Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các biện pháp bảo đảm đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.71 KB, 7 trang )

Các biện pháp bảo đảm đầu tư
Xuất phát từ đòi hỏi gắt gao của quá trình toàn cầu hóa, cũng như mục đích phát
triển kinh tế xã hội, một trong các chủ trương lớn của Nhà nước trong thời đại mới
chính là tận dụng và phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong và
ngoài nước có nhu cầu đầu tư kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà bên cạnh các biện
pháp khuyến khích đầu tư nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp đảm bảo đầu tư rộng
mở. Các biện pháp này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia và
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như một bằng chứng pháp
lý xác thực, tạo nên sự khuyến khích cũng như an toàn cho các nhà đầu tư.
I. Khái niệm các biện pháp đảm bảo đầu tư.
Các biện pháp đảm bảo đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định
của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đánh của các nhà đầu tư trong
quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp đảm
bảo đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số
quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.
Theo tinh thần của pháp luật về đầu tư ở Việt Nam, các biện pháp đảm bảo đầu tư
được hiểu cụ thể là các cam kết của Nhà nước Việt Nam về việc đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành dự án đầu tư tại Việt
Nam. Các biện pháp đảm bảo đầu tư bao gồm: Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp
pháp của nhà đầu tư; bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; bảo đảm cơ
chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư; bảo đảm việc chuyển lợi
nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài; bảo đảm quyền lợi
của nhà đầu tư khi có những thay đổi bất thường của chính sách, pháp luật và một
số các biện pháp bảo đảm đầu tư khác.
II. Nội dung của các biện pháp đảm bảo đầu tư


Được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia như: Hiến pháp, Bộ luật dân
sự, Luật khuyến khích và đầu tư trong nước; Luật đầu tư 2005; Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam… Và trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định khung về khu vực đầu tư


ASEAN… các biện pháp đảm bảo đầu tư bao gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Các quy định về đảm bảo quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư
Việc quy định về chế định này trong hệ thống pháp luật về đảm bảo đầu tư của Việt
Nam hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Với nội dung chính là lời cam kết thỏa
đáng đối với nhà đầu tư về việc không quốc hữu hóa, không tịch thu vốn đầu tư và
tài sản hợp pháp của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính, Chính phủ đã tạo
lập được lòng tin cho nhà đầu tư về quyền sở hữu chính đáng của họ đối với khối tài
sản đem đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà nước chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư trong trường hợp thực
sự cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng hay vì lợi ích quốc gia. Khi đó, nhà đầu tư
nhận được sự thanh toán hoặc đền bù theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc
trưng mua, trưng dụng, dựa trên tinh thần đảm bảo lợi ích hợp pháp và không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Biện pháp này có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư mà
không cần phải thông qua thêm bất cứ thủ tục hành chính nào, được áp dụng đối với
tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam,
không phân biệt đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài.
2. Các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Quốc gia càng phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì vấn đề bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ càng được quan tâm sâu sắc. Do vậy, việc ghi nhân biện pháp
bảo hộ sở hữu trí tuế là một trong những chế định rất cần thiết và quan trọng, tạ


môi trường đầu tư sạch, khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước
ngoài.
3. Các quy định về mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Đây là một trong các nội dung quan trọng mà Việt Nam phải thực hiện trong quá
trình đàm phán gia nhập WTO, thể hiện thiện chí mở cửa của nước ta đối với các
nhà đầu tư nước ngoài. Bao gồm:
- Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình cam kết

- Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện một số yêu cầu nhất định như điều kiện
đầu tư, đạt tỷ lệ nội địa hóa, xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ
lệ nhất định…
Việc nội luật hóa các cam kết này trong các văn bản pháp lý có giá trị cao nhất
trong lĩnh vực đầu tư là yêu cầu quan trọng và thiết thực, tạo ra cơ sở pháp lý vững
chắc để có thể đem triển khai trong thực tiễn.
4. Các quy định về chuyển vốn và và tài sản của nhà đầu tư ra nước ngoài
Chế định này hướng tới một bộ phận riêng, đó là các nhà đầu tư ngoài nước. Đây là
chế định phù hợp với thông lệ quốc tế, liên quan mật thiết tới quyền lợi thiết thực
của các nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của họ khi đầu
tư vào Việt Nam.
Nội dung là sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam,
nhà đầu tư được chuyển ra nước ngoài khoản thu hợp pháp. Việc chuyển thu nhập ra
nước ngoài được thực hiện bằng tiền tự do chyển đổi theo tỷ giá giao dịch ngân
hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.


5. Chế định đảm bảo đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách.
Đây là một chế định thể hiện sự mềm mỏng và ưu đãi của Việt Nam đối với các nhà
đầu tư nước ngoài. Theo đó, cho dù thay đổi chính sách và pháp luật, thì họ cũng
luôn được hưởng các quyền chính đáng theo hướng có lợi nhất cho mình, cụ thể là:
- Nếu chính sách mới, các quy phạm pháp luật mới ban hành và đi vào áp dụng mà
ghi nhận các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi ưu đãi mà nhà đầu tư đã
được hưởng trước đó thì họ sẽ được hưởng các quyền lợi và ưu đãi theo quy định
mới kể từ ngày chính sách, pháp luật đó đi vào thực hiện.
- Ngược lại, nếu pháp luật, chính sách mới ban hành mà ảnh hưởng bất lợi đến lợi
ích hợp pháp nhà đầu tư đã được hưởng trước khi các quy định đó có hiệu lực thì họ
sẽ được hưởng các ưu đãi đã được áp dụng tại thời điểm cấp phép hay được lựa
chọn giải quyết bằng một số biện pháp khác. Như vậy, về bản chất, chế định này ghi
nhận nguyên tắc không hồi tố trong trường hợp pháp luật thay đổi làm thiệt hại đến

quyền lợi của nhà đầu tư.
Như vậy, trong mọi trường hợp có thể thay đổi về chính sách hoặc quy định pháp
luật từ phía Nhà nước thì quyền lợi tối đa của các nhà đầu tư đều được đảm bảo. Về
phần mình, Nhà nước nhận về một số bất lợi và giành cho các nhà đầu tư quyền chủ
động trong lựa chọn các giải quyết sao cho thỏa đáng với nguyện vọng và quyền lợi
hợp pháp của họ. Điều này thể hiện rõ nét thiện chí và mong muốn của nhà nước
Việt Nam đối với việc khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như
nước ngoài.
6. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư
Đây là nguyên tắc cơ bản được ghi nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với
đa số các quốc gia, nhà đầu tư được lựa chọn và thỏa thuận cơ chế giải quyết thích
hợp, bao gồm: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án


Bên cạnh đó, việc áp dụng luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp đầu tư có yếu
nước ngoài cũng được thừa nhận rộng rãi.
Pháp luật Việt Nam dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí và sự thỏa thuận tự nguyện
giữa các bên đã đưa ra sự đảm bảo cần thiết cho sự lựa chọn cơ chế giải quyết của
các bên khi xảy ra tranh chấp trong quá trình đầu tư.
Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được kí giữa đại diện
cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc tromg điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì tranh chấp giữa các nhà đầu tư với cơ quan
nhà nước Việt Nam sẽ được giải quyết tại cơ quan trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam.
Nếu các bên đã thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thì Tòa án sẽ không thụ lý các tranh chấp đó. Ngoài ra tranh chấp về đầu tư có
yếu tố nước ngoài, thì sự lựa chọn cơ quan tranh chấp thường được mở rộng hơn
với các cơ quan: Tòa án Việt Nam, trọng tài Việt Nam, trọng tài quốc tế, trong tài
nước ngoài hoặc trọng tài do các bên đề cử lập ra.
Việt Nam ghi nhận biện pháp đảm bảo đầu tư này như một nguyên tắc cơ bản và
hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư về tính

an tòa và ổn định của ngay cả khi quá trình hoạt động kinh doanh gặp những sự cố
khách quan hay chủ quan, đã lường trước hay không lường trước được.
7. Các quy định về áp dụng chế độ một giá giữa nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài
Ở Việt Nam, đây là một chế định khá mới mẻ được quy định trong Luật đầu tư
2005, theo đó, trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước đều được áp dụng một mức thống nhất về giá, phí, lệ phí đối với tất
cả hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước kiểm soát. Thực tiễn áp dụng trong hơn 2 năm
trở lại đây đã cho thấy tín hiệu rõ rệt của biện pháp này, vừa tạo sự hấp dẫn cho môi


trường đầu tư tại Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ.
II. Sự ảnh hưởng của các biện pháp đảm bảo đầu tư này đối với hiệu quả đầu tư.
Có thể nói những biện pháp đảm bảo đầu tư là những quy định tối thiểu, là nền
tảng, cơ sở mà dựa trên đó các nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức, lĩnh vực cũng
như địa bàn đầu tư. Bằng các biện pháp cụ thể nêu trên, pháp luật đầu tư đã tạo ra
những đảm bảo cần thiết về mặt pháp lý để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có
thể yên tâm trong quá trình thành lập và triển khai dự án. Các biện pháp này được
xây dựng trên tiêu chí: tính đơn giản minh bạch trong các quy định và cách thức áp
dụng chúng trong thực tế; tính công bằng trong tương quan so sánh với các nhà đầu
tư khác và tính hiệu quả đối với việc giảm bớt chi phí về tài chính và thời gian của
các nhà đầu tư.
Hơn nữa, quyền lợi của các nhà đầu tư được bảo vệ một cách tối đa và nhất quán
trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Thật vậy, các biện pháp đảm bảo đầu tư
thường bao gồm các biện pháp đảm bảo về tài sản và vốn hợp pháp của các nhà đầu
tư, các biện pháp đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư, đảm bảo quyền tự do kinh
doanh của các nhà đầu tư khi tiến hành thực hiện dự án đầu tư của mình.
Chính từ những mục đích đó mà có thể nhận thấy, việc ghi nhận các biện pháp đảm
bảo đầu tư trong các văn bản pháp lý thừa nhận trên thực tiễn có một ý nghĩa vô

cùng quan trọng. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả đầu tư. Bởi
khi có môi trường đầu tư thông thoáng và giàu tiềm năng thì các biện pháp đảm bảo
lại càng trở nên thiết thực. Mỗi một nhà kinh doanh- một nhà đầu tư cần một lời hứa
hẹn về sự an toàn cho vốn và tài sản của họ thì họ mới xây dựng nên những dự án
đầu tư có quy mô phù hợp và chất lượng đảm bảo. Đồng thời, những biện pháp đảm
bảo này còn xây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo ra một một cơ chế thủ tục
hành chính thông thoáng, giúp cho các dự án đầu tư diễn ra minh bạch, hiệu quả,
công bằng.


Như vậy, các biện pháp đảm bảo đầu tư là những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục
nhất cho sự an toàn cũng như sự ổn định của nguồn vốn đầu tư, góp phần tăng thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, là công cụ phản án rõ nét nhất thái độ của Nhà
nước đối với các nhà đầu tư và dự án của họ đồng thời nhằm vào một mục đích cao
hơn đó là thúc đẩy sự phát triển chung vào nền kinh tế xã hội của đất nước.
Những biện pháp đảm bảo đầu tư nói trên theo thời gian sẽ còn được cải thiện hơn
nữa trước những đòi hỏi chung của quá trình hội nhập. Hiện tại, với 7 biện pháp cụ
thể nêu trên, Chính phủ Việt nam thực sự đã nổ lực và cố gắng trong việc tạo ra một
hàng lang pháp lý vững chắc cho các hoạt động đầu tư, tạo thế mạnh cho nền kinh
tế quốc dân, đồng thời hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó nó còn
khẳng định một giá trị thực tiễn, nâng cao uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè
quốc tế, hội nhập sâu vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu, tạo môi trường đầu tư
sôi động và lành mạnh cho đất nước.



×