Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bối cảnh ra đời và quá trình hình thành phát triển đường lối đổi mới của đảng ta Tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.11 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
Với đại thắng mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã giành thắng lợi hồn tồn,
non sơng quy về một mối. Từ đây, đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn quốc. Trong 10 năm đầu sau giải phóng (1975-1985), ta đã đạt
được nhiều thành tựu, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên do những sai lầm, thiếu sót về mặt đường lối, chính sách, cụ thể như việc duy
trì q lâu chính sách thời chiến cùng với cơ chế bao cấp, quan liêu đã khiến cho đất
nước gặp rất nhiều khó khăn: kinh tế-xã hội khủng hoảng, lạm phát ở mức phi mã, đời
sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với việc bao vây, cấm vận của các thế lực
thù địch làm cho nước ta gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Lúc này trên thế giới đang diễn ra những biến đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Các nước Tư bản đã dần hồi phục lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế
những năm thập kỷ 70 của thể kỷ XX. Trong khi đó hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa
đang bắt đầu lâm vào khủng hoảng. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, các nước tư bản đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ để phát triển còn các nước xã hội
chủ nghĩa lại chậm chạp hơn rất nhiều. Những dấu hiệu khủng hoảng đã nổ ra ở một vài
nước Đông Âu. Để thích ứng với điều kiện mới Liên Xơ, Trung Quốc…đã lần lượt tiến
hành cải tổ, cải cách để thốt khỏi khủng hoảng.
Trong bổi cảnh đó cùng với tình hình trong nước, lúc vấn đề đổi mới có tính chất
sống còn với Đảng. Đổi mới hay là sụp đổ?vấn đề này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Đại hội VI 1986 là một bước ngoặt vĩ đại, đã đưa đất nước bước qua thời kỳ khó khăn
và là tiền đề cơ bản cho những thành tựu to lớn về sau. Sau hơn 25 năm đổi mới, đất
nước không ngừng phát triển, thu được nhiều thắng lợi, vị thế đất nước trên trường quốc
tế được củng cố tăng cường. Đường lối đổi mới của Đảng đã đưa đất nước vượt qua
được thời kỳ khó khăn, thách thức đó. Chính vì tầm quan trọng đó, tơi chọn đề tài “ Bối
cảnh ra đời và quá trình hình thành phát triển đường lối đổi mới của Đảng ta” làm
tiểu luận.

1



PHẦN THỨ NHẤT:
BỔI CẢNH RA ĐỜI ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh thế giới
Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, trên thế giới cũng đang diễn ra nhiều thay đổi to lớn,
sâu sắc. Sau một thời gian dài phát triển, đạt được những thành tựu vĩ đại trong lịch sử
nhân loại, đế cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước XHCN đều
lần lượt lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Đây là cuộc khủng hoảng “có tính chất
mơ hình”, CNXH mà các nước đang xây dựng, thực chất là CNXH thời chiến, chủ yếu
bắt nguồn từ kinh nghiệm của Liên Xơ, từng thích hợp với những điều kiện đặc biệt của
nước Nga Xô Viết, nhưng lại được coi là mơ hình duy nhất, phổ biến cho tất cả các dân
tộc khi lựa chọn con đường phát triển theo CNXH. Ở các nước XHCN đều lần lượt diễn
ra quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới… dù tên gọi khác nhau, nhưng đều giống nhau ở
thực chất sửa chữa mơ hình. Từ góc độ mơ hình nhìn lại, cuộc khủng hoảng mơ hình chỉ
bùng phát đồng loạt vào những năm cuối thế kỷ trước, nhưng trước đó, cuộc khủng
hoảng ở Hunggari năm 1956, ở Tiệp khắc năm 1968, ở Ba Lan năm 1980 và ngay ở
nước Nga Xô Viết những năm 90,… một mặt là do âm mưu, hoạt động phá hoại của các
thế lực thù địch vốn không bao giờ từ bỏ ý định tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản; mặt khác,
đó là những dấu hiệu của việc áp dụng cứng nhắc, duy nhất một mơ hình. Trong lịch sử
khơng có từ “nếu”, nhưng có thể giả thiết về một cách nhìn nhận, điều chỉnh từ mơ hình,
có lẽ các nước XHCN đã tránh được sự đổ vỡ đau đớn về sau.
Dù kết quả điều chỉnh về sau có khác nhau, trào lưu cải tổ, đổi mới, cải cách,… đã phản
ánh một nhu cầu khách quan, giúp tháo dỡ một rào chắn to lớn về nhận thức và tạo
khơng khí thuận lợi cho việc phát triển cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) cũng đang diễn ra những thay đổi to lớn do tác
động không thể cưỡng lại và phản ứng dây chuyền của cuộc cách mạng khoa học – cơng
nghệ: xu thế tồn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống quốc tế, sự hợp tác – phân công giữa các
nước, các nền kinh tế, hình thành thị trường quốc tế và khu vực; sự thay đổi cơ cấu kinh
tế thế giới theo hướng mở, sự thay bậc đổi ngôi giữa các ngành kinh tế, không phải lúc

nào và ở đâu công nghiệp nặng cũng là ưu tiên hàng đầu, sự ra đời và chiếm lĩnh vị thế
của các ngành mới: điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, du hành vũ trụ; xu
thế rút ngắn con đường phát triển với sự nổi lên của những nước công nghiệp mới ở
2


Châu Á. Thế giới đang đổi thay. Cuộc cách mạng khoa hoc kỹ thuật và cơng nghệ, cùng
xu thế tồn cầu hóa đặt Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là các
nước XHCN đứng trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn. Nếu khơng đổi
mới, cải cách mở cửa đề hịa nhịp với xu thế chung của thời đại thì sẽ bị tụt hậu so với
các nướcTBCN.
Các nước xã hội chủ nghĩa đã từng gây những ảnh hưởng tích cực, đa chiều đến sự đổi
thay, điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản (CNTB) thì giờ đây, những đổi thay ở các nước
TBCN dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ đang tác động ngày càng rõ
rệt đến các nước XHCN, giống như một sự đối sánh, yêu cầu các nước XHCN dần điều
chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại. Đồng thời, các biến đổi thực tế trên thế giới sẽ
nêu ra những những luận đề khơng hồn tồn quen thuộc như lý luận Mácxít đã khái
quát và đến lượt nó, lý luận XHCN cũng sẽ phải có những bước phát triển đủ sức bao
hàm và giải thích những hiện tượng, thực tiễn rất mới vừa mới nảy sinh. Lúc này vấn đề
đổi mới ở Việt Nam trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới hay là sụp đổ?vấn đề
mang tính chất sống cịn được đặt, địi hỏi Đảng phải giải quyết.
1.2 Hoàn cảnh trong nước
Qua mười năm đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua mn
ngàn khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan
trong trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc: Tiếp quản và ổn định vùng giải phóng,
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế trên
cả hai miền, chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu được xây dựng, hoạt động phục vụ chiến
tranh sang hịa bình xây dựng. Những mất cân đối trong nền kinh tế: thu – chi, xuất –
nhập, sản xuất – tiêu dùng,… được thu hẹp hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH được
xây dựng, bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. An ninh chính trị được đảm

bảo, độc lập và chủ quyền quốc gia được giữ vững. Đặt trong hoàn cảnh một đất nước từ
nghèo nàn, lạc hậu đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đây là những thành tựu quan
trọng, thể hiện cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân ta.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Nam (1978) và sự bùng phát đồng thời
của chiến tranh biên giới Tây – Nam, tình hình đất nước khó khăn gay gắt. Sản xuất
chậm phát triển, không theo kịp với mức tăng dân số quá nhanh. Sự cắt giảm viện trợ đột
3


ngột từ bên ngoài trong khi nền kinh tế trong nước không đủ nội lực khiến đất nước
thiếu nghiêm trọng nguyên, nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng. Những mất cân đối trong nền
kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt lại gay gắt thêm. Lạm phát lên tới mức phi mã, đời
sống nhân dân cực kỳ khó khăn, những hiện tượng tiêu cực lan tràn, niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước suy giảm.
Trên thực tế, từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ kỷ XX, đất nước ta đã
lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, thậm chí có cả những dấu
hiệu khủng hoảng về chính trị . Nhìn nhận dấu hiệu chính trị trong cuộc khủng hoảng
này mới có thể lý giải đầy đủ cơng cuộc đổi mới và tính sâu sắc, tồn diện của nó, vì:
Thứ nhất, Theo quy luật chung, không thể tách rời mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế
và chính trị. V.I. Lênin từng nhiều lần nhấn mạnh mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố
này. Chính trị là biểu hiện tập chung của kinh tế và kinh tế là biểu hiện tập chung của
chính trị, khơng thể có chính trị lành mạnh nến nền kinh tế ồm yếu và ngươc lại. Thứ
hai, sự phát triển lành mạnh, đúng hướng hay không của nền kinh tế - xã hội tùy thuộc
trước hết vào chủ chương, đường lối phát triển. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) cũng đã
chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng CNXH của Đảng “là
những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo
chiến lược và tổ chức thực hiện”. Đó là những khuyết điểm trong tổ chức và hoạt động
của hệ thống chính trị. Thứ ba, nếu khơng có những yếu tố khủng hoảng thuộc về chính
trị, cơng cuộc đổi mới sẽ chỉ dừng ở đổi mới kinh tế - xã hội, sẽ khơng có q trình kết

hợp chặt chẽ và ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị trong quá trình tiếp theo. Thứ tư, có đánh giá đúng mức thời điểm nguy
hiểm đã qua, mới có thể hình dung đúng đắn rằng: nếu khơng có dự trữ năng lực rồi rào
và khơng có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, Đảng và nhân dân ta không thể phát
động và thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước vượt lên khủng hoảng.
Những yếu kém, tiêu cực trong đời sống đất nước là do tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguồn gốc sâu xa của căn bệnh khủng hoảng
chính từ những khuyết điểm trong của mơ hình CNXH (gồm cả mơ hình mục tiêu và mơ
hình bước đi, cách thức thực hiện mục tiêu) mà chúng ta đang áp dụng. Đó là CNXH
4


thời chiến từng cần thiết và thích hợp trong hồn cảnh miền Bắc có chiến tranh, nhưng
khi đất nước đã chuyển sang bước ngoặt mới: hịa bình - điều kiện cho việc áp dụng mơ
hình này đã khơng cịn, việc kéo dài và phổ biến mơ hình (trong những năm 1975 – 1986
từ miền Bắc và phổ biến cả ở miền Nam) đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội.
Sai lầm của ta trước tiên trong sự nơn nóng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, ở việc đề ra
phương châm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách duy ý trí: nhanh, mạnh, vững chắc…
Vì vậy, khi thực hiện đã khơng tn thủ tính trình tự lịch sử, dẫn đến “vi phạm quy luật
khách quan”.
Trong cải tạo, ta nơng nóng muốn cải tạo nhanh, đồng nhất cải tạo với xóa bỏ, cũng với
mong muốn xóa bỏ nhanh, dứt điểm các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể, bất kể nó
cịn hay khơng cịn tác dụng thúc đẩy sản xuất, nên khi thực hiện đã đẫn đến sai phạm
“ngun tắc tự nguyện”.
Trong cơng nghiệp hóa, chúng ta cũng nơn nóng muốn đẩy mạnh q mực việc xây
dựng công nghiệp nặng, “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”, muốn hiện đại hóa nền
kinh tế vốn nhỏ bé, lạc hậu, phân tán của ta nhanh chóng trở thành nền kinh tế công –
nông nghiệp hiện đại, nên đã đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật, lao động, xây dựng theo quy
mô lớn nhiều cơ sở công nghiệp nặng trong điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn to
lớn, chưa có sẵn những tiền đề cần thiết.

Trong xây dựng kinh tế, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hiện vật, chủ yếu
bằng hai thành phần quốc doanh và hợp tác xã, nhằm đáp ứng việc thực hiện theo
nguyên tắc phân phối theo hiện vật, có thành kiến với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, và do đó “có thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thực sự thừa nhận những
quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan”. Bên cạnh đó, nền kinh tế hiện
vật lại đặt dưới sự quản lí kiểu hành chính, tập chung, quan liêu bao cấp của Nhà nước.
Sai lầm của chúng ta còn thể hiện ở việc đặt ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của Nhà nước với nhiều chỉ tiêu, mục tiêu quá lớn, quá cao so với khả năng của đất
nước, và ở việc mong muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH trong
điều kiện nước ta đang ở những chặng đường đầu tiên.
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những dai lầm đó trước tiên là những sai lầm trong
chính sách kinh tế, là “bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn,
nóng vội, là khuynh hướng bng lỏng trong quản lí kinh tế - xã hội…”. Đó là khuynh
hướng biểu hiện của tư tưởng vừa “tả khuynh” vừa “hữu khuynh”.
5


Từ sau Đại hội Đảng IV (1976) đến Đại hội Đảng V (1982), dù có những bổ xung và
điều chỉnh, nhưng quan niệm về CNXH và cách thức xây dựng nó về cơ bản vẫn là sự
kéo dài mơ hình đã áp dụng trong những năm 1954 – 1975 ở miền Bắc. Hơn nữa, việc
phổ biến mơ hình này ra cả nước tỏ ra khơng thích hợp vì điều kiện kinh tế - xã hội Miền
Nam không giống những điều kiện lịch sử của miền Bắc sau năm 1954. Ít nhất nền kinh
tế hàng hóa và thói quen sản xuất hàng hóa cùng những quan hệ quốc tế của kinh tế
miền Nam đã khá phát triển, khó chấp nhận việc quay trở lại nền kinh tế hiện vật, đóng
kín đã áp dụng ở miền Bắc. Chính điều này giải thích vì sao cuộc cải tạo quan hệ sản
xuất ở miền nam đã không đạt kết quả như ở miền Bắc những năm 1958 – 1960.
Những sai lầm đó đã gây nên và làm trầm trọng thêm tình trạng khủng hoảng kinh tế xã
hội, khơng phát huy đầy dủ tính chủ động, sáng tạo của quần chúng, không tạo ra được
động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển năng động của kinh tế - xã hội.
Để khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh sự

nghiệp cách mạng XHCN tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Trên đất
nước ta từ giữa năm 1979 trở đi đã diễn ra một quá trình đổi mới cục bộ về kinh tế, trước
hết là về cơ chế quản lí, theo hướng xóa bỏ dần cơ chế quản lí hành chính, tập chung,
quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế hoạch toán, kinh doanh XHCN. Cuộc đổi mới
cục bộ đã thu được những kết quả và kinh nghiệm đầu tiên, tạo ra những tiền đề, điều
kiện để đi tới đổi mới toàn diện, đồng bộ.
Theo những quan niệm chung, CNXH chính là một xã hội có thể tạo ra một kiểu tổ
chức, quản lý dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu có thể phân phối sản
phẩm đến hàng chục triệu người, là xã hội khơng có áp bức, bóc lột, khơng có phân tầng
xã hội thành kẻ giàu có và người bị áp bức. Càng xây dựng, hồn thiện sớm cơ chế quản
lí, tập chung, bao cấp, càng sớm có CNXH. Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, cơ
chế quản lý kinh tế này đã phát huy tác dụng, cần thiết và tích cực. Nhưng việc thiếu
vắng quan hệ sản xuất hàng hóa – tiền tệ, việc phân phối bình qn, khơng chú ý đến
nhân tố con người, sự tập chung tồn bộ sở hữu và q trình sản xuất, phân phối vào tay
nhà nước đã không tạo ra mơi trường và khơng khí dân chủ trong kinh tế và trong xã hội.
Khi đất nước chuyển sang thời bình, những mâu thuẫn này càng bộc lộ rõ nét, nó tác
động cộng hưởng với các nhân tố bất lợi khác, đẩy đất nước lâm vào khủng hoảng.
Tìm hướng thốt khỏi khó khăn, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, từ Hội nghị trung
6


ương VI (8 - 1979), Đảng ta đã có những điều chỉnh cần thiết trong quản lý kinh tế và
trong cải tạo XHCN. Trong nông nghiệp, từ thực tiễn sáng tạo của quần chúng được
tổng kết và nghiên cứu, một cơ chế quản lý mới – khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm
và người lao động được thừa nhận. Ngày 13 – 1 – 1981, Ban bí thư Trung ương ra Chỉ
thị 100 về cải tiến cơng tác khốn và mở rộng khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và
người lao động. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3 - 1982) quyết định: “Cần tập
chung sức mạnh phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng”[4]. Quyết định

25/CP của Hội đồng chính phủ xác định quyền tự chủ xí nghiệp trong sản xuất, kinh
doanh, thực hiện “ba phần kế hoạch”, áp dụng cơ chế “khoán, thưởng” trong sản xuất,
kinh doanh đã tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất. Thành phố Hồ Chí Minh, Long
An là những địa phương kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định nhờ sử dụng các
thành phần kinh tế hoặc xóa bỏ bao cấp qua giá. Bước đột phá trong đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế được đẩy mạnh với việc cải cách giá (1981) và tổng điều chỉnh giá –
lương – tiền (1985).
Những giải pháp kinh tế mới đó dù chưa đi đến xóa bỏ cơ chế quản lý tập chung, quan
liêu, nhưng đã tạo ra những hiệu quả sản xuất rõ rệt: năng xuất tăng, thu nhập quốc dân
tăng hàng năm 6,4% trong những năm 1981 – 1985 (so với 0,4% trong những năm 1976
- 1980), đời sống nhân dân được cải thiện, lưu thông phân phối được cải thiện hơn. Tuy
nhiên, những hiện tượng tiêu cực mới lại nảy sinh: sự lộn xộn trong hoạt động kinh tế
mà nhà nước chưa kiểm sốt được, sự phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo, sự xuất
hiện tình trạng người bóc lột người. Những giải pháp kinh tế mới dù tự giác hay không,
thực chất là chấp nhận sự xuất hiện, tồn tại của quan hệ hàng hóa – tiền tệ và những yếu
tố của kinh tế thị trường mà một thời chúng ta coi là thuần túy TBCN. Nên hiểu như thế
nào về luận điểm của Lênin: bắt con ngựa của CNTB phải cần mẫn kéo cày trên những
luống đất của CNXH, sau khi chúng ta đã có CNXH? Cùng một hiện tượng kinh tế,
cùng một cán bộ, nhưng cách nhìn nhận và sử lý rất khác nhau. Nếu đứng ở cơ chế quản
lý cũ, những hiện tượng kinh tế vừa nảy sinh đã vi phạm chuẩn mực đạo đức và chuẩn
mực pháp quyền xã hội. Nhưng nếu ở vị trí của tư duy mới, đó lại là những hiện tượng
mới, nhạy bén trong sản xuất kinh doanh. Nói cách khác, đã có sự lệch pha và mâu
7


thuẫn giữa các hiện tượng kinh tế mới vừa nảy sinh với tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị. Biện chứng của các cải cách kinh tế đã thúc đẩy đất nước trước sự lựa
chọn: Hoặc trở lại cơ chế cũ và kèm theo đó là những quan niệm cũ, kinh tế - xã hội sẽ
càng lún sâu vào khủng hoảng. Nhưng nếu chấp nhận những hiện tượng kinh tế mới, sẽ
phải điều chỉnh nhận thức để chấp nhận những hiện tượng và luận đề chưa từng đặt ra

trong lý luận Mácxít về CNXH: Quan niệm về “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá
độ lên CNXH mà Đại hội V đưa ra (1982) khơng chỉ có ý nghĩa kìm bớt tư tưởng chủ
quan, nóng vội mà về mặt lý luận còn là một cố gắng của Đảng nhằm đưa ra một công
thức dung hợp đủ để chứa đựng các hiện thực kinh tế - xã hội vừa nảy sinh, không mâu
thuẫn và phủ nhận rộng tãi như một quy chuẩn về CNXH. Tuy nhiên, cơ chế quản lý
kinh tế cũ đã bộc lộ toàn diện sự bất lực, đủ để cộng đồng đông đảo đỡ luyến tiếc khi
chia tay với nó. Cơ chế mới dù mới nảy sinh và chưa hoàn chỉnh, nhưng đã tồn tại,
chứng minh được tính hợp lý của mình, được sự thừa nhận, ủng hộ rộng rãi trong Đảng
và trong xã hội. Đảng ta ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết của việc thay thế cơ chế
quản lý kinh tế và những sáng kiến, những kết quả của phong trào quần chúng trong vận
dụng cơ chế mới là những minh chứng và chỗ dựa vững chắc cho những quyết sách của
Đảng. Thất bại của cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền (1985) khơng chỉ do các
bước thực hiện mà cịn chứng minh một điều: không thể tiến một bước nào trên con
đường đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nếu vẫn giữ nguyên cơ cấu kinh tế, môi trường
kinh tế và cả những quan niệm cũ về hàng loạt vấn đề trên con đường xây dựng CNXH.
“Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế” của Bộ chính trị (8- 1986)
về bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, cải tạo XHCN, về cơ chế quản lý kinh tế đã nhìn
nhận, xử lý các vấn đề này trên cơ sở của tư duy mới, ở góc độ quan điểm – lý luận,
khơng phải chỉ ở mức độ các giải pháp mà nó phản ánh bước tiến vượt bậc trong tư duy
của Đảng. Dù đến Đại hội VI (1986) Đảng mới phát động cuộc đổi mới toàn diện, nhưng
với kết luận này, cuộc đổi mới đã thực sự đã bắt đầu từ tháng 8 – 1986.
Những diễn biến trên đây của tình hình trong nước và thế giới đã dẫn đến cuộc đổi mới
toàn diện ở Đại hội VI (1986). Đổi mới là vấn đề sống còn của CNXH ở nước ta, đồng
thời là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại. Những yếu tố của hoàn cảnh quốc
tế là quan trọng, khơng có nó, khơng có đổi mới. Nhưng những diễn biến của tình hình
trong nước là nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất buộc chúng ta phải “Đổi mới”. Từ sự
8


nắm bắt kịp thời những diễn biến của tình hình thế giới, cảm nhận chính xác hồn cảnh

đất nước, với bản lĩnh chính trị vững vàng, Đảng và nhân dân ta đã chủ động tiến hành
công cuộc đổi mới. Đảng và nhân dân đã kết hợp làm một như đã từng thống nhất nhận
thức, ý chí, thống nhất hành động trong chiến tranh, đã phát huy nguồn nội lực dồi dào
của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của ngoại lực, của thời đại để phát động và tiến hành
công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (12 - 1986) của
Đảng Cộng sản Việt Nam là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang thời
kỳ đổi mới.

PHẦN THỨ HAI:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Đổi mới: một chiến lược cách mạng
“Đổi mới”, theo cách hiểu thông thường, là thay đổi cho khác hẳn trước, tiến bộ hơn,
khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đó là q trình
vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội.
Đối với nhân dân ta, hai từ “đổi mới” thật ra không phải là điều xa lạ. Từ những năm đầu
thế kỷ XX, một số nhà yêu nước của ta đã từng đề xướng thuyết Duy tân mà theo đúng
ngữ nghĩa là đổi mới. Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ, trong các bài viết và bài nói
của mình, cũng đã nhiều lần dùng từ đổi mới. Năm 1949, trong bài Dân vận, để chỉ rõ
nước ta là nước dân chủ, Bác Hồ viết: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân”1. Năm 1964, trong Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt, Người viết: “Trong 10
năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc.
Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới’2.

9


Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 thế kỷ XX, đặc biệt là từ khi Đại hội
VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện thì thuật ngữ “đổi mới” được sử dụng
rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng như trong ngôn ngữ hằng ngày

của nhân dân ta, với nội hàm mới và không ngừng phát triển.
Thời kỳ đầu, “đổi mới” được hiểu như là những suy nghĩ, những hành động riêng lẻ, cụ
thể nhằm thay đổi một nhận thức, một cách làm nhất định nào đó có tính tình thế, càng về
sau, càng được nhận thức đầy đủ hơn rằng đó là một chiến lược lâu dài trong q trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó bao qt tồn diện, khơng trừ lĩnh vực nào của q trình
đó.
“Đổi mới” trên thực tế, là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ
chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yếu tố vật
chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc. “Đổi mới” là q trình
giải phóng mang ý nghĩa tồn diện - giải phóng về tư tưởng, giải phóng lực lượng sản
xuất, giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của con người, giải phóng khả năng trí tuệ của
nhân dân... để phục vụ cho sự phát triển của con người, bảo đảm tự do sáng tạo của nhân
dân.
“Đổi mới” cũng là quá trình sửa lại những nhận thức không đúng về cái cũ - “cái cũ” ấy
lại là cái đúng - để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn vào thực tiễn mới. “Đổi
mới” cịn làm rõ cái gì đúng của ngày hơm qua, nhưng do hồn cảnh đã thay đổi, ngày
hơm nay khơng cịn thích hợp, cần từ tổng kết thực tiễn để khái quát lý luận nhằm bổ
sung, phát triển nhận thức, phát triển nền tảng tư tưởng, làm cơ sở hoạch định và triển
khai đường lối, chính sách của Đảng, thúc đẩy đất nước phát triển.
Như vậy, “đổi mới” có mục tiêu lý luận và mục tiêu thực tiễn. Về lý luận, đổi mới nhằm
xác lập hệ thống quan điểm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Về thực tiễn, đổi mới để xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được
xác lập vững chắc.
Mục tiêu lý luận và thực tiễn đó địi hỏi “đổi mới” nhưng khơng “đổi màu” và “đổi
hướng”. Đổi mới để giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, để làm cho
10


chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi
mới khơng phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà làm cho lý

luận đó được nhận thức và vận dụng, phát triển sáng tạo hơn, mang lại kết quả thiết thực
hơn. Đổi mới không phải là phủ định sạch trơn nhận thức và cách làm trước đây cùng
những thành tựu đã được tạo ra, mà là khẳng định những gì đã nghĩ đúng, làm đúng, giữ
lại những giá trị tích cực của quá khứ, đồng thời loại bỏ những gì đã hiểu sai, làm sai,
những hậu quả do những sai sót đó tạo ra3.
2.2. Ba bước đột phá quan trọng trong thời kỳ trước đổi mới
Có thể coi HN TW 6 (Khóa IV) (T8/1979) với chủ trương quyết tâm làm cho SX
“bung ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới tư duy của Đảng . Tiếp đó , chỉ
thị 100-CT/TW, ngày 31/1/1981 của Ban BT về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn
sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX NN đã tạo ra một động lực mới trong
SX NN. Trên lĩnh vực CN, bước đầu xác định quyền tự chủ của cơ sở trong SXKD, với
chủ trương “ba phần kế hoạch” theo Quyết định 25/CP ngày 21/1/1981 và Quyết định 26
cùng ngày của CP về việc mổ rộng hình thức trả lương khốn, lương sp và vận dụng hình
thức tiền thưởng trong các đơn vị SXKD. Các quyết định của Chính phủ với những điểm
mới trong quản lý CN đã góp phần làm giảm tình trạng trì trệ trong SX của các DN Nhà
nước.Những đổi mới của Chỉ thị 100 của Ban BT và Quyết định 25, 26 của chính phủ là
những đổi mới từng phần, tuy chưa đồng bộ nhưng đưa lại kết quả tích cực trong sản
xuất. Ý nghĩa quan trọng là ở chỗ, nó xuất hiện từ thực tiễn và đã tạo ra những điều kiện
để Đảng và nhân dân ta tiếp tục đổi mới trong thời gian tiếp theo.
HN TW8 (khoá V) T6/1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai dứt khoát xoá bỏ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật
theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động SXKD sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN;
chuyển ngân hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là HN đã thừa nhận sản
xuất hàng hoá và những qui luật của sxhh.
HN Bộ chính trị T8/1986 đã đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc quan điểm
kinh tế. Đây là bước đột phá có ý nghĩa to lớn trong đổi mới tư duy lý luận về CNXH.
11


Nội dung chủ yếu của bản kết luận này là kết quả tổng kết của cả một thời kỳ tìm tòi, thử

nghiệm, một thời kỳ đấu tranh giửa quan điểm mới và quan điểm cũ. Những bước dột
phá đó là sự chuẩn bị cho sự ra đời đường lối đổi mới tồn diện đất nước mà ĐH VI
thơng qua.
Trong q trình xây dựng CNXH, đảng cũng phạm khơng ít những sai lầm khuyết
điểm mà ĐH VI của Đảng đã chỉ ra : “Những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ
trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Nguyên nhân
những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, XH bắt nguồn từ những khuyết
điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và cơng tác cán bộ của Đảng. Đó là tư tưởng chủ
quan duy ý chí và tư tưởng giáo điều, rập khn, bảo thủ, trì trệ, vừa tả khuynh vừa hữu
khuynh. về tổ chức đã để cho bộ máy của đảng, của Nhà nước và của đoàn thể quần
chúng phình to, chức năng nhiệm vụ phân tán, chồng chéo, cách làm việc quan liêu ngày
càng trở nên phổ biến, làm cho bộ máy kém hiệu quả hiệu lực. về cán bộ đã kéo dài tình
trạng trì trệ trong cơng tác cán bộ, từ việc qui hoạch đào tạo bồi dưỡng đánh giá bình
chọn, bố trí, quản lý kiểm tra, thay đổi đều mang nặng những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu,
không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
ĐH VII của Đảng (6/1991) được coi là “ĐH của trí tuệ-đổi mới-dân chủ-kỷ cươngđồn kết” ĐH có nhiệm vụ: tổng kết việc thực hiện nghị quyết ĐHVI, đề ra nhiệm vụ 5
năm tới, đặc biệt thông qua 4 văn kiện quan trọng: Cương lĩnh XD đất nước thời kỳ quá
độ lên CNXH; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000; báo cáo
XD Đảng và sửa đổi ĐL đảng; Điều lệ Đảng (sửa đổi). ĐH đặt cơ sở và quyết định những
bước đi tới cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. ĐH đã nêu bật những vấn đề quan
trọng sau đây: Một là, Đảng kiên trì con đường XHCN; Hai là, phát triển kinh tế nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước và theo định
hướng XHCN; Ba là, đổi mới hệ thống chính trị.

2.3. Đại hội VI, bước ngoặt cơ bản và quyết định của đổi mới

12


Đại hội VI của Đảng đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với việc đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo
của Đảng; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội. Đại hội khẳng định: Đối với nước ta, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự
nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống cịn.
Trong đánh giá tình hình, Đại hội đề ra phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật”; từ đó khơng chỉ khẳng định những thành tựu đạt được mà
còn thẳng thắn vạch ra sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, trong phân phối lưu thông,
trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và cả trong cơ chế quản lý nền kinh tế. Đại hội kết luận
rằng: “những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương,
chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. Và “Những sai lầm
đó bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ
Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân...”.
Đại hội nêu lên bốn bài học kinh nghiệm lớn: Trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng
phải qn triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân; Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan; phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều
kiện mới; phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền
lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trải qua thời kỳ thử nghiệm trong thực tiễn để tìm đường lối đổi mới, đến ĐH VI
(12/1986). Đảng đã quyết định đưa ra đường lối đổi mới bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước
hết là tư duy kinh tế. ĐH VI đề ra đường lối đổi mới bao gồm; đổi mới cơ cấu kinh tế,
thực hiện 3 chương trình kinh tế, XD và củng cố qhsx XHCN, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thống nhất chính sách kinh tế
và chính sách XH, đổi mới cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý
và nêu ra một luận điểm mới: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để phát huy
những thành tích đạt được, nhất là để khắc phục những khuyết điểm, những sai lầm đã
phạm phải và làm tròn vai trò lãnh đạo trong giai đoạn mới, ĐH VI cho rằng: “Đảng phải
13



đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi
mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”.
ĐH VI đánh dấu một bước ngoặc trong SN XD CNXH ở nước ta, tạo ra bước đột phá
lớn và đem lại luồng sinh khí mới trong XH, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước
tiến lên. ĐHVI là sự kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, toàn dân và thể hiện tinh thần trách
nhiệm của đảng trước đất nước và dân tộc.
Đảng đã kiên trì đường lối đổi mới tích cực sửa chữa những khuyết điểm mà đại hội
VI đã chỉ ra. Trong q trình đó, đảng đã có bước trưởng thành mới, có thêm nhiều kiến
thức và kinh nghiệm mới, nhất là về lãnh đạo kinh tế, lãnh đạo nhà nước. Nét nổi bật là
trong đảng đã có sự đổi mới về tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Với tinh thần độc lập sáng
tạo, Đảng đã cụ thể hóa và phát triển nghị quyết ĐHVI, bước đầu hình thành hệ thống các
quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

2.4. Cương lĩnh chính trị năm 1991 và quá trình 15 năm thực hiện qua các nhiệm kỳ
Đại hội VII, VIII và IX
Đại hội VII của Đảng (6-1991) là một bước phát triển đặc biệt quan trọng của quá trình
đổi mới, với việc thơng qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Xuất phát từ những bài học kinh nghiệm của quá trình 60 năm Đảng ta lãnh
đạo cách mạng, trên cơ sở khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta, Cương lĩnh đưa ra quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng và những phương hướng cơ bản để phấn đấu đạt tới xã hội đó.
Cương lĩnh khẳng định Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; khẳng định xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo; khẳng định phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
14



thể tạo thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; khẳng định xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một phương hướng chiến lược lớn. Về chính sách đối
ngoại, Cương lĩnh chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước khơng
phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hồ
bình.
Sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh (cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin) là nền tảng tư
tưởng của Đảng có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với toàn bộ quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam.
Sự phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội thời kỳ sau Đại hội VII được thể hiện
đậm nét ở Hội nghị đại biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII (1-1994). Hội nghị xác
định mục tiêu tổng quát của quá trình đổi mới nói riêng và của q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta nói chung là phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
cơng bằng, văn minh”. Hội nghị cịn chỉ ra những nguy cơ mà công cuộc đổi mới đất
nước phải vượt qua là: tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực
và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới; tệ tham nhũng và
quan liêu; “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Đại hội VIII của Đảng (6-1996) khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã
hội, tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo
trong thời kỳ quá độ; chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước là
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; xem đổi
mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; làm rõ hơn
định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần;
tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân; tiếp tục coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng
đầu.
Đại hội IX của Đảng (4-2001) là đại hội mở đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam, vừa đưa ra cái
nhìn tổng quát về thế kỷ XX với những thành tựu rực rỡ mà cách mạng nước ta và dân
tộc ta đã giành được trong thế kỷ này, vừa khẳng định triển vọng của thế kỷ XXI, xác
định mục tiêu chung của nước ta trong giai đoạn hiện nay là “độc lập dân tộc gắn liền với

15


chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 nhằm phấn đấu đưa nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội nêu lên ba nội dung có tính chất đột
phá: 1- Đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, tồn diện hơn vị trí, vai trị tư tưởng Hồ Chí
Minh, coi “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam...”, khẳng định “tư tưởng Hồ Chí Minh soi
đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta”; 2- Khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
mơ hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; 3- Coi
việc “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc là một nhân tố rất cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã
hội”, theo đó, “động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đồn kết tồn dân trên cơ
sở liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hồ
các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành
phần kinh tế của toàn xã hội”.
2.5. Cột mốc Đại hội X với việc tổng kết 20 năm đổi mới và đề ra quyết sách đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển trước năm 2010
Đại hội X của Đảng (4-2006) là đại hội lần thứ năm của thời kỳ đổi mới, một mốc son
đánh dấu chặng đường phát triển rạng rỡ của 20 năm đổi mới và 15 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới (1986-2005), Đảng ta chỉ
rõ:
“Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn, cơng
cuộc đổi mới ở nước ta đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện.
Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải

thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đồn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng
16


cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phịng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta
trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên
rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp” .
Đại hội X còn khẳng định:
“Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù
hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã
hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những
nét cơ bản”.
Để minh chứng, Đại hội đã khẳng định lại có sự bổ sung và phát triển một số nội dung
trong Cương lĩnh trên cả hai mặt: đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng và những phương hướng để đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

PHẦN THỨ BA:
NHỮNG THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI
MỚI ĐẤT NƯỚC
1. Những thành tựu của quá trình đổi mới

17


Thành tựu trên lĩnh vực kinh tế:
Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng; chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có chuyển biến. Cơ cấu của nền
kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch theo hướng CNH và từng bước hiện đại hóa.
tiếp tục thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ về kinh tế, có tiến

bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn nội lực của đất nước, của các thành phần
kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng thời tiếp tục mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Thể chế kinh tế thị trường XHCN được xác lập, đang tiếp tục hình thành và phát
triển các loại thị trường: Hàng hóa vật tư, lao động, bất động sản, tiền tệ, chứng
khốn, khoa học cơng nghệ…
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, VN
đã trở thành nước XK gạo lớn trên thế giới. Đến nay ta đứng thứ 2 trên thế giới về
xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt
tiêu.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tich cực theo hướng CNH, HĐH, gắn SX với thị trường. Về
cơ cấu ngành, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005
còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển
dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỉ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên
tục. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20
triệu tấn qui ra dầu.
Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thơng, phát triển với tốc độ nhanh.
Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…có bước phát triển.
Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày
càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. Trong đó thành phần kinh tế Nhà
nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những
18


ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh
nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xóa bao cấp, thực hiện
chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh
doanh. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà
nước được tạo mọi điều kiện hoạt động ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần dần được hình thành, kinh tế vĩ
mơ cơ bản được ổn định. Trong 24 năm đổi mới, hệ thống pháp luật chính sách và cơ
chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối
đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành
phần và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng..
Hội nhấp kinh tế quốc tế khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những
kết quả rất quan trọng. Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
quan hệ kinh tế của VN với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng.
VN đã tham gia Hiệp hội các nước Đông nam ASEAN, thực hiện các cam kết về khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hiệp định thương mại VN-Hoa Kỳ, gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO). đến nay VN đã quan hệ thương mại với 221 nước
và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một
bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của
đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước
ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, các cơ hội phát
triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.
Thành tựu về chính trị: Tình hình chính trị-XH của đất nước ngày càng ổn định,
ANQP được tăng cường vững chắc hơn nhất là trong bối cảnh chế độ XHCN ở Liên xô
và các nước XHCN ở Đông âu sụp đổ. Nền dân chủ không ngừng dược củng cố, quyền
19


làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy. Q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới
khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với nhà nước và XH với những quyết sách
đúng đắn đã từng bước lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, giành
được những thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống XH. Với ý chí độc lập tự cường,

tinh thần bất khuất chúng ta đã làm thất bại các âm mưu chống phá nhiều mặt của các
thế lực thù địch như “diễn biên hịa bình”, “chuyển lửa về q nhà”. Các tổ chức quốc tế
đánh giá cao những bước tiến của VN về chỉ số phát triển con người của VN tăng nhanh
nhất trong các nước ASEAN, chỉ số tiến bộ của Phụ nữ VN, thành tựu về đảm bảo
quyền con người, chăm sóc trẻ em và nâng cao sức khỏe trẻ em.
Thành tựu về đối ngoại: Với chính sách mở cửa hội nhập, VN đã từng bước phá thế
bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa
phương hóa trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Việt nam đã phát triển
được quan hệ song phương và đa phương. VN đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ; bình
thường hóa quan hệ với Trung quốc và đưa quan hệ lên tầm cao mới với phương châm
16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác tin cậy, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”…
Từng bước tiến hành đàm phán về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước
liên quan, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định phục vụ tốt cơng cuộc phát triển kinh
tế. Hiện VN có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và từng bước đưa quan hệ hữu
nghị hợp tác với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, nhất là với
các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng
trên thế giới. Việt nam là bạn là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc vì hịa bình,
hữu nghị hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển.
Việt nam đã trở thành thành viên và có những đóng góp quan trọng trong nhiều tổ chức
quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, WTO. ..
Về nhận thức lý luận: Trong quá trình đổi mới nhận thức lý luận về con đường đi
lên CNXH ngày càng được sáng tỏ hơn như ĐH VIII đã nêu: Thực tiễn công cuộc
đổi mới đã làm sáng tỏ con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn”.
ĐH X “ Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng sáng
20


tỏ hơn; hệ thống quan điểm, lý luận về công cuộc đổi mới về XH, XHCN và con
đường đi lên CNXH ở VN đã hình thành trên những nét cơ bản”. Mà mục tiêu cụ thể
của công cuộc đổi mới là làm cho: dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ,

văn minh; XD một xã hội do nhân dân làm chủ; một xã hội có nền sản xuất phát triển
cao, với một nền KH-CN hiện đại; các dân tộc đều bình đẳng; XD nhà nước Pháp
quyền XHCN; có quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ
sở giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Quá trình đổi mới cũng làm rõ hơn về các
chặng đường, bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN, làm rõ hơn về các giải
pháp thực hiện để đạt mục tiêu XHCN, sử dụng kinh tế thị trường, kinh tế tri thức,
thành tựu KHKT trong đó phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN là
quan trọng. Quá trình đổi mới cũng làm rõ hơn về khả năng điều kiện và nội dung bỏ
qua chế độ TBCN tiến lên CNXH. Làm rõ hơn các mối quan hệ cần chú trọng giải
quyết đó là giữa tăng trưởng với chất lượng; tăng trưởng nhanh và phát triển bền
vững; giữ vững ổn định kinh tế với đổi mới HTCT; đổi mới và ổn định; mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng XH; giữa độc lập tự chủ với chủ
động hội nhập quốc tế.
2. Những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới đất nước.

Từ thực tiễn 25 năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta rút ra một số bài học kinh
nghiệm lớn sau đây:
Một là: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới khơng phải
từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn
hơn và xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới khơng phải là xa rời mà là nhận thức đúng,
vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm
nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Hai là: Đổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và cách làm phù
hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối
ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản
21


lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới

các mặt đời sống xã hội nhưng phải có trọng tam, trọng điểm, có những bước đi thích
hợp;bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa 3 nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt, và phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội.
Ba là: đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Cách mạnh là
sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dan. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng
kiến của nhân dân có vai trị quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới của
Đảng. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, phát hiện nhân tố mới, từng bước tìm ra
quy luật phát triển, đó là chìa khóa của thành cơng.
Bốn là: phát huy cao độ nội lực,đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong diều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là
nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng huy động các nguồn ngoại
lực, thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát
huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợpđẻ phát triển đất nước nhanh và
bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Năm là: Nâng cao năng lực lãnh dạo và sức chiến đấu của Đảng, khơng ngừng đổi
mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là khâu then chốt, nhân tố quyết định thắng lợi
của sự nghiệp đổi mới. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể
chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền cơng dân, quyền con người. Phát huy vai
trị mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhan dân trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân,
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết tồn dân tộc để thực hiện thành cơng sự nghiệp
đổi mới.
Qua tổng kết lý luân-thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định
hướng và chỉ đạo to lớn của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, đồng thời thấy rõ những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp.
22



Thực tiễn cho thấy, khơng có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì khơng có cơng cuộc đổi
mới, khơng có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì khơng có được
cơng cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn. Càng đổi mới, càng đổi mới sâu rộng thì
càng cần tăng cường vai trị, chức năng lãnh đạo của Ðảng như Hiến pháp đã quy định.
Không thể đổi mới thành cơng nếu khơng có sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng. Bản lĩnh,
nghị lực và những kinh nghiệm dày dạn của Ðảng ta non một thế kỷ phải được thể hiện
trong sự nghiệp lãnh đạo công cuộc đổi mới. Thời gian cũng cho thấy các thế lực thù địch
chủ nghĩa xã hội khơng ngừng đả kích và xun tạc Ðảng Cộng sản Việt Nam. Và, các
thế lực thù địch càng đả kích, xun tạc, thì chúng ta càng cần nâng cao vai trò và năng
lực lãnh đạo của Ðảng đối với công cuộc đổi mới. Ðương nhiên chúng ta cần quán triệt
điều mà chính Cương lĩnh của Ðảng cũng đã đề ra: Ðảng ta phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn,
để xứng đáng với trọng trách lãnh đạo công cuộc đổi mới.
Qua hơn 80 năm từ ngày thành lập đến nay, Ðảng ta đã tỏ rõ là một Ðảng có lý luận
cách mạng đúng đắn, có tài ba tổ chức phong trào cách mạng, giàu truyền thống và kinh
nghiệm quý báu. Các thế hệ đảng viên ngày nay phải kế tục xứng đáng, luôn luôn xây
dựng Ðảng thành công. Hơn lúc nào hết, lúc này Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh phải là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động để nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng ta.

23


KẾT LUẬN
25 năm-một chặng đường không phải là dài đối với sự phát triển của một đất nước. Tuy
nhiên, quãng thời gian đó cũng đủ để khẳng định tính đúng đắn, sáng suốt của đường lối
đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và
tính cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước
được xây dựng. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân đã đựoc thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đồn kết toàn dân tộc mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức
ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất
nước. Nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân với lực lượng vũ trang cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ngày càng đủ mạnh để bảo vệ Tổ quốc và cuộc
sống yên lành của nhân dân. Nền ngoại giao độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa
dạng hoá với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình độc lập và phát triển, khơng ngừng mở rộng các
quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế đã phát huy
vai trị to lớn của mình trong đổi mới đất nước. Và trong tình hình hiện nay, đường lối
24


đổi mới đó tiếp tục chỉ đạo, dẫn dắt nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

25


×