Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cau hoi on tap dia 8 hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.28 KB, 4 trang )

Câu 1: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu của từng mùa. Thuận lợi và khó
khăn do khí hậu mang lại
Trả lời
- Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam.
- Đặc trưng khí hậu của từng mùa:
+ Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và
khô nóng kéo dài ở miền Nam.
+ Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông
bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.
Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là môi trường sống thuận lợi cho sinh vật phát triển, cây cối quanh
năm ra hoa kết quả. Đó là cơ sở tự nhiên giúp cho nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta vươn lên
mạnh mẽ theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến
phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực và chủ động phòng chống thiên tai, bảo
vệ đời sống và sản xuất.
Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân
Việt Nam.
Câu 2:
Các đặc điểm chung của địa hình VN
-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%
diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ
nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.



Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn
Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.


Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn
đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê
biển,…)
Tác dụng đến sông ngòi
ảnh hưởng đến sông ngòi:
- lượng mưa lớn hình thành nhiều sông ngòi, sông ngòi nhiều nước.
- mưa nhiiều nhưng theo mùa làm cho chế độ dòng chảy cúng phân mùa. sông có một mùa nước
đầy vào thời kì mưa nhiều, một mùa nước cạn vào thời kì mưa ít.
- mưa lớn tập trung theo mùa làm cho địa hình dễ bị xói mòn nhưng sông ngòi lại mang nhiều
phù sa.
Câu 3:
Đặc điểm chung của sinh vật VN:
- Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa
dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của
các sản phẩm sinh học.
- Trên đất liền, hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông hình thành một khu hệ
sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá, biến đổi
và suy giảm về chất lượng và số lượng.
Giới SV nước ta đa dạng cả về Hệ địa sinh thái, đa dạng về thành phân loài và đa dạng về
công dụng kinh tế
- Các địa hệ sinh thái như:
+ Rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh

+ Rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá
+ Rừng thưa gió mùa hơi khô rụng lá hay lá kim
+ Xa van gió mùa khô
+Rừng rậm á chí tuyến gió mùa thường xah núi thấp
+ Rừng lá kim núi thấp
+ Rừng hỗn giao núi tb
+ Rừng ôn đới gió mùa cây lùn
+ Rừng ngập mặn
Địa hệ sinh thái cồn cát ven biển....
- Đa dạng về thành phần loài>
+ 14.624 loài thực vật với 300 họ
+ 11217 loài và phân loài động vật(828 chim, 223 loài thú, 272 loài bò sát, 87 loài lưỡng cư,
5000 loài côn trùng, 2000 loài cá biển, 417 loài cá nước ngọt và hàng nghìn loài cua, nhuyễn thể,
tảo....)
- Đa dạng về công dụng kinh tế:
+ Thực vật : lấy sợi, dầu, xenlulô,.....
+ Động vật: thịt, lông, sữa, da.......
Câu 4:
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là : Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm cao: trên 21 độ C


Lượng mưa : 1500 – 2000mm/năm
Độ ẩm : trên 80% rất cao
có hai mùa: mưa và khô (gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam)
CMR Việt Nam là nhiệt đới gió mùa ẩm
Nhiệt đới:
+ Thể hiện:
- Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên
20độC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số gờ nắng 1400 - 3000 giờ, tổng nhiệt độ hoạt động

8000oC - 10000oC.
+ Nguyên nhân:
- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt
trời lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
Ẩm:
+ Thể hiện:
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương, lượng mưa lớn, TB từ 1500 200mm/n
+ Nguyên nhân:
- Nhờ tác động của biển Đông, cùng các khối khí qua biển, khi đến nước ta lại gặp các địa hình
chắn gió và các nhiễu động của khí quyển gây mưa lớn.
Câu 5:
Giống và khác giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt
đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn
được bồi đắp tự nhiên nữa.
- Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km 2, cao trung bình 2m - 3m so với mực
nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước
như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên - Rạch Giá.
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở Tây Nguyên.
Câu 6:
Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc?
- Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển.
- Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy


ngắn, dốc.
Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam: S.Hồng, S.Đà, S.Cả, S.Mã…

- Hướng vòng cung: S. Cầu, S.Thương, S.Lục Nam…
Lí do:
Do núi của nước ta có 2 hướng chính, địa hình nước ta cao phía Tây và thấp phía Đông
Câu 9:
Thanh Hóa nằm trong khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm
vào khoảng 23-24oC ở vùng đồng bằng và trung du, giảm dần khi lên vùng núi và xuống 1820oC ở các vùng núi cao.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600-1800 mm. Các tháng mưa nhiều là 8,9,10.Mùa mưa tập
trung đến 60-80% lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt nhất là vùng có địa hình thấp như ở
các vùng ven biển. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt,mùa nóng trùng với mùa mưa, mùa lạnh trùng với
mùa khô. Đặc biệt, các hiện tường thời tiết như bão,lũ lụt, áp thấp nhiệt đới, gió Tây khô nóng,
hạn hán,.. gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và đời sống con người nơi đây.
Câu 10:
Địa hình Thanh Hóa khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, thấp hơn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×