Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nâng cao chất lượng sắp xếp ổn định dân cư theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Mường Tè giai đoạn 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.99 KB, 53 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MƯỜNG TÈ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện : Nguyễn Công Sơn
Lớp

: B12-15

Chức vụ

: Giám đốc

Đơn vị công tác : Ban QLDA huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm của tỉnh ủy Lai Châu; huyện ủy, ủy ban nhân dân
huyện huyện Mường Tè, Học viện chính trị khu vực I, tôi được học tập và
nghiên chương trình cao cấp lý luận chính trị tại Học viện chính trị khu vực I
đã đem lại cho tôi nhiều bổ ích, giúp tôi hiểu sâu hơn về chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao kiến thức của bản thân.
Để hoàn thành đề án, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Tôi xin trân trọng
cảm ơn các thầy các cô trong Học viện, đặc biệt là người cố vấn đã rất tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thành đề án.


Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn,
kinh nghiệm xây dựng đề án bản thân chưa nhiều nên Đề án khó tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, vì vậy tôi rất mong nhận được các góp ý của thầy
giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để đề án này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Học viên

Nguyễn Công Sơn


MỤC LỤC


1
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Huyện Mường Tè là một huyện vùng cao, biên giới, nằm ở cực Tây của
Tổ quốc, có tổng diện tích tự nhiên 267.934,16 ha. Toàn huyện có 14 đơn vị
hành chính, gồm 13 xã và 01 thị trấn, dân số toàn huyện có trên 42.016 khẩu,
gồm 11 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa
bàn huyện chiếm 94,2%. Có 130,29km đường biên giáp với Trung Quốc có vị
trí quan trọng về an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính
sách của Nhà nước về sắp xếp ổn định dân cư, huyện Mường Tè đã tổ chức
thực hiện các chương trình di dân tái định cư thủy điện Lai Châu, di dân ra
khu vực biên giới Việt - Trung theo Quyết định 570/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ, di dân vùng nguy cơ sạt lở hai xã Tà Tổng, xã Mù Cả, Đề án phát
triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, Cống, La Hủ, Cờ Lao, Chương
trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di

cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm
ngặt của rừng đặc dụng ... Toàn huyện đã tổ chức di chuyển, sắp xếp, ổn định
cho 568 hộ với 2.772 nhân khẩu. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế, các chương trình bố trí, sắp xếp ổn định dân cư đã tạo nơi ở mới ổn
định, cải thiện điều kiện sản xuất, sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào các dân tộc, góp phần bảo vệ vững chắc tổ quốc.
Tuy nhiên trên thực tế, việc sắp xếp ổn định dân cư còn những bất cập,
hạn chế: Do huyện Mường Tè có điều kiện tự nhiên phức tạp, địa hình bị chia
cắt mạnh, diện tích canh tác phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
thấp, địa hình chủ yếu là đồi núi dẫn đến quá trình rà soát bố trí dân cư mất
nhiều thời gian. Địa bàn tổ chức thực hiện rộng, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa,
giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn; đặc thù của các điểm xây dựng dự án


2
địa hình khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa có, khó kiểm soát dân di cư tự phát, do
đó xuất đầu tư của mỗi dự án là rất lớn. Bên cạnh đó việc thẩm định nguồn
vốn của các bộ/ngành Trung ương còn chậm, trong khi đó nguồn vốn huy
động từ cộng đồng còn rất khó khăn, vì vậy đã ảnh hưởng đến việc phê duyệt
và triển khai thực hiện. Trình độ năng lực quản lý ở một số cơ sở còn nhiều
hạn chế, do vậy quá trình rà soát đối tượng bố trí dân cư để đưa vào quy
hoạch chưa được chính xác, đầy đủ, dẫn đến một số phương án quy tụ khi
được phê duyệt nhưng phải điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Nguồn vốn hỗ trợ
sản xuất của các chương trình dự án có cơ cấu vốn thấp, triển khai thực hiện
còn chậm do vướng mắc về cơ chế và nguồn vốn. Trình độ dân trí, năng lực
canh tác của người dân còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ở
nơi ở mới… Chính vì vậy nhiều dự án còn chậm, dở dang, chưa hoàn thành
hoặc hoàn thành với chất lượng chưa cao. Từ đó làm giảm hiệu quả việc sắp
xếp ổn định dân cư, do đó tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao, trình độ canh tác còn
thấp, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân bị hạn chế, tỷ lệ học sinh tới

lớp chưa cao, di cư tự phát vẫn còn xảy ra, gây tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự, an
ninh xã hội. Do đó việc tổ chức nâng cao chất lượng việc sắp xếp ổn định dân
cư theo hướng phát triển bền vững trên trên địa bàn huyện là cần thiết trong
thời gian tới.
Từ những thực tiễn nêu trên, để đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất
bền vững lâu dài cho người dân khu vực được sắp xếp nói riêng và của toàn
huyện nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh Lai Châu nói chung và huyện
Mường Tè nói riêng, vì vậy tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng sắp xếp ổn
định dân cư theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn huyện Mường Tè
giai đoạn 2016-2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị của mình.


3
2. Mục tiêu đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng công tác sắp xếp, ổn định dân cư trên địa bàn
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 – 2020 nhằm góp phần nâng
cao đời sống, sinh kế bền vững cho nhân dân vùng đề án; hình thành thế trận
quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Về bố trí, sắp xếp dân cư: tiếp tục thực hiện thêm sắp xếp ổn định cho
15 điểm dân cư với 576 hộ, 3.298 nhân khẩu.
+ Về xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu: Phấn đấu đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng
cho các điểm bố trí dân cư là: giao thông, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, trường
học, điện sinh hoạt, nhà văn hóa… phù hợp với các tiêu chí trong quy hoạch
xây dựng nông thôn mới.
+ Xây dựng huyện Mường Tè ổn định về định canh, định cư, không còn
hộ du canh, du cư, di cư tự phát, bảo đảm người dân có đủ đất sản xuất, có

nhà ở, có đủ nước sinh hoạt và sản xuất;
+ Phấn đấu toàn huyện không có hộ đói, giảm nghèo nhanh và bền
vững. Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu, công trình công cộng tại
các xã, bản phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân;
3. Giới hạn của đề án
3.1. Về đối tượng nghiên cứu:
Tập trung vào việc nâng cao chất lượng, bố trí sắp xếp dân cư theo
hướng bền vững. Khách thể tác động là 15 điểm bản của 6 xã với 576 hộ,
3.298 khẩu.


4
Cụ thể:
STT
I

Tên xã

Tên bản

Dân tộc

Số hộ

Số khẩu

Xã Kan Hồ

1


Bản Suối Voi

H'Mông

31

219

1

Bản Huổi Cuổng

Mảng

41

171

2

Bản Nậm Xuổng

Mảng

61

389

3


Bản Nậm Xẻ

Mảng

56

331

Bản Nà Phầy

Thái

83

401

1

Bản A Mại

La Hủ

23

95

2

Bản Dèn Thàng


La Hủ

17

85

1

Bản Nậm Ngà

H'Mông

45

324

2

Bản Cao Chải

H'Mông

96

630

3

Bản Cu Ma Cao


H'Mông

12

46

4

Bản Cu Ma Thấp

H'Mông

11

45

5

Bản Lù Khò

H'Mông

8

35

1

Bản Là Pê I


La Hủ

21

133

2

Bản Là Pê II

La Hủ

28

145

3

Bản Nhóm Pó

La Hủ

43

249

576

3.298


II

III

Xã Vàng San

Xã Bum Nưa

1
IV

V

IV

Tổng

Ghi chú

Xã Pa Vệ Sử

Xã Tà Tổng

Xã Tá Pạ

6

15

3.2. Về không gian: Đề án được xây dựng và triển khai ở 6 xã thuộc

Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
3.3. Về thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016 đến năm 2020


5

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
+ Khái niệm dân cư: Là khái niệm chỉ những người dân đang cư trú trong
một không gian sống nhất định với một tỷ lệ số dân nhất định trên 1km2.
+ Bố trí sắp xếp dân cư: là việc lựa chọn bố trí không gian sống cho
người dân theo quy hoạch nhất định.
+ Ổn định dân cư: là hình thức cư trú có tính lâu dài trên cơ sở có đủ
các điều kiện phục vụ cuộc sống cho các hộ dân sau bố trí sắp xếp, bao gồm
kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hóa....), các điều kiện
phục vụ sản xuất: (đất đai, hệ thống thủy lợi) và các dịch vụ khác.
+ Định canh, định cư là hình thức canh tác và cư trú ổn định, không
còn phá rừng làm rẫy, không còn du cư. Trong đó hộ định canh, định cư có đủ
tư liệu sản xuất ổn định và thôn, bản, xã có đủ cơ sở vật chất thiết yếu đảm
bảo sản xuất và đời sống.
+ Di dân tự phát là hình thức di dân không có tổ chức. Hình thức di
dân này mang tính cá nhân do bản thân người di chuyển hoặc bộ phận gia
đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của
nhà nước và các cấp chính quyền.
+ Du canh du cư là hình thức canh tác và cư trú không ổn định, nguồn
sống chủ yếu dự vào phát nương làm rẫy, sản xuất lương thực theo lối bóc lột
đất, tự cung tự cấp.
+ Chất lượng:

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Chất lượng là một phạm trù triết
học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn
định tương đối của sự vật và phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc
tính khách quan của sự vật, biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Chất


6
lượng của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển của nó, chất lượng
càng cao thì mức độ phát triển của sự vật càng lớn.
- Theo Từ điển tiếng Việt, chất lượng được xem là “Cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của mỗi con người, một sự vật, sự việc”. Đây là cách đánh giá
một con người, một sự việc, một sự vật trong cái đơn nhất, trong tính độc lập
của nó.
- Theo các nhà nghiên cứu phương Tấy, chất lượng là một khái niệm
rộng, khó định nghĩa cũng như khái niệm văn hóa và uy tín. Theo Westley và
Minterberg (1991) ý định đưa ra một quan niệm chính xác cho khái niệm này
là không khả thi. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, quan niệm của E.
Sallis (1993) là khả dĩ hơn cả khi phân biệt theo chủ nghĩa tuyệt đối và tương
đối. Chất lượng theo nghĩa tuyệt đối là chất lượng cao, chất lượng cao nhất,
Hiểu theo nghĩa nàykhông thực tiễn và trong thực tế rất ít cơ sở đào tạo có thể
cung cấp được sản phẩm đầu ra chất lượng cao. Quan niệm chất lượng theo
nghĩa tương đối xem xét sản phẩm, dịch vụ theo những thuộc tính mà người
ta gắn cho nó. Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng khi chúng đạt được chuẩn
mực được quy định từ trước mà cơ sở tạo ra nó theo yêu cầu của khách hàng,
nó làm hài lòng, vượt nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
+ Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa có tính lâu dài phù hợp
với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại
đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong lựa chọn
ngưỡng sống của họ.
+ Bố trí sắp xếp dân cư theo hướng phát triển bền vững: Là quá trình

lựa chọn và bố trí không gian sống cho các hộ dân theo quy hoạch nhất định
mang tính chủ đích và pháp lý nhằm giúp người dân có đủ điều kiện để sinh
kế lâu dài.
+ Tiêu đánh giá chất lượng sắp xếp ổn định dân cư:
Từ nội hàm của khái niệm chất lượng như đã trình bày ở trên, tiêu chí
đánh giá chất lượng sắp xếp dân cư được đánh giá theo hai tiêu chí sau:


7
- Sự hài lòng của các hộ dân khi được bố trí địa điểm cư trú
-

Tính bền vững của việc sinh kế lâu dài

-

Đây chính là những điều kiện cơ bản về điện, đường, trường, trạm,

về khả năng ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường theo
các chuẩn quy định sau:
 Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; ( bằng
93% so với trung bình của huyện vào năm 2020 (32,5 triệu đồng ))
 Không còn hộ đói;
 Tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 5%;
 80% hộ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia;
 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.
 Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 98%.
 Tỷ lệ học sinh ra lớp đạt 98%.
1.1.2 Nội dung tổ chức sắp xếp ổn định dân cư:
- Đầu tư san gặt mặt bằng tạo nhà ở cho 15 điểm dân cư đảm bảo diện

tích từ 200 m2 đến 300m2/hộ. Đầu tư hệ thống giao thông đến thôn bản, và ra
các khu sản xuất tập trung, đảm bảo xe cơ giới (từ xe máy trở lên) có thể đi
được. Quy mô công trình đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nông
thôn mới của tỉnh. Đầu tư công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, các công trình
điện đến thôn bản (bao gồm trạm biến áp, đường dây nội thôn bản và các hộ
dân), các công trình nước sinh hoạt tập trung cho các thôn bản. Đầu tư đồng
bộ các công trình trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà bán trú... Đầu
tư nhà văn hoá bản, quy mô nhà xây cấp IV hoặc nhà gỗ.
- Hỗ trợ hộ gia đình đảm bảo các điều kiện và nhu cầu thiết yếu của đời
sống: Hỗ trợ cấp gạo cho các hộ nghèo để vượt qua thời gian đói giáp hạt
trong năm.
- Hỗ trợ người dân đảm bảo các điều kiện để phát triển sản xuất: Giải
quyết vấn đề đất sản xuất và giao khoán bảo vệ rừng (Mức hỗ trợ áp dụng
theo Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009): Nâng cao kiến thức,


8
trình độ năng lực sản xuất cho đồng bào, Hỗ trợ trực tiếp sản xuất cho hộ gia
đình gắn với việc xây dựng các mô hình hướng dẫn sản xuất
- Tập trung giải quyết các khó khăn, bất cập về văn hóa – xã hội: Về y
tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa,
nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội
và trật tự an toàn xã hội.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sắp xếp ổn định dân cư:
Quá trình sắp xếp ổn định dân cư cho 6 xã của huyện Mường Tè theo
đề án chịu nhiều tác động của các yếu tố, cụ thể là:
- Ở khu vực này diễn biến thời tiết khá phức tạp, đặc biệt là mùa mưa
thường kéo dài gây sạt lở, lũ quét, lũ ống, ách tắc giao thông hưởng đến tiến
độ thực hiện đề án.
- Địa điểm cư trú của 15 bản thuộc 6 xã với 576 hộ rất phân tán, đường

xá đi lại có nhiều khó khăn.
- Tâm lý, phong tục truyền thống là lực cản trong việc bố trí sắp xếp vì
người dân ngại thay đổi, ngại di chuyển.
- Nguồn lực tài chính để bố trí thực hiện đề án là yếu tố quyết định tới
sự thành công của đề án song còn hạn hẹp. Việc huy động các lực lượng xã
hội về mặt tài chính ở khu vực miền núi rất khó khăn. Mặt khác kế hoạch tài
chính cần phân bổ theo nhu cầu và triển khai thực tế, tránh tình trạng nợ khối
lượng hoàn thành rất khó dự kiến.
- Địa điểm thực hiện đề án trải rộng nhiều xã, cần bố trí nhân lực thực
hiện các chính sách hợp lý, tránh tồn đọng ảnh hưởng đến chính sách của
nhân dân.
- Tình trạng truyền đạo trái phép, đặc biệt là ở điểm dân cư của đồng
bào Mông có nguy cơ tiềm ẩn mất trật tự trị an.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ chính trị
Từ khi ra đời cho đến nay, đặc biệt là từ khi Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi
mới, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến việc nâng cao đời sống


9
cho nhân dân, đặc biệt là ở khu vực miền núi, hải đảo. Trong nhiều nghị quyết
của Đảng, nhất trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI và gần
đây là lần thứ XII; đều nhấn mạnh đến nhiệm vụ chính trị này, nhất là khi
chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nhiều công trình
thủy điện buộc phải di dời một số lượng lớn đồng bào các dân tộc thiểu số.
Phương hướng nâng cao chất lượng bố trí sắp xếp ổn định dân cư theo
hướng phát triển bền vững cũng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Những đường lối, quan điểm của Đảng, đảng bộ tỉnh Lai Châu và huyện

Mường Tè là cơ sở chính trị để xây dựng và thực hiện đề án.
1.2.1 Cơ sở pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa 13 ban hành
ngày 18/6/2014;
- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo;
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về
khuyến nông;
- Quyết định 193/2006/QĐ-TTg, ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt
khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng
phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, giai đoạn 2006 – 2010
và định hướng đến năm 2015;
- Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Lai
Châu thời kỳ 2006 - 2020;
- Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ V/v hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu
số giai đoạn 2007-2010;


10
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 1342/QĐ-TTG ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ: Phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du
canh, du cư đến năm 2012;
- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến
năm 2020”;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc:
Mảng, Cống, La Hủ, Cờ Lao”;
- Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt "Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung
giai đoạn 2012 - 2017"
- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 –
2020 có xét đến năm 2030;
- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban
hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;
- Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 của UBND tỉnh Lai
Châu về phê duyệt dự án sắp xếp ổn định dân cư 2 xã Tà Tổng, Mù Cả của
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Và các văn bản khác hướng dẫn thực hiện các Chính sách của Đảng và
Nhà nước.


11
1.2.3. Cơ sở thực tiễn
- Huyện Mường Tè là một huyện vùng cao biên giới, huyện thuộc diện
30A của Chính phủ, có biên giới giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa
phương đã có các chương trình đầu tư ưu tiên dành cho các dân tộc đặc biệt
khó khăn nhằm xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống vật chất cho nhân dân
vùng biên để giữ vững chủ quyền quốc gia; sắp xếp ổn định dân cư là một

trong những việc mà Đảng và Nhà nước đã chọn nhằm cụ thể đường lối của
mình. Thời gian qua huyện đã triển khai các chương trình nhằm sắp xếp ổn
định dân cư, cụ thể:
+ Triển khai Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ
tướng Chính phủ V/v hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào
dân tộc thiểu số. Huyện Mường Tè có 5 điểm dân cư cần bố trí với 155 hộ với
757 nhân khẩu. Đến hết năm 2015, huyện thực hiện triển khai tạo mặt bằng
được 01 điểm dân cư tập trung và 01 điểm dân cư xen ghép với tổng số 140
hộ, 785 khẩu.
+ Thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2012
phê duyệt "Quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai
đoạn 2012 - 2017" Huyện Mường Tè có 5 điểm dân cư cần bố trí với 155 hộ
với 757 nhân khẩu. Đến hết năm 2015, huyện thực hiện triển khai 4 điểm dân
cư ( 4 điểm đầu đi, 3 điểm đầu đến) với 115 hộ 545 nhân khẩu.
+ Triển khai Quyết định 1006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lai Châu về
việc sắp xếp ổn định dân cư vùng có nguy cơ sạt lở cho hai xã Tà Tổng và xã
Mù Cả huyện Mường Tè, với kế hoạch thực hiện sắp xếp cho 12 điểm dân cư
với 422 hộ, 2.450 nhân khẩu, cho giai đoạn 2011-2016. Tuy nhiên đến hết
năm 2015, huyện mới triển khai thực hiện hoàn thành sắp xếp cho 4 điểm với
nhân 153 hộ, 745 nhân khẩu hộ.
+ Thực hiện Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các


12
dân tộc: Mảng, Cống, La Hủ, Cờ Lao”. Huyện Mường Tè có 12 điểm dân cư
trong quy hoạch thuộc đồng bào đặc biệt khó khăn cần sắp xếp ổn định dân cư
cho 447 hộ với 2.331 khẩu. Hiện nay chưa đủ kinh phí để thực hiện tạo mặt
bằng nhà ở cho các điểm dân cư này.
Các chương trình đã cải thiện một phần cuộc sống của nhân dân thuộc

diện dự án, tuy nhiên khối lượng công việc cần sắp xếp nhiều, nhưng khối
lượng hoàn thành thấp vì nhiêu nguyên nhân khác nhau, do đó điều kiện sống
của đại bộ phận nhân dân vẫn còn đặc biệt khó khăn.
Vấn đề thực tế đã và đang đặt ra đối với 15 điểm dân cư thuộc đối
tượng của đề án đó là:
-

Tình trạng nghèo nàn, lạc hậu;

-

Điều kiện sống ở mức thấp (cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục...);

-

Chất lượng dân số nhiều bất cập;

-

Tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu;

-

Vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới;

-

Vấn đề môi trường, nhất là việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

sông Đà..

2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý: Huyện Mường Tè nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lai
Châu, có diện tích 267.934,16 ha. Huyện có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
+ Phía Tây và phía Nam giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
+ Phía Đông Mường Tè là huyện Nậm Nhùn
+ Huyện có 14 đơn vị hành chính, dân số toàn huyện có trên 42.000
nhân khẩu. Bao gồm các xã: Bum Nưa, Bum Tở, Kan Hồ, Ka Lăng, Mù


13
Cả, Mường Tè, Nậm Khao, Pa Ủ, Pa Vệ Sử, Tá Bạ, Tà Tổng, Thu Lũm, Vàng
San, và thị trấn Mường Tè.
- Bản Nà Phầy xã Vàng San cách trung tâm huyện lỵ 10 km về phái
Đông, bản ở ngay sát ven suối Huổi Cuổng, có vị trí thấp so với lòng suối nên
có nguy cơ bị lỹ quét ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân.
- Các bản Nậm Xuổng, Nậm Xẻ, Huổi Cuổng thuộc xã Vàng San, bản
Dèn Thàng, A Mại thuộc xã Pa Vệ Sử, bản Suối Voi thuộc xã Kan Hồ, bản
Là Pê I, Là Pê II, Nhóm Bố thuộc xã Tá Pạ, các bản Cu Ma Cao, Cu Ma
Thấp, Lù Khò, Nậm Ngà, Cao Chải xã Tà Tổng, cách trung tâm huyện lỵ từ
40km đến 100km. Các dân tộc sinh sống là đồng bào La Hủ, Mảng và
H’Mông. Địa hình phức tạp hiểm trở, độ dốc lớn, đi lại gặp nhiều khó khăn
nhất là trong mùa mưa.
2.1.1.2 Khí hậu
Khí hậu được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều,
mùa khô lạnh, mưa ít. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thường có gió
xoáy và lốc trong các cơn mưa giông đầu mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10
đến tháng 4 năm sau, thường xảy ra rét đậm, rét hại. Lượng mưa trung bình

trên từ 2.500 - 3.000 mm/năm, nhiệt độ trung bình trên 250C, độ ẩm tương
đối đạt từ 85 - 90%, những tháng mùa khô độ ẩm giảm xuống dưới 80%.
Trong những năm gần đây, khí hậu có những diễn biến phức tạp, mùa mưa
đến sớm và kéo dài, mùa khô lạnh, nhiều nơi nhiệt độ xuống tới 0 0C, kèm
theo lạnh là sương mù dầy đặc, gió bấc và sương muối.
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên rừng: Nằm trong khu vực rừng phòng hộ sông Đà, sông
Nậm Ma nên diện tích rừng ở vùng các dân tộc thuộc đề án phong phú, nhất
là khu vực các xã dọc biên giới Việt – Trung, tỷ lệ che phủ rừng chiếm trên
50%. Do cuộc sống du canh – du cư, tập quán canh tác lạc hậu, đốt nương làm
rẫy nên diện tích rừng bị chặt phá trong những năm qua tương đối lớn.
+ Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là rừng cây lá rộng và rừng tre nứa,
vầu. Các cây lâm nghiệp thường là gỗ tạp, trẩu, muồng, dổi, mỡ, long não, tre


14
nứa… Ngoài ra, còn có nhiều loại cây dược liệu quý như: thảo quả, đương
quy, đỗ trọng.
+ Động vật quý hiếm chủ yếu tập trung ở khu vực các xã giáp biên
gồm: Sơn dương, nai, lợn rừng, gấu ... song do tình trạng săn bắt trái phép nên
số lượng động vật ngày càng suy giảm.
- Tài nguyên khoáng sản: Chủ yếu là đá phiến và vàng sa khoáng trên
sông Đà, sông Nậm Ma. Việc khai thác của người dân rất hạn chế, chỉ một ít
số hộ người Cống khai thác vàng sa khoáng bằng phương pháp thủ công trong
thời gian nông nhàn.
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Vùng đồng bào sinh sống có số lượng sông suối nhiều.
Có con sông lớn là sông Đà chảy qua, nhưng do có độ dốc lớn, lại
nhiều thác ghềnh nên khả năng khai thác vào mục đích nông nghiệp rất khó
khăn. Nguồn nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu từ các con suối

nhỏ như: suối Nậm Lằn, Là Si, Nậm Pục, Nậm Xả, Huổi Củng, Nậm Cấu,
Nậm Sì Lường, Nậm Củm, Nậm Hản, Nậm Phìn, Nậm Kha Ứ, Nậm Nghẹ, ...
và các khe suối nhỏ khác.
+ Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu nào nghiên cứu và khảo
sát về nguồn nước ngầm ở những khu vực này.
- Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên rộng, song cơ cấu sử dụng đất
thiếu hợp lý, diện tích đất chưa sử dụng lớn. Trong khi đất có khả năng khai
hoang vẫn còn. Đất sản xuất nông nghiệp thấp. Trong đó, chủ yếu là nương
rẫy, diện tích ruộng và nương cố định rất ít.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xắp xếp ổn
định dân cư
2.1.2.1 Thuận lợi
-

Đất đai rộng, diện tích đất chưa sử dụng lớn thuận lợi cho việc khai

hoang phát triển ruộng nước và chăn nuôi đại gia súc.


15
-

Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng ... thuận lợi

cho việc phát triển các loại cây trồng như lúa nước, các loại hoa màu và cây
công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (cao su) và cây
dược liệu (thảo quả).
-

Nguồn nước mặt phong phú, thuận lợi cho việc sinh hoạt, phát triển


sản xuất nông nghiệp và đầu tư thuỷ điện nhỏ.
-

Diện tích đất lâm nghiệp lớn, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng.

2.1.2.2 Khó khăn
-

Địa hình rộng, bị chia cắt phức tạp, cách xa các khu vực phát triển,

giao thông đi lại khó khăn.
-

Khí hậu diễn biến thất thường, mùa mưa thường gây ra lũ ống, lũ

quét, mùa khô hạn hán, nguy cơ cháy rừng cao
-

Diện tích đất chưa sử dụng lớn, song diện tích đất có khả năng khai

hoang hạn hẹp do độ dốc lớn, thiếu nước.
Diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng chủ yếu là rừng phòng hộ đầu
nguồn nghèo, trữ lượng thấp.
2.2 Thực trạng sắp xếp ổn định dân cư theo hướng phát triển bền vững
2.2.1 Tình hình kinh tế
2.2.1.1 Kết cấu hạ tầng cơ sở
- Giao thông
+ Giao thông đến trung tâm xã: có 15/15 (thị trấn) xã có đường giao
thông đến trung tâm xã với quy mô đường Bnt.

+ Giao thông đến thôn có 10/15 bản có đường giao thông đi lại được 2
mùa, còn 5/15 bản đường tới bản là đường dân sinh, đường đất, rất khó khăn
đi lại trong mùa mưa.
- Điện sinh hoạt
+ Điện lưới quốc gia mới chỉ có tại bản Nà Phầy xã Vàng San, còn 14 bản
chưa có điện lưới quốc gia, một bộ phận nhỏ nhân dân sử dụng điện nước để


16
tháp sáng. Thiếu điện đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân, cản trở
sự tiếp cận thông tin của người dân và thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất.
- Trạm y tế
+ 15/15 xã, thị trấn đã có trạm xá xã kiên cố, tuy nhiên các trạm xá
chưa được đầu tư đủ trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Nước sinh hoạt
+ 8/15 bản người đã được đầu tư công trình nước sinh hoạt.
(Hầu hết các công trình đã xuống cấp không còn sử dụng được. Một mặt
do ý thức bảo quản của người dân thấp, mặt khác do thời gian khai thác lâu).
- Thuỷ lợi
+ Bản Nà Phầy xã Vàng San có công trình thuỷ lợi, phục vụ tưới cho
30 ha ruộng nước. 14/15 bản còn lại chưa được đầu tư thủy lợi, chủ yếu nhân
dân canh tác bằng nương, rãy.
- Nhà sinh hoạt cộng đồng
+ Nhà văn hoá xã: có 14 nhà văn hoá xã đã được xây dựng.
+ Nhà sinh hoạt cộng đồng: 100% các bản vùng chưa có nhà văn hoá
thôn bản cũng như các trang thiết bị (tăng âm, loa đài, máy nổ...) để phục vụ
các hoạt động văn hoá cộng đồng của tộc người.
- Tình hình thu nhập
+ Thu nhập của người dân chủ yếu từ nông nghiệp, ngoài ra từ việc
khai thác các nguồn lợi tự nhiên, từ công tác khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ

rừng và các nguồn khác (lương, trợ cấp ...).
+ Lương thực bình quân đầu người đạt: 128 kg/người/năm
(10,6kg/người/tháng), nhìn chung, thu nhập của ở mức thấp, dưới chuẩn nghèo.
b) Tình hình đói nghèo: Tổng số hộ đói, nghèo thuộc 15 điểm dân tộc
là: 350/576 hộ. Tỷ lệ đói nghèo cao, gấp từ 2 – 3 lần so với bình quân chung
của tỉnh.
- Tình hình nhà ở: Hiện còn 460 hộ vẫn ở nhà tạm. Trong những năm
qua, thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở của Nhà nước


17
(Quyết định số 134, 167), 100% hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, song chất
lượng nhà còn thấp, nhất là về quy mô và độ vững chắc. Diện tích nhà ở bình
quân từ 20 – 25m2 (4 – 5m2/người).
2.2.2. Điều kiện và tình hình sản xuất
2.2.2.1 Các hình thức và tập quán canh tác
- Dân tộc La Hủ: Người La Hủ chủ yếu làm nương du canh với nhịp
độ luân chuyển cao. Gần đây họ chuyển dần sang trồng lúa trên ruộng bậc
thang, song do kỹ thuật canh tác lạc hậu, dựa chủ yếu vào tự nhiên, áp dụng
chưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất và sản
lượng cây trồng thấp, chưa tự túc được lương thực tại chỗ.
+ Chăn nuôi không phát triển, vật nuôi chính là lợn, gà, chỉ sử dụng
cho sinh hoạt hàng ngày và những dịp lễ tết.
- Dân tộc Mảng: Cũng như người La Hủ, người Mảng chủ yếu sản
xuất trên nương với lối canh tác du canh. Người Mảng rất ít kinh nghiệm
trong việc chọn nương mới để sản xuất, họ chặt cây, đốt cây, thu dọn
nương, chọc lỗ tra hạt giống như nhiều dân tộc khác; khoảng ba năm sau,
khi nương đó bạc màu, họ lại đi tìm nơi mới. Nương cũ bỏ lại thành rừng
thưa, dăm bảy năm sau được khai thác trở lại, nhưng cũng lại một hai năm
sau thì bỏ hoang. Hiện ở một số nơi, đồng bào làm ruộng bậc thang như

người Thái.
+ Chăn nuôi kém phát triển do tập quán thả rông không chuồng trại.
Người Mảng chủ yếu chăn nuôi gia cầm để phục vụ cho cuộc sống hàng
ngày và các dịp lễ tết tín ngưỡng. Chăn nuôi đại gia súc chưa phát triển.
- Dân tộc H’Mông: Người H’Mông thuộc nhóm cư dân chuyên làm
nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên rừng. Trước kia họ chỉ làm
nương phát, là hình thức canh tác ở trình độ thấp nhất, tức là chọn đất, chặt
cây, đốt cây, thu dọn rồi dùng gậy chọc lỗ, tra hạt. Ngày nay người
H’Mông đã bắt đầu làm nương cuốc, một hình thức canh tác tiến bộ hơn,


18
giữ được đất màu lâu hơn. Gần đây đồng bào còn khai hoang để làm ruộng
cấy lúa nước, ruộng bậc thang nhưng không nhiều. Thông qua các lớp tập
huấn khuyến nông, khuyến lâm, trình độ canh tác được nâng cao hơn, đồng
bào đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Chăn nuôi có bước phát triển, song cũng chỉ để phục vụ nhu cầu hàng
ngày và các dịp lễ tết.
2.2.2.2. Tình hình sản xuất
- Đất sản xuất
+ Diện tích bình quân đất canh tác nông nghiệp/người: 1.025 m 2/người
(5.231 m2/hộ). Trong đó, bình quân diện tích lúa nước 243 m 2/người (1.242
m2/hộ); diện tích lúa nương 781 m2/người (3.989 m2/hộ).
(Thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân đói nghèo ở vùng
đồng bào dân tộc. Giải quyết đất sản xuất là giải pháp quan trọng để ổn định
cuộc sống người dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững).
- Năng suất cây trồng
+ Trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo, nương rẫy là nơi trồng trọt
chính, cây trồng trên nương chủ yếu là lúa nếp, lúa tẻ, ngô, sắn, khoai và một
số loại rau, quả khác. Ngoài canh tác trên nương rẫy, vài năm trở lại đây

người dân đã biết khai hoang phát triển lúa nước nhưng diện tích ít.
+ Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, giống cây trồng đã bị thoái hoá,
người dân ít áp dụng các loại giống mới và kỹ thuật vào sản xuất nên năng
suất đạt được thấp, bình quân lúa nước đạt từ 25 – 30 tạ/ha, lúa nương đạt từ 8
– 10 tạ/ha, ngô đạt từ 9 – 12 tạ/ha.
+ Thiếu đất sản xuất, trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất, sản lượng
cây trồng thấp, không đáp ứng được sinh hoạt hàng ngày. Đây là một trong
những nguyên nhân đói nghèo của các điểm dân cư này.
- Tình hình chăn nuôi
+ Chăn nuôi rất kém phát triển, chăn nuôi chủ yếu để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày và những ngày lễ tết. Tốc độ tăng đàn thấp, do ảnh


19
hưởng của tập quán chăn nuôi thả rông không chuồng trại, mặt khác công tác
thú ý, phòng dịch ở khu vực này chưa được quan tâm đúng mức.
- Nuôi trồng thuỷ sản
+ Nuôi trồng thuỷ sản chưa được thử nghiệm phát triển do địa bàn vùng
đề án bị chia cắt phức tạp, giao thông kém phát triển nên việc vận chuyển
giống vào khu vực này không thực hiện được. Với diện tích mặt nước của
vùng đề án, nếu được chú trọng đầu tư giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu
được đầu ra của sản phẩm thì rất có tiềm năng phát triển.
- Tình hình các nghề thủ công (thêu, dệt vải, đan lát...): Đồng bào chủ
yếu làm đan lát. Song chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, sản phẩm
không có sức cạnh tranh nên không trở thành hàng hoá trao đổi.
- Các hoạt động sinh kế khác
Sản xuất kém phát triển, sản phẩm làm ra không đảm bảo cho cuộc
sống hàng ngày, chỉ đáp ứng từ 6 – 9 tháng/năm. Để duy trì cuộc sống, hoạt
động săn bắt, hái lượm tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống
người dân 3 dân tộc.

+ Hái lượm chủ yếu do người phụ nữ đảm nhận và được thực hiện hầu
hết các tháng trong năm, song nhiều nhất vào mùa mưa và những tháng giáp
hạt, các loại sản phẩm thường được sử dụng là: nấm, mộc nhĩ, măng, củ mài
và các loại dược liệu như tam thất, sa nhân, thảo quả. Những loại sản phẩm
này được sử dụng chính trong sinh hoạt hàng ngày của người dân và trao đổi
với các dân tộc khác.
+ Săn bắt do người đàn ông đảm nhận, công cụ săn bắt cũng rất thô sơ
do người dân tự tạo ra như: súng kíp (đến nay hầu như không sử dụng), nỏ,
bẫy thú, chài, lưới ... Sản phẩm săn bắt thường là thú rừng (hươu, nai, nhím,
lợn rừng ...) và các loài cá.


20
2.2.2 Tình hình về văn hóa – xã hội
2.2.2.1 Về giáo dục
Trong những năm qua, thông qua các chương trình, đề án, chính sách
hỗ trợ của Nhà nước, công tác giáo của huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ về
chất và lượng.
- Tình hình học sinh
Tổng số học sinh 3 cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) là: 2.518
học sinh, trong đó:
+ Bậc mầm non

: 820 học sinh.

+ Bậc tiểu học

: 846 học sinh.

+ Bậc THCS


: 852 học sinh.

Số trẻ em bỏ học: 50 em, chiếm 2,0%.
Nếu như những năm trước đây, tình trạng bỏ học của học sinh người
dân tộc diễn ra với tỷ lệ cao, một mặt do những khó khăn về vật chất, học sinh
phải tham gia lao động sản xuất cùng gia đình, việc chi trả cho công việc này
vượt quá khả năng của người dân, mặt khác nhận thức của người dân về giáo
dục còn hạn chế. Đến nay, dưới sự tác động của các chính sách hỗ trợ giáo
dục của Nhà nước, nhận thức về giáo dục được nâng lên nên tỷ lệ này chỉ còn
2,0%. Tuy vậy, chất lượng học sinh vẫn còn bất cập, nhiều học sinh học hết
tiểu học đọc chưa rõ tiếng phổ thông.
- Trường lớp học và cơ sở vật chất
Các điểm dân cư trường chủ yếu là trượng bán kiên cố, vẫn chưa đảm
bảo được nhu cầu dạy và học, số lượng trường lớp học tạm bợ còn lớn. Trong
thời gian tới đòi hỏi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn.
2.2.2.2. Về y tế và chất lượng dân số
Cùng với sự tăng trưởng, chất lượng dân đã có sự thay đổi tích cực
trong những năm qua, song vẫn ở mức thấp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như: thu nhập, lao động, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc ...


21
-

Về thể lực: Chiều cao trung bình ở nam giới là 154 cm, nữ giới 148

cm; cân nặng ở nam giới 54 kg, nữ giới 46 kg. Không chỉ ở tầm vóc, tuổi thọ
của dân trong bản cũng ở mức thấp (53 tuổi), thấp hơn mức bình quân của cả
nước gần 20 tuổi, trong đó tuổi thọ của người La Hủ chỉ đạt 51 tuổi.

-

Về trí tuệ: Theo điều tra, số lượng người biết chữ, biết tiếng phổ

thông trong độ tuổi từ 6 – 35 tuổi chiếm 85,5%. Người không biết chữ, biết
tiếng phổ thông tập trung ở nhóm người trên 35 tuổi và phụ nữ, điều này đã
ảnh hưởng tới việc tiếp cận các phương tiện thông tin, đại chúng, các kiến
thức mới trong sản xuất.
-

Về tinh thần: Thụ hưởng văn hoá tinh thần ở mức thấp do trình độ

dân trí, địa bàn cư trú độc lập, cách xa các khu vực trung tâm, điều kiện sống
khó khăn.
-

Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh có giảm song vẫn

chiếm tỷ lệ cao (6,37%), gấp 3 – 4 lần so với cả nước. Nguyên nhân là do
những khó khăn của người dân trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế có chất
lượng, tập quán sinh đẻ, chăm sóc lạc hậu, việc chăm sóc bà mẹ mang thai và
trẻ sơ sinh chưa được quan tâm, thiếu dinh dưỡng cần thiết.
-

Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở 3 dân tộc chiếm 40,33%, cao hơn

mức bình quân của tỉnh trên 10%, trong đó người La Hủ chiếm tới 44%, cao
gấp gần 2 lần so với toàn tỉnh.
-


Việc mang thai, sinh nở và nuôi con của dân còn nhiều lạc hậu. Do

đời sống kinh tế khó khăn nên việc chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang
không đảm bảo, không có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Việc sinh đẻ
chủ yếu được thực hiện ở nhà, không đến các cơ sở y tế do xấu hổ. Không
thực hiện các biện pháp tránh thai nên số lần mang thai lớn, tần xuất có thai
cao nhưng tỷ lệ số trẻ đẻ ra sống thấp.
Khi sinh nở thường chỉ do sản phụ tự đỡ, tự cắt dây rốn bằng cật nứa
hoặc bằng lưỡi hái, không vô khuẩn, nên tỷ lệ nhiễm trùng trẻ sơ sinh cao.
Đồng thời tỷ lệ nguy cơ tử vong cho mẹ rất cao.


22
Khi nuôi con, thường nuôi theo phương pháp truyền thống, vì khi trẻ
mới 2 tuần tuổi mẹ đã phải đi làm nương, mang theo con để ở lán nương. Do
điều kiện ăn uống kém nên người mẹ thường ít sữa và sữa chất lượng không
cao. Đến khi trẻ trên 2 tháng người mẹ đã cho ăn cơm nhai, không có chế độ
ăn bột, ăn cháo theo các giai đoạn. Vì vậy gây nên tỷ lệ mắc bệnh về đường
ruột cao, dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
Do tập quán sinh hoạt, sản xuất, sống biệt lập, ít có sự giao lưu với các
dân tộc khác, do đó hôn nhân cận huyết thống thường diễn ra trong cộng đồng
dân tộc mình.
2.2.3. Văn hóa – thông tin
- Hưởng thụ văn hóa: Việc tiếp cận văn hóa chủ yếu qua tiếp xúc hàng
ngày qua ti vi, các bản chưa có thông tin lưu động, chưa có tủ sách pháp luật.
Một vài xã có tủ sách tại bưu điện văn hoá nhưng do khoảng cách xa, trình độ
dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao nên đồng bào không thường xuyên tiếp
cận với loại hình tài liệu này.
- Phủ sóng phát thanh, truyền hình, điện thoại di dộng
+ 100% số bản được phủ sóng phát thanh. Song số lượng người sử

dụng đài radio để nghe các thông tin rất ít, do tỷ lệ người biết tiếng phổ thông
và các tiếng dân tộc thiểu số được phát sóng thấp, họ không có tiền để mua
máy thu. Tỷ lệ hộ gia đình người La Hủ có đài radio chiếm 5%, người.
+ Hầu hết các bản này chưa được phủ sóng truyền hình, chỉ một số ít
bản gần trung tâm huyện bắt được sóng truyền hình từ Đài phát thanh - truyền
hình huyện. Để xem các thông tin trên truyền hình, người dân sử dụng các
chảo thu vệ tinh của Trung Quốc, song số lượng ít, nội dung được theo dõi
nhiều nhất là các kênh phim, ca nhạc.
+ Hai năm trở lại đây, hầu hết các thôn bản ở khu vực trung tâm xã
được phủ sóng điện thoại di động. Song số lượng người sử dụng điện thoại di
động cũng rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào đối tượng là cán bộ xã, người
dân không có khả năng mua máy và chi trả cho những chi phí này.


×