Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.24 KB, 61 trang )

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH

DẪN NHẬP
"Không ai có thể đưa ra chứng tá sáng ngời về các giá trị Tin Mừng trong
công cuộc truyền giáo hơn là những người đã tuyên khấn tận hiến qua 3
lời khuyên Tin Mừng: Khiết Tịnh, Khó nghèo và Vâng Phục, qua sự dâng
hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa hoàn toàn sẵn sàng phục vụ con người và
xã hội theo gương Ðức Ki-tô"[1].

I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Ngôi Hai đã được Chúa Cha sai đến để loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế
giới và Ngài đã sai các môn đệ: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành
môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh
Thần" (Mt 28, 19). Thế mà, đã qua hai thiên niên kỷ, khi nhìn lại thực trạng tôn
giáo ở Châu Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, số người Ki-tô hữu vẫn chiếm
một tỉ lệ quá khiêm tốn (nhỏ hơn 10%). Chính vì thế, chủ đề chính của Thượng
Hội Ðồng Giám Mục Châu Á nhóm họp năm 1999 đã nhấn mạnh việc truyền giáo
cho lương dân. Thành phần hưởng ứng lời kêu gọi này trước tiên phải là những
người thánh hiến, bởi vì họ là những người theo Ðức Ki-tô cách triệt để.
Ðồng thời khi nhìn lại quá khứ, quan niệm về từ "truyền giáo" còn mang
nghĩa rất hạn hẹp và cách thức truyền giáo chưa có tính hệ thống và hội nhập.
Ðặc biệt là ở Việt Nam, chưa thấy có một tài liệu cụ thể để huấn luyện tinh thần
cho tín hữu nói chung, và cụ thể là cho giới tu sĩ.Trong khi ơn gọi tu sĩ khá dồi dào,
và đây là lực lượng mạnh mẽ xung công vào sứ vụ này.
Hơn nữa, sau Công Ðồng Va-ti-ca-nô II có sự tiến triển mạnh mẽ trong những
suy tư thần học về Mầu nhiệm Chúa Ki-tô và Mầu nhiệm Giáo Hội, nên đã giúp
cho người Ki-tô hữu nhận rõ hơn về bản chất của Giáo Hội: Giáo Hội tự bản chất
là truyền giáo, là bí tích cứu độ phổ quát .
Ngoài ra, ngày hôm nay, trên thế giới, các nền khoa học phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là các môn khoa học nhân văn tiến bộ vượt bậc. Tất cả những môn khoa
học này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc truyền giáo.


Hơn nữa, ngày nay các nhà thần học khám phá ra sự hiện diện của Thiên
Chúa trong lịch sử nhân loại nên thấy rõ Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong
các nền văn hoá, do đó, người viết nhận thấy cần phải khám phá các giá trị Tin
Mừng trong các nền văn hóa khác nhau và dùng những hình ảnh quen thuộc để
thông truyền giá trị Tin Mừng.
Từ những trăn trở trên, người viết muốn xây dựng một tài liệu huấn luyện
cho tu sĩ thừa sai trong bối cảnh Việt Nam.
II. DUYỆT THƯ TỊCH
Dựa vào các tài liệu đã tham khảo, người nghiên cứu nhận thấy có những ý
tưởng chủ đạo do những người đi trước đã bàn, liên quan trực tiếp đến đề tài:
1. Nền linh đạo người tu sĩ thừa sai
Người tu sĩ thừa sai phải mặc lấy tâm tình của Chúa Giê-su khi đi rao giảng,
đó là: để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, có đời sống cầu nguyện, chiêm niệm sâu
sắc và liên lỉ, có tấm lòng đức ái của người mục tử, sống khổ chế và yêu mến
Giáo Hội thiết tha[2] .
2. Nội dung Tin Mừng
Nội dung Tin Mừng được đồng hóa với chính Ðức Ki-tô. Tin Mừng được
biểu hiện trong các nền văn hóa chính là sự hiện diện của Nước Thiên Chúa.
Người thừa sai phải nhạy bén nhận ra các dấu chỉ thời đại và đừng lẫn lộn
giữa giá trị Tin Mừng với những giá trị chóng qua giữa trần thế[3].
Từ "truyền giáo" phải được hiểu hiểu rộng chứ không chỉ gò bó theo kiểu
cơ cấu, tức là giúp những người chưa biết Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài sống
giá trị Tin Mừng, chứ không chỉ là tổng số lượng những người được rửa tội[4].
3. Hội nhập Tin Mừng vào các nền văn hóa và đối thoại tôn giáo
Phân tích phương pháp rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su, tìm hiểu và ứng
dụng các biểu tượng, chuyện thần thoại trong các nền văn hóa để truyền đạt Tin
Mừng, hội nhập văn hóa dựa trên việc phân tích nhân chủng học[5]; khai triển
mối tương quan giữa việc loan báo Tin Mừng với các yếu tố trong nền văn
hóa[6]; cử hành nghi thức phụng vụ thích hợp với nền văn hóa[7].
Có tinh thần đón nhận giá trị Tin Mừng nơi các tôn giáo khác và sẵn sàng

đối thoại[8] .
4. Con người cần được loan báo Tin Mừng
Tâm lý người Việt Nam mang nét cộng đồng, thầm kín, trân trọng giá trị
thiêng liêng[9] .
Tín ngưỡng người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các tôn giáo cổ truyền lâu
đời, nên rất khó thay đổi; ông Trời rất thân thuộc với người Việt Nam, đạo "ông
bà" rất phổ biến ở Việt Nam[10].
5. Tổng kết
Từ những tri thức trên, người nghiên cứu nhận thấy có những điểm cơ bản:
(1) tu sĩ thừa sai phải có một nền linh đạo đú ng đắn, đó là: gắn bó với Chúa Ki-tô
chiêm niệm và rao giảng; (2) Nội dung Tin Mừng loan báo chính là Chúa Ki-tô và
Tin Mừng của Ngài. Nhưng cần lưu ý giá trị Tin Mừng có tiềm tàng trong các tôn
giáo và các nền văn hoá. Vì thế, phải biết gạn lọc, đón nhận và hội nhập; (3)
Người tu sĩ thừa sai dựa vào các môn khoa học nhân văn để hiểu rõ tâm lý, văn
hóa của dân tộc mình đến loan báo; (4) Cách thức loan báo Tin Mừng có hiệu quả
là biết tận dụng những gì con người được loan báo đã có, để thông truyền giá trị
Tin Mừng.
Cuối cùng, nhờ tổng hợp và khai triển các điểm trên, người nghiên cứu xây
dựng tài liệu huấn luyện cho tu sĩ thừa sai Việt Nam.
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trước hết, bài nghiên cứu này đặt nền tảng trên Thánh Kinh, cụ thể là đời sống
và cách thức loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa của Ðức Giê-su. Tiếp đến,
người viết ứng dụng nền thần học truyền giáo theo truyền thống Ki-tô giáo về ơn
gọi và sứ mạng của người tu sĩ.
1. Ðời sống của Chúa Giê-su ở Na-da-rét và hành trình truyền giáo của Ngài
Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, các chi tiết được các thánh ký ghi lại cùng với
quá trình suy tư thần học ta thấy hàm chứa cả một nền linh đạo cho người tu sĩ
thừa sai.
Qua đời sống âm thầm của Chúa Giê-su ở Na-da-rét, gợi cho ta thấy tầm
quan trọng của việc cầu nguyện và suy miệm Lời Chúa trong việc truyền giáo. Cách

thức tương quan của Chúa Giê-su với nhiều hạng người là mẫu gương cho ta noi
theo về đức ái của người mục tử.
Cách thức Ngài rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa : dùng nhiều dụ ngôn
quen thuộc, dùng những hình ảnh gần gũi với người Do-thái như hạt
giống, đất, nước, ruộng , để nói về giá trị Nước Thiên Chúa. Ðó là cách thức hội
nhập văn hóa rất sâu sắc, đặc biệt hình thức hội nhập này được thấy rõ nơi Mầu
nhiệm Nhập thể (Ngôi Lời đã làm người, Ga 1,14).
2. Căn tính người tu sĩ là bước theo Chúa Ki-tô
Chúa Giêsu đã được Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian, và đến lượt
anh chị em tu sĩ cũng được Thiên Chúa kêu gọi thánh hiến để tiếp tục sứ mạng
của Chúa Giêsu. Như vậy những người thánh hiến được Thiên Chúa mờigọi
"theo sát Chúa Ki-to" trong hình thức đặc thù đời thánh hiến và lấy Người làm
tất cả của đời mình. Khi tự nguyện tuyên khấn sống các lời khuyên Tin Mừng
đồng nghĩa với lời cam kết dâng hiến toàn thân cho sứ mạng. Mỗi khi người
thánh hiến càng để cho mình đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô, người ta càng
làm cho Người hiện diện và hành động trong thế giới để cho nhân loại được cứu
độ.
Nhờ những lời khuyên đưa đến Ðức Ái, và nhờ Ðức Ái, những lời khuyên
ấy kết hiệp các tu sĩ cách đặc biệt với Giáo Hội và họ có bổn phận làm cho nước
Chúa Ki-tô ăn rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và bành trướng trên khắp
vũ trụ. Ðời sống tu trì chính yếu là phục vụ Giáo Hội và việc phục vụ trước hết là
việc cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa bằng thái độ nhiệt thành, bằng kinh
nguyện và bằng các hình thức hoạt động[11].
3. Thiên Chúa hoạt động trong các nền văn hoá
Chính việc thừa nhận Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong các nền văn
hóa mở ra cho ta một lối nhìn hoàn toàn mới trong công cuộc truyền giáo. Nghĩa
là dựa vào quan điểm này, chúng ta khai triển mối tương quan giữa Tin Mừng và
các nền văn hoá, để đưa ra sự hội nhập đích thực.
Ðồng thời người nghiên cứu vận dụng những kết quả có được của các môn
khoa học nhân văn: nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học dân tộc, để hiểu rõ

đối tượng cần loan báo Tin Mừng.
4. Truyền giáo là làm cho Nước Thiên Chúa hiện diện trong các nền văn hoá và
nơi các tôn giáo
Sứ điệp Tin Mừng loan báo luôn gắn liền với Chúa Ki-tô và cũng là Mầu
nhiệm Nước Thiên Chúa. Người nghiên cứu khai triển nhiều hơn về việc đưa
Tin Mừng vào cho những người chưa biết Chúa Ki-tô, nghĩa là giúp họ sống giá trị
Tin Mừng chứ không buộc hiểu theo nghĩa cơ cấu là nhắm đến số lượng người
được rửa tội.
IV. PHÁT BIỂU VẤN ÐỀ
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là một cố gắng nghiên cứu phân tích một
cách có hệ thống các dữ liệu Kinh Thánh vá các suy tư thần học trong Thánh Kinh
và các tài liệu có thế giá để nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
1) Tu sĩ thừa sai Việt Nam cần phải được huấn luyện như thế nào để thực thi
sứ mạng có hiệu quả cao?
2) Cách thức loan báo Tin Mừng cho người Việt Nam hôm nay phải thể hiện
như thế nào?
V. NHỮNG GIẢ THUYẾT VÀ NHỮNG GIẢ ÐỊNH
Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu đưa ra những giả định nền:
Trong tâm thức của người Việt Nam hàm chứa sự khao khát hướng về
sự thiện, nhạy cảm với giá trị thiêng liêng. Ðây là yếu tố thuận lợi cho người
thừa sai gieo hạt giống Tin Mừng vào.
⨨ Trong nền văn hoá Việt Nam có chứa đựng một số giá trị Tin Mừng, và
nhờ đó người thừa sai nhận và đưa giá trị Tin Mừng ăn sâu vào nền văn hoá.
Có Chúa Thánh Thần hoạt động cả nơi người rao giảng Tin Mừng và
người nghe. Vì có như thế, đối tượng mới dễ dàng đón nhận Tin Mừng.
VI. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA
Trong bối cảnh hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế
thị trường, não trạng hưởng thụ lan tràn. Con người thường thỏa mãn với
những giá trị tạm thời mà bỏ quên giá trị vĩnh cửu. Từ quan điềm đó con người
dễ xây dựng một nền văn minh chết chóc, nghĩa là không còn biết yêu thương

nhau, không còn biết quan tâm đến nhau. Ðồng thời với xu hướng toàn cầu hoá,
người Việt Nam dễ du nhập những nền văn hóa từ bên ngoài mà đánh mất các
giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Ðứng trước những nguy hại đó,
thiết nghĩ, hơn bao giờ hết, Hội Thánh, đặc biệt là giới tu sĩ cần phải cấp bách
loan báo tình thương của Thiên Chúa, khôi phục lại những giá trị Tin Mừng có
trong nền văn hóa dân tộc, giúp cho người Việt Nam sống giá trị cao quý đó.
Vì thế, bài nghiên cứu này mong được góp một phần nhỏ vào việc huấn
luyện người tu sĩ thừa sai Việt Nam nhằm đáp ứng cho xã hội và con người Việt
Nam chưa biết Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài.
VII. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN
Trong bài nghiên cứu này, người viết chỉ đề cập đến đối tượng nhận Tin
Mừng là người Việt Nam có gốc là người Kinh, chứ không bao hàm những người
dân tộc thiểu số, bởi vì tài liệu nghiên cứu về tâm lý và văn hóa dân tộc thiểu số
có phần giới hạn. Hơn nữa, bài nghiên cứu chỉ đề cập đến những điểm chính yếu
cần thiết cho việc huấn luyện tu sĩ thừa sai, chứ không phải là bao hàm đầy đủ
mọi yếu tố.
Ðồng thời với tri thức và khả năng có hạn, người viết không nghiên cứu sâu
những tôn giáo Á Ðông lâu đời ( Phật, Ấn, Lão.), mà chỉ gợi ra những nét tiêu
biểu.
VIII. ÐỊNH NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ
Cụm từ "tu sĩ thừa sai" được hiểu là người tu sĩ thi hành sứ vụ loan báo tin
mừng.
Truyền giáo học: Là nghiên cứu có hệ thống về hoạt động truyền giáo của
Giáo Hội dưới nhiều cách thức. Ðồng thời nghiên cứu có tính khoa học về thực
tại truyền giáo của Giáo Hội trong đó có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các môn khoa
học và đặc sủng truyền giáo[12].
Truyền giáo: truyền giáo được hiểu trên ba bình diện được phân biệt tùy
thuộc vào đối tượng được loan báo, tức truyền giáo là hoạt động loan báo
Ðức Ki-tô và Tin Mừng của Ngài, xây dựng Giáo Hội địa phương và cổ võ các giá
trị Nước Thiên Chúa[13].

訨 Hội nhập văn hoá: có nghĩa là biến đổi thâm sâu những giá trị văn hóa
chân thật bằng cách hội nhập vào Ki-tô giáo, tức là làm cho Ki-tô giáo ăn rễ sau
vào trong các nền văn hóa khác nhau của con người.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu và
phân tích nội dung để tổng hợp thành một tài liệu đào tạo tu sĩ thừa sai trong
môi trường cụ thể Việt Nam.
Các tài liệu người nghiên cứu có được chủ yếu là được xuất bản trong những
thập niên gần đây nên mang tính mới mẽ và cập nhật.
Người viết sẽ phân tích, chọn lọc những chi tiết nào phù hợp cho việc đào
tạo tu sĩ thừa sai ở bối cảnh Việt Nam, để xây dựng nên đề cương huấn luyện cụ
thể. Ví dụ, dựa vào kinh nghiệm hội nhập văn hóa trong công việc truyền giáo của
các nhà thừasai giữap niên 70 tại Việt Nam, người viết sẽ loại bỏ những chi tiết
không còn phù hợp với não trạng, văn hóa của người Việt Nam ngày nay, đồng
thời cũng phát triển những chi tiết còn phù hợp.
II. ÐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu những yếu tố cần thiết trang bị cho
tu sĩ thừa sai: Hội nhập văn hoá, linh đạo truyền giáo, tâm lý người Việt Nam,
ngôn ngữ, được nhìn dưới nhãn quan thần học.
III. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Công cụ
Chủ yếu là nghiên cứu trên sách (Sách Thánh, các sách, thông điệp) có liên quan
đến vấn đề.
2. Nguồn dữ liệu
Bài nghiên cứu này chủ yếu lấy thông tin từ việc đọc trực tiếp các sách và trích
dẫn các thông tin từ mạng internet. Ngoài ra còn có sự tham khảo từ những
người đang hoạt động tại những vùng truyền giáo ở Việt Nam.

IV. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu sẽ theo các bước: (1) đọc các tư liệu có bàn đến vấn đề
cần nghiên cứu; (2) Ghi note các ý tưởng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
vấn đề, và đưa ra nhận xét cá nhân; (3) Phân tích các cách thức Chúa Giê-su rao
giảng trong Kinh Thánh; (4) Tổng hợp các thông tin từ những bước trên; (5) Rút ra
chương trình huấn luyện cụ thể cho tu sĩ thừa sai Việt Nam; (6) suy tư về vấn đề
ứng dụng bài học trong việc truyền giáo.
Với qui trình trên, người nghiên cứu cố gắng tổng hợp và chọn lọc, phân
tích, ứng dụng để định ra một chương trình huấn luyện cho tu sĩ thừa sai Việt
Nam trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG

I. NỘI DUNG ÐÀO TẠO
1. Ðời sống nhân bản
Tu sĩ thừa sai là chứng nhân của Chúa Ki-tô, họ phải phản ảnh tâm tình của
Chúa Ki-tô, Vị Thiên Chúa đã làm người và sống với cương vị của một con người
yêu thương và hoàn thiện. Vì thế, noi gương Ðức Ki-tô, tu sĩ thừa sai cũng phải
biểu lộ là con người chứa đựng đầy đủ đức tính nhân bản. Ðặc biệt hơn trong bối
cảnh Việt Nam. Với ảnh hưởng của đạo Nho và Khổng, người Việt Nam luôn đề
cao giá trị nhân bản trong cách sống làm người.
Trước khi trở nên một nhà thừa sai thực thu, tu sĩ phải là một con người
mang lấy tâm tư, tập quán của một nền văn hoá nhất định. Chính lúc đó, tinh
thần của nhà thừa sai phải được cởi mở và rèn luyện để nhận biết rõ ràng và có
thể phán đoán về văn hoá của dân tộc mình. Ðồng thời Thiên Chúa ban cho mỗi
người những nén bạc riêng để phục vụ cho công cuộc cứu độ của Ngài, cho nên
tu sĩ thừa sai phải tạo mọi điều kiện để triển nỡ những khả năng riêng hầu phục
vụ cho sứ vụ.
a. Trưởng thành tình cảm
Trên bình diện tự nhiên, con người sống phải biết yêu và được yêu, vì tình

yêu là yếu tố thiết yếu để con người được triển nở nhân cách. Ðiều này lại càng
trở nên quan trọng hơn đối với nhà thừa sai.
Tu sĩ thừa sai đã dâng hiến trọn cuộc cho Thiên Chúa, cho công cuộc loan báo
Tin Mừng trong lòng mến và sự tự nguyện. Cho nên họ phải gỡ bỏ những rào cản
thuộc tính tình, trí thức, tình cảm làm ngăn trở việc tăng trưởng cũng như việc
tuân theo chương trình sống phục vụ sứ vụ. Một khi không bị ràng buộc tình cảm
cá nhân thì họ mới thong dong sống trọn vẹn cho sứ vụ.
Nếu ai sống độc thân theo tinh thần của Tin Mừng, trong tinh thần cầu
nguyện, khó nghèo, vui vẻ, biểu lộ vinh quang và trong tình yêu vô vị lợi thì
người đó sẽ trở nên dấu chỉ, và dấu chỉ này không đã tiềm ẩn. Trái lại, nó
sẽ loan báo Ðức Ki-tô cho nhân loại trong mọi thời đại cách rất hữu
hiệu[14].
Khi dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng bằng đời sống độc thân, sự
trưởng thành về mặt tình cảm là yếu tố cần thiết để hội nhập vào trong các mối
quan hệ nhân sinh như tình bạn, tình huynh đệ và các tương quan cần thiết
trong việc tông đồ. Nhờ trưởng thành về mặt tình cảm mà trong các phán quyết,
cách cư xử, nhà thừa sai luôn hành động theo tiêu chuẩn của lý trí dưới sự soi
sáng của đức tin. Có như vậy họ mới tránh được những phản ứng theo tình cảm
uỷ mị và dễ có khuynh hướng theo tình cảm cá nhân, mất đi sự sáng suốt và
khôn ngoan.
Ðặc biệt qua lời khấn Khiết tịnh, Ðộc thân, trong con người vẫn giữ nguyên
những nghiêng chiều của cảm tính và những thúc đẩy của bản năng, nên nhà
thừa sai cần có sự trưởng thành về mặc cảm tính, nhờ đó mới có khả năng sống
thận trọng, từ khước tất cả những gì có thể làm phương hại sự trưởng thành ấy,
biết cảnh tỉnh về thể xác cũng như tinh thần, có được thái độ quí chuộng và tôn
trọng những tương quan liên vị giữa nam và nữ[15]. Ðặc biệt, trong bối cảnh Việt
nam tỉ lệ phụ nữ luôn cao hơn nam giới và phụ nữ là thành phần đông đảo hợp
tác trong các công việc của Giáo Hội. Vì thế, chắc chắn nhà thừa sai có nhiều cơ
hội để tiếp xúc với phụ nữ. Nhờ được huấn luyện kỹ lưỡng về mặt tình cảm mà
nhà thừa sai có cái nhìn quân bình về phụ nữ và trân trọng giá trị riêng bịêt hàm

chứa nơi họ.. Ðiều này giúp cho mối quan hệ tình cảm giữa nhà thừa sai với phụ
nữ càng thêm trong sáng và chính chắn.
Qua các mối tương quan lành mạnh và thánh thiện, nhà thừa sai có sức lôi
cuốn người khác đến với Thiên Chúa. Ðồng hành với con người không có nghĩa là
hoà nhập với những gì là tầm thường trong cách đối xử do xã hội trần thế tạo
nên. Khi tiếp xúc với mọi người thuộc mọi thành phần, tốt có xấu có, nhà thừa
sai không đánh mất chính mình mà phải thăng hoa những giá trị nhân bản trong
các mối quan hệ.
Ðặc biệt trong xã hội và văn hoá xô bồ của nền kinh tế thị trường, người ta
hay tầm thường hoá đời sống tính dục con người, cắt nghĩa tính dục một cách
giản lược và nghèo nàn, vội vàng tận dụng lạc thú tính dục do ích kỷ cá nhân.
Ðứng trước khuynh hướng đó, người ta lại càng phải trưởng thành hơn nữa về
mặt tình cảm để làm chứng cho con người thời đại thấy sự sung mãn của đời
sống độc thân do ơn Chúa ban cho.
b. Sử dụng sự tự do
Sự trưởng thành nhân bản và đặc biệt là trưởng thành về mặt tình cảm
nhằm giúp con người sống ơn gọi cách tự do trong Thần Khí và sự thật.
Nhà thừa sai sống tự do con cái Chúa là biết làm chủ chính mình, dứt
khoát chiến đấu và vượt qua mọi hình thái vị kỷ và cá nhân chủ nghĩa
hầu mau mắn cởi mở đối với tha nhân, quảng đại trong công việc phục
vụ tha nhân[16].
Thật vậy, tự do trong con người là một sức mạnh lớn lên và trưởng thành
trong chân lý và sự thiện. Khi nhà thừa sai để cho mình được thong dong dưới sự
hướng dẫn của Chúa Thánh thần, hiến toàn thân cho công cuộc phục vụ Ðức Ki-tô
và mở mang xây dựng Hội Thánh Người. Toàn tâm, toàn trí của nhà thừa sai
không để cho những cảm tình những nghiêng chiếu ích kỷ chi phối mà dồn sức
cho công việc của Chúa Ki-tô. Tự do còn là yếu tố hình thành nên tính xung mãn
của nhân cách đời tu. Trong một thế giới con người bị ràng buộc bởi sức mạnh
của đồng tiền, thói ích kỷ, não trạng thực dụng và hiệu năng thì nhà thừa sai phải
sống thanh thát hướng về chiều kích siêu việt, để làm chứng cho sự hiện diện

một Ðấng Thánh là Thiên Chúa và là nguồn gốc của mọi giá trị.
Tự do còn là yếu tố giúp cho ý chí theo đuổi điều thiện. Ðặc biệt, khi thực thi
sứ vụ thừa sai, tu sĩ luôn phải đương đầu với vấn đề phức tạp, chứng kiến nhiều
vấn đề của người nghèo, sự phức tính của các mối tương quan vây ràng, giữ chặt
người tu sĩ lại. Trong tình trạng đó, biết sử dụng sự tự do cách trưởng thành là
điều tối cần thiết. Một mặt, nếu nhà thừa sai để cho những khó khăn chiếm hết
cả thời gian, tâm tư và cuộc sống mình thì có nguy cơ dễ đánh mất chính mình,
không còn sự khôn ngoan và nội lực cần thiết để đưa ra những giải đáp phù hợp
với ánh sáng Tin Mừng. Tự do lúc này là phải biết dừng lại để tiếp nhận sức sống
từ nơi Thiên Chúa. Mặt khác, nếu nhà thừa sai buông xuôi, tránh né thì trở nên
người thiếu trách nhiệm và nhiệt thành.
Thiên Chúa ban cho con người sự tự do để con người chọn lựa giá trị tốt và
loại bỏ cái xấu, hoặc giữa hai cái tốt thì biết chọn lựa cái tốt hơn. Như thế, để
chọn lựa cái này hàm chứa sự từ bỏ cái kia. Một khi ta không tự do thì làm sao từ
bỏ được. Nhờ sự tự do sẽ giúp nhà thừa sai đạt được mục đích của sứ vụ là
thong dong không bị chi phối bởi những gì cản trở mình hướng về điều tốt hơn.
Bởi lẽ, cùng một lúc sẽ có rất nhiều công việc, nhiều nhu cầu đòi nhà thừa sai đáp
ứng. Khi đó, nhà thừa sai phải sẵn sàng chọn lựa và thực thi những đòi hỏi thiết
thực nhất hầu chấp nhận gác lại những đòi hỏi khác một khi được Chúa Thánh
Thần soi sáng.
Người biết sử dụng sự tự do cách đích thực là người biết làm chủ chính
mình, thường gọi là người có bản lãnh.
Bản lãnh của người trưởng thành không phải là một loại mặt nạ, một
mớ phản xạ, một khối vô hình vô giác, thụ động. Bởi vì người đó biết
chấp nhận chính mình và yêu thương chính mình trong căn tính riêng
biệt của mình, người đó có khả năng mang lấy trách nhiệm về mình và
về những chọn lựa của mình. Người đó biết đón nhận căn tính riêng biệt
của mình và biết điều khiển nó[17].
Cho nên, sự tự do đích thực sẽ giúp nhà thừa sai đi tới cùng trong sứ vụ.
Thiên Chúa luôn luôn ban ân sủng, nhưng Ngài không loại bỏ yếu tố tự nhiên, hay

nói cách khác "siêu nhiên được phát triển trên tự nhiên". Nhà thừa sai phải rèn
luyện ý chí tự do, phải biết làm chủ chính mình trong mọi tình huống, ngay cả
những lúc điều kiện xã hội, chính trị gây khó khăn, dồn ép tư bề.
Tự do là để nhà thừa sai không bị ràng buộc bởi việc phục vụ ở một nơi,
một thành phần con người nhất định. Nhà thừa sai phải sẵn sàng đi đến những
nơi Thiên Chúa muốn chứ không phải do tự ý mình. Nếu không có sự tự do đích
thực, nhà thừa sai dễ bị cám dỗ chôn chân vào những nơi quen thuộc, những
người có thiện cảm với mình, khi đó mất đi sự nhạy bén với lời gọi của Thiên
Chúa.
c. Những đức tính cần thiết cho sứ vụ
Ngoài hai đặc tính nhân bản thiết yếu trên, sứ vụ loan báo Tin Mừng còn đòi
hỏi nhà thừa sai phải có một số đặc tính khác. Trước hết là thái độ cởi mở, đón
nhận và hợp tác. Nhà thừa sai là người sống cho và sống với người khác. Vì thế,
buộc họ phải tiếp xúc với nhiều hạng người có những tính tình, nhân cách khác
nhau, cho nên nhà thừa sai phải có thái độ cởi mở, sẵn sàng đón nhận họ như họ
là. Muốn vậy, nhà thừa sai phải có nhãn quan đại đồng nhìn họ trong mối tương
quan với Chúa Ki-tô, xem họ là người được Chúa Ki-tô cứu độ để đưa về một
đoàn dân duy nhất. Tin thần cởi mở còn được thể hiện qua thái độ ra đi đến với
người khác chứ không chỉ ngồi chờ họ đến với mình. Trong các trình thuật Tin
Mừng, ta thấy Chúa Giê-su luôn luôn đi bước trước trong các cuộc gặp gỡ với
người khác. Ngài chờ đợi người phụ nữ Sa-ma-ri bên bờ giếng[18], nhìn lên cây
vả, bắt gặp ánh mắt của Giêkêu, đến bờ biển gặp các môn đệ[19](Ga 21, 1tt). Thái
độ cở mở sẽ giúp nhà thừa sai không tự mãn mà luôn có tinh thần muốn học hỏi,
lắng nghe người khác. Ðây là cách thức để Thiên Chúa đào tạo nhà thừa sai. Một
khi không còn xem mình là người hoàn thiện hơn mọi người, không còn cho rằng
mình biết hết mọi sự thì nhà thừa sai mới có cái nhìn trân trọng giá trị nơi người
khác và trân trọng con người họ. Ðặc biệt ở Việt nam, thành phần người nghèo,
người bị bỏ rơi và người già chiếm đa số. Họ cần sự tôn trọng và rất dị ứng với
cách đối xử phân biệt, nên tinh thần cở mở và đón nhận là yếu tố bước đầu thuận
lợi để tiếp xúc với họ. Chính họ là người đem lại cho nhà thừa sai nhiều kinh

nhiệm quý báu, những cảm nghiệm sâu xa về Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch
sử này.
Một đức tính khác cũng không kém quan trọng là khả năng đối thoại, đặc
biệt là trong bối cảnh đa nguyên về văn hoá và sắc tộc ở Việt Nam.
Những người có khả năng đối thoại là những người vừa biết trung kiên
với chân lý đức tin Ki-tô giáo vừa có khả năng nhẫn nại lắng nghe người
khác bằng tai và bằng cả tấm lòng. Họ có khả năng giao tiếp và trao đổi,
có khả năng tìm kiếm những cách thế mới để diễn tả sự tôn trọng và
thông cảm lẫn nhau, có khả năng hoà giải những dị biệt, tìm kiếm sự hoà
giải, sống hoà điệu với những người có niềm tin khác với mình[20].
Ðể cuộc đối thoại đem lại hiệu quả, đòi hỏi nhà thừa sai phải trang bị kỹ
lường kiến thức về tâm lý dân tộc, truyền thống văn hoá, quan niệm về giá trị của
con người đương thời. Nhờ đối thoại, nhà thừa sai mới hợp tác được với
người khác trong công việc. Khả năng làm việc với người khác trong tinh thần
hợp tác là yếu tố rất cần thiết. Vì công việ crao giảng Tin Mừng không nằm ở
bìbnh diện cá nhân nhưng phải mang chiều kích cộng đoàn. Hơn nữa, Thiên Chúa
ban cho mỗi người những ơn khác nhau làm nên những đặc sủng phong phú
nhưn là để xây dựng Mầu nhiệm Thân Thể Chúa Ki-tô. Với sự tác động và sáng
tạo của Chúa Thánh Thần, ngày nay xuất hiện nhiều hiệp hội với nhiều hình thức
đa dạng, nên nhà thừa sai một khi đã biện phân, phải cổ võ và hướng những
hiệp hội này theo chương trình của Chúa trong tinh thần hiệp thông.
Ðức tính kiên nhẫn và chịu đựng là yếu tố ắt phải có nơi nhà thừa sai. Khi
đến những vùng đất xa lạ, hầu như bước đầu không dễ thuận lợi cho sứ vụ, lúc
đó, nhà thừa sai phải tin tưởng và hy vọng vào quyền năng Thiên Chúa thể hiện
qua thái độ kiên nhẫn và chờ đợi. Nhìn lại lịch sử truyền giáo ở Việt Nam nói
chung, vùng Tây Nguyên nói riên, các nhà thừa sai Pháp đã âm thầm đến sống với
người dân tộc suốt mấy chục năm. Trong thời gian đó không có một ai xin theo
đạo và mãi đến thời gian sau này ào ạt từ làng này đến làng kia trở lại với Chúa.
Cuộc đời thừa sai là thế.
Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống

mùa gặt mai sau khấp khởi mừng" (Tv 125).
Thật vậy, kết quả của công việc truyền giáo không thể thấy được trong ngày
một ngày hai, nó cần có thời gian và niềm tin của nhà thừa sai. Ði kèm với tinh
thần kiên nhẫn là khả năng chịu đựng gian khổ, như Chúa Giê-su đã nói: "Con cáo
có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ gối đầu" (Mt ). Sự
chịu đựng và hy sinh của nhà thừa sai đôi khi dẫn đến cái chết. Chết do điều kiện
sống, chết vì phải làm chứng cho đức tin trước mặt người đời. Gương chứng
nhân anh hùng của các thánh Tử Ðạo Việt Nam đáng cho nhà thừa sai ngày nay tự
hào và bắt chước. Có thể hình thức tử đạo ngày nay rất khác so với thời trước,
nó không buộc phải đổ máu, nhưng nó không miễn trừ cho nhà thừa sai phải có
thái độ dũng cảm, chịu đựng mọi khó khăn.
Chúa Giê-su nói với các môn đệ: "Thầy sai anh em đi như chiên vào giữa bầy
sói. và anh em phải khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu" ( ). Ý
tưởng trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng của nhà thừa sai khi thực thi sứ vụ.
Vì phải đối đầu với nhiều vấn đề: nào là con người xa lạ, tập tục văn hoá mới
mẽ, những biến chuyển xã hội xảy đến.. nên đòi buộc nhà thừa sai phải rèn
kuyện và phát triển những đặc tính nhân bản cần thiết đó là sự khôn ngoan.
Với kinh nghiệm của một nhà truyền giáo lâu năm, Ðức Cha Bùi Tuần đã chia sẻ
như sau:
"Nhà truyềngiáo cầnphải lắng nghe Chúa nói để khôn ngoan:
- chọn lựa giải pháp cho các vấn đề theo ý Chúa;
- nói và làm theo cách Chúa muốn;
- biết khiêm nhường để cậy nhờ ơn Chúa, hăng say phấn đấu học hỏi,
nghiên cứu, chịu khó đi sâu vào thực tại lịch sử"[21].
Ðể có sự khôn ngoan trong cách đối xử của mọi tình huống, nhà thừa sai
phải được đào tạo có khả năng phân tích, tổng hợp, liên hệ và phán đoán. Khi
phải đối đầu với những vấn nạn của con người trong môi trường truyền giáo,
nhà thừa sai phải có khả năng phán đoán và biết học hỏi kinh nghiệm từ những
người đi trước để khôn ngoan đưa ra những giải pháp thích hợp với con người
thời đại.

2. Ðời sống thiêng liêng
a. Ngoan nguỵ với Chúa Thánh Thần
Chấp nhận để Chúa Thánh Thần điều khiển nghĩa là tu sĩ thừa sai để cho
Ngài biến đổi nên giống Chúa Ki-tô, được chia sẻ tình yêu của Chúa Ki-tô đối với
Chúa Cha và đối với nhân loại. Ðể trở nên giốntg Chúa Ki-tô người tu sĩ phải lập
lại lời của thánh Phaolô: "Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí thì cũng hãy nhờ Thần
Khí mà tiến bước"[22]. Một khi đã đồng hành với Thần Khí, người tu sĩ được gắn
bó với Chúa Ki-tô, từ bỏ ý riêng để mặc lấy tâm tình của Chúa Ki-tô. Thánh Phaolô
đã nói: Sống theo Thần Khí là anh em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác
thịt[23]. Khi đó người thừa sai sẵn sàng từ bỏ mọi sự để hướng cuộc đời mình
cho mục đích duy nhất là biết Chúa Ki-tô, như kinh nghiệm của thánh Phaolô thể
hiện rõ: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết
Ðức Giê-su Ki-tô, Chúa của tôi"[24]. Ðiều đó có nghĩa người tu sĩ thừa sai sống
hoàn toàn thuộc về cho Thiên Chúa, và một khi từ bỏ tất cả để hiến thân cho
Thiên Chúa thì họ phải gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và
lòng mến, gắng sống nhẫn nại và hiền hòa[25].
Cuối cùng thái độ ngoan ngùy với Chúa Thánh Thần phải được duy trì liên
tục trong suốt cuộc đời người tu sĩ thừa sai, từ những năm đầu mục vụ đến thời
trung niên và mãi đến tuổi già, thời kỳ họ không còn hoạt động mà chỉ phục vụ
Giáo Hội bằng lời cầu nguyện, bằng đời sống hy sinh hãm mình. Như vậy công
việc đào tạo thiêng liêng trường kỳ dành cho mọi tu sĩ thừa sai, ở mọi lứa tuổi và
trong bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.
b. Tinh thần cầu nguyện và chiêm niệm
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Sứ vụ Ðấng Cứu Thế, đã
nói: "Nhà truyền giáo phải là một nhà chiêm niệm trong hành động. Họ có thể tìm
thấy câu giải đáp cho những vấn nạn dưới ánh sáng Lời Chúa và trong việc cầu
nguyện cá nhân cũng như cộng đoàn"[26]. Bởi vì thành công của công cuộc truyền
giáo không dựa trên sức mạnh, sự khôn ngoan của con người, nhưng dựa trên
kinh nghiệm của nhà thừa sai về những gì đã thấy, đã học và cảm nhận về Chúa
Giêsu. Như thánh Gioan đã nói: "Ðiều chúng tôi đã thấy tận mắt, chúng tôi đã

chiêm ngưỡng. chúng tôi loan báo cho anh em"[27]. Ðặc biệt ở Việt Nam, những
người ngoài Ki-tô giáo chịu ảnh hưởng bởi triết lý Ðông phương trong đó có tinh
thần Thiền của Phật giáo. Họ sẵn có đời sống nội tâm sâu xa, nên nếu nhà thừa
sai không có đời sống chiêm niệm sâu sắc hơn thì khó trở nên người hướng dẫn
họ đến với Chúa Ki-tô qua con đường kinh nghiệm thần bí.
Hơn nữa đa số người Việt Nam nói chung và người ngoài Ki-tô giáo nói
riêng ở trong tình trạng lo âu bởi Kinh tế, bị ức chế biết bao vấn đề thì người
thừa sai, nhờ chiêm niệm, họ phải trở nên người có niềm vui, đã tìm thấy niềm
hy vọng chân thật nơi Ðức Ki-tô.
Nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu, ta thấy không bao giờ Ngài dùng hoạt
động thay cho cầu nguyện, như Ngài đã nói: "Các con hãy cầu nguyện luôn,
đừng nản chí[28] . Ngài là mẫu gương của đời sống cầu nguyện. Nhờ cầu
nguyện, người thừa sai duy trì được sự hiệp thông với Thiên Chúa xuyên suốt
qua công việc mục vụ hàng ngày.
Một hình thức khác của cầu nguyện đó là việc chiêm niệm Lời Chúa hàng
ngày. Nhờ chiêm niệm người thừa sai tiếp thu tinh thần của Chúa Ki-tô, lòng nhiệt
tình vì các linh hồn và sứ vụ hướng về mọi người. Như J. Esquerda Bijet tuyên bố
những ai tiếp nối đời sống cầu nguyện của Chúa Ki-tô thì người đó tiếp nối lời
nói và hành động cứu độ của Người. Tinh thần cầu nguyện phải được duy trì
trong suốt cuộc đời truyền giáo. Nói cách khác việc đào tạo đời sống thiêng liêng
cho nhà truyền giáo phài mang tính trường kỳ, để mỗi ngày nhà truyền giáo được
hoán cải trở về với Chúa Ki-tô, vì Người là Ðường[29]. Như thế lệnh truyền của
Ðức Kitô: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo"[30] chỉ được hiểu đầy đủ và rõ ràng là trước khi hành động thì giả
thiết trước đó phải có đời sống chiêm niệm và cầu nguyện kỹ lưỡng.
"Chúng ta nên đọc Kinh Thánh trong tinh thần cầu nguyện và nhờ đó chúng
ta hiệp thông và đối thoại với Thiên Chúa: một mặt chúng ta lắng nghe Lời Chúa,
mặt khác chúng ta cởi mở tâm hồn cho Thiên Chúa"[31] Nhờ việc chiêm niệm và
suy tư cầu nguyện, nhà truyền giáo không ngừng khám phá và tái khám phá sự
gặp gỡ mới mẻ giữahọ với Chúa Ki-tô, nhờ đó càng ngày họ càng trở nên đồng

hình đồng dạng với Chúa Ki-tô trong chức năng ngôn sứ của Người. Hay có thể
nói: lắng nghe Lời Chúa sẽ làm gia tăng sức mạnh để loan báo Tin Mừng. Hiệu quả
của sứ vụ truyền giáo phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẻ của nhà truyền giáo với
Thiên Chúa và sự kết hợp này chỉ có thể được xây dựng và duy trì trên tinh thần
cầu nguyện. "Ðời sống thiêng liêng được nuôi dưỡng bởi cầu nguyện, Lời Chúa
và sự hướng dẫn của giáo huấn của Giáo Hội"[32].
Ðiểm nữa nhà truyền giáo phải noi gương và có lòng sùng kính Mẹ Ma-ri-a
vì Mẹ là mẫu gương cho Giáo Hội truyền giáo trong việc lắng nghe, suy niệm và
thực thi Lời Chúa. Mẹ là mẩu gương về lòng tin, lòng cậy và lòng mến cho nhà
truyền giáo noi theo. Mẹ là người môn đệ đầu tiên của Chúa Ki-tô, là nhà loan báo
Tin Mừng đầu tiên và là người hướng dẫn các nhà thừa sai.
Hoạt động truyền giáo biểu hiện ở 3 bình diện: ngôn sứ, phụng vụ và cộng
đoàn. Nhà truyền giáo loan báo Chúa Ki-tô sinh bởi Mẹ Maria, cử hành mầu
nhiệm cứu độ nơi Bí tích Thánh Thể và qui tụ cộng đoàn trong cùng một trái tim
và một linh hồn. Sứ vụ của Giáo Hội tiếp nối sứ vụ của Chúa Ki-tô và luôn liên
đới với Mẹ Maria.
Ngoài ra nhà thừa sai phải lo nuôi dưỡng đời sống kết hiệp với Chúa bằng
việc cầu nguyện bằng giờ kinh phụng vụ, thường xuyên lãnh nhận các Bí tích và
tham dự các cuộc Tĩnh tâm định kỳ
c. Ðời sống khổ chế
Tu sĩ bước theo Chúa Giêsu trong sứ vụ loan báo Tin mừng phải có đời sống khổ
chế, tu sĩ hảm mình cách đặc biệt. Họ phải ý thức trao dồi hai hình thức từ bỏ đó
là: Trước hết đó là không tìm kiếm chính mình không tìm cách để làm vinh
quang cho mình và chiều theo ý riêng. Có như vậy họ mới tập trung toàn tâm
toàn ý để tìm kiếm và làm cho Thiên Chúa được vinh quang. Hình thức khổ chế
được thể hiện qua thái độ siêu thoát khỏi mọi sở hữu không cần thiết, sẵn sàng
tuân phục Bề trên và sống đức ái phù hợp với lối sống của họ đã chọn.
Tiếp đến là lối sống khổ chế liên hệ đến sứ vụ. Bởi vì trong khi thực thi sứ
mạng loan báo Tin mừng, họ phải tiếp xúc những tương quan với những người
cộng tác và qua mối quan hệ đó chắc chắn phải có những điều hiểu lầm, những

điều xảy ra ngoài ý muốn của họ. Trong những tình huống đó, họ phải biết đón
nhận khiêm tốn nhẫn nại, không được có thái độ thất vọng buông xuôi, từ
khước. Nói cách khác họ phải luôn ý thức sứ mạng của họ là sẵn sàng phục vụ
mọi người, nghĩa là: "từ bỏ mình và những gì mình có để trở nên mọi sự cho mọi
người"[33].
Chúa Ki-tô đã mời gọi các môn đệ cách dứt khoát: "Nếu ai muốn theo Ta, hãy
từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo"[34]. Chính Ngài đã làm gương cho
các môn đệ về đòi buộc này. Ngài đã từ bỏ chính mình để chấp nhận ý muốn của
Chúa Cha và hy sinh mạng sống để cứu độ nhân loại. Tinh thần từ bỏ phải được
canh tân và duy trì trong mối liên hệ với đời sống khó nghèo. Nhà truyền giáo
phải biết thẩm định giá trị và ích lợi của phương tiện trong việc phục vụ sứ vụ và
một khi nó trở nên vật cản trở sứ vụ thì họ phải sẵn sàng từ bỏ không hối tiếc.
Ðặc biệt những người Việt Nam hầu hết là những người nghèo, họ cần được
chia sẻ. Vì thế dấu chứng hữu hiệu của các nhà thừa sai đối với họ là đời sống
khó nghèo. Sự nghèo khó của người Việt Nam không chỉ giới hạn nơi vật chất mà
còn là sự nghèo nàn về quyền lợi và nhân phẩm. Họ cần nhà truyền giáo có cảm
nhận về sự nghèo khó, mang tâm trạng khắc khoải lo âu của chính họ. Nhờ đó
nhà truyền giáo mới có khả năng đối thoại với họ, đồng hành và học hỏi kinh
nghiệm của họ. Có như vậy nhà truyền giáo mới có thái độ dấn thân đích thực và
hữu hiệu.
Hơn nữa một lối sống từ bỏ của Chúa Ki-tô được thể hiện qua kinh nghiệm
thiêng liêng của Ngài trong hoang địa. Ðời sống thiêng liêng của nhà truyền giáo
phải dựa trên đời sống và sứ vụ của Chúa Ki-tô. Thời gian sống trong hoang địa là
giai đoạn cần thiết cho sứ vụ công khai của Chúa Ki-tô. Ðây cũng là thời gian cho
công việc đào tạo các nhà thừa sai. Ðặc biệt hơn bao giờ hết ngày hôm nay nhà
thừa sai nên có thời gian cầu nguyện và thinh lặng lâu giờ. Hoang địa, đó là nơi
để gặp gỡ Thiên Chúa, nhờ đó nhà thừa sai nhận được Tin mừng cứu độ cho
chính bản thân trước khi ra đi loan báo Tin mừng chop người khác.
Tóm lại, tinh thần từ bỏ và hiến tế của các nhà thừasai nhằm để làm cho họ
được nên giống thái độ của Chúa Giêsu là hiến thánh chính mình vì lợi ích của các

linh hồn.
d. Mẹ Maria và tu sĩ thừa sai
Mẹ Maria là người tin và là người môn đệ đầu tiên của Chúa Ki tô, Mẹ cũng
còn được gọi là người loan báo tin mừng đầu tiên. Vì thế Mẹ trở nên mẫu
gương truyền giáo cho Giáo Hội và cho mỗi người tông đồ.Trong biến cố truyền
tin, qua lời xin vâng Mẹ là người đầu tiên nhận tin mừng cứu độ (Ðức Giêsu ) và
cũng là người đầu tiên đem Tin Mừng đến cho người khác.
Giáo Hội là bí tích cứu độ, là dấu chỉ và là dụng cụ hiệp thông sâu xa với
Chúa Kitô và với nhân loại (LG 1). Giáo Hội cũng muốn tình Mẹ thiêng liêng của
Mẹ Maria luôn hiện diện trong lịch sử. Như vậy bình diện truyền giáo của Giáo
Hội luôn mang đặc tính Mẹ Maria. Giáo Hội noi gương Mẹ Maria nhận lãnh Chúa
Giê su nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Giáo Hội nhận Mẹ là mẫu gương và là
người hướng dẫn con người đến với Chúa Kitô. Vì thế, trong công cuộc truyền
giáo, nhà thừa sai luôn có sự liên đới với Mẹ Maria.
Hoạt động truyền giáo bao hàm ba bình diện :ngôn sứ , phụng vụ và cộng
đoàn. Nhà thừa sai loan báo Chúa Kitô được sinh bởi Mẹ Maria, cử hành mầu
nhiệm cứu độ bằng Bí tích Thánh Thể và hiệp nhất cộng đoàn trong cùng một đức
tin. Như vậy sứ vụ của Giáo Hội tiếp nối sứ vụ của Chúa Kitô và luôn liên đới với
Mẹ Maria.
Khi xưa Mẹ đã cầu bầu cho các môn đệ để các ngài sẵn sàng đón nhận kế
hoạch của Thiên Chúa,ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần, thì ngày nay Mẹ cũng
luôn ở bên cạnh nhà thừa sai để giúp họ từ bỏ chính mình để dấn thân cho mầu
nhiệm cứu độ. Hơn nữa Mẹ còn là mẫu gương cho các nhà thừa sai về lòng tin,
đức cậy và lòng mến. Ðây là đặc tính quan trọng của nền linh đạo truyền giáo.
Tóm lại, cuộc đời Mẹ Maria gắn liền với mầu nhiệm và lịch sử cứu độ ngay
từ biến cố truyền tin, mầu nhiệm chết -phục sinh của Chúa Kitô cho đến thời các
tông đồ. Mẹ đóng một vai trò thiết yếu trong việc loan báo Chúa Kitô cho con
người và đem con người đến với Chúa Kitô.Vì vậy nhà thừa sai phải gắn bó và noi
gương Mẹ trong sứ vụ truyền giáo.
3. Ðời sống tri thức

Thánh Phêrô khẳng định: " Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn
về niềm hy vọng của anh em (1Cr 3,15). Con người thời đại hôm nay tự trong
thâm tâm luôn khao khát tìm kiếm chân lý nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng
của các triết thuyết vô thần thực dụng nên dễ lẫn lộn giữa cái thật và cái giả, giữa
chân lý và dối trá. Vì thế nhà truyền giáo cần phải được đào tạo kỹ lưỡng về các
môn khoa học thánh, các môn khoa học về con người và xã hội để đưa ra ánh
sáng cho mọi vấn nạn của con người thời đại.
a. Các khoa học thánh
Nhà truyền giáo là con người của Thiên Chúa nên phải biết rõ và có kinh nghiệm
về Thiên chúa. Thánh kinh là Lời Thiên Chúa, là nền tảng cho việc suy tư thần
học. Tu sĩ thừa sai phải có nghiên cứu kỹ lưỡng Lời Chúa, am hiểu và cảm nghiệm
Lời Chúa, để có thể đối thoại với những Kitô hữu ngoài công giáo cũng như với
các giáo phái thường viện dẫn Kinh Thánh, nhưng không phải lúc nào họ cũng
đúng.
Vì mục tiêu nhắm tới hoạt động truyền giáo nên những yếu tố căn bản cho
việc huấn luyện giáo thuyết cho tu sĩ thừa sai là Thần học về Chúa Ba Ngôi, Kitô
học và Giáo Hội học, cả ba được trình bày trong một tổng hợp có hệ thống và
tiệm tiến về sứ điệp Ki-tô giáo.
Tự bản chất, Thần học phải dẫn con người đến với Thiên Chúa, giúp cho con
người cầu nguyện và chiêm niệm. Vì như Ðức thánh cha Gioan Phaolô II nói:
" Nếu nền Thần học không giúp cho đức tin con người phát triển sâu hơn, không
đưa con người đến thái đọ cầu nguyện thì nền thần học đó không bao giờ đi tìm
hiểu, khám phá về một thiên Chúa sống động yêu thương"[35]. Khi được học hỏi
thần học, tu sĩ thừa sai phải nhớ rằng: suy tư thần học phải được soi sáng nhờ
đức tin tinh tuyền và sống động, nhờ vậy các chân lý đức tin đã được hiểu nhờ
Thần học sẽ trở thành những nguyên tắc cho đời sống thừa sai, đồng thời nó làm
gia tăng hiểu biết và mối tương quan giữa nhà thừa sai với Thiên Chúa. Kiến thức
thần học phong phú và vững chắc sẽ giúp nhà thừa sai đáp ứng được những nhu
cầu sâu xa của con người thời đại và biết cách giải thích sứ điệp cứu độ bằng
ngôn ngữ thích hợp với con người đương thời. Việc trang bị kiến thức thần học

là một công việc trường kỳ, việc đó thực hiện không vì lợi ích cá nhân nhưng vì
Tin Mừng và ơn cứu độ người khác. Ðặc biệt trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày
nay nhà thừa sai phải là nhà thần học Việt Nam nghĩa là suy tư và trình bày các
chân lý đức tin phải mang đậm nét tư tưởng của người Việt Nam. Bởi lẽ trước
đây cho đến bây giờ, nói chung nhà Thần học được xây dựng trên cơ sở của Kinh
Thánh dĩ nhiên, nhưng cũng được hình thành nhờ sự phối hợp giữa hai nền văn
hóa và tư tưởng La-tinh và Hy-lạp, và cụ thể là dựa trên nền triết học về hữu thể
của Tây Phương. Trong khi đó triết học Trung Hoa và Việt Nam không quan tâm
đến việc định nghĩa thực tại nhưng là cố gắng nắm bắt thực tại trong chính cái nó
là nó, tức là cái gì sống động và toàn diện. Mặt khác nhà thừa sai phải kế thừa
truyền thống đức tin sống động của Giáo Hội nơi các giáo phụ, nơi các vị tử
đạo.vv. Họ phải biết học hỏi sự khôn ngoan và kinh nghiệm quý báu nơi các vị đi
trước. Ðặc biệt họ phải được trao dồi học hỏi các văn kiện của Giáo Hội để cập
nhật và có những hướng đi đúng trong bối cảnh xã hội luôn thay đổi.
b.Triết học và các khoa học khác
Loan báo Tin mừng luôn luôn diễn ra cho con người cụ thể trong một xã hội
xác định. Con người đó mang trong mình tập quán văn hóa và tâm lý của một dân
tộc cụ thể. Vì thế, để tiếp xúc, đem Tin mừng đến cho họ, nhà thừa sai phải hiểu
biết sâu xa về chính con người cần được loan báo Tin mừng. Mục tiêu chỉ đạt
được khi nhà thừa sai có kiến thức về các môn khoa học xã hội, khoa học nhân
văn như: tâm lý học văn hóa, xã hội học, nhân chủng học, văn chương nghệ
thuật.vv.
Nhờ những kiến thức đó, nhà thừa sai mới biết cách đối thoại và diễn tả các
chân lý đức tin bằng những ngôn từ phù hợp với con người thời đại.
Mặt khác, ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học kỷ thuật đặc biệt là nghành
truyền thông để giúp rất nhiều cho việc loan báo Tin Mừng. Do đó nhà thừa sai
cần được trang bị kiến thức chuyên môn cần thiết để sử dụng các phương tiện
truyền thông hiện đại cách có hiệu quả trong công cuộc truyền bá Tin Mừng. Và
chắc chắn không phải chỉ là biết ứng dụng mà còn thấy được những tác hại của
nó về phương diện luân lý và tôn giáo.

Khi nghiên cứu về con người thì không thể không đề cập đến triết học. Ðây
là môn học nhà thừa sai phải được trang bị kỹ lưỡng. Bởi vì kiến thức triết học là
gia sản khôn ngoan của nhân loại được lưu lại, đồng thời triết học là phương
tiện giúp con người suy tư Thần học. Triết học đi tìm kiếm Thiên Chúa dựa trên lý
trí tự nhiên, cho nên nó nền tảng ban đầu để đối thoại giữa nhà thừa sai với
người chưa có đức tin.
Nhờ nắm vững điểm tích cực cũng như tiêu cực của từng luồng tư tưởng
của các triết gia lớn, nhà thừa sai mới khám phá và nhận ra tâm thức của thời đại
đang bị ảnh hưởng bởi luồng triết thuyết nào. Từ đó nhà thừa sai vạch rõ những
sai lầm cho con người thời đại đang gặp phải, dựa trên ánh sáng mặc khải. Cụ
thể con người Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi triết lý Ðông Phương, nên
đòi buộc nhà thừa sai phải nghiên cứu nền triết lý này hết sức sâu xa.
Tóm lại, để hiểu con người cộng đồng mà nhà thừa sai phải gặp gỡ loan báo
Tin mừng cho họ, nhà thừa sai cần phải am hiểu các môn khoa học xã hội và nhân
văn đồng thời nhờ kiến thức triết học, nhà thừa sai có khả năng tìm về cội nguồn
nguyên nhân gây ra các vấn nạn và hiểu rõ sự chuyển biến tư tưởng và tâm thức
của con người thời đại.
4. Tinh thần thừa sai
Noi gương Ðức Ki-tô, người thừa sai phải có tấm lòng của người mục tử tốt
lành, luôn luôn miệt mài với ơn cứu độ qua việc biểu lộ tình yêu như Ðức Ki-tô
dành cho các linh hồn và yêu mến Giáo Hội như Ðức Ki-tô. Ðể đáp ứng được yêu
cầu của sứ vụ, nhà thừa sai phải rèn luyện để trau dồi những đức tính: sẵn sàng,
ân cần, cảm thông cởi mở, hy sinh. Ðặc biệt sống trong một xã hội có sự thay đổi
nhanh chóng, đầy dẫy những vấn nạn con người và xã hội đòi hỏi nhà thừa sai
phải biết đọc các dấu chỉ thời đại, có tinh thần hội nhập văn hoá và sẵn sàng đối
thoại với các tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo lâu đời ở Việt Nam.
a. Tình yêu mục tử
"Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết
tôi"[36]. Chúa Giê-su chính là người mục tử mà Chúa Cha gởi đến cho nhân loại.
Chính Chúa Giê-su luôn thể hiện tình yêu hướng về Chúa Cha và tha nhân trong

sức mạnh của Thần Khí. Người sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên là
nhân loại.
Ðức ái tông đồ là yếu tố quan trọng và thiết yếu đối với nhà thừa sai, vì thế,
Ðức Gio-an Phaolô II đã khẳng định: "Nhà thừa sai là người của đức bác ái"[37].
Nhà thừa sai phải luôn thể hiện nơi mình là bí tích tình yêu của Thiên Chúa cho
mọi người, đặc biệt là đối với người nghèo. Ðức ái phải mang tính phổ quát,
không phân biệt người tốt hay xấu, khác về chủng tộc và ngôn ngữ màu da. Ðiều
mong mỏi của nhà thừa sai là mọi người được cứu độ, được nhận biết tình yêu
của Thiên Chúa. Muốn thế, nhà thừa sai phải có tấm lòng ân cần, dịu hiền và đại
đồng để chiến thắng được sự quyến luyến đối với con người và vật chất. Thái độ
sẵn sàng vâng theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần sẽ không chôn chân nhà thừa
sai vào một đối tượng hay một nơi nhất định. Có như thế, trái tim nhà thừa sai
mới thong dong để sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu cấp bách khi Thiên Chúa mời
gọi. Mẹ Têrêsa Calcutta có lần đã thốt lên : "Nhà thừa sai là người mang lấy tình
yêu của Thiên Chúa. Ðức tin của họ không gì khác hơn là Tin Mừng tình yêu, là sự
mạc khải tình yêu của Thiên Chúa cho con người và sự đáp trả tình yêu của con
người đối với Thiên Chúa"[38]. Chính tình yêu các linh hồn đòi buộc nhà thừa sai
phải từ bỏ mình và những gì mình có từ trước đến nay và trở nên mọi sự cho
mọi người. Thái độ từ bỏ này hoạ lại Mầu nhiệm Nhập thể của Chúa Ki-tô. Người
từ bỏ vinh quang để sống trọn vẹn thân phận con người và vâng phục ý định của
Chúa Cha cho đến cùng. Nhờ tình yêu đích thực này đã nuôi dưỡng lòng nhiệt
thành tông dồ của nhà thừa sai. Bởi lẽ, trải qua một thời gian dài hoạt động mệt
mỏi, gặp nhiều trở ngại từ nhiều phía, dễ làm cho tinh thần nhà thừa sai chán
nản, hờ hững, thiếu niềm vui và hy vọng. Từ đó, họ dễ viện vào những lý do
không chính đáng để nguỵ biện cho thái độ an phận, thụt lùi của mình. Nào là cần
gì phải loan báo Tin Mừng vì mọi người đều được cứu độ nhờ việc ăn ngay ở
lành, hay "Hạt giống Lời" đã tràn đầy trong lịch sử và thế giới rồi thì cần gì phải đi
rao giảng Tin Mừng?
Hơn nữa, có một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là nhà thừa sai phải
có lòng yêu mến Giáo Hội như Ðức Ki-tô. "Chính Ðức Ki-tô đã yêu mến Giáo Hội

và đã hy sinh mạng sống vì Giáo Hội"[39]. Chỉ có tình yêu sâu xa đối với Giáo Hội
mới nâng đỡ được lòng nhiệt thành của nhà thừa sai. Ðối với nhà thừa sai, sự
trung tín với Ðức Ki-tô không thể tách lìa khỏi sự trung tín với Giáo Hội của
Người[40].
b. Biết đọc dấu chỉ thời đại
Thiên Chúa đã và đang hoạt động trong lịch sử nhân loại, vì thế, nhà thừa
sai phải có kinh nghiệm khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử dân
tộc mình đến loan báo Tin Mừng qua các biến cố, tức là nhà thừa sai phải nhạy
cảm đọc được các dấu chỉ thời đại, để kịp thời đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa
trong từng hoàn cảnh cụ thể. Ðọc dấu chỉ thời đại không là biết rõ từng chi tiết,
từng sự kiện hay tình trạng của con người mà nhà thừa sai được gởi đến. Nhưng
điều chính yếu là nghiên cứu kỹ lưỡng những biến cố, những biến chuyển đã ảnh
hưởng đến toàn bộ đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội của con người như thế
nào.
Thiên Chúa không nhốt kín mình trong một cuốn sách hay một hoàn cảnh
nào, nhưng Ngài vẫn đang mạc khải sự hiện diện năng động của Ngài trong Mầu
nhiệm Nhập thể, khổ nạn , chết - phục sinh ngang qua toàn bộ lịch sử trần thế.
Chính Thần Khí Thiên Chúa đang canh tân bộ mặt trầngian và tâm hồn con người.
Khi đề cập đến việc đọc dấu chỉ thời đại nhà thừa sai cần phải có những xác
tín sau: Trước hết việc đó phải được thực hiện trong ánh sáng của niềm tin vào
Ðức Ki-tô, Ngài là Ngôi Lời nhờ đó mọi sự được tạo dựng và nhờ đó các biến cố
lịch sử là biểu lộ sự hiện diện của Ngài. Tiếp đến, khả năng đọc ra dấu chỉ là hoàn
toàn do ân sủng Thần Khí ban cho, nhưng không loại trừ yếu tố lý trí và dùng
những phương tiện Thiên Chúa ban cho trong xã hội đương thời. Khả năng đọc
ra dấu chỉ phải được thực hiện trong một cộng đoàn tin chứ không hệ tại cá
nhân.
c. Hội nhập văn hóa
Trong tông huấn "Evangelii Nuntiandi" Ðức Giáo Hoàng Phaolô II đã khẳng
định: " sự đoạn giao giữa Tin Mừng và văn hóa hẳn là một bi kịch của thời đại ta.
Tin Mừng có thể thấm nhập vào tất cả các nền văn hóa mà không lệ thuộc vào

một nền văn hóa nào"[41]. Hơn nữa để nhắm đến tầm quan trọng của việc hội
nhập văn hóa, Tông huấn "Ecclesia in Asia" xác định rõ:
Trong tất cả quá trình gặp gỡ các nền văn hóa khác của thế giới, Hội
Thánh không những truyền sang các chân lý và những giá trị của mình và
đổi mới các nền văn hóa từ bên trong. Ðó là con đường bắt buộc cho
những nhà rao giảng Tin Mừng khi trình bày đức tin Kitô giáo[42].
Từ những nhận định trên nhà truyền giáo phải ý thức học hỏi cách thức hội
nhập văn hóa.
Ðịnh nghĩa
Ủy Ban Thần Học Quốc tế đã định nghĩa: " Tiến trình hội nhập văn hóa là nổ
lực của Giáo Hội để làm cho sứ điệp của Ðức Ki-tô thấm nhập vào trong một lãnh
vực xã hội và văn hóa cụ thể, mời gọi lãnh vực cũng phát triển theo các giá trị
riêng của mình miễn là các giá trị này tương hợp với Tin Mừng[43]. Thế nhưng
thật thiếu xót nếu trước hết là nhà thừa sai không xác định rõ thế nào là "văn
hóa" của dân tộc mà mình đến rao giảng. Thiết nghĩ ta mượn thêm định nghĩa của
Công đồng Vatican II về văn hóa:
Ðó là tất cả những gì con người dùng để trau dồi và phát triển các năng
khiếu đa dạng của tinh thần và thể xác; cố gắng chế ngự cả trái đất bằng
trí thức và lao động; làm cho đời sống xã hội, chính trị trở thành nhân
đạo hơn, nhờ sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau hết diễn tả,
thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình những kinh
nghiệm tinh thần và loan báo lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều
người và toàn nhân loại tiến bộ hơn[44].
Trong định nghĩa trên, ta thấy văn hóa bao gồm nhiều khía cạnh:
- Cá nhân: Chỉ có nhân vị người mới có thể đạt được nhân tính trọn vẹn và
đích thực thông qua văn hóa.
- Vũ trụ: Bằng kiến thức và lao động, con người tìm cách chinh phục tài
nguyên.
- Xã hội: Qua việc cải thiện các tập tục và cơ chế, con người làm cho đời
sống xã hội, gia đình và cộng đồng dân sự có tính nhân đạo hơn.

- Lịch sử: Người diễn tả kinh nghiệm nhân linh và khát vọng của mình ở mọi
tuổi tác, đồng thời người truyền đạt và bảo quản những kinh nghiệm này
để nó phục vụ như một người cảm hứng, vì thiện ích của toàn thể nhân
loại.
- Xã hội học: Một nhóm người có khả năng làm cho nền văn hóa của mình
thích nghi vớixã hội cụ thể.
- Tích lũy: Tích lũy những kinh nghiệm lịch sử.
- Cơ ấu: Có những yếu tố thường hằng làm nên sự khác biệt giữa các nền văn
hóa.
Ðể đi vào tiến trình hội nhập Tin Mừng vào văn hóa, nhà thừa sai cần phân
biệt các thuật ngữ đang phổ biến hiện nay.
En-Culturation (hấp thụ văn hóa): tiến trình các cá nhân tự sáp nhập mình
vào nền văn hóa của xã hội gốc củamình.
Ac-culturation (tiếp biến văn hóa) : là hành động qua đó một nhóm xã hội cố
tìm cách áp đặt văn hóa của mình lên một nhóm khác vốn yếu hơn mình về chính
trị, kinh tế và xã hội[45].
Hai thuật ngữ trên không thể được coi là hội nhập văn hóa.
d. Ðối thoại tôn giáo
Khi nhà thừa sai đến một vùng đất có những con người cụ thể thì nơi họ
chắc chắn phải mang lấy một tôn giáo nào đó, hoặc ít nhất là tín ngưỡng dân
gian.
Ở Việt Nam, ngoài tín ngưỡng dân gian thì có ba tôn giáo truyền thống không
phải là Kitô giáo, đó là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Ðứng trước sự kiện đa tôn
giáo như thế, nhà thừa sai cần phải được trang bị kiến thức và tinh thần cho việc
đối thoại liên tôn hầu giới thiệu Tin Mừng và đón nhận những giá trị Tin Mừng
nơi những tôn giáo bạn.
Trước hết từ "đối thoại" mang nhiều nghĩa, nhưng ở đây trong bối cảnh
thực trạng đa nguyên tôn giáo, từ đó được hiểu chính xác là: "đó là toàn bộ
những tương quan liên tôn, tích cực và xây dựng, với những người và những
cộng đồng của các tín ngưỡng dị biệt, nhằm tìm cách quen biết nhau và làm

phong phú cho nhau"[46], trong sự tuân phục chân lý và tôn trọng tự do của mỗi
người.
Khi bắt đầu sự tương quan giữa việc đối thoại các tôn giáo với công cuộc
rao giảng Tin Mừng, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II khẳng định:
Cho dù Hội Thánh vui mừng công nhận bất cứ cái gì là chân thật và thánh
thiêng trong các tôn giáo truyền thống Phật, Ấn Ðộ và Hồi giáo, như là
một phản ảnh của chân lý soi sáng muôn dân, nhưng điều đó vẫn không
làm giảm nhẹ bổn phận của Hội Thánh trong việc loan báo Tin Mừng[47].
Những tín đồ theo các các tôn giáo này có thể lãnh nhận ân sủng Thiên Chúa
và được Ðức Ki-tô cứu vớt mà không bằng những phương cách mà Người đã
sáng lập. Tuy nhiên điều đó không bác bỏ lời mời gọi phải tin và chịu Bí tích Rửa
tội mà Chúa muốn cho mọi người.

×