Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹo loại bỏ vết chai sạn ở tay và chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.37 KB, 5 trang )

Mẹo điều trị vết chai sạn ở tay và chân
Có rất nhiều người bị chai ở chân hoặc tay mà không biết làm thế nào để hết
vết chai ấy, điều này làm bạn cảm thấy không tự tin... Để loại bỏ các vết chai
sạn khô cứng hãy áp dụng các cách sau đây.
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do nhiều tế bào chết tạo nên. Khi bàn chân, bàn
tay phải cọ xát nhiều và thường xuyên vào một vật, những cái chai sẽ xuất hiện ở
điểm tiếp xúc. Ở bàn tay, thủ phạm của chai thường là bút viết, tay lái xe máy.
Ở bàn chân, thường là giày, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau
khi đi giày. Trong trường hợp này chai nằm ở giữa hai ngón chân. Trong một số
trường hợp hiếm hoi, chúng có thể dẫn đến một số chứng nhiễm trùng khác ở
chân.
Cách trị vết chai ở bàn chân, tay đơn giản mà hiệu quả
Ngâm nước muối

Ngâm tay trong nước muối ấm từ 10-15 phút, sau đó dùng xơ mướp để cọ rửa các
vết chai nếu chúng quá cứng. Rửa lại tay bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm.
Thực hiện cách này 3-4 lần/1 tuần sẽ giúp loại bỏ bớt các vết chai trong lòng bàn

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tay và giúp da tay mềm mại hơn.
Đắp hành
Theo kinh nghiệm dân gian, bằm nhuyễn hành và đắp vào vết chai sần sẽ làm cho
vùng này mềm hơn, vết da chai sẽ bong tróc. Đắp hành vào rồi lấy vải sạch, hoặc
băng y tế băng lại vào buổi tối.
Chanh tươi

Lấy một lát mỏng chanh tươi chà xát đều lên khắp hai mặt của bàn tay. Massage
nhẹ nhàng trong vòng 1-2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Các tế bào chết và vi
khuẩn trên da sẽ được tẩy sạch nhanh chóng, trả lại cho bạn đôi bàn tay sáng mịn


và mềm mại.
Đu đủ
Lấy cùi hoặc nước ép đu đủ bôi lên vùng da sần trong khoảng 15 phút. Trong lúc
đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm
hơn rất nhiều.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hạt gấc
Lấy nhân hạt gấc giã nhỏ, ngâm với rượu, rồi đắp vào vùng da chai sần và lấy
băng quấn lại. Chú ý không nên đắp hạt gấc lan rộng vào vùng da bình thường,
không được uống rượu ngâm gấc vì có thể tử vong.
Ngâm tay/chân với trà hoa cúc
Ngâm chân trong trà hoa cúc pha loãng với nước có thể đem lại cho bạn cảm giác
nhẹ nhàng và tạm thời thay đổi độ pH của da để giúp làm giảm mô hôi chân. Trà
sẽ làm cho chân của bạn bị dính màu nhưng vết màu đó sẽ được loại bỏ nhanh
bằng xà phòng và nước.
Dầu ô liu

Dầu ô liu có lượng vitamin E dồi dào có tác dụng làm giảm đi các vết chai sần
trong lòng bàn tay, khắc phục tình trạng khô ráp. Chỉ với vài giọt ô liu, xoa đều lên
khắp vùng tay, chân bị chai sần, massage nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm. Bạn
sẽ nhanh chóng nhận thấy làn da mềm, mịn quay trở lại với đôi tay chân của mình.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Mặt nạ cho từng vùng da bị chai
Mặt nạ cho da chân: Trộn 4 thìa đường đỏ với 4 thìa dầu quả hạnh hoặc dầu olive,

thêm vài giọt dầu bạc hà hoặc dùng tay không vò nát một ít lát bạc hà tươi cho vào
dung dịch trên, bôi hỗn hợp lên gót chân, vùng da chân bị chai từ 1-2 lần để cải
thiện tình hình.
Mặt nạ cho da tay: Trộn 1 lòng đỏ trứng gà, 6 thìa bột yến mạch, 1 thìa sữa tươi, 1
thìa dầu và 1 thìa mật ong để tạo thành một hỗn hợp, sau đó thoa đều lên tay. Để
trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch. Mặt nạ này sẽ giúp da tay bớt khô và hạn chế
chai tay.
Mặt nạ cho da tay
Mặt nạ cho khuỷu tay và đầu gối: Trộn 2 thìa nước ép chanh tươi, 1 muỗng canh
dầu ôliu và 1/2 chén muối thành một hỗn hợp. Thoa hỗn hợp và chà nhẹ nhàng lên
khuỷu tay và đầu gối. Sau đó, để hai lát chanh tươi mỏng lên khuỷu tay và đầu gối
của bạn trong vòng 5-10 phút, rồi rửa sạch với nước ấm. Mặt nạ này giúp khuỷu
tay bạn trắng hơn và mịn màng hơn.
Cách để phòng bị chai chân, tay:

- Tránh đi những đôi giày quá chật.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Tránh những điểm tì quá mạnh (ví dụ như khi đi giày có gót cao, và mũi nhỏ).
- Không cố xỏ chân vào những đôi giày khiến bạn cảm thấy không thoải mái, cho
dù chúng trông thật đẹp.
- Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp. Một
số người có ngón chân cái bị biến dạng, quèo ra phía ngoài, có thể đục lỗ trong lớp
lót giày, dành một khoảng không cho ngón chân này.
- Hạn chế để da tay tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và chất tẩy rửa mạnh.
- Đeo găng tay bảo hộ khi cần cầm, nắm những vật dụng thô ráp.
- Luôn bổ sung đầy đủ vitamin E và C để giúp da luôn mịn màng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×