Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích giá trị và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.44 KB, 9 trang )

Phân tích giá trị và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa,
là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Việc học tập tư tưởng Hồ Chí
Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang bị hệ thống quan điểm và
phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng yêu
nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi
người, để làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động
của chúng ta.
B. NỘI DUNG:
1. Nội dung của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận
dụng hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh, bao gồm các tư
tưởng chủ yếu như: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của
nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân; về quốc
phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát


triển kinh tế văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân; về đạo đức Cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho
đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng


viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của
nhân dân;...
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố
cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
2. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
2.1. Việc học tập, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người học
tiếp cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một
trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh
giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Người là nhà lãnh
đạo nổi tiếng được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, một vị
nguyên thủ tài ba mà gần gũi, được hàng triệu đồng bào Việt Nam
yêu mến. Hồ Chí Minh đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn với
nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật giá trị để lại cho đời. Có thể
nói, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một con người vĩ đại với những
thành tựu xuất chúng và dành được trái tim, tình cảm của nhiều
đồng bào trong nước nói riêng và nhân dân thế giới nói chung.
Song một yếu tố quan trọng then chốt và cơ bản đó chính là nội
lực tự thân bên trong Hồ Chí Minh - là toàn bộ tư tưởng, quan


điểm, nhận thức cũng như phẩm chất đạo đức của Người.

Vì vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp ta khám phá và
hiểu rõ hơn những phẩm chất, quan niệm sâu sắc của Người, cũng
là qua đó tìm ra cho mình một tấm gương sáng để noi theo và
những bài học bổ ích để vận dụng trong cuộc sống. Đối với Hồ Chí

Minh, giữa tư tưởng với đạo đức – phong cách – lối sống là luôn
thống nhất nên việc nghiên cứu tư tưởng của Người không chỉ cho
ta cái nhìn giản đơn về những quan niệm của Người trong các lĩnh
vực, mà mặt khác còn cho ta cảm nhận được phẩm chất, đạo đức
cao đẹp của Người. Hồ Chí Minh là con người “bằng xương bằng
thịt” nhưng Người làm được những việc phi thường, to lớn không
phải bất cứ một ai cũng làm được. Hồ Chí Minh cùng thành quả
của Người chính là tấm gương sáng “người thực việc thực” cho
những ai am hiểu sâu sắc về những tư tưởng của Người có thể học
tập, làm theo.
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh còn là một trong những con đường
để nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về công lao to lớn của Người
đối với nhân dân, đất nước Việt Nam và nhân dân của các nước
thuộc địa trên thế giới. Thấm thía công lao của Người cũng sẽ khơi
gợi trong mỗi một người dân Việt Nam lòng biết ơn, lòng tự hào
dân tộc, thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc - đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”.
2.2. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp mỗi người nâng cao năng
lực tư duy lý luận và phương pháp công tác trong thời đại ngày
nay.


Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái quát cao về
các lĩnh vực có nội hàm rộng lớn như dân tộc và cách mạng dân
tộc, chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản, Nhà nước, tư tưởng đại đoàn
kết, quân sự, nhân văn, đạo đức, văn hóa... nhưng lại có tính thực
tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận dụng hiệu quả trong từng
công việc nhỏ lẻ của mỗi người dân.
Thấm nhuần được các tư tưởng chủ đạo, ta sẽ có nền tảng vững
chắc về mục đích lao động, mục tiêu đúng đắn để phát triển đất

nước đi lên xã hội chủ nghĩa và có bản sắc riêng. Từ đó ta sẽ tìm ra
đường hướng cụ thể để phát triển năng lực của bản thân, xây dựng
đất nước.
Trên nền tảng kiên định lập trường, vững vàng quan điểm ấy, việc
nắm rõ được bản chất của các tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho mỗi
người nâng cao được khả năng tư duy lý luận sắc bén và cải tiến
phương pháp lao động hiệu quả và khoa học hơn. Thay đổi được tư
duy nhận thức đúng đắn cũng chính là loại bỏ, bài trừ những suy
nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động, hướng con người
đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển.
Nếu đổi mới tư duy có vai trò dẫn dắt khởi nguồn cho sự tiến bộ thì
cải tiển phương pháp cũng quan trọng không kém trong việc hiện
thực hóa những dự định, quan điểm đổi mới đó.
2.3. Giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về
thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo.
Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác


phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của
người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông
nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng
thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự
nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người quan niệm đạo
đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công
việc

Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học
sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, mặt trái của cơ chế
thị trường tác động mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa giàu nghèo,
phần tầng xã hội, sự suy đồi về đạo đức, lối sống ở một bộ phận
cán bộ, Đảng viên đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin, tư
tưởng và tình cảm của quần chúng nhân dân vào Đảng. Vì vậy,
việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, noi gương đạo đức của Người
trở nên cần thiết, cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết giúp đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ
nạn xã hội.
2.4. Nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sáng tạo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh


Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người của độc lập, tự chủ, đổi mới và
sáng tạo. Luôn luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại
những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới và sáng tạo.
Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, các thế lực phản động
thù địch không từ bỏ âm mưu nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đối
với nước ta thông qua cơ chế thị trường và trao đổi, giao lưu văn
hóa. Trong điều kiện đó, chúng ta có thể làm gì để vừa mở cửa,
hợp tác phát triển kinh tế mà vẫn giữ được độc lập, chủ quyền dân
tộc. Muốn vậy chúng ta phải tạo ra nguồn sức mạnh nội lực làm cơ
sở cho sự phát triển. Một trong những sức mạnh nội lực đó chính là
tư tưởng Hồ Chí Minh. Người có căn dặn: học tập chủ nghĩa Mác –
Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần

biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, để giải quyết tốt những vấn
đề đang đặt ra trong thực tiễn đổi mới hiện nay, tức là phải luôn
biết gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung làm
phong phú thêm lý luận. Do vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
cũng chính là việc học tập có ý nghĩa về mặt định hướng giá trị,
tạo nên sức mạnh đồng thời là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng
cho mọi hành động của cả dân tộc.
3. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ
thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên ngành Luật nói riêng:
Trong huấn thị gửi Đại hội Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ
II, Người viết: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy,
cho nên phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của
mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải
có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế
tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không


làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có
đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng
không lợi gì cho loài người.”
Điều này cho thấy Người luôn quan tâm đến thanh niên - những
người chủ tương lai của đất nước. Là sinh viên Luật, không chỉ là
những người chủ tương lai của đất nước, mà còn là lực lượng nòng
cốt xây dựng nên hệ thống pháp chế nước nhà, xương sống của
quốc gia, chúng ta cần phải luôn quan tâm phát triển và nâng cao
chất lượng của mỗi sinh viên Luật ngay từ trong ghế nhà trường.
Rèn luyện TÀI: Tự giác trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng triệt
để những điều kiện mà xã hội đang tạo ra, không để làm phí hoài
tuổi trẻ. Học phải có lý tưởng, phải trả lời được hai câu hỏi của
người “Học để làm gì? Học để phục vụ ai?”. Mặt khác, phải thường

xuyên tham khảo nhiều phương pháp học trong và ngoài nước để
tìm hiểu, đóng góp cho pháp luật nước nhà.
Rèn luyện ĐỨC: Ngành luật là chuyên ngành xương sống của quốc
gia nhưng cũng vô cùng nhạy cảm cả trong nghề lẫn trong chính
trị. Sinh viên luật phải tự nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp, đạo đức
với quốc gia dân tộc. Kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, hội sinh viên, thường xuyên tổ chức tham gia các buổi học
về tư tưởng chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng nhau thảo luận
vai trò của sinh viên Luật và để thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thế kỉ mới.
Kế thừa tư tưởng đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam
nói chung và sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng trong thời đại


mới đang ra sức học tập, để đưa nước nhà “sánh vai cùng các
cường quốc năm châu”.
4. Thực tiễn việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay:
Việc giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cách mạng luôn được coi
trọng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đã được đưa vào chương trình giảng
dạy của nhiều trường cao đẳng, đại học. Không ít những đoàn viên,
thanh niên noi theo tấm gương của Bác đạt nhiều thành công
trong học tập cũng như những lĩnh vực khác. Cũng nhờ việc học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ, đảng viên và đông đảo tầng
lớp nhân dân đã nâng cao được nhận thức tư tưởng, cải tiến
phương pháp và phong cách làm việc, kiên định mục tiêu, góp
phần đưa công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi to lớn.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu quả. Vẫn còn một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đơn vị, người dân chưa thấy hết ý nghĩa, tầm

quan trọng của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa tự giác
tham gia. Việc vận dụng, học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn
mang tính dập khuôn, cứng nhắc. Một số cán bộ chủ chốt chưa
gương mẫu và tích cực trong học tập do đó chưa tạo được phong
trào học tập sôi nổi ở cơ quan đơn vị. Bên cạnh đó, công tác tuyên
truyền về việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một công tác vô
cùng quan trọng, nhưng lại chưa thật sự mạnh mẽ, chưa huy động
được nhiều lực lượng tham gia. `
C. KẾT LUẬN:


Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn
quốc lần thứ VII (tháng 6/ 1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương
lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”. Và từ đó tới nay, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là ngọn đèn soi
sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí lý luận có giá trị khoa
học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là
kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ
hôm nay và mai sau, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.



×