Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Các bài tham luận hội thảo môn Hóa học tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.69 KB, 43 trang )

Phòng GD&ĐT thị xã Sa Đéc CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Lưu Văn Lang Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Sađéc, ngày 25 tháng 01 năm 2011
BÁO CÁO THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN HOÁ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Xin bắt đầu bằng những câu hỏi vì sao
1. Vì sao hoá học chỉ được học ở lớp 8 ?
2. Vì sao có nhiều giáo viên chưa dạy hay môn hoá học ?
3. Vì sao còn nhiều học sinh yếu kém môn hoá học ?
4. Ở cấp 2 nên dạy cho học sinh giỏi hoá học hay yêu thích môn hoá học ?
Xin tiếp tục bằng những suy nghĩ của mình
1. Vì sao hoá học chỉ được học ở lớp 8 ?
Bất kỳ môn học nào cũng có cái chung, cái riêng và trên hết là cái đặc thù. Và môn hoá học cũng
không là ngoại lệ. Chính cái đặc thù này tạo nên cho hoá học sự hấp dẫn cũng như biết bao điều khó khăn
xung quanh nó.
Những nét đặc trưng của hoá học:
* Những kiến thức của hoá học có được dựa trên cơ sở thí nghiệm trực quan – đưa ra tư duy khái
niệm và ngược lại. Mà các thí nghiệm thì mắt thường có thể nhìn thấy có thể quan sát được nhưng để giải
thích tại sao cần tích hợp nhiều loại kiến thức và phải có khả năng tư duy, tưởng tượng phong phú. Nên
môn hoá học chỉ được bắt đầu học từ năm lớp 8.
* Quá trình nhận thức lĩnh hội kiến thức cũng làm nảy sinh ra những đặc thù của việc dạy học hoá
học. Đối tượng của hoá học là chất cấu tạo bởi phân tử nguyên tử, ion, hạt nhân nguyên tử v.v. chúng đều
là những phần tử vi mô, không quan sát bằng mắt thường lại diễn ra tương ứng với các khái niệm, các qui
luật trừu tượng mà chỉ có thể dùng mô hình tư duy để lí giải những hiện tượng và lĩnh hội kiến thức đó.
Vậy đây là một môn học khó
Giải pháp :
- Phải có thí nghiệm trực quan
- Phải có mô hình phóng to để mô phỏng hay tranh ảnh để minh họa


- Phải giải thích hiện tượng theo logic phù hợp với lứa tuổi vỡ lòng về kiến thức hoá học
2. Vì sao có nhiều giáo viên chưa dạy hay môn hoá học?
Một câu hỏi đơn giản nhưng để trả lời là điều cực kỳ nan giải, và trong thời điểm này để phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại thì giáo viên ngày nay phải thích nghi và phải phát triển hơn nữa thì mới
phù hợp với môi trường mới của học sinh, của giáo dục hiện đại
Vậy không có giáo viên giỏi hay giáo viên dở mà chỉ có giáo viên thích nghi hay chưa thích nghi
với thời đại mới mà thôi. Mà thật vậy đa số giáo viên được đào tạo từ thập niên 70, 80 hay 90 còn đối
tượng là thế hệ 8X, 9X nên hai cách tiếp nhận hoàn toàn khác nhau, chưa kể đến lối suy nghĩ và hành
động khác nhau
Giải pháp:
- Không nói cái mình biết mà nói cái đối tượng mình thích
- Không chỉ giải thích thắc mắc hoá học bằng kiến thức hoá học mà kèm theo những ví dụ thực tế
gần gũi với cuộc sống
- Thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh mới của sự phát triển
3. Vì sao còn nhiều học sinh yếu kém về môn hoá học ?
1
Trước đây, nói đến học sinh yếu kém thường chỉ tập trung về phía giáo viên mà không để ý đến
người tiếp thu những kiến thức đó. Chúng ta phân tích tại sao học sinh yếu kém mê game hơn mê kiến
thức hoá học
Game Kiến thức hoá học
* Tư thế và tâm trạng thoải mái
nhất
* Nhìn hình ảnh đẹp nhất
* Nghe âm thanh hay nhất
* Có sự phân cấp từ thấp đến cao
tạo sự hứng thú ( mỗi cấp có
điểm nhấn riêng )
* Có được lợi nhuận trong game
nếu chơi hay chơi giỏi
* Tư thế và tâm trạng không

thoải mái
* Hình ảnh ít, không sinh động
* Âm thanh lúc được lúc không
* Kiến thức một số bài chưa thấy
được sự logic, liên tục
* Không thấy được cái lợi khi
học tập, học tập tốt ( đối với học
sinh yếu kém )
Cho nên đa số học sinh chọn game chứ không chọn kiến thức mặc dù bị la rầy, bị chê …
Giải pháp :
a. Về phía giáo viên:
- Dạy học sát đối tượng (HS yếu- kém) bằng cách thiết kế giáo án phù hợp, tạo nhiều tình huống
dưới dạng câu hỏi mở (dễ hiểu) để các em luôn luôn chủ động trong việc học và không ngừng nâng cao
hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Luôn coi trọng việc động viên, khuyến khích tinh thần và thái độ học tập của học sinh là chính
trong quá trình các em tham gia xây dựng bài giảng, tuyệt đối không nên phớt lờ, xem nhẹ.
- Phải hiểu rõ cái học sinh cần ở mỗi bài giảng là kiến thức trọng tâm ở mỗi bài, mỗi chương và tác
động một cách tích cực thông qua bài giảng điện tử để từng bước lôi cuốn các em tham gia một cách có
hiệu quả hơn.
- Tăng cường khâu củng cố kiến thức cũ có liên quan trong quá trình truyền đạt kiến thức mới đồng
thời kiểm tra đánh giá ở mỗi tiết để nắm bắt mức độ việc tiếp thu bài của các em từ đó có biện pháp tác
động tực (lưu ý: Nội dung yêu cầu cho các em không cao).
- Cho các em tự học hỏi lẫn nhau bằng cách thành lập “đôi bạn cùng tiến hoặc nhóm cùng tiến”,
trực tiếp phân công những em khá giỏi kèm những em yếu kém, … và phải có sự hỗ trợ, kiểm tra của giáo
viên bộ môn.
b. Về phía học sinh:
- Phải coi trọng việc học tập của bản thân, ý thức và thái độ học tập phải thật sự nghiêm túc trong
quá trình tiếp thu kiến thức từ thầy cô, phải thực hiện đầy đủ mọi hướng dẫn trong các hoạt động trên lớp,
chuẩn bị bài và làm bài ở nhà.vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng học tâp của các em.
- Phải có một góc học tập và thời khóa biểu rõ ràng, chú ý khâu tự học và học tập ở bạn bè, thầy

cô, … hạn chế học và nhớ một cách máy móc.
c. Tóm lại
- Để hạn chế được sự chán nản, không hứng thú ở học sinh yếu kém thì giáo viên phải làm cho kiến
thức hoá học không chỉ đơn thuần là cái chữ, con số đơn thuần mà trở thành yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn. Hoá
học có thí nghiệm, những ứng dụng gần gũi xung quanh cuộc sống, những mô hình mới lạ, đó là những
điểm nhấn giúp học sinh yếu kém cảm nhận được sự thú vị ở bộ môn này.
- Luôn tạo tinh thần thoải mái, thân thiện và không ngừng động viên khuyến khích các em có
những bước tiến cơ bản trong học tập để các em thấy mình không bị bỏ rơi từ đó các em cố gắng hơn nữa
để đạt được kết quả tốt nhất.
4. Ở cấp 2 nên dạy cho học sinh giỏi hoá học hay yêu thích môn hoá học ?
2
Vì mục tiêu lâu dài của môn hoá học, giáo viên hãy truyền lại cho học sinh cái yêu, cái thích của
chính bản thân mình đối với bộ môn hoá học mà mình đã từng lựa chọn.Vì có yêu, có thích bộ môn thì
học sinh sẽ tự tìm đến với cái mà các em mong muốn.
Hãy thắp lên trong học sinh ngọn lửa đam mê mà mình từng ấp ủ để cho học sinh cảm nhận được
sự thú vị mà bộ môn mang lại
Giải pháp :
- “Học giỏi hoá” chỉ là phong độ nhất thời “yêu thích môn hoá học” mới là đẳng cấp mãi mãi.
- Giáo viên nào làm điều đó, nghĩa là đã hoàn thành được bước kỹ thuật dạy học và nâng lên thành
nghệ thuật dạy học.
Khi hiểu được và trả lời đúng các câu hỏi trên ta thấy rằng hoá học là một môn học rất khó như
nhiều người đã biết nhưng không phải khó đến mức là không thể dạy tốt, dạy hay. Để làm được điều này
thì người giáo viên phải có cái “tâm” với nghề thì việc bỏ ra công sức của mình vì giáo dục sẽ mang một
cái “tầm” lớn hơn trong việc giảng dạy môn hoá học nói riêng và giáo dục con người nói chung
Nhiều người cho công việc của giáo viên thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng thực sự đây là công việc
đòi hỏi lắm công phu, bởi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh phải đạt được những yếu tố về văn - thể -
mỹ thì mới phù hợp với sự phát triển chung của ngành giáo dục.

3
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO LAI VUNG

TRƯỜNG THCS LONG THẮNG
Lai Vung, ngày 26-01-2011
BÁO CÁO THAM LUẬN
Về nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa cấp THCS
Giáo viên : Nguyễn Hữu Lộc
Trường THCS Long Thắng
1. Thuận lợi ,khó khăn trong dạy học môn hóa học cấp THCS :
a. Thuận lợi :
- Phân công đúng chuyên ngành đào tạo.
- Trình độ đạt chuẩn,được dự các buổi hội thảo chuyên môn và lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng năm.
- Nhiệt tình trong công tác,tay nghề vững.
- Cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ : có phòng thực hành,thiết bị dạy học.
- Đa số học sinh ngoan ,hiền,có tinh thần vươn lên trong học tập.
b. Khó khăn :
- Hóa chất ,thiết bị dạy học chưa đáp ứng kịp thời khi đã sử dụng hết.
- Trình độ học sinh có sự chênh lệch nhiều về kiến thức trong một lớp học,cho nên chưa tìm được
phương pháp phù hợp để thu hút những học sinh học yếu kém yêu thích môn học.
- Một số học sinh không chịu học,luôn nghịch trong giờ học.
- Gia đình ít quan tâm đến việc học của con em mình nhất là gia đình có học sinh học yếu kém.
2. Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém ?
- Để đáp ứng nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Hóa
- Để làm nền tảng cho học sinh học tiếp tục sau này ,để giúp ích cho bản thân ,gia đình và xã hội .
- Để lôi kéo học sinh không chán học bộ môn và từ đó cũng có thể giảm tỉ lệ hoc sinh bỏ học.
3. Làm thế nào để giảm tỉ lệ học sinh yếu kém ?
- Đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy,có tâm huyết với nghề nghiệp.
- Thân thiện với học sinh qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm,các buổi lao động ở trường,hoặc các giờ
nghỉ giải lao.
- Phụ đạo học sinh yếu kém theo kế hoạch của trường ,không thu tiền .
- Sau mỗi buổi phụ đạo cần cho một số bài tập kiểm tra lại để tìm nguyên nhân học sinh học yếu kém
từ đó bù đắp các chỗ hổng của các em.

- Phân công học sinh giỏi giúp đỡ và kèm các em học yếu kém ngoài giờ hoặc các buổi học thể dục
trái buổi .
- Cho các bài tập tương tự SGK và hướng dẫn học sinh giải sau đó mới yêu cầu học sinh thực hiện
theo bài tập SGK
- Tăng cường các thí nghiệm biểu diễn.
- Động viên ,tuyên dương học sinh yếu kém khi thuộc bài hoặc làm bài tập đúng .
- Nhờ sự hổ trợ của các giáo viên bộ môn khác,tổng phụ trách,gia đình có học sinh học yếu kém và các
đoàn thể khác.
4. Những việc đã thực hiện để hạn chế học sinh yếu kém :
- Trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên dạy môn Hóa và các giáo viên bộ môn khác.
- Thường xuyên tiếp cận học sinh để nắm tâm tư và nguyên nhân các em học yếu kém môn hóa tứ đó
giáo viên có hướng bù đắp lại sự yếu kém đó của học sinh .
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,liên hệ thực tế nhiều để giúp học sinh hứng thú học
tập.
5. Bài học kinh nghiệm :
- Quan tâm nhiều các em học yếu kém và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em đó.
4
- Thường xuyên nhắc nhở học sinh khi viết CTHH,PTHH và hóa tri của nguyên tố hoặc nhóm nguyên
tố.
- Cho các em giải bài tập dễ trong SGK,nếu đúng tuyên dương ,sai thì động viên sữa chữa .
6. Đề xuất ,kiến nghị :
- Bố trí phòng học để giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém.
- Cung cấp hóa chất ,dụng cụ thực hành kịp thời khi giáo viên đã sử dụng hết.
- Cần có biện pháp gì đối với học sinh vào lớp không chịu học gì cả.
Trên đây là ý kiến của tổ Hóa ở trường tôi và mong quí thầy cô đóng góp ý kiến ,trao đổi kinh nghiệm
về nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa để giúp các em học tốt môn học này.
Người viết

Nguyễn Hữu Lộc
UBND HUYỆN CAO LÃNH

TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU, KÉM”
MÔN HÓA HỌC CẤP THCS
Phạm Thị Ánh Thu – THCS Gáo Giồng - Huyện Cao Lãnh.
I - Những thuận lợi, khó khăn trong dạy học môn Hóa cấp THCS.
1.Thuận lợi.
- Được sự chỉ đạo sâu sát quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở GD, PGD ĐT, đơn vị trường THCS,
tạo điều kiện cho chúng tôi về cơ sở vật chất, sự tham mưu phối hợp giữa cha mẹ học sinh (CMHS) và
BGH trường giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các em HS khá giỏi có tinh thần tự nguyện giúp đỡ các bạn, tận tình chỉ dẫn các bạn đặc biệt
những giờ thảo luận hoặc học nhóm.
- Việc bố trí HS trên một lớp rất thuận lợi, không quá 30 hs/lớp ( khối 9), rất dễ dàng cho giáo viên
tổ chức các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời giúp GV theo dõi sát sự tiến triển của các em, kịp
thời giúp đỡ.
- Riêng bản thân được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Hóa nhiều năm, từ khối 8 đến khối
9, từ đó dễ dàng phát hiện các em hs yếu kém ở lĩnh vực nào để kịp thời phụ đạo ngay đầu năm.
2. Khó khăn.
- Đối tượng của ta là HS yếu kém, các em tự ti, không tự giác học, chưa có động cơ học tập tích
cực, khả năng phân tích, suy nghĩ, so sánh còn hạn chế do chưa hiểu sâu về môn học, các em lười suy
nghĩ, còn trông chờ vào thầy cô giúp đỡ, khả năng chú ý vào bài giảng của GV không bền, thường có lối
học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
- Đa số các em là đối tượng vùng sâu, kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ ít quan tâm, không chung
sống với cha mẹ do cha mẹ thường đi làm thường xuyên .
- Sự phối hợp giữa GVCN với GVBM với các đoàn thể chưa thật sự đi vào chiều sâu.
- Một số tiết dạy của GV chưa thật sự thu hút được các em.
- Các em nghỉ học, cúp tiết nhiều làm kiến thức bị hỏng, không theo kịp bạn bè.
5
- Do môn Hóa bắt đầu học từ lớp 8, thời gian còn ít cho các em được gần gũi với bộ môn nên hạn
chế trong khâu làm bài tập, rèn kĩ năng phân tích đề; mặt khác bộ môn Hóa 8 kiến thức trừu tượng làm
cho HS khó hiểu, mạch kiến thức nhiều.

II - Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém?
- Xuất phát từ tình hình thực tế trên và để nâng dần chất lượng HS; học thật – thi thật, đồng thời giúp
các em theo kịp bạn bè, tránh hỏng kiến thức rồi đâm ra chán và bỏ học… Vì vậy cần phải bồi dưỡng HS
yếu kém.
III - Giải pháp và những việc đã làm để hạn chế học sinh yếu kém bộ môn Hóa cấp THCS.
1.Giải pháp:
* Tạo cho học sinh có hứng thú học tập bộ môn, biết phương pháp học tập.
* Tâm huyết với nghề.
* Đổi mới phương pháp dạy học, kỉ thuật dạy học.
* Phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
2. Những việc đã làm để hạn chế học sinh yếu kém bộ môn Hóa cấp THCS.
- Ngay từ đầu năm học, khi có điểm khảo sát thì GV cần phân loại HS, tìm nguyên nhân, HS yếu
lĩnh vực nào, bồi dưỡng ngay chổ đó, bằng hình thức học trái buổi hoặc cuối buổi học do trường tôi không
có phòng dư.
- Trong dạy học cần phân loại được đối tượng HS, phân chia HS khá giỏi ngồi kèm → GV ra bài
tập từng mức độ từ dễ đến khó và hướng dẫn giúp đỡ các em. Chứ không giao bài tập, bảo các em làm đi
rồi cô chấm điểm.
- Riêng trường tôi phân loại HS theo trình độ ra làm 2 lớp ( khối 8: 2 lớp, khối 9 2 lớp). Khi dạy
đối tượng này cần dạy kiến thức trọng tâm thôi , không nên nói nhiều và mở rộng quá → dùng lời đơn
giản giúp các em dễ hiểu → sau đó cần lấy ví dụ ngay để làm rõ phần nội dung lí thuyết → ra bài tập nhỏ
để nhóm hoạt động ở đó có HS giỏi kèm HS yếu kém) từ đó GV theo dõi các nhóm hoạt động → kịp
thời giúp đõ các em → qua đó tạo mối quan hệ gần gũi giữa người dạy và người học → giúp các em mạnh
dạn trao đổi những vấn đề vướng mắc với GV, tránh tự ti mặc cảm.
- Hãy khích lệ các em học yếu kém cả HS kèm bạn mình bằng nhiều hình thức để các em cố gắng,
nhiệt tình hơn. Cụ thể như khi HS yếu kém có tiến bộ trong học tập hoặc 1 nội dung nào đó có tiến triển
GVBM có thể khích lệ các em bằng cách cho điểm cộng vào cột hệ số 1/tháng.
- Tổ chức chuyên đề Thí nghiệm thực hành, vui học tập hóa học, các tiết có thí nghiệm, thực hành
GV nên hướng dẫn để tự tay các em làm thí nghiệm (trừ thí nghiệm không an toàn và tính độc hại cao) →
thông qua đó giúp tôi lôi kéo các em quay về môn học mình hơn đặc biệt tạo điền kiện thuận lợi trong việc
phụ đạo các em yếu kém vì hiện tượng thí nghiệm mang lại triệu sự bất ngờ, khẳng định được niềm tin

của các em vào khoa học → các em hứng thú hơn trong học tập.
- Ngay từ đầu năm học mới đối với các em lớp 9, tôi có hệ thống những kiến thức trọng tâm của lớp
8: các CT tính, các cách giải bài tập, các HCVC, các khái niệm, hóa trị,….gửi cho các em nghiên cứu
trước → đến tiết ôn tập đầu năm giải quyết những nội dung vướng mắc của HS. Thông qua tài liệu ôn tập
đó giúp GV trong 1 tiết ôn tập lại ôn được nhiều kiến thức khác nhau, đa dạng trong bài tập, còn đối với
các em thì nắm được trọng tâm, những kiến thức cũ có liên quan đến chương trình đang học lớp 9 để các
em có hướng ôn luyện và là nền tảng giúp các em học tốt hóa 9.
- Đối với những em yếu, trong quá trình dạy bài tập cần liên hệ từ nội dung lí thuyết, hướng dẫn các
em chậm để đi đến hướng giải bài tập. GV cần tập cho các em phân tích đề theo “ chuỗi logic ngược”, từ
đó giúp các em hiểu được ý đồ của bài tập.
- Trong họp tổ chuyên môn cần bàn sâu về giải pháp giúp HS yếu kém, chia sẽ kinh nghiệm từ các
thầy cô đã làm thành công hoặc bàn về những vướng mắc trong dạy học một vấn đề hay nội dung nào đó,
… → từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
6
- Cần tạo cho các em tâm lí thoải mái, vui chơi học tập, tìm trò chơi kiến thức, qua đó giúp cho các
em hiểu được ý nghĩa của việc học và phải nổ lực, ra sức trong học tập.
- Thường xun kiểm tra bài cũ, tạo cho các em có thói quen về nhà phải học bài và làm bài tập.
Cần kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em, giao tổ kiểm tra, báo cáo lên lớp phó, cứ đến đầu giờ học GV
cho lớp phó báo cáo, từ đó nắm được sự chuẩn bị bài trước của em, phối hợp kịp thời và có kế hoạch phụ
đạo ngay, tránh hỏng nhiều kiến thức, khó phụ đạo,
- Sau mỗi tiết học nên dành thời gian hướng dẫn học sinh cách học, cách làm bài tập ở nhà và chuẩn
bị nội dung có liên quan đến tiết sau.
IV - Bài học kinh nghiệm.
- Từ những giải pháp trên, nếu chúng ta kịp thời phát hiện và bồi dưỡng thì kết quả đạt khá cao,
mặt khác các em sẽ u thích mơn Hóa hơn → từ đó học giỏi → nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
- Tuy nhiên, việc dạy học là một nghệ thuật mà đòi hỏi người GV phải linh hoạt để giúp HS đạt
được kết quả cao.
- Giáo viên phải thực sự nghiêm túc và có trách nhiệm khi thực hiện một tiết dạy trên lớp, phải
có sự đầu tư về thời gian và công sức để chuẩn bò cho tiết dạy có hiệu quả.
- Giáo viên dạy học phải nhận thức rằng: kết quả giảng dạy là do mình tạo ra nên mình sẽ phải

chòu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của chính mình.
- Phải có sự phối hợp nhòp nhàng giữa Giáo viên dạy lớp và Giáo viên chủ nhiệm về các vấn
đề có liên quan đến học sinh mà lớp mình phụ trách thì hiệu quả thực hiện mới cao.
- Mỗi GV cần có tâm huyết với nghề, sự phối hợp của các Giáo viên cùng môn, sự hỗ trợ của
Tổ chuyên môn và Ban Giám Hiệu Nhà Trường.
V - Đề xuất kiến nghị.
1. Đối với lãnh đạo nhà trường.
- Quan tâm nhiều đến việc phụ đạo HS yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho GV giảng dạy đặc biệt
đối với Hóa 8 kiến thức lí thuyết nhiều, thời gian hạn chế cho việc rèn kĩ năng giải bài tập cho các em, đối
tượng này phải được làm bài tập nhiều.
- Cần chọn GV chun mơn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm truyền đạt giúp HS dễ hiểu, tận tụy
với HS sẽ phân cơng dạy Hóa 8 vì đây là lớp học vở lòng, những kiến thức, khái niệm trừu tượng, cơng
thức nhiều; tập cho các em cách giải bài tập bằng phương pháp dễ hiểu nhất.
- Ban Giám Hiệu cần phối hợp với Ban đại diện CMHS, đặc biệt là những phụ huynh có con em
nằm trong đối tượng phụ đạo, trao đổi với phụ huynh để kịp thời nhắc nhở con em mình học tốt hơn, dành
nhiều thời gian học cho các em hơn.
- Ban Giám Hiệu cần có những hình thức khen thưởng kịp thời cho HS có tiến bộ trong học phụ
đạo, ngồi ra có chế độ bồi dưỡng cho GV dạy phụ đạo.
2Đối với phòng giáo dục.
- Hàng năm cần u cầu các đơn vị thống kê thiết bị và hóa chất để tập trung về mua, cấp bổ sung
do trường khơng mua lẻ được, mặc khác hóa chất rất mắc tiền nên cần sự hổ trợ từ phía phòng.
3. Đối với Sở giáo dục.
- Đối với GV dạy Hóa cần được thêm tiền phần trăm độc hại hóa chất do thí nghiệm gây ra.
- Cần trang bị mặc nạ phòng độc cho GVBM Hóa sử dụng trong các thí nghiệm có độc.
* Trên đây là báo cáo tham luận của bản thân tơi, tuy đã thực hiện trong nhiều năm, tỉ lệ HS yếu
kém vẩn giảm nhưng vẫn còn thấy chưa được thỏa đáng. Rất mong được q thầy cơ đóng góp cho bài
tham luận để bản thân tơi và các đồng nghiệp tham khảo. Xin chân thành cảm ơn.
Chân trọng kính chào!
Gáo Giồng, ngày 23 tháng 1 năm 2011
7

Người thực hiện
Phạm Thị Ánh Thu
BÀI THAM LUẬN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM
Môn HÓA HỌC

Họ và tên gv : Nguyễn Thị Liễu Chi
Trường : THCS Phạm Hữu Lầu
Phòng GDĐT TP Cao Lãnh – Đồng Tháp.
I/ THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN:
1)Thuận lợi :
BGH luôn tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS. Có phòng học riêng cho khối lớp 9, khang trang,
yên tĩnh.
2) Khó khăn :
- Do phân phối chương trình bộ môn hoá học ở trường THCS hạn chế về mặt thời gian giảng dạy
trên lớp của giáo viên, thời gian vận dụng kiến thức để làm bài bài tập không nhiều (Ví dụ: thời lượng lý
thuyết chiếm khoảng 2/3 thời gian, không có thời gian sửa bài tập) mà số lượng HSYK khá nhiều.
- Đa số gia đình học sinh còn khó khăn chủ yếu là làm nghề nông, làm mướn, bản thân họ không
được học nhiều, nhà lại nghèo nên chưa thực sự quan tâm đến viêc học tập của con em .
- Kiến thức hóa học trong các cấp học mang tính logic, trong khi HS không có kiến thức cơ bản về
hóa học.
II/ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC:
* Tình hình thực tế của đơn vị:
-Ở 2 lớp giảng dạy (9
1
và 9
3
) qua khảo sát đầu năm tỉ lệ HSYK là 35,8%.
* Nguyên nhân:
- HS lười học và mất căn bản môn học do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan (gia đình, nhà

trường, xã hội).
- HS có học lực yếu do sức khỏe.
- Giáo viên bộ môn (GVBM) chưa mạnh dạn trong công tác bồi dưỡng HSYK, có biểu hiện hay đỗ
thừa GVBM cấp dưới và chê trách HSYK.
- Trường tuy đã phát động phong trào, kế hoạch cho GVBM bồi dưỡng HSYK nhưng đạt hiệu quả
chưa cao.
- HSYK thích được động viên, khen ngợi.
- Thích sự vui nhộn, thoải mái khi GV giảng bài và hướng dẫn làm bài tập.
- Thích được GV hướng dẫn tận tình làm bài tập tại chỗ, và làm nhiều bài tương tự.
8
III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
? Làm thế nào để hạn chế HSYK?
1) Phân loại đối tượng:
Thông qua các bài kiểm tra chất lượng đầu năm chọn HS yếu, kém.
2) Hình thức ôn tập :
- Tổ chức dạy bồi dưỡng khoảng 15 – 20 HS/lớp.
- Làm công tác tư tưởng ,động viên các em thường xuyên trong các buổi học nhằm tạo
không khí thoải mái cho các em. Có thể nêu các gương điển hình của các HS khóa học trước đã thành
công trong học tập.
- Trang bị hệ thống bài tập cho HS rèn luyện tại chỗ, nâng dần các dạng bài tập để các em tự
tin khi làm bài. GV cần quan sát và hỗ trợ tận tình cho HS.
- Hướng dẫn các em cách học lý thuyết các bài học hóa học, cách làm bài tập ở nhà. GV chú
ý nên cho bài tập vừa phải, có tính tương tự để học sinh tự rèn luyện thêm.
- Điều quan trọng là trong giờ học chính khóa GV cần mềm dẻo, nhẹ nhàng, thoải mái, nhẫn
nại, không nên quá tập trung vào các HS khá, giỏi làm cho các em có tư tưởng bị bỏ rơi, thiếu tự tin, . . .
nếu các em thích học giờ học của mình và cảm thấy tự tin khi xung phong lên bảng làm bài là GV chúng
ta đã thành công .
3) Những việc đã thực hiện:
- Dạy 2 tiết/tuần (học trái buổi, ngoài buổi học tăng tiết).
- Tiết 1 : Ôn tập các kiến thức cơ bản của hóa học 8:

+ Hóa trị của nguyên tố.
+ Lập công thức hóa học.
+ Các bước cơ bản giải bài toán hóa học.
- Tiết 2 : Củng cố các kiến thức cơ bản của hóa học 9:
+ Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối.
+ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
+ Tính chất hóa học của kim loại.
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Việc bồi dưỡng HSYK mặc dù kết quả chưa cao, nhưng sự thành công ở đây là GV chúng ta đã
góp phần giữ HS tiếp tục đến trường; chúng ta đã áp dụng được một số biện pháp hữu hiệu để giúp đỡ
HSYK.
- Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm, GVBM , GVCN cần phải phát hiện được HSYK,
nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của các em. Từ đó mới tìm ra biện pháp để giúp đỡ các em (theo
tôi, điều cần làm đầu tiên là giúp học sinh có phương pháp học tập, điều kiện học tập, thời gian học tập).
-Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học
sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên).
- Giáo viên cần khuyến khích động viên để các em yêu thích môn học (giao nhiệm vụ, nêu gương, .
.)
V/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ:
- Bồi dưỡng HSYK là nhiệm vụ của giáo viên, đòi hỏi GV phải có tâm huyết với nghề rất cao (theo
tôi đây là một công việc thầm lặng, thậm chí là ngay cả HSYK cũng chưa cảm nhận được là GV chúng ta
đã hết lòng vì chúng).
9
- Đối với Lãnh đạo trường và các tổ chức trong nhà trường nên có sự quan tâm sâu sát,có thể tính
thêm giờ cho GV, có hình thức khen thưởng đối với những HSYK có tiến bộ nhằm động viên tinh thần
của GV và HS (vì thường các cấp Lãnh đạo chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng HS giỏi: giờ tiết bồi dưỡng,
khen thưởng GV và HS đạt kết quả tốt, . . mà thực ra công tác bồi dưỡng HS giỏi còn dễ dàng hơn bồi
dưỡng HSYK).
- Các cấp Lãnh đạo Sở, Phòng xem xét lại hình thức động viên các HS ra lớp khi các em HS này

nghỉ học rất nhiều ngày (vì nhiều nguyên nhân khác nhau). Bản thân các em đã học yếu, nghỉ học nhiều,
bài vở không có đủ. Nếu chúng ta có động viên các em đến lớp thì cũng chỉ là hình thức duy trì sĩ số (đạt
về số lượng) rất khó đạt về chất lượng.Từ đó dẫn đến chất lượng HSYK hàng năm lại càng gia tăng. Theo
tôi, đối với các HS này, chúng ta có vận động ra lớp thì cũng nên tách các em ra, có biện pháp hướng dẫn
các em học tập. Có như thế GV mới có kế hoạch giảng dạy tốt được.
- Khi công tác bồi dưỡng HSYK của mỗi lớp đạt kết quả tương đối khả quan thì tỉ lệ HSYK của
trường sẽ giảm dáng kể.
HẾT
Phòng GD ĐT huyện Hồng Ngự
Trường THCS Long Khánh A
Giáo viên: HỒ CÔNG TRIỀU
BÀI THAM LUẬN MÔN HOÁ HỌC
____***____
Môn hoá học trường THCS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường
THCS. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu
tiên về hoá học, gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất, tính chất của chúng, hình thành ở các
em thế giới quan duy vật biện chứng, biết áp dụng kiến thức hoá học vào đời sống để giải thích một số
hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, hình thành ở các em những kỹ năng phổ thông, cơ bản và thói quen
làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận
thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi sâu vào cuộc sống lao động.
Việc giảng dạy môn Hoá học ở trường phổ thông, đặc biệt là cấp THCS đang gặp phải những khó
khăn bên cạnh những thuận lợi đã có. Trong khuôn khổ của bài tham luận này tôi xin nêu ra những thuận
lợi và khó khăn như sau:
I. Thuận lợi, khó khăn trong dạy học môn hoá cấp THCS:
1. Thuận lợi:
a. Học sinh:
- Có đủ sách giáo khoa.
- Học sinh chăm ngoan, đã được làm quen với phương pháp học tập mới.
b. Giáo viên:
- Có đủ hoá chất chuẩn bị cho thí nghiệm.

- Có đủ tranh minh hoạ cho dạy môn hoá học.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và vượt chuẩn.
- Đa số giáo viên biết vận đụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn hoá học
- Giáo viên nhiệt tình, tích cực, ủng hộ nhau trong công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học ở tiết dạy có
thực hành thí nghiệm.
2. Khó khăn:
10
a. Đối với trường:
- Chưa có phòng chức năng để thực hành hoá học.
- Chưa có giáo viên chuyên môn làm công tác thiết bị ở môn hoá học.
- Bàn ghế học sinh thiết kế không phù hợp cho việc để các dụng cụ thực hành.
b. Đối với học sinh:
- Số lượng học sinh trong lớp quá đông, trình độ của học sinh không đồng đều.
- Một số học sinh có tính hiếu động, không chú ý hoặc đùa nghịch trong tiết học có thực hành thí
nghiệm.
- Một số học sinh lại thụ động không làm thực hành thí nghiệm. Các thí nghiệm chỉ tập trung vào
các em học sinh khá giỏi làm.
c. Đối với giáo viên
- Chất lượng một số đồ dùng chưa thật tốt, làm ảnh hưởng tới việc làm thí nghiệm của giáo viên.
Ví dụ:
• Bình điện phân nước cấp về chỉ sử dụng được một vài lần rồi hỏng.
• Bình điện phân dung dịch muối ăn. ( thời gian để thực hiện được là quá lâu ).
• Một số hoá chất thực hiện một vài lần thì bị hỏng, do không có nơi bảo quản tốt.
- Một số CMHS ít quan tâm, xem nhẹ việc học tập ở nhà của các em.
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn như trên, qua thực tế công tác giảng dạy bộ môn Hoá học
tại 01 trường THCS thuộc địa bàn vùng sâu huyện Hồng Ngự, tôi xin phép được đưa ra những biện pháp,
những việc làm cụ thể, những bài học kinh nghiệm trong việc hạn chế học sinh yếu kém môn Hoá học như
sau:
II. Những biện pháp hạn chế học sinh yếu kém môn Hoá và những việc đã làm của đơn vị để

hạn chế học sinh yếu kém:
1. Sự cần thiết của việc làm hạn chế học sinh yếu kém môn Hoá học:
- Học sinh có đủ kiến thức cần thiết làm nền tảng vững chắc để tiếp tục học ở cấp trung học phổ
thông và đại học.
- Khi hạn chế được học sinh yếu kém, tức làm hạn chế việc bỏ học của học sinh.
- Hạn chế được học sinh yếu kém sẽ gây hứng thú trong học tập giảm bớt hiện tượng cúp cua bỏ
học lao vào những trò chơi vô bổ dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông, tạo nền tảng để các em học
tiếp chương trình trung học phổ thông.
2. Những biện pháp hạn chế học sinh yếu kém môn Hoá học:
Để hạn chế học sinh yếu kém ở môn hoá học THCS thì theo tôi nên làm một số công việc như sau:
a. Tổ chuyên môn:
- Xây dựng một chương trình phụ đạo học sinh yếu kém dựa trên chuẩn kiến thức kỷ năng để dạy
cho học sinh yếu kém hàng năm.
- Lên kế hoạch cụ thể, tiến hành thực hiện kế hoạch phụ đạo phù hợp với trường, với đối tượng học
sinh.
- Tổ chức trao đổi chuyên môn trong các lần họp tổ mà trọng tâm là những khó khăn khi dạy phụ
đạo học sinh yếu kém.
- Phân công giáo viên có năng lực dạy phụ đạo học sinh yếu kém.
b. Đối với giáo viên bộ môn:
- Chọn phương pháp dạy học phù hợp, tạo không khí thoải mái trong tiết dạy để cho đối tượng học
sinh yếu kém có ý thức ham thích học tập.
- Thường xuyên dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
11
- Thực hiện triệt để các bài thực hành, các thí nghiệm nhằm gây hứng thú, thu hút học sinh học tập
môn hoá học.
- Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh lớp đang
dạy cho BGH, CMHS nắm.
3. Những việc đã làm để hạn chế học sinh yếu kém:
- Khảo sát đầu năm, lập danh sách học sinh yếu kém ở từng lớp, lên kế hoạch và đề ra phương án

dạy học sinh yếu kém.
- Dạy phụ đạo theo kế hoạch đã định.
- Dạy những kiến thức cơ bản mà học sinh bị hỏng.
Ví dụ: Ở lớp 8 học kì I.
* Dạy cách viết CTHH của hợp chất 2 nguyên tố. Vận dụng qui tắc hoá trị để xác định công thức
hoá học viết đúng hoặc sai.
* Cách lập PTHH ( cân bằng phản ứng hoá học ).
* Các công thức chuyễn đổi ( n, m, v ).
* Tính toán hoá học ( tính theo CTHH, PTHH ).v.v. . .
- Kết hợp GVCN lớp, phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập của các em và tìm phương
án để giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh trung bình có nguy cơ yếu kém.
III. Bài học kinh nghiệm:
- Học sinh yếu kém thường là chậm hiểu biết, không có phương pháp học tập, không biết vận dụng
lý thuyết vào thực tế để giải bài tập Do đó giáo viên nên cần phải dạy chậm, chắc những kiến thức trọng
tâm, cơ bản nhất.
- Học sinh yếu kém thường là con em của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nghèo, CMHS ít
quam tâm, xem nhẹ việc học tập của con em mình. Do đó giáo viên nên thường xuyên liên hệ với CMHS
để nắm tâm tư, nguyện vọng của họ mà định hướng giúp đỡ các em.
IV. Đề xuất kiến nghị:
- Lãnh đạo trường giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn xây dựng chương trình phụ đạo học sinh
yếu kém dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng để dạy học sinh yếu kém trong các năm tiếp theo.
- Phòng giáo dục có ý kiến với sở giáo dục sớm hoàn thành các phòng chức năng để giáo viên sắp
xếp hoá chất, thiết bị thực hành hoá đúng vị trí, bảo quản tốt hơn. Từ đó giáo viên giảng dạy tiết thực hành
an tâm, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi, giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu kém hàng
năm.
- Sở giáo dục có kế hoạch tham mưu với các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, gia đình cùng chia
sẽ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém hiện nay.
Trên đây là nội dung về những vấn đề dạy học bộ môn Hoá học ở trường THCS và những biện
pháp nhằm hạn chế tối đa học sinh học yếu kém môn Hoá học. Rất mong được sự đóng góp của quí đồng
nghiệp./.

12
BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MƠN HỐ HỌC CẤP THCS
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Hoá học là môn học thuộc lỉnh vực khoa học tự nhiên, để học tốt môn hoá học yêu cầu học
sinh phải nắm vững kiến thức hoá học cơ bản, có khả năng hệ thống hoá kiến thức, tư duy sáng tạo
vận dụng tốt kiến thức để giải bài tập.
- Việc giảng dạy bộ môn hoá học ở trường THCS nhằm trang bò cho học sinh hệ thống hoá kiến
thức hoá học cơ bản, bao gồm các khái niệm, đònh luật, tính chất vật lí-hoá học, phân loại, ứng dụng,
điều chế … mang tính hệ thống logic đi từ đơn giản đến phức tạp. Nếu ở những bài trước các em không
tập trung chú ý, không hiểu bài thì đến những bài tiếp theo các em cũng tiếp tục không hiểu, lâu dần
các em sẽ bò hỏng kiến thức. Từ đó các em quan niệm rằng hoá học là môn học khó đối với các em,
gây cho các em có sự ức chế ngay từ bài học đầu tiên. Dần dần các em ngại học, cuối cùng là học yếu
môn hoá học.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi và khó khăn trong dạy học môn Hoá học cấp THCS:
a. Thuận lợi:
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, bên cạnh những tri thức về hóa học là hệ thống thí
nghiệm hóa học, chính điều này đã kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của các em trong việc chiếm
lỉnh tri thức. Giúp học sinh kiểm chứng lại những kiến thức đã học, trên cơ sở khoa học giải thích được
những hiện tượng thực tế trong tự nhiên.
- Trên cơ sở kiến thức sách giáo khoa hóa học THCS trang bò cho học sinh những kiến thức cơ
bản làm nền tảng trong lỉnh vực khoa học nghiên cứu, tìm tòi, phát hiện tri thức thuộc lỉnh vực hóa
học trong học tập cũng như trong đời sống sản xuất. Hình thành cho học sinh kó năng làm thí nghiệm,
quan sát và giải thích hiện tượng, nghiên cứu các chất, những quy luật về sự biến đổi của các chất. Từ
đó rút ra kết luận bổ sung cho vốn kiến thức hóa học của các em, tạo hứng thú say mê học tập bộ
môn.
- Cơ sở vật chất ở các trường đều có phòng thiết bò, trang bò dụng cụ, hóa chất (kể cả phòng thí
nghiệm đối với một số trường thuận lợi) tạo điều kiện thuận lợi trong việc truyền đạt kiến thức của
giáo viên cho học sinh, cũng như việc tiếp thu tốt kiến thức của học sinh từ những thí nghiệm minh
họa cụ thể.

- Hiện nay trên xu thế ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy, giúp giáo viên truyền đạt
kiến thức cho học sinh một cách rộng rãi, sống động và cụ thể hơn, mà qua tranh ảnh không thể
chuyển tải được. Học sinh được mở rộng tầm nhìn, vốn tri thức về hóa học cũng tăng thêm, học sinh
ham thích học tập bộ môn hơn.
- Ngày nay những ứng dụng khoa học công nghệ thuộc lỉnh vực hóa học ngày càng được sử
dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống, sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chính
từ đây vò trí của môn hóa học ngày càng được đề cao, là một trong những động lực giúp các em thêm
yêu thích bộ môn.
b. Khó khăn:
- Đối với học sinh:
+ Hóa học là môn học mới so với các em, mãi đến năm học lớp 8 các em mới được học. Đây là
môn khoa học tự nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, sáng tạo.
13
+ Một số học sinh do lười học đã mất căn bản môn hóa học ngay từ năm lớp 8.
+ Đa số các em còn ham chơi, chưa có ý thức trong việc học, chưa xác đònh đúng mục đích học
tập, chưa có phương pháp học tập môn hóa học đúng đắn chủ yếu chỉ học vẹt, dẫn đến chất lượng học
tập môn hóa học cấp THCS còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu khá cao.
+ Đối với những tiết thực hành hay những thí nghiệm học sinh tự làm, các em không chòu
nghiên cứu nắm vững những thao tác thực hành trước khi làm thí nghiệm, không tập trung chú ý thao
tác hướng dẫn của giáo viên, dẫn đến thực hiện thao tác sai, kết quả không chính xác. Do sách giáo
khoa ghi sẳn kết quả thí nghiệm nên đa số học sinh không dựa trên kết quả thí nghiệm thực tế mà chỉ
dựa vào sách giáo khoa để trình bày kết quả thí nghiệm.
- Đối với giáo viên:
+ Một số giáo viên còn sử dụng phương pháp chưa phù hợp với nội dung bài giảng, với từng đối
tượng học sinh, còn nặng về khâu chuyển tải một chiều; giáo viên cung cấp kiến thức; học sinh ghi
chép bài một cách đơn thuần. Hệ thống câu hỏi không logic; chưa xúc tích gợi mở, chưa phát huy hết
khả năng sáng tạo của học sinh. Đặc biệt chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, trong tiết dạy ít
có sự quan tâm đến đối tượng học sinh yếu, chủ yếu chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi.
+ Đối với những tiết thực hành, hay những bài có thí nghiệm giáo viên ngại thực hiện, chuẩn bò
qua loa; không chu đáo, dẫn đến học sinh không được kiểm nghiệm kiến thức trên thực tế, chưa phát

huy được tính tích cực của học sinh trong học tập.
+ Chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, gia đình trong khâu quản lí thời gian học
tập, quan tâm; động viên; giúp đỡ những học sinh yếu.
+ Ở một số trường ít lớp, ít giáo viên cùng môn nên khâu tích lũy kinh nghiệm qua tiết dạy của
giáo viên, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bò:
+ Nội dung sách giáo khoa in sẳn phần hiện tượng và nhận xét hiện tượng thí nghiệm, làm cho
học sinh chây lười không chòu quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng dựa trên vốn kiến thức hóa
học đã học, hạn chế việc phát triển khả năng tư duy của học sinh.
+ Một số đồ dùng khi cấp về trường không đảm bảo chất lượng như: nhiệt kế, bình điện phân,
ình kíp, giấy quỳ ….
+ Những trường ở vùng sâu chưa có phòng thực hành, đối với những tiết thực hành hay những
bài có thí nghiệm đã ảnh hưỡng không ít đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh; cũng như việc
đảm bảo an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm.
- Đối với phụ huynh học sinh: Một số bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm; đôn đốc;
kiểm tra; nhắc nhở việc học tập của con em. Coi việc học tập của các em là phụ, tiếp gia đình là
chính. Quan niệm phó thác việc học tập của con em cho nhà trường, việc học tập của các em đã có
nhà trường và thầy cô lo.
2. Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém:
Giáo dục là nhiệm vụ cao cả mà xã hội trao tận tay những người thầy, sản phẩm của giáo dục
là đào tạo ra những con người có đủ đức-tài cho đất nước. Chính vì thế, đòi hỏi giáo dục phải có chất
lượng, phải đào tạo được lớp lớp học sinh có đủ trình độ kiến thức căn bản, có phẩm chất đạo đức tốt.
Vai trò của người thầy chiếm một vò thế không nhỏ trong truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chất
lượng học tập của học sinh là bài toán đặt ra đối với q thầy cô giáo đang trực tiếp làm công tác
14
giảng dạy. Vấn đề học sinh có học lực xếp loại yếu-kém là vấn đề nan giải cho tất cả các trường học.
Chúng ta phải tự hỏi, tại sao học sinh lại học yếu? Đây là tình huống đặt ra cho tất cả các q thầy cô
giáo chúng ta phải nghiên cứu, tìm tòi khắc phục tình trạng học sinh có học lực yếu thông qua công
tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu, nâng cao chất lượng giáo dục.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

1. Công tác lãnh-chỉ đạo của nhà trường:
- BGH nhà trường phải đònh hướng và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả
các bộ môn. Quán triệt tinh thần thực hiện công tác bồi dưỡng và giúp đỡ học sinh cho các tổ chuyên
môn, từng cán bộ giáo viên thống nhất thực hiện. Xác đònh công tác bồi dưỡng học sinh yếu là nhiệm
vụ cấp thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ của năm học.
- Tổ trưởng bộ môn thực hiện theo tinh thần kế hoạch giúp đỡ những học sinh có học lực yếu
của BGH, phân công giáo viên chòu trách nhiệm ở từng lớp, hướng dẫn, động viên giúp đỡ học sinh,
tạo cho các em có ý thức học tập, phương pháp và động lực học tập đúng đắn. Từng bước xây dựng
cho các em có phương pháp học tập tốt, khơi dậy và phát huy khả năng tư duy của các em.
- Họp ban đại diện phụ huynh học sinh, quán triệt quan điểm giáo dục, bồi dưỡng, giúp đỡ
những học sinh yếu. Tạo môi trường giáo dục đồng bộ để phụ huynh cùng nhà trường quản lí tốt khâu
học tập của các em ở trường cũng như ở nhà. Vận động phụ huynh thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục ở nhà trường.
2. Khảo sát chất lượng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu:
- Đầu năm giáo viên bộ môn tiến hành khảo sát chất lượng học sinh thực hiện theo các công
văn hướng dẫn của phòng giáo dục và của nhà trường, phân loại học sinh, lập danh sách học sinh yếu
của bộ môn.
- Tổ trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu cho cả tổ, giáo viên bộ môn căn cứ theo
kế hoạch của tổ, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu cá nhân của từng bộ môn, ghi rõ thời
gian; chỉ tiêu; nội dung và biện pháp thực hiện cụ thể trên quan điểm: “học sinh yếu chỗ nào, bồi
dưỡng chỗ đó”. Tiến hành kiểm tra đối chiếu và điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với
từng đối tượng, có sơ kết qua từng nội dung, từng tháng điểm.
3. Phân tích đối tượng:
- Dựa trên danh sách những học sinh yếu qua kết quả khảo sát đầu năm, giáo viên bộ môn tiến
hành phân tích tìm hiểu đối tượng xem nguyên nhân nào dẫn đến các em học yếu. Việc nghiên cứu
tìm hiểu đối tượng, giáo viên phải hết sức khéo léo, tế nhò có thể vận dụng nhiều hình thức khác nhau
để xác đònh chính xác nguyên nhân khiến các em học yếu. Có thể xảy ra một số nguyên nhân sau:
+ Tiếp thu chậm do không chuẩn bò bài ở nhà.
+ Không hiểu bài do hỏng kiến thức.
+ Lười học, lười động não, không phát huy khả năng tư duy dẫn đến chán học.

+ Không có phương pháp học tập đúng.
+ Phụ giúp gia đình do hoàn cảnh khó khăn, không có thời gian học bài.
+ Ảnh hưởng của sức khỏe, dò tật …
+ Cha mẹ không quan tâm.
+ Nhiều nguyên nhân khác.
15
- Dựa trên cơ sở đó giáo viên xây dựng phương pháp tác động phù hợp đến từng đối tượng học
sinh, kết hợp với việc động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em, có kiểm tra đôn đốc nhắc nhở,
biểu dương những học sinh học tốt có tiến bộ, phê bình những học sinh chậm tiến.
4. Phát huy các nguồn lực trong nhà trường:
- BGH quán triệt cho cán bộ giáo viên nắm rõ công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu gắn
với việc thực hiện: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “mỗi thầy cô giáo là một
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” do Bộ
giáo dục đào tạo phát động và bệnh thành tích trong giáo dục. Cương quyết ngăn chặn, xử lí nghiêm
các biểu hiện tiêu cực trong kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.
- Trong xây dựng nghò quyết cán bộ viên chức đầu năm phải bàn bạc đưa ra chỉ tiêu phấn đấu
về chất lượng giáo dục của năm học. Tổ chuyên môn họp bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
ở từng bộ môn, hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh yếu. Xác đònh nhiệm vụ bồi dưởng, giúp đỡ học sinh yếu
là trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên.
- BGH và tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề về nâng cao chất lượng giảng dạy,
khắc phục tình trạng học sinh có học lực yếu trong nhà trường ở từng bộ môn. Trên cơ sở đó để thảo
luận những giải pháp đã thực hiện xem có hiệu quả chưa, có sát với đối tượng học sinh không, kòp thời
điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng. Từ đó tìm ra những giải pháp mới, có hiệu
quả, nhận rộng mô hình thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, phân công giáo viên có tâm huyết, có kinh nghiệm
trong việc bồi dưỡng học sinh yếu chòu trách nhiệm trực tiếp đối với từng khối-lớp, từng đối tượng học
sinh. Phân công các giáo viên khác hổ trợ tiếp giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong việc
giúp đỡ học sinh yếu, chòu trách nhiệm gián tiếp trong công việc này. Cùng nhau chung sức chung
lòng thực hiện công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu trên phương châm kiên trì; nhẫn nại; bằng
kiến thức tâm lí sư phạm; bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm kích thích động viên các em, khơi

dậy trong học sinh lòng tin, lòng say mê hứng thú trong học tập để vươn lên, tiến bộ trong học tập.
- Giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh yếu phải kiên trì, nhẫn nại, nhiệt tình, phải đặt hết tâm
huyết trong công tác này. Phát hiện kòp thời những điểm yếu, những chỗ học sinh chưa hiểu do hỏng
kiến thức để tập trung hướng dẫn, bổ sung kiến thức cho học sinh. Không tạo không khí căng thẳng,
không dùng lời lẻ hay thái độ nặng nề trong quá trình bồi dưỡng học sinh. Tạo môi trường học tập
thân thiện để học sinh không bò áp lực, cảm thấy nhẹ nhàng, bộc lộ hết được những điểm yếu của bản
thân giúp giáo viên dễ tác động, sử dụng phương pháp phù hợp, học sinh dễ hiểu và tiếp thu tốt kiến
thức. Giáo viên tăng cường việc rèn luyện kó năng vận dụng kiến thức để giải bài tập, giải thích hiện
tượng từ đơn giản đến khó dần.
- Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ: tổ chức kiểm tra việc chuẩn
bò bài của học sinh ở nhà, tổ chức ôn bài …… phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn
giải đáp những chổ học sinh chưa hiểu, những chổ khó của bài tập …… đặt dưới sự giám sát của giáo
viên. Tuyệt đối không được giải bài tập lên bảng để những học sinh yếu chép lại để đối phó. Tổ chức
cho học sinh học nhóm, học tổ theo từng nội dung, từng chủ đề có kiểm tra, đôn đốc, động viên, biểu
dương học sinh học tốt, phê bình học sinh lười học không tiến bộ. Tổ chức sinh hoạt 15 phút cuối buổi
(đối với buổi 4 tiết), để học sinh trình bày được những chổ nào chưa hiểu, chưa nắm được bài, giáo
viên kòp thời bổ sung, hệ thống kiến thức lại cho học sinh, thực hiện tốt phương châm: “vào lớp thuộc
16
bài, ra lớp hiểu bài”. Xây dựng mô hình “đôi bạn cùng tiến” sắp xếp chổ ngồi, phân công học sinh
khá giỏi kèm cặp hướng dẫn học sinh yếu trong việc học tập.
- Tổ chức các hội thi: đố em, thi tìm hiểu kiến thức hay sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn giúp các
em có điều kiện học hỏi tra đổi kiến thức với nhau. Phát huy tính chủ động sáng tạo, thi đua giữa các
cá nhân, giữa các chi đội. Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tạo sân chơi cho học sinh, rèn cho
học sinh tính hoạt động tập thể để học sinh có dòp bộc lộ tâm tư tình cảm. Giáo viên chủ nhiệm nắm
bắt kòp thời những tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kòp thời hiệu
quả.
- Nhà trường xây dựng được hệ thống biện pháp hổ trợ trong công tác quản lí, theo dõi quá
trình bồi dưỡng; giúp đỡ học sinh yếu đảm bảo sỉ số, kiểm tra được tỉ lệ chuyên cần của học sinh cũng
như chất lượng giảng dạy của giáo viên trực tiếp làm công tác bồi dưỡng học sinh yếu. Phối hợp đồng
bộ giữa các giáo viên với các đoàn thể, gia đình thực hiện triệt để không có trường hợp học sinh bò

xếp loại học lực yếu.
- Trong giờ dạy giáo viên đứng lớp cố gắng chú ý đến những đối tượng học sinh yếu, tạo điều
kiện cho những học sinh này được trình bày phát biểu ý kiến của bản thân trước tập thể lớp. Trong
thảo luận nhóm yêu cầu các em cùng tham gia thảo luận trình bày ý kiến của mình xây dựng nên ý
kiến của nhóm, giúp các em xóa bỏ mặc cảm yếu kém và tự tin hơn trong học tập.
- Trong kiểm tra đánh giá giáo viên cần chú ý đến những đối tượng học sinh yếu, dựa vào
chuẩn kiến thức kó năng, hướng dẫn ra đề kiểm tra để xây dựng đề kiểm tra cho phù hợp, sát với đối
tượng học sinh. Thực hiện nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử, đảm bảo công bằng; chính xác; khách
quan trong đánh giá chất lượng học sinh.
- Tổ chức đoàn-đội là lực lượng nòng cốt của nhà trường trong phong trào thi đua giữa các chi
đội. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua: “học tốt:, “hoa điểm 10”, “đôi bạn cùng tiến”,
“nhóm bạn học tập ở trường và ở nhà”, :giúp bạn vượt khó học tập … là một trong những biện pháp
hạn chế tỉ lệ học sinh yếu. Tổ chức các câu lạc bộ pháp lí, thi tìm hiểu về pháp luật, tệ nạn học đường
… nhằm giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục tinh thần “tương thân, tương ái” giúp đỡ động viên những
học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm vượt khó học tập.
- Chi ủy, công đoàn nhà trường triển khai thực hiện phong trào: “mỗi cán bộ Đảng viên, thầy
cô giáo nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh yếu” cả về vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm học tập.
Tham mưu với chính quyền đòa phương quan tâm hổ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, xây
dựng môi trường học tập thân thiện, quan cảnh sư phạm Xanh-Sạch-Đẹp. Góp phần củng cố kỉ cương,
nề nếp dạy và học, tạo điều kiện để học sinh ngày càng yêu trường, mến lớp không chán học, lười
học.
5. Phối hợp các nguồn lực ngoài nhà trường:
- Phát huy tối đa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền đòa phương, các ban ngành đoàn
thể, Ban đại diện CMHS đặc biệt là gia đình có học sinh đang theo học, tạo môi trường giáo dục kết
hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong công tác quản lí giáo dục học sinh. Đảm bảo duy trì sỉ số
học sinh, hạn chế việc học sinh lười học, học yếu không chòu đến trường. Kòp thời vận động những
trường hợp học sinh bỏ học do học yếu ra lớp.
17
- Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, hội khuyến học, các nhà mạnh thường quân …
quyên góp giúp đỡ những học sinh nghèo, trợ giúp phương tiện hoặc cấp học bổng cho các em yên

tâm học tập tốt.
- Tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lí giờ giấc, nề nếp sinh hoạt và học
tập của học sinh ở trường cũng như ở nhà. Hướng dẫn cho phụ huynh cách bố trí thời gian học tập của
các em, theo dõi kiểm traviệc học tập của các em ở nhà, giúp học sinh có ý thức trong học tập.
6. Công việc đã thực hiện trong việc bồi dưỡng học sinh yếu:
Nhằm để đạt được yêu cầu đề ra trong việc giảng dạy môn hoá học ở cấp THCS, hạn chế tỉ lệ
học sinh yếu. Tôi xin trình bày một trong những nội dung đã thực hiện và mang lại hiệu quả trong
công tác bồi dưỡng học sinh yếu môn hoá học là: “Giúp các em viết được đúng các phương trình hoá
học cho từng tính chất của chất” (Hoá học 9) như sau:
A. Nguyên nhân: Các em còn vướng mắc ở những lỗi sau:
- Không thuộc tính chất hoá học của chất.
Vd: Axit + bazơ

hợp chất gì các em không biết.
- Không nhận biết được: kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối, gốc axit …
Vd: Các em biết Axit + bazơ

Muối + nước.
Nhưng khi áp dụng: HCl + NaOH

thì các em không biết: HCl , NaOH thuộc loại hợp chất gì
- Không thuộc hoá trò, dẫn đến viết công thức hoá học sai:
Vd: Oxit bazơ + axit

Muối + nước
Fe
2
O
3
+ HCl


thì các em lại viết: Fe
2
Cl + HO
3

- Không nắm được gốc axit, nên không viết đúng công thức hoá học của chất có gốc axit:
Vd: Oxit axit + nước

Axit
P
2
O
5
+ H
2
O

thì các em lại viết: H
2
P
2
O
6
.
B. Phương pháp thay thế:
Học sinh bắt buộc phải học thuộc các nội dung sau:
- Một số nguyên tố hoá học thông dụng ở bảng 1: một số nguyên tố hoá học, bảng 2: hoá trò
của một số nhóm nguyên tử SGK trang 42,43 và gốc axit (Sách hoá học 8).
- Khái niệm: oxit, axit, bazơ, muối và nhận biết các oxit, axit, bazơ, muối.

- Quy tắc hoá trò và vận dụng quy tắc hoá trò để lập công thức hoá học của hợp chất.
- Tính chất hoá học của từng chất.
C. Biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp giúp học sinh học thuộc kiến thức:
a. Tác động giữa giáo viên và học sinh:
* Giúp học sinh nhận biết kim loại, phi kim, gốc axit:
HS GV
- Thông thường học sinh lười - Hệ thống lại kiến thức cho học sinh như sau:
học, không chòu học hoặc học không NHỮNG NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC THƯỜNG GẶP
thuộc.
Tên
nguyên tố

hiệu
Nguyên
tử
khối
Hoá trò
18
KIM LOẠI
Natri Na 23 I
Magiê Mg 24 II
Nhôm Al 27 III
Kali K 39 I
Canxi Ca 40 II
Mangan Mn 55 II,IV,VII
Sắt Fe 56 II, III
Đồng Cu 64 I, II
Kẽm Zn 65 II
Bạc Ag 108 I

Bari Ba 137 II
Thuỷ
ngân
Hg 201 I, II
Chì Pb 207 II, IV
PHI KIM
Hiđrô H 1 I
Cacbon C 12 IV, II
Nitơ N 14 III, II, IV
Oxi O 16 II
Silic Si 28 IV
Photpho P 31 III, V
Lưu
huỳnh
S 32 II, IV, VI
Clo Cl 35,5 I
Brôm Br 80 I
MỘT SỐ AXIT THÔNG DỤNG
tt Tên axit CTHH
Gốc axit
Oxit axit
tươngứng
CT Tên
1 Axit clohiđric HCl - Cl Clorua
2 Axit
bromhiđric
HBr - Br Brômua.
3 Axit
sunfuhiđric
H

2
S = S Sunfua
4 Axit nitric HNO
3
- NO
3
Nitrat N
2
O
5
5 Axit cacbonic H
2
CO
3
=
CO
3
Cacbonat CO
2
6 Axit sunfuric H
2
SO
4
= SO
4
Sunfat SO
3
7 Axit sunfurơ H
2
SO

3
= SO
3
Sunfit SO
2
8 Axit
photphoric
H
3
PO
4
= PO
4
Photphat P
2
O
5

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách học: mỗi ngày
19
học thuộc 02 nguyên tố hoặc 2 gốc axit. Ngày tiếp theo học
thuộc 02 nguyên tố hoặc 2 gốc axit tiếp và ôn lại 02 nguyên tố
hoặc 2 gốc axit đã học.
* Giúp học sinh nhận biết oxit, axit, bazơ, muối:
HS GV
- Đây là kiến thức ở lớp 8, - Giáo viên hệ thống kiến thức lại cho học sinh:
thường học sinh bò quên, do lười và + Oxit axit: là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó một
ngại học nên không chòu xem lại. nguyên tố là oxi và nguyên còn lại là phi kim.
Giáo viên hướng dẫn: nhìn vào bất kì một hợp chất nào, nếu
thấy có 1 nguyên tố là O và nguyên tố kia là phi kim thì đó là

oxit axit.
Vd: CO
2
, SO
2
, P
2
O
5

+ Oxit bazơ: là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó một
nguyên tố là oxi và nguyên còn lại là kim loại.
Giáo viên hướng dẫn: nhìn vào bất kì một hợp chất nào, nếu
thấy có 1 nguyên tố là O và nguyên tố kia là kim loại thì đó là
oxit bazơ.
Vd: CaO, Na
2
O, Fe
2
O
3

+ Axit: là hợp chất do một hay nhiều nguyên tử H liên kết với
gốc axit.
Giáo viên hướng dẫn: nhìn vào bất kì một hợp chất nào, nếu
thấy có 1 hay nhiều nguyên tử H và gốc axit thì đó là axit.
Vd: HCl, H
2
SO
4

, H
3
PO
4

+ Bazơ: là hợp chất do nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều nhóm hiđrôxit (-OH).
Giáo viên hướng dẫn: nhìn vào bất kì một hợp chất nào, nếu
thấy có 1 nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm (OH) thì đó
là bazơ.
Vd: KOH, Ca(OH)
2
, Al(OH)
3
….
+ Muối: là hợp chất do 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết
với một hay nhiều gốc axit.
Giáo viên hướng dẫn: nhìn vào bất kì một hợp chất nào, nếu
thấy có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều gốc axit
thì đó là muối.
Vd: NaCl, Na
2
SO
4
, CaCl
2

* Giúp học sinh học thuộc tính chất hoá học của chất:
HS GV
- Do nội dung bài khá nhiều, - Giáo viên hệ thống kiến thức lại cho học sinh:

học sinh ngại học, dẫn đến không Vd: Phần oxit axit: Tính chất hoá học của oxit axit, gồm:
thuộc tính chất. 1. Tác dụng với nước:
Oxit axit + Nước

Axit
20
2. Tác dụng với bazơ:
Oxit axit + Dd bazơ

Muối + Nước
(KOH, NaOH, Ba(OH)
2
, Ca(OH)
2
)
3. Tác dụng với oxit bazơ:
Oxit axit + Oxit bazơ

Muối
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách ghi nhớ kiến thức.
a. Tác động giữa học sinh và học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
- Sắp xếp vò trí ngồi học của học sinh, sao cho đảm bảo có học sinh khá giỏi bộ môn, kèm cặp
học sinh trung bình yếu.
- Thành lập tổ nhóm học tập hay đôi bạn học tập giúp nhau cùng tiến bộ.
- Tổ chức phong trào “học với nhau” ở 15’ đầu giờ.
- Phát động phong trào thi đua lập điểm 10 ở bộ môn.
- Tiến đến thành lập câu lạc bộ bộ môn.
* Lưu ý: Học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ bạn cùng tiến bộ chứ không phải đưa bài cho
bạn chép.
2. Biện pháp giúp học sinh viết đúng phương trình hoá học:

HS GV
- Thông thường học sinh - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết phương trình
không viết được phương trình hoá hoá học.
học: do không biết sản phẩm tạo Vd: Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
thành là gì? Có công thức hoá học ra 1. Fe
2
O
3
+ HCl

sao? 2. P
2
O
5
+ H
2
O

- Giáo viên hướng dẫn học sinh: ở câu 1: Fe
2
O
3
là oxit bazơ,
HCl là axit.
Vậy: Oxit bazơ + Axit

Muối + Nước
+ Bây giờ: muối chưa biết công thức hoá học là gì ta để đó,
ghi công thức hoá học của nước trước.
Fe

2
O
3
+ HCl

+ H
2
O
+ Muối là do kim loại liên kết với gốc axit: Ta ghi kim loại và
gốc axit kề nhau.
Fe
2
O
3
+ HCl

FeCl + H
2
O
+ Kiểm tra lại xem công thức FeCl có thỏa mãn quy tắc hoá trò
chưa.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác đònh hoá trò của Fe: Ở
trường hợp này Fe có hoá trò là III. Ta ghi:
Fe
2
O
3
+ HCl

FeCl + H

2
O
+ Theo quy tắc chéo, ta có:
Fe
2
O
3
+ HCl

FeCl
3
+ H
2
O
+ Như vậy ta đã viết được phương trình hoá học.
- Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh: ở câu 2: P
2
O
5
là oxit
21
III I
Axit, H
2
O

là nước.
Vậy: Oxit axit + Nước

Axit

+ Axit là do H liên kết với gốc axit.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xác đònh gốc axit: Ở trường
hợp này gốc axit có P là (PO
4
) có hoá trò là III. Ta ghi:
P
2
O
5
+ H
2
O

HPO
4
+ Kiểm tra lại xem công thức HPO
4
có thỏa mãn quy tắc hoá
trò chưa.
P
2
O
5
+ H
2
O

HPO
4
+ Theo quy tắc chéo, ta có:

P
2
O
5
+ H
2
O

H
3
PO
4
+ Như vậy ta đã viết được phương trình hoá học.
* Lưu ý: Việc hướng dẫn học sinh thực hiện cách viết phương trình hoá học như trên sẽ
gặp một số trường hợp ngoại lệ như sau:
Vd
1
: CaO + HCl

- Xác đònh hoá trò của Ca có hai cách:
+ Học sinh phải thuộc hoá trò của Ca là II.
+ Theo quy tắc chéo thì: CaO, mà O luôn có hoá trò II, ở trường hợp này người ta đã đơn giản
hoá trò của Ca và O cho nhau (cho II). Vậy hoá trò của Ca là II.
Vd
2
: Zn + H
2
SO
4



ZnSO
4
+ H
2

- Muối tạo thành ZnSO
4
trong đó: Zn có hoá trò II, (SO
4
) có hoá trò là II

ZnSO
4
, ta đã đơn
giản hoá trò của Zn và (SO
4
) cho II

ZnSO
4
. Vậy công thức đúng là ZnSO
4

3. Biện pháp giúp học sinh học tính chất hoá học của chất và viết được phương trình hoá
học minh hoạ:
- Khi học sinh đã nắm được cách viết phương trình hoá học như trên, nên khi học tính chất hoá
học của chất học sinh sẽ vận dụng linh hoạt để viết phương trình hoá học cho từng tính chất của chất.
Vd: Tính chất hoá học thứ 3 của bazơ là: Tác dụng của bazơ với axit:
+ Khi học sinh đã nắm được: Bazơ tan và bazơ không tan đều tác dụng với axit tạo thành muối

và nước, thì học sinh không nhất thiết phải học thuộc 2 phương trình trong SGK hay giáo viên dạy:
KOH + HCl

KCl + H
2
O
Cu(OH)
2
+ 2HNO
3


Cu(NO
3
)
2
+ 2H
2
O
+ Học sinh có thể vận dụng linh hoạt để viết phương trình khác:
Bazơ học sinh có thể chọn bazơ khác: NaOH, Zn(OH)
2

Axit học sinh có thể chọn axit khác: H
2
SO
4
, H
3
PO

4

Vd: 2NaOH + H
2
SO
4


Na
2
SO
4
+ 2H
2
O
3Zn(OH)
2
+ 2H
3
PO
4


Zn
3
(PO
4
)
2
+ 6H

2
O
4. Biện pháp phối hợp:
- Phối hợp với GVCN làm tốt các nội dung sau:
+ Xây dựng ý thức học tập, tinh thần tự học cho học sinh, công tác tự quản trong phong trào
“học với nhau” ở 15’ đầu giờ. Kiện toàn lại mạng lưới học tổ, học nhóm, đôi bạn học tập … phải đảm
22
I III
II II
bảo có chất lượng, có báo cáo kết quả hàng tuần, qua từng nội dung, từng tháng điểm. Tuyên dương
và phê bình kòp thời những cá nhân, tập thể thực hiện tốt và chưa tốt.
+ Kiểm tra kiến thức học sinh, tạo niềm say mê học tập của học sinh ở từng bộ môn thông qua
HĐNK thi tìm hiểu kiến thức với nhau.
- Phối hợp với TPT đội tạo môi trường thân thiện cho học sinh trong học tập, tiến tới tổ chức
các câu lạc bộ bộ môn. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh có thể tự giao lưu, trao đổi
kiến thức với nhau ngpài giờ học chính khoá.
- Phối hợp với CMHS trong việc quản lí giờ giấc học tập, sinh hoạt của các em ngoài những giờ
ở trường. Theo dỏi việc xây dựng góc học tập ở nhà, động viên và kiểm tra thật sát thời gian học tập ở
nhà của các em.
- Phối hợp với ban ngành đoàn thể, hội khuyến học … hổ trợ về tinh thần cả về vật chất đối với
những em vượt khó học giỏi.
D. Kết quả:
Qua một năm thực hiện phương pháp hướng dẫn học sinh viết phương trình hoá học minh hoạ
cho từng tính chất của chất, các em đa phần đều viết được phương trình hoá học, viết đúng công thức
hoá học của chất sản phẩm. Tạo được niềm tin cho các em trong học tập, các em bước đầu có hứng
thú học tập, say mê học tập bộ môn, từng bước nâng dần tỉ lệ học sinh khá giỏi, giảm tỉ lệ học sinh
yếu kém. Đảm bảo chỉ tiêu đề ra là dưới 1% học sinh yếu kém bộ môn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu bộ môn Hoá học,
tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Khảo sát chất lượng đầu năm, nắm được danh sách học sinh yếu-kém bộ môn.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu bộ môn, nêu rỏ: thời gian, đòa điểm, nội
dung bồi dưỡng và biện pháp thực hiện.
2. Phân tích đối tượng học sinh yếu để tìm rỏ nguyên nhân khiến học sinh học yếu. Từ đó có
phương pháp tác động phù hợp sát với từng đối tượng học sinh.
3. Thực hiện bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu với tâm huyết và sự nhiệt tình của người Thầy,
học sinh yếu chổ nào; bồi dưỡng chổ đó. Tạo môi trường học tập thân thiện, gần gủi, thể hiện sự quan
tâm của Thầy cô đối với học sinh yếu. Không tạo không khí căng thẳng, áp lực hay lời lẻ nặng nề đối
với học sinh, khơi dậy niềm tin của học sinh trong học tập.
4. Xây dựng môi trường giáo dục đồng bộ giữa nhà trường-gia đình-xã hội trong khâu quản lí
giáo dục học sinh. Phối hợp tốt với gia đình quản lí thời gian sinh hoạt và nề nếp học tập của học sinh
ở nhà.
5. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, đánh giá chất lượng học tập của học sinh qua
từng nội dung, từng chủ đề, có sự điều chỉnh, bổ sung phương pháp cho phù hợp với từng thời điểm,
từng đối tượng học sinh. Kòp thời biểu dương những học sinh học tốt và nhắc nhở những học sinh chậm
tiến.
V. KIẾN NGHỊ:
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo
chuyên đề về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, để các giáo viên có điều kiện tham gia trao đổi
23
kinh nghiệm, thảo luận tìm biện pháp và phát hiện những giải pháp hay; có hiệu quả, nhân rộng mô
hình điển hình trong công tác bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh yếu.
- Phải đảm bảo tính thống nhất giữa tài liệu sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kó năng. Sách
giáo khoa là tài liệu chỉ đạo chuyên môn bắt buộc phải thực hiện, chuẩn kiến thức kó năng qui đònh
những kiến thức; kó năng tối thiểu; trọng tâm cần đạt. Chuẩn kiến thức kó năng yêu cầu rèn luyện cho
học sinh kó năng làm bài tập tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp, mà trong sách
giáo khoa và sách bài tập lại không có dạng bài tập này, chưa có sự thống nhất chung.
Bình phú, ngày 24 tháng 01 năm 2011
Người viết
Đỗ Ngọc Lý

BÀI THAM LUẬN
CƠNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM - MƠN HĨA
- Dương Hồng Minh - GV Trường THCS Bình Thạnh TX Hồng Ngự
I. Thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Đa số học sinh của trường đều nhận thức được hóa học là một mơn khoa
học quan trọng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, hỗ trợ phần lớn nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của
con người.
- Nhiều học sinh rất u thích mơn học, ln tìm tòi để mở rộng kiến thức
cho bản thân.
- Thiết bị dạy học khá đầy đủ, ln được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu
trường và chính quyền địa phương.
2. Khó khăn:
- Số học sinh có kết quả học tập yếu kém bộ mơn hóa học vẫn còn nhiều.
- Một số học sinh chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học
dẫn đến chưa tích cực và tự giác học tập.
- Học sinh còn thụ động trong học tập, ngại tìm tòi suy nghỉ.
- Một số thường trốn tiết đi chơi games.
- Năng lực học sinh trong một lớp và giữa các lớp khơng đồng đều.
- Mơn hóa học là mơn thực nghiệm nhưng trường khơng có phòng thực
hành.
- Mơn hóa học chỉ bắt đầu từ lớp 8. kiến thức trừu tượng khó tiếp thu dễ mất
căn bản.
II. Tại sao phải bồi dưỡng học sinh yếu kém mơn hóa:
Kiến thức hóa học có tính hệ thống và ràng buộc nhau rất chặc chẽ, đòi hỏi học sinh phải nắm vững
các kiến thức cơ bản, và có khả năng hệ thống kiến thức tốt. Nếu các em đã khơng nắm được những kiến
thức cơ bản của bài cũ thì sẽ khơng thể hiểu bài mới. Khi để lỗ hổng kiến thức này rộng hơn thì các em
càng thêm chán học mơn hóa học và học yếu kém mơn hóa học là một tất yếu. Do đó bồi dưỡng học sinh
yếu kém đóng vai trò hết sức quan trong nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém.
III. Làm thế nào để hạn chế học sinh yếu kém mơn hóa:

- Giáo viên cần xây dựng cho học sinh có thái độ u thích bộ mơn hóa học:
24
+ Đảm bảo đầy đủ các tiết thực hành thí nghiệm (nếu thí nghiệm khó thực
hiện thì thì ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện thí nghiệm ảo).
+ Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để đơn
giản hóa các khái niệm trừu tượng.
- Hướng dẫn cho học sinh cách tự học có như thế các em mới nắm bắt được
bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó và kĩ năng vận dụng các kiến thức bài học vào thực
tế cuộc sống. Phát huy tính tích cực, sáng tạo và tự giác của học sinh trong học tập.
- Thường xuyên kiểm tra, động viên nhắc nhở các học sinh yếu kém. Chỉ ra
được chổ yếu của từng học sinh để giúp các em khắc phục, kịp thời khen thưởng và biểu dương các mặt
tốt của những học sinh này.
- Thực hiện phụ đạo cho học sinh yếu kém.
- Tổ chức cho ban cán sự lớp, các tổ nhóm truy bài lẫn nhau và giải quyết
các bài tập.
- Phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhà trường,
gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh.
IV. Những việc đã thực hiện để hạn chế học sinh yếu kém môn hóa ở trường THCS Bình Thạnh:
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
Chuẩn bị bài mới đây là việc làm cần thiết và quan trọng để thực hiện hoạt động chủ động tìm kiếm
kiến thức mới.
Đây là yêu cầu khó đối với học sinh yếu kém, vì khả năng tự học của đối tượng này rất thấp, song
không vì thế mà không rèn luyện. Bắt buộc học sinh phải soạn bài theo đúng hướng dẫn: đưa ra các mẫu
phiếu học tập, bài tập đơn giản để học sinh có thể tự làm được. Mặt khác thường xuyên kiểm tra vở bài
tập, vở soạn bài, điều chỉnh kịp thời phương pháp tự học của học sinh.
- Giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản:
Viết ký hiệu hoá học, lập công thức hoá học, viết phương trình hoá học, tính theo công thức hoá học
và phương trình hoá học
Khi kiểm tra bài cũ đối với đối tượng học này chỉ yêu cầu viết đúng công thức hoá học, phương trình
hoá học.

Qua tiết luyện tập ôn tập, rèn luyện phương pháp viết phương trình hoá học, tính theo công thức hoá
học và phương trình hoá học …
- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém:
Phân nhóm học tập, mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh, sắp xếp cân đối các đối tượng học sinh. Nhiệm
vụ của từng nhóm là giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các học sinh khá giỏi hướng dẫn kiểm tra việc làm bài
tập. Trên lớp cùng nhau thảo luận những vấn đề khó, lúc về nhà nhắc nhở nhau hoàn thành các công việc
mà giáo viên giao. Sau một thời gian kiểm tra để phát hiện sự tiến bộ của từng đôi bạn.
- Tổ chức dạy bồi dưỡng cho học sinh yếu kém:
+ Tổ chức dạy bồi dưỡng trái buổi (mỗi tuần 2 buổi).
+ Hàng tháng tổ bộ môn họp đánh giá lại kết quả.
* Với những biện pháp đã trình bày ở trên, bước đầu đã có sự tiến bộ của bộ môn hoá học, giúp học
sinh yếu kém có thói quen và nề nếp học tập, phát huy được tính tích cực trong giờ học.
V. Kinh nghiệm bồi dưỡng để hạn chế học sinh yếu kém:
- Trước hết phải làm cho học sinh yêu thích môn học - có yêu thích mới có
hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn hóa học.
- Nên quan tâm đến các học sinh học yếu nhiều hơn, trong qua trình giảng
dạy thường xuyên gọi các em trả lời dù đúng hay sai.
- Hướng dẫn cho học sinh cách tự học. Phát huy tính tích cực sáng tạo và tự
25

×