Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nội dung của nguyên tắc ngân sách toàn diện và sự thể hiện trong luật ngân sách nhà nước 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.12 KB, 5 trang )

Nội dung của nguyên tắc ngân sách toàn diện và sự thể hiện trong
Luật Ngân sách nhà nước 2002
Nguyên tắc ngân sách toàn diện là một trong những quan niệm cổ
điển về ngân sách, được xây dựng đầu tiên ở các nước có nền dân
chủ sớm phát triển như Anh, Pháp, Đức… từ thế kỉ XVII, XVIII. Cho
đến ngày nay, nguyên tắc này vẫn được giới khoa học đương thời
thừa nhận như một quan điểm khoa học có tính lịch sử và đi xa
hơn, họ còn luôn tìm cách củng cố, phát triển và đổi mới chúng để
cho phù hợp với bối cảnh của nền tài chính công hiện đại.
1. Nội dung của nguyên tắc ngân sách toàn diện
Theo từ điển mở Wikitonary, “toàn diện” có nghĩa là “đầy đủ các
mặt, không thiếu mặt nào”. Cũng theo triết học Mác Lênin, nguyên
tắc toàn diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật, đòi hỏi khi xem xét
và nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu tất cả các mặt, các yếu tố kể
cả các mặt khâu trung gian, gián tiếp có liên quan đến sự vật. Dựa
vào đó, “ngân sách toàn diện” có thể được hiểu khái quát là một
bản ngân sách có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và
không được phép thiếu một nội dung nào, đồng thời các nội dung
phải được thể hiện rõ ràng, khúc triết trong cùng một bản dự toán
ngân sách. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 1 Luật NSNN năm
2002 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán” thì có thể thấy ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính
quan trọng và bao giờ cũng được cấu trúc bởi hai phần, đó là phần
thu và phần chi. Do đó, một ngân sách toàn diện trước hết và cơ
bản phải luôn thể hiện được đầy đủ hai bộ phận nêu trên.


Cụ thể, nguyên tắc này có thể được diễn tả bằng hai nội dung cơ
bản sau đây:
- Thứ nhất: Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể


hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã
được Quốc hội quyết định. Có nghĩa là các khoản thu và chi trong
ngân sách nhà nước phải được hợp thành một tài liệu duy nhất,
phản ảnh đầy đủ mọi chương trình tài chính của Chính phủ, không
được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kỳ khoản thu, chi nào
dù là nhỏ nhất. Nguyên tắc này bảo đảm tính nghiêm ngặt của
ngân sách nhà nước, giúp nhà nước nắm và điều hành toàn bộ
ngân sách nhà nước; chống tùy tiện, đảm bảo cho ngân sách được
thiết lập rõ ràng, cụ thể, minh bạch, đầy đủ và dễ kiểm soát, tránh
sự thất thoát, lãng phí, sự gian lận hay biển thủ công quỹ trong
quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
- Thứ hai: Các khoản thu và chi không được phép bù trừ cho nhau
mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong
mục lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng
riêng một khoản thu cho một khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản
thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Hay nói cách
khác, các khoản thu và các khoản chi phải được ghi vào ngân sách
bằng các đại lượng tiền tệ cụ thể, trong đó khoản thu được tập hợp
thành một khối thống nhất không phân biệt để thực hiện các
khoản chi. Mặc dù vậy, các khoản chi có thể được chuyên trách
hóa (được chia ra làm nhiều quỹ nhỏ) cho những mục đích nhất
định đã được xác định trước, và tất nhiên, khi áp dụng nguyên tắc
này cần tính đến việc phải tuân hủ nguyên tắc “Các khoản đi vay
để bù đắp bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng
mà chỉ được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển”.


2. Sự thể hiện của nguyên tắc ngân sách toàn diện trong Luật
NSNN năm 2002
Nguyên tắc ngân sách toàn diện được thể hiện khá cụ thể trong

Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
Ngay tại Điều 1 các nhà làm luật đã quy định rõ ràng: “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước”. Quy định này đã chứng minh cho nội dung đầu tiên của
nguyên tắc ngân sách toàn diện: mọi khoản thu và chi của ngân
sách nhà nước đều phải tập trung đầy đủ, toàn bộ vào ngân sách
nhà nước; các khoản thu, chi phải được hợp thành một tài liệu duy
nhất là bản dự toán ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết
định.
Điều 3 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 cũng chỉ rõ “Ngân sách
nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn
quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội quyết định dự toán ngân
sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước”. Quy định này cho thấy sự phân cấp
trong quản lý ngân sách nhà nước, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
Quốc hội trong công tác xây dựng, phê chuẩn và giám sát việc
thực hiện ngân sách nhà nước để đảm bảo xây dựng một bản dự
toán đầy đủ, toàn diện nhất.


Bên cạnh đó, Điều 6 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định:
“Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước đều phải được hạch
toán, kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”. Khoản 2
Điều 12 cũng viết: “Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước
được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và
Mục lục ngân sách nhà nước”. Bằng cách quy định như vậy, các
nhà làm luật muốn rằng mọi khoản thu và chi của ngân sách nhà

nước, bất luận là ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương,
lớn hay nhỏ đều phải được ghi chép đầy đủ vào các tài liệu kế toán
ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành; phải bảo đảm tính công
khai, minh bạch giúp cho các cơ quan hữu trách dễ kiểm soát
chúng trong quá trình thực hiện; từng khoản thu và khoản chi phải
được thể hiện rõ ràng trong mục lục ngân sách nhà nước.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002,
các nhà lập pháp đã quy định cụ thể về vấn đề bội chi ngân sách –
nội dung quan trọng của nguyên tắc ngân sách toàn diện : “Bội
chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước
và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo
đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng
cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động
trả hết nợ khi đến hạn.” Quy định này cho thấy pháp luật không
cho phép bất cứ khoản thu, chi nào được để ngoài ngân sách nhà
nước, nếu có bội chi ngân sách thì cũng phải dùng khoản thu từ
nguồn vay trong nước và ngoài nước để bù đắp. Hơn thế nữa, giữa
các khoản thu, chi của bất kỳ đơn vị dự toán nào cũng không được
bù trừ cho nhau, mà mọi khoản thu được thống nhất và dùng để
thực hiện mọi khoản chi. Đồng thời, khi áp dụng nguyên tắc mọi
khoản thu đều được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi cũng phải
tuân thủ nguyên tắc này.


Ngoài những quy định trên, nguyên tắc ngân sách toàn diện còn
được thể hiện trong nhiều nội dung khác của Luật NSNN năm 2002
như Điều 37, Điều 61,... Có thể nói, về lý thuyết, việc thực hiện
nguyên tắc ngân sách toàn diện rất tốt cho việc quản trị tài chính
công. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nguyên tắc này có một
vài điểm bất cập mà chính những bất cập đó đã sinh ra một vài

ngoại lệ của việc thi hành nguyên tắc ngân sách toàn diện. Trong
những trường hợp này, pháp luật cũng chấp nhận nhưng sau đó
phải có báo cáo về việc tăng chi, trường hợp xảy ra bội chi thì phải
có các giải pháp để khắc phục.
KẾT LUẬN:Từ những phân tích về nội dung cũng như sự thể hiện
trong Luật NSNN năm 2002 của nguyên tắc ngân sách toàn diện,
chúng ta thấy được tầm quan trọng của nguyên tắc này trong công
tác quản lí nền tài chính quốc gia nói chung và trong công tác
quản lí, chỉ đạo ngân sách nhà nước nói riêng. Việc tuân thủ và
thực hiện tốt nguyên tắc ngân sách toàn diện cũng là sự thể hiện
công tác quản lí, chỉ đạo ngân sách nhà nước một cách khoa học,
hiệu quả. Một khi xa rời nguyên tắc này, không những dẫn đến
nguy cơ phá vở trật tự quản lí ngân sách nhà nước mà còn tạo điều
kiện cho việc vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước gia tăng.



×