối với lái xe là 14 - 16 triệu
đồng, chủ phương tiện là cá nhân sẽ phạt từ 18 - 22 triệu đồng, là tổ chức sẽ phạt từ 36 44 triệu đồng.
Đối với hành vi vi phạm tốc độ, cũng có mức xử phạt tăng cao theo từng hành vi và
mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong đó, mức cao nhất là của xe ô tô đi với tốc độ vượt
trên 35 km/h so với quy định sẽ bị phạt từ 8 - 12 triệu đồng và tước GPLX 3 tháng…
Ngoài ra, dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe sẽ bị xử phạt từ
600.000- 800.000 đồng; Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô có GPLX quốc tế do các
nước tham gia Công ước quốc tế 1986 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng
không mang theo GPLX quốc gia sẽ phạt tiền từ 800.000-1,2 triệu đồng.
Trước đó, theo kết quả Hội thảo chuyên đề “Hành vi người điều khiển phương tiện khi sử
dụng rượu bia” do Ủy ban ATGT quốc gia tổ chức ngày 8/7, thống kê của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) cho biết, tại Việt Nam, năm 2014, tai nạn giao thông có liên quan đến
rượu, bia chiếm 36,5% trong đó riêng nam giới là 35,7%.
Một con số thống kê của Hiệp hội rượu bia, sản xuất rượu bia ngày càng tăng, ước tính
15%/năm, sản lượng bia dự kiến đạt 3 tỷ lít năm 2015 và 350 triệu lít rượu. Việt Nam
được xếp là một trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách có mức tiêu thụ bia gia
tăng nhiều nhất.



×