Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SỰ RA đời, tồn tại và XU THẾ PHÁT TRIỂN của báo MẠNG điện tử ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN CAO HỌC BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.81 KB, 19 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Có thể nói một trong những thành tựu vĩ đại của lịch sử văn minh nhân
loại đã làm thay đổi cuộc sống của con người chính là sự ra đời của Internet.
Sau đó là sự ra đời của loại hình báo chí thứ tư đã tạo nên bước ngoặt trong
quá trình truyền tin và tiếp nhận thông tin đó chính là Báo mạng điện tử.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, Báo mạng điện tử cũng đang
dần khẳng định được ưu thế của mình so với các loại hình báo chí hiện đại
khác. Việc nghiên cứu “Sự ra đời và phát triển của Báo mạng điện tử và sự
vận động của nó trong giai đoạn hiện nay” là nhu cầu cấp thiết để chúng ta
có cái nhìn rõ hơn và toàn diện hơn về hai lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây khi Báo mạng điện tử đang có xu hướng phát
triển mạnh và đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hai lĩnh vực này, phần lớn là
của các nhà khoa học, các giảng viên và sinh viên Khoa Phát thanh - Truyền
hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Riêng khoa Phát thanh - Truyền
hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong đề cương chi tiết học phần
nhập môn Báo mạng điện tử (đề tài nghiên cứu cấp cơ sở) do TS. Nguyễn Thị
Thoa làm chủ nhiệm đề tài cũng đã đề cập cụ thể về sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Báo mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Báo mạng điện tử đã chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997. Mặc
dù ra đời muộn so với nhiều loại hình thông tin khác nhưng đã làm thay đổi
một cách mạnh mẽ xã hội Việt Nam. Đề tài sẽ đi sâu vào “sự ra đời, tồn tại và
xu thế phát triển của Báo mạng điện tử ở Việt Nam”.
4. Nội dung nghiên cứu.


•Khái niệm và lịch sử hình thành của Báo mạng điện tử trên thế giới và
ở Việt Nam.
•Vai trò của Báo mạng điện tử trong xã hội.


•Xu thế phát triển của Báo mạng điện tử trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu, các trang web và các đề tài đã làm trước đây có
liên quan đến vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu
Đề tài gồm hai chương:
Chương I: Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới và
ở Việt Nam
Chương II: Xu hướng vận động của Báo mạng điện tử trong giai đoạn
hiện nay.

2


Nội dung
Chương I:
Sự ra đời và phát triển của Báo mạng điện tử
trên thế giới và ở Việt Nam
1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử.
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, có khá nhiều các quan niệm và
định nghĩa khác nhau về Báo mạng điện tử. Song chúng ta có thể đưa ra một
định nghĩa khái quát nhất và cụ thể nhất về Báo mạng điện tử :
BMĐT là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu
thế của báo in, báo phát thanh, báo truyền hình; sử dụng yếu tố công nghệ cao
như một nhân tố quyết định; quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa
trên nền tảng mạng Internet toàn cầu.
1.2. Sự ra đời và phát triển của BMĐT
+Trên thế giới:
Đánh dấu sự ra đời của BMĐT trên thế giới là tờ Diễn đàn Chicago
(Chicago Tribune), ra đời vào tháng 5/1992 - đặt máy chủ tại nhà cung cấp

dịch vụ American online. Dần dần các tờ BMĐT xuất hiện nhiều hơn nhưng
gặp phải không ít rào cản: vì số lượng người có máy tính để đọc báo còn quá
ít, sự hạn chế và trục trặc khâu kỹ thuật, người đọc báo còn e ngại vì sự rắc
rối trong việc sử dụng máy móc so với Báo in hoặc Phát thanh, Truyền hình.
Tuy nhiên, năm 1993 web đã trở thành một phương tiện truyền tải thông
tin nhanh chóng và hữu hiệu do cho kinh phí thấp và diện phổ quát lại cao.
Hầu như các tờ báo lớn, đài phát thanh, truyền hình lớn đều đã có trên mạng
Internet. Theo thống kê của tổ chức Tương tác giữa các nhà phát hành và biên
tập thì đầu năm 1995 có 154 tờ BMĐT. Năm 1998 có 4925 tờ, năm 2000 tổng
số đã lên tới 8474 tờ. Theo thống kê của Newslink- Mạng thông tin Hoa Kỳthì có tới 67% dân số Hoa Kỳ đọc báo và tạp chí trên mạng. Tại các nước
châu Âu, khuynh hướng phát triển BMĐT ngày càng mạnh. Tại Đức năm
3


1999 có 53 tờ, đến năm 2000 có 232 tờ. Tại Tây Ban Nha, tăng từ 29 đến
3000 tờ. Sau năm 2000, tại các nước châu Á, xu thế phát triển của BMĐT
thực sự mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của J.Zhou và Z.He thì 62% dân ở Đài
Loan, Ma Cao, Trung Quốc đại lục thường xuyên đọc BMĐT. Những con số
đó nói lên tốc độ phát triển một cách chóng mặt của BMĐT do việc tổ chức tờ
báo quá dễ dàng và tính năng ưu việt của nó.
Tuy nhiên, Báo mạng điện tử cũng gặp phải những vấn đề tưởng chừng
như đơn giản nhưng lại khó giải quyết. Khi thành lập BMĐT, người ta đặt
tiêu chí “hiệu quả thông tin” lên hàng đầu, cho nên các trang BMĐT có nhiều
những thông tin khô khan và lạnh lùng. Những người cần thông tin tìm đến tờ
báo nhưng họ lại nhanh chóng xa rời nó để tìm đến những chương trình
truyền hình hấp dẫn, những bài báo trên báo in có chiều sâu về bối cảnh lịch
sử, xã hội, con người. Những người làm BMĐT đã nhanh chóng nhận ra vấn
đề: cần phải tổ chức cho nội dung và hình thức tờ báo hấp dẫn, có phong cách
riêng. Tim Guay- nhà thiết kế web chuyên nghiệp, tác giả của CNN Online và
Google.com đã phát biểu rằng: Nếu đa phương tiện được sử dụng mà không

ai nghĩ gì về lý do sử dụng nó, hoặc nếu có một giao diện hay nội dung nghèo
nàn, thì có thể đưa đến thất bại. Bắt đầu từ năm 2000 trở đi các hãng thông
tấn lớn như AFP, Reuter…., các đài truyền hình như CNN, NBC…, các tờ
báo như New York Times…đều có tờ BMĐT của mình, coi đó là phương tiện
để phát triển thêm công chúng báo chí cho họ hoặc kinh doanh qua việc bán
quảng cáo, nội dung thông tin trên tờ báo. Với đà phát triển của Internet,
BMĐT cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, là phương tiện truyền thông đại
chúng hữu hiệu của tương lai.
+ Ở Việt Nam:
Có thể chia theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1997 – 2001: Là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của báo mạng
điện tử ở VN.

4


Đánh dấu cho sự ra đời của BMĐT là tạp chí Quê hương từ ngày 6 tháng
2 năm 1997. Lần lượt các tờ báo lớn, đài phát thanh, đài truyền hình đều có
phiên bản là BMĐT
Các tờ báo còn đơn giản cả về nội dung và hình thức, thậm chí là những
bản sao của các phiên bản báo in. Đài phát thanh, đài truyền hình như: Nhân
dân điện tử, Lao động điện tử, Tuổi trẻ online…Nội dung thông tin của tờ
BMĐT là lấy từ “báo mẹ”, được bổ sung thêm thông tin mới trong ngày. Cán
bộ quản trị mạng được tuyển từ các trường kỹ thuật công nghệ thông tin(như
Bách khoa, Đại học Quốc gia…). Công việc chính của phóng viên là tuyển
chọn, biên tập lại những thông tin chính, thời sự nóng hổi của tờ “báo mẹ” và
đi thực tế sáng tác. Nhờ các khả năng ưu việt của BMĐT mà tờ “báo mẹ”
được giới thiệu rộng rãi ra ngoài vùng biên giới quốc gia.
- Giai đoạn 2001 – 2005:
Xuất hiện hàng loạt các trang báo điện tử mà tiêu biểu như Thanhnien

online, Tuoitre Online, vietnamnet, vnexpress, Dân Trí…
Ở thời kì này, các tờ báo đã dần khẳng định được vị trí của mình trong
làng báo, xây dựng được nhưng thương hiệu, phong cách riêng chuyên nghiệp
và mang tính độc lập: vì không có tờ “báo mẹ” nhưng lại có chủ nhân là các
nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin như: Vietnamnet, VnExpress, VDC
Media…Lợi thế của tờ BMĐT này là được hưởng những thiết bị kỹ thuật và
phần mềm dịch vụ tốt nhất, có đội ngũ cán bộ phóng viên vừa thạo kỹ thuật,
vừa thạo ngoại ngữ, vừa thạo nghiệp vụ báo chí. Các tờ BMĐT này được tổ
chức theo mô hình site mục lục, các chuyên mục, kết hợp với các site bình
luận, đưa ra các cây thư mục, các chuyên đề thông tin về mọi mặt đời sống,
giá cả thị trường. Từ các điểm nút, tờ báo cung cấp cho người đọc lượng
thông tin lớn đã được tập hợp, tuyển chọn, biên tập từ các nguồn thông tin
khác nhau. Giao diện rất hấp dẫn, dễ truy cập, tạo được khả năng kết nối cao
giữa các phần mục thông tin.
- Giai đoạn 2005 đến nay :
5


Xuất hiện thêm các dạng blog, các địa chỉ web của các cá nhân, cơ quan,
các diễn đàn… tạo nên cái gọi là “báo chí công dân”. Đời sống báo chí, nhất
là báo chí trên mạng càng ngày càng phong phú, sự cạnh tranh thông tin vì thế
mà càng mạnh mẽ hơn.
- Năm 2006: VnExpress lọt vào top 300 tờ báo mạng điện tử được truy
cập nhiều nhất trên thế giới
Đến tháng 3 năm 2006, Việt Nam đã có 88 tờ BMĐT được cấp phép
hoạt động (theo số liệu của Bộ Văn hoá-Thông tin, tháng 3/2006).
Hiện nay, quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam càng ngày càng lớn,
trong đó có 5 tờ báo mạng điện tử độc lập và nhiều tờ báo phụ thuộc, hoặc các
trang tin của các cơ quan truyền thông khác.
1.3. Vai trò của Báo mạng điện tử trong đời sống xã hội.

BMĐT ra đời đã tạo bước ngoặt trong quá trình truyền tin và tiếp nhận
thông tin, dựa trên sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống
và của NET. Với 3 chức năng cơ bản: Một là, thông báo cho độc giả những
diễn biến xung quanh cộng đồng dân cư, đất nước và trên toàn thế giới. Hai
là, nhận định, đánh giá các bước chuyển đổi để có cái nhìn toàn cảnh. Ba là,
quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ tiêu dùng. BMĐT đã có vai trò rất to lớn
trong đời sống xã hội.
+BMĐT cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn, thu hút sự
quan tâm của loài người, đồng thời cũng buộc người tiếp nhận thông tin phải
tham gia tích cực vào quá trình sản xuất ra thông tin và truyền thông tin.
+BMĐT giúp cho sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia thuận
lợi, mở cánh cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội.
+BMĐT cũng làm thay đổi lớn trong nghề báo. Nhà báo thay đổi
phương thức làm tin, mở rộng các nguồn thông tin, có thể thu thập
thông tin trên khắp mọi miền, thông tin mang chiều sâu bản chất hoặc
thông tin mật từ các tổ chức hoặc Chính phủ. Nhờ khả năng đa phương

6


tiện và tính tương tác cao, BMĐT giúp cho nhà báo thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ với công chúng.
Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như: báo in, phát
thanh, truyền hình, BMĐT ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả xã hội to
lớn.
Tuy nhiên, BMĐT cũng có những hạn chế nhất định như: phụ thuộc vào
công nghệ, khó thẩm định độ chính xác của nguồn tin, có thể bị hacker bẻ
khoá làm sai lệch thông tin; hoặc các diễn đàn được tổ chức không chặt chẽ
dễ dẫn đến xa đà vào những vấn đề tầm thường hoặc sai lệch về chính trị…


7


Chương II:
Xu hướng vận động của Báo mạng điện tử trong giai đoạn hiện
nay.
2.1. Xu thế phát triển của Báo mạng điện tử.
Mặc dù ra đời muộn nhưng có tốc độ phát triển cực nhanh và đang có xu
hướng phát triển thành “một thế lực mới của báo chí” nhờ khả năng tích hợp
tất cả các loại hình báo chí khác.
- Nhanh hơn, tinh hơn, nhạy hơn.
Với những đặc điểm ưu việt, BMĐT xứng đáng là nhà vô địch về tốc độ
truyền tải và cập nhật thông tin so với loại hình báo chí khác. Nhưng với sự
phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin và đội ngũ phóng viên báo
mạng được đào tạo chuyên nghiệp ngày càng đông đảo, BMĐT sẽ tiếp tục
phát triển với xu hướng truyền tải thông tin đến người đọc nhanh hơn.
Do đặc trưng cập nhật thường xuyên nên BMĐT có một hạn chế là
nhiều khi thông tin chưa được biên tập kỹ, dẫn tới sai sót cả về nội dung và
hình thức. Bởi vậy, cùng với yêu cầu nhanh hơn, xu hướng phát triển BMĐT
cũng đòi hỏi phải tinh hơn và nhanh nhạy hơn.
- Tiếp tục nâng cao khả năng tương tác.
BMĐT có khả năng tương tác cao mà không loại hình báo chí nào sánh
kịp. Đây là một lợi thế vô cùng lớn của BMĐT, giúp nó nâng cao khả năng
cạnh tranh và hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức. Bởi vậy, tiếp tục
nâng cao khả năng tương tác là một xu hướng phát triển của BMĐT.
- Đẩy mạnh sự tham gia của công chúng vào nội dung tờ báo.
Một xu hướng mới của BMĐT là công chúng tham gia ngày càng nhiều
vào nội dung tờ báo. Rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự
kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn
như trong thảm hoạ sóng thần ở Nhật Bản tháng 3-2011, nhiều nhà báo đã

đưa tin, bài trực tuyến(blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera;
nhiều hình ảnh được đưa lên mạng Internet.
8


- Nâng cao tính cạnh tranh.
Với việc các BMĐT và website tăng lên chóng mặt, sự cạnh tranh vô
cùng khốc liệt. Vì vậy, nâng cao tính cạnh tranh là xu hướng phát triển tất yếu
của một tờ BMĐT. Muốn nâng cao tính cạnh tranh, hay nói cách khác là tăng
số lượt truy cập, các tờ BMĐT phải nâng cao chất lượng và sự hấp dẫn về nội
dung và hình thức thể hiện. Điều này đòi hỏi phải có đội ngũ biên tập viên và
phóng viên báo mạng thực sự có năng lực và trình độ.
- Tiếp tục là môi trường quảng cáo có hiệu quả.
Do số lượng người sử dụng Internet tăng lên nhanh chóng, quảng cáo
trên Báo điện tử là phương pháp hiệu quả mà nhiều cá nhân và tổ chức lựa
chọn. Và một thực tế là nguồn kinh phí hoạt động của nhiều tờ BMĐT hiện
nay dựa chủ yếu vào quảng cáo. Chính vì thế, xu hướng phát triển sắp tới của
BMĐT vẫn là gắn hoạt động quảng cáo không xa rời tính định hướng.
- Ngày càng chuyên nghiệp hoá về nhân sự và nâng cao công nghệ.
Hiện tại, lực lượng phóng viên báo mạng được đào tạo chính quy theo
chuyên ngành còn rất thiếu, cả nước Việt Nam chỉ có duy nhất Học viện Báo
chí và Tuyên truyền đào tạo chuyên ngành BMĐT. Phần lớn lực lượng phóng
viên các tờ BMĐT hiện nay là phóng viên báo viết chuyển sang. Bởi vậy, xu
hướng bắt buộc cho BMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới là có nguồn nhân
lực được đào tạo bài bản và chuyên sâu về BMĐT.
Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng. Một đặc
điểm của BMĐT là gắn liền công nghệ. Do đó, trong xu thế phát triển không
ngừng của công nghệ thì BMĐT cũng cần cải tiến, áp dụng những công nghệ
mới nhất theo kịp sự phát triển đó.
Sự bùng nổ của các tổ chức tin tức trên mạng Internet ngày càng diễn ra

với một tốc độ chóng mặt. Thông tin truyền thống chuyển dần sang hình thức
trực tuyến. Từ chỗ hàng loạt trang web rơi rụng, những nhà cung cấp thông
tin không thu được một đồng xu nào thì đến cuối thế kỷ XX, BMĐT đã trở
thành xu hướng chủ đạo của thông tin đại chúng.
9


Kỹ thuật số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mỗi giai đoạn phát triển của
BMĐT. Nó cho phép nhà báo và độc giả tạo nên những quy trình làm báo
nhanh chóng và rộng khắp. Độc giả có thể đóng góp vào câu chuyện của
người làm báo bằng chính những kinh nghiệm của mình. Người làm báo có
thể khai thác mọi nguồn tin ở nhiều nơi và như vậy những ưu thế của BMĐT
sẽ thu hút độc giả, kết nối mọi tổ chức, mọi quốc gia, mọi cá nhân trên hành
tinh. Theo những nghiên cứu mới đây của tập đoàn Forrester thì các tờ
BMĐT cung cấp tin tức, âm nhạc và trò chơi đã nhận được lợi tức khoảng 27
tỉ đôla từ thị trường quảng cáo trong năm 2005, trong đó có 13 tỷ đôla do việc
cung cấp thông tin.
Như vậy, có thể thấy trong một tương lai không xa, BMĐT sẽ còn có
nhiều bước tiến về công nghệ hơn nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc một
tờ báo mạng điện tử sẽ có nhiều tính năng vượt trội hơn, có tính phổ quát rộng
hơn trong tương lai. Sự đi lên về tính năng của BMĐT đòi hỏi các phóng viên
báo mạng cũng phải nâng cao trình độ.Các phóng viên, biên tập viên báo
mạng không những phải trau dồi thêm các kỹ năng làm báo mà còn phải luôn
cập nhật những công nghệ thông tin mới nhất.
2.2. Xu hướng phát triển trong tương lai
Với khả năng tích hợp cả 3 loại hình báo chí đi trước (bái in, báo phát
thanh, báo truyền hình), đặc điểm tương tác cao, thông tin cập nhập nhanh
báo mạng điện tử hiện (BMĐT) này đã chiếm được lượng lớn đọc giả.
Xu hướng phát triển của BMĐT trong tương lai chú trọng đẩy mạnh các
ưu điểm của mình như: lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm, kết hợp

nhiều loại hình trên tờ báo điện tử và sử dụng công nghệ Web 2.0 để tăng độ
tương tác.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí vì thế xu hướng phát triển của
báo mạng điện tử cũng nằm trong xu hướng chung của các loại hình báo chí
khác như toàn cầu hóa thông tin, xã hội hóa, thương mại hóa, chuyên biệt hóa,
và sự xuất hiện của các tập đoàn báo chí…
10


Ngoài ra báo mạng điện tử cũng có những xu hướng phát triển riêng
Về nội dung, hình thức, quản lý và công nghệ
Về hình thức: Các tờ báo đang ngày càng chạy đua đế có một hình thức
đẹp mắt hơn, dễ đọc hơn, mang séc hấp dẫn, ma két hợp lý
Về quản lý và công nghệ: Nâng cao khá năng quản lý, trình duyệt, có
khá năng ngăn chặn ‘tin tăc’’, hacker…
Về công nghệ được nâng cao, đầu tư nhiều máy móc hiện đại, chuyên
nghiệp, nâng cấp máy chủ, tần số phát sóng…
Về nội dung từng bước nâng cao chất lượng tin bài, đa dạng hóa thông
tin. Dưới đây là một số xu hương phát triển chung
a) Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm
Thời đại của thông tin, thông tin được xem là một tài sản vô cùng quan
trọng, là vấn đề sống còn của một tờ báo. Chính điều này đã tạo nên vị thế của
báo mạng. Với việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, liên tục, tức
thời, báo mạng điện tử đã khắc phục được những nhược điểm mà các loại
hình báo chí khác. Và đây cũng là cuộc chạy đua của các tờ báo mạng với
nhau.
Kết quả cuộc điều tra trên 3.000 nhà lãnh đạo truyền thông tại cuộc triển
lãm Ifra Expo cho thấy có đến 40% trong số họ tin rằng chỉ trong ba năm nữa
nội dung báo họ sẽ là UGC. Phần lớn người được hỏi đều tin rằng những
trang mạng xã hội như MySpace hay Facebook sẽ trở thành những người

khổng lồ trong nền công nghiệp tin tức tương lai.
Tháng 7-2007, tại một diễn đàn do Hãng quảng cáo Northlich tổ chức,
Tom Callihan – phó chủ tịch tờ The Enquirer – đã mô tả UGC là “cách thức
để các tờ báo tái tạo chính mình trong cuộc cạnh tranh để sinh tồn”. Ông nhấn
mạnh: “Phải thay đổi (vận dụng UGC) hay là chết!” (Trích từ Trends in
Newsroom 2008)
Bạn đọc hiện nay luôn đòi hỏi được cập nhật thông tin nhanh, liên tục và
với lượng thông tin lớn, đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu đó các tờ BMĐT
11


lưôn phải cạnh tran nhau về nguồn tin, sử dụng công nghệ mới để đẩy nhanh
tốc độ cập nhật thông tin. Để chạy đua thông tin, BMĐT có thể chạy những
tít, những tin nhanh về sự kiện đó rồi sau đó họ mới bổ sung thêm các thông
tin, hình ảnh, dữ liệu khác.
Tuy nhiên, nếu chỉ với lượng phóng viên có hạn của tờ báo thì việc có
một lượng thông tin khổng lồ thật quá khó khăn. Dựa vào ưu điểm của mạng
Internet đó là tính tương tác cao, một xu hướng mới của báo điện tử là công
chúng tham gia vào nội dung của tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc
không chỉ thông báo sự kiện cho báo chí mà còn tham gia trực tiếp viết bài,
chụp hình, quay video clip về sự kiện đó. Ví dụ như thảm hoạ sóng thần ở
châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến
(blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên
mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng. Hay trường hợp đưa tin về
trận lũ lụt tại Anh vào tháng 6-2007 của tờ Grimsby Telegraph. Ngay ngày
đầu của trận lũ, đã có 33 bản tín nóng về trận lũ. Bốn ngày sau có đến 80 bài
viết được đưa lên. Đặc biệt Thisisgrimsby.co.uk trình làng 3 video clip, 200
bức ảnh về trận lũ do người dân tự quay, tự chụp. Nhờ hoạt động này, lượng
báo bán ra của Grimsby Telegraph tăng 3.700 bản trong cung thời gian.
Tại Viêt Nam, công chúng đã tham gia vào báo chí nhưng vẫn chưa

mạnh. Do trình độ của người dân về mạng Internet còn chưa cao đặc biệt ở
nông thôn. Mặt khác, cũng do đội ngũ phóng viên ở các toà soạn vẫn chưa
được huy động để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin.
b). Sự kết hợp nhiều loại hình trên tờ bào điện tử
Xu hướng BMĐT là loại hình truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp
của nhiều loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình. Với những
video clip giúp bạn đọc hiểu hơn các bài viết, ưu thế vượt hơn so với truyền
hình là có thể tung ra ngay sau khi vừa quay xong và biên tập nhanh, ngắn
gọn nhưng vẫn đầy đủ thông tin video clip là cuộc cách mạng truyền thông có

12


thể hậu thuẫn cho báo in. Các nhà nghiên cứu dự đoán video online sẽ phát
triển vào thời gian tới.
c). Mạng xã hội
Được Mark Zuckerberg khai sinh từ năm 2004, Facebook đã bùng nổ
vào năm 2007, trở thành một mạng xã hội “hot” nhất thế giới với 69 triệu
người tham gia, trở thành một không gian ảo được đông đảo người tham gia
nhất thế giới. Tháng 10-2007, Microsoft đầu tư 240 triệu USD để sở hữu
1,6% cổ phần của Facebook. Giá trị của trang mạng xã hội này đã tăng lên
đến 15 tỉ USD.
Công nghệ Wed 2.0 hay còn được gọi là mạng xã hội cho phép mọi
người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với lượng tham gia rất đông,
chính vì vậy việc chọn lựa thông tin là vô cùng quan trọng.
Với đặc điểm tương tác cao, tạo nên tính toàn cầu hóa thông tin, và cả
thế hóa thông tin. Với khôi lượng người tham gia đông đảo nhiều tập đoàn
báo chí trên thế giới đang áp dụng web 2.0 như tờ The Sun (Anh),
News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com
(Malaysia), Sanoma (Phần Lan), Los Angeles

Times (Mỹ), Gatehouse Media (Mỹ)… để từ đó thu thập được lượng
thông tin lớn, đa chiều ở nhiều nơi trên thế giới. Danny Dagan – trưởng bản
đại diện báo điện tử của News Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh
trong bài báo cáo của mình: “Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại” – hay có
thể hiểu độc giả chính là tác giả của bài báo. Theo ông, những bài viết của
độc giả thường có chất lượng cao vì họ không phải chịu những sức ép của tòa
soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng. “Nếu bạn coi thường ý
kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm” – Danny khẳng định. Như các
chuyên gia nhận định: “báo điện tử sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại
chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi mạng Internet toàn
cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia

13


đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng giải trí
khác như xem phim, mua bán, kết bạn… qua Internet”.
d). Độc giả chính là tác giả của bài báo
Elan Lohmann – Tổng biên tập của News24.com của Nam Phi – được
coi là “người hùng” tại hội thảo khi ông đã tạo được bước đột phá khi áp dụng
Web 2.0 cách đây 2 năm. Không những phát triển tờ báo điện tử, ông đã thúc
đẩy sự phát triển của Internet tại quốc gia châu Phi này.
Hiện nay, tờ báo điện tử do ông đứng đầu đã trở thành dịch vụ tin tức
trực tuyến hàng đầu Nam Phi với số lượng độc giả truy cập nhiều nhất và đưa
Nam Phi trở thành quốc gia đứng thứ 37 thế giới về số người sử dụng
internet.
Trong vòng 3 tháng, lượng thông tin cung cấp từ độc giả lên tới 700.000
từ và hơn 3.000 bình luận của độc giả được đăng tải. Tất cả chi phí cho công
việc này… bằng không, mà lại tạo sự gần gũi hơn với độc giả và làm thay đổi
cách đọc báo truyền thống. Một trong những chuyên mục thu hút nhiều độc

giả và tạo sự tương tác nhiều nhất là Phóng sự và Tin ảnh.
Ông Mathew Buckland – Tổng Giám đốc của Mail& Guardian Online
(Nam Phi) – cho biết: Việc xây dựng website rất rẻ, nhanh chóng và có tính
hợp tác, cộng thêm những bạn đọc thông thái, nó có thể tạo nên một website
thân thiện hơn với độc giả và tạo nên một cộng đồng độc giả cho chính
website của mình.
Cùng quan điểm đó, Danny Dagan – Trưởng ban điện tử của News
Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh trong phần thuyết trình của
mình: “Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại”; hay có thể hiểu độc giả chính là
tác giả của bài báo.
Theo ông, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ
không phải chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều
cảm hứng. “Nếu bạn coi thường những ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn
sai lầm” – Danny khẳng định.
14


Cuối năm ngoái, The Sun – Tờ báo có số lượng lớn nhất Vương quốc
Anh cũng đã áp dụng phương thức: nội dung do độc giả tự làm trên mạng để
cung cấp thông tin cho báo chí. Đây vốn là tờ báo tiếng Anh được đọc nhiều
nhất, nay lại trở thành một kênh thông tin không có đối thủ cạnh tranh.
e). Nâng cao khá năng tương tác
Khá năng tương tác lớn đã làm nên sự vượt bậc của báo mạng điện tử
với các loại hinh báo chí khác. Báo mạng điện tử cho phép độc giá có thế
tương tác dễ dàng với tòa soạn, giữa tòa soạn với phóng viên, giữa độc giá và
tác giá, độc giá với nhân vật
Hiện nay nhiêu tờ báo đã có những công cụ hỗ trỡ trực tuyển trong quá
trình tương tác, như ý kiến phản hồi sau mỗi bài viết, chat với tòa soạn…
2.3. Xu hướng xã hội hóa báo mạng điện tử
Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng

nhiều vào nội dung và hình thức của tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp,
bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và
tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng
12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường
thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet,
sau đó được nhiều báo sử dụng.
Từ khái niệm đã nêu ra, những lập luận, cùng cơ sở đã xác định ở trên có
thể rút ra các đặc điểm cơ bản của xu thế “xã hội hóa báo mạng điện tử” là:
- Công dân được tự do trình bày quan điểm, thái độ của mình dưới dạng
bài viết, tác phẩm và được đăng tải công khai. Được tham gia làm báo, hỗ trợ
làm báo và kiểm soát vấn đề làm báo của các cơ quan báo chí chính thống.
- Công dân được tự do lựa chọn hình thức thể hiện, nội dung muốn đề
cập trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thuần phong mĩ tục, văn hóa
của người Việt Nam, không đi trái với tôn chỉ, mục đích hoạt động của các cơ
quan báo mạng.

15


- Công dân được bình luận, đánh giá một cách công khai, minh bạch, có
sự trao đổi trực tiếp dưới những bài viết của các độc giả nói riêng và toàn bộ
các bài viết do phóng viên, nhà báo chuyên nghiệp thực hiện. (Thể hiện qua
các box comment đặt ngay dưới mỗi bài viết)
- Công dân hỗ trợ làm báo bằng hoạt động gửi ảnh, clip, đoạn thu âm,
các tài liệu quan trọng có liên quan tới vấn đề, sự kiện nóng hổi, đang được
toàn xã hội quan tâm, và những tư liệu ấy nếu được sử dụng trong bất cứ hoàn
cảnh nào, công dân có quyền được nhận quyền lợi chính đáng.
- Đẩy mạnh xã hội hóa báo chí bằng việc mở rộng phạm vi hoạt động và
phát huy tối đa tiềm năng của các trang blog cá nhân, mạng xã hội, kênh
thông tin cá nhân dưới sự kiểm soát của các cơ quan thông tấn, cơ quan quản

lí Nhà nước về thông tin nhằm khai thác được sức sáng tạo và lượng thông tin
đa chiều khổng lồ từ công chúng báo chí. (Các link báo mạng được chia sẻ và
cùng trao đổi trên các trang facebook, blog,…tạo nên diễn đàn mở)
- Ngoài việc tham gia vào quá trình làm báo, xã hội hóa báo chí còn thể
hiện rõ ở chỗ, người dân được kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động làm
báo của các cơ quan báo chí theo Luật báo chí được Nhà nước công nhận. Có
quyền lên án, tố cáo những hành vi trái luật, trái đạo đức trong công tác làm
báo, tẩy chay những nguồn tin sai sự thật, bịa đặt chỉ nhằm mục đích giật gân
câu khách của nhiều tờ báo mạng lá cải hiện nay…
- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực
bên ngoài tham gia vào công tác làm báo, kích thích nhu cầu muốn tìm kiếm
thông tin, khai thác thông tin và chia sẻ thông tin của mọi độc giả.

16


Kết luận
Báo chí là một kênh thông tin quan trọng, hằng ngày, hằng giờ cung
cấp thông tin cho công chúng, đặc biệt là báo mạng điện tử, “đứa con sinh sau
đẻ muộn” nhưng vẫn luôn tiềm tàng sức mạnh. Là một trong những loại hình
đóng vai trò đem đến cái mới cho công chúng, báo mạng điện tử luôn phải tự
hoàn thiện mình để phát triển. Từ buổi đầu ra đời cho đến nay, báo mạng điện
tử đã trải qua nhiều xu hướng khác nhau để phát triển. Một xu hướng cũ qua
đi thì một xu hướng khác, mới hơn, tiến bộ hơn lại hình thành. Trong giai
đoạn toàn cầu hóa thông tin ngày nay, vũ khí quan trọng nhất chính là thông
tin, kiểm soát và tận dụng hiệu quả của thông tin thì quốc gia đó sẽ tạo dựng
được chỗ đứng cho mình trên trường quốc tế.
Lợi dụng sự tối ưu trong các dịch vụ kỹ thuật của NET, người ta đã cho
ra đời một loại hình báo chí thứ tư, có khả năng tích hợp được sức mạnh của
ba loại hình báo chí truyền thống(báo in, phát thanh, truyền hình), đó là Báo

mạng điện tử
Báo mạng điện tử thực sự tạo ra bước ngoặt trong quá trình truyền tin và
tiếp nhận thông tin. BMĐT cung cấp một lượng thông tin lớn chưa từng thấy,
giúp cho các quốc gia có thể giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật thuận lợi.
BMĐT góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa người làm báo và người đọc báo.
Điều đó làm tăng hiệu quả xã hội của báo chí lên rất nhiều lần.
Ngày nay, BMĐT đang tham gia vào quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa
các lực lượng truyền thông trong xu thế toàn cầu hoá. Đó là xu thế tất yếu của
quy luật phát triển xã hội.

17


Tài Liệu Tham Khảo
1. Báo mạng điện tử, những vấn đề cơ bản. NXB chính trị - hành chính
Hà Nội 2011
2. Đề cương chi tiết học phần: Nhập Môn Báo Mạng Điện TửTS.Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Phát thanhTruyền hình, Hà Nội-2006
3. http:// w. w.w.vietnamjournalism.com
4. http:// w. w. w. wikipedia. org
5. http:// w. w. w.vnn.vn
6.

18


Mục lục
Mở đầu...............................................................................................................1
..................................................................................................................2
Nội dung....................................................................................................3
Chương I: ..............................................................................................3

Sự ra đời và phát triển của Báo mạng điện tử....................................... 3
1.2. Sự ra đời và phát triển của BMĐT............................................. 3

19



×