Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bao cao tham luan hoi thao phan hoa doi tuong hoc sinh 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.37 KB, 3 trang )

PHÒNG GD& ĐT TP.BẠC LIÊU
TRƯỜNG TIỂU HỌC THUẬN HÒA 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Vĩnh Trạch Đông, ngày 22 tháng 2 năm 2014.

BÁO CÁO THAM LUẬN
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ
PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH

Năm học 2013 - 2014, thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng Giáo
dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu, các trường học trên địa bàn đều tổ chức dạy
học phân hóa (DHPH) theo năng lực học tập của học sinh (HS). Đây là một trong
những vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy, tại sao phải
DHPH, DHPH là gì, DHPH như thế nào, hiệu quả của việc dạy học phân hóa đối
tượng học sinh ra sao, ?… thì vẫn còn có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau.
Được sự cho phép của BTC hội thảo, tôi thay mặt cho đơn vị trường tiểu
học Thuận Hòa 4 xin báo cáo tham luận xoay quanh vấn đề phân hóa đối tượng
học sinh và Hiệu quả đạt được trong dạy học phân hóa cho đối tượng học sinh
trung bình - yếu.
Những học sinh yếu kém luôn khiến bạn phải nghĩ cách cải thiện phương
pháp giảng dạy, hướng dẫn học tập sao cho phù hợp. Khi học sinh chưa giỏi, đó
cũng là lúc ta cảm thấy công việc giảng dạy chưa thực sự thành công. Vậy chúng
ta, những người giảng dạy nên làm gì?
Một tình huống đặt ra là giáo viên cứ nhiệt tình dạy, song, một số học sinh
trung bình, yếu kém trong lớp không thể tiếp thu bài. Và kết quả là khi kết thúc
khóa học, trình độ của học sinh không hề tiến bộ so với lúc ban đầu. Liệu trong
trường hợp đó, bạn có tư tưởng mặc kệ học sinh? Trách nhiệm của những thầy cô
giáo là tìm ra phương pháp để giúp đỡ những học sinh trung bình, yếu kém tiến
bộ. Tiến bộ không chỉ đánh giá qua việc đạt điểm qua trong môn học. Đôi khi, nó


có nghĩa là học sinh học được những bài học về bản thân họ và cách thức làm
việc ở trường, lớp cũng như công việc sau này. Sau đây là một số giải pháp phân
hóa đối tượng học sinh và hiệu quả đạt được trong dạy học phân hóa cho đối
tượng học sinh trung bình - yếu mà đơn vị chúng tôi thường áp dụng:
-. Sớm phát hiện ra những học sinh có lực học yếu hơn với các em khác
trong lớp. Bằng nhiều hình thức, giáo viên có thể đánh giá được trình độ và khả
năng của học sinh trong tuần đầu giảng dạy, ví dụ như thông qua bài kiểm tra, bài
viết trên lớp và qua những trả lời ngắn trên lớp.
-. Gặp riêng các em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập chưa
tốt trong việc hoàn thành bài tập về nhà, tuân thủ các quy tắc của lớp học bao
gồm cả thời gian lên lớp, … Rất nhiều học sinh luôn trốn tránh, không chịu thừa
nhận các khuyết điểm trong học tập của mình với những câu tương tự như: “Dạ
1


không có gì đâu thưa cô, cô đừng lo.” Những lúc đó, bạn phải chỉ ra cụ thể và
thẳng thắn, ví dụ như "Cô không tìm được một câu nào đúng trong bài viết của
em.”
-. Yêu cầu học sinh tự nhận thấy nhược điểm trong việc học của riêng mình
và tự đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Chính sự tự nhận thức và quyết
định khắc phục nhược điểm là chìa khóa thành công cho bất kì học sinh nào. Bên
cạnh đó, giáo viên cố gắng không cho phép học sinh coi nhẹ vấn đề, và cùng các
em phân tích các vướng mặc gặp phải.
- Lắng nghe học sinh trình bày vấn đề với thái độ chăm chú nhất. Luôn tỏ
thái độ tôn trọng và động viên các em.
- Hãy cho các em biết là bạn đang rất quan tâm đến thành công của các em.
Và cũng đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến bộ của các em hàng ngày trước lớp nếu
các em xứng đáng được khen ngợi. Ví dụ như: “Chữ viết của em khá hơn nhiều
trong bài viết này đấy!”, “Đây là điểm cao nhất của em trong kì này” … Những
lời động viên, khích lệ của có thể giảm dần khi mà bạn thấy rằng học sinh đó

thực sự tiến bộ.
- Nhắc nhở các em ghi nhớ mục tiêu đề ra. Bạn có thể gợi ý các em gặp
riêng mình để yêu cầu được giúp đỡ thay vì đưa ra những lời phàn nàn về thái độ
học tập của các em trước lớp.
-. Hãy là nguồn tài nguyên cho học sinh. Gợi ý cho học sinh mượn tài liệu
phù hợp với trình độ của các em, kèm dạy riêng nếu các em thực sự cần.
- Thay đổi các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như
tạo trò chơi, thảo luận nhóm, phần thưởng… Hãy tạo cơ hội cho những học sinh
yếu hơn được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các em có ý kiến hay. Nhưng bạn
cũng không nên hạ thấp các mức tiêu chuẩn để đánh giá một học sinh chăm chỉ.
- Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài
kiểm tra. Hãy dành một vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng bài tập này có
vẻ vẫn khó khăn với em, nhưng cô nhận thấy là em đã làm được một phần.” Và
hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình, “Em có thấy là kĩ năng đọc của
em tốt hơn nhiều so với 4 tuần trước đó không?”
Tóm lại, dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh là chủ
trương nhằm giúp cho từng đối tượng học sinh đi vào các tiết học một cách hứng
thú, các em không cảm thấy chán với những kiến thức quá dễ, cũng không mệt
mỏi bởi những kiến thức quá khó và ôm đồm trong các tiết học.
Qua thời gian áp dụng một số giải pháp phân hóa đối tượng học sinh
trung bình, yếu đã giúp cho cho lớp tôi đạt một số hiệu quả của quá trình dạy học
thì phân hoá đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Đa số các em đồng trình độ, giáo viên dễ dàng lập kế hoạch giảng dạy, sử
dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Các em không phải
tự tin, mặc cảm trước những bạn đạt thành tích cao trong học tập.

2


- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là

đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và
không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng
phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS.
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các
hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với
đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất
và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có
của HS. Tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học
tập cho HS. Giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư
duy và rèn luyện kĩ năng. Hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học. Tổ chức có
hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí,
hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính
chất của bài học ; đặc điểm và trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện
dạy học cụ thể của trường.
Trên đây là một số nội dung báo cáo tham luận về Hiệu quả của việc phân
hóa đối tượng học sinh trung bình yếu của đơn vị. Rất mong sự đóng góp của quý
thầy cô trong hội thảo chuyên đề này.

3



×