Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Doanh nghiệp tư nhân và quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.27 KB, 4 trang )

doanh nghiệp tư nhân và quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân Đề bài số 2: Nêu nhận xét về các khẳng định sau:
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa
vụ

của

chủ

doanh

nghiệp



nhân.

BÀI LÀM
a. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Khẳng định trên là SAI, vì :
Căn cứ theo Điều 141 Luật Doanh Nghiệp quy định: “ Doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
của doanh nghiệp”. Mặt khác căn cứ theo Điều 84 Bộ luật dân sự
2005 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đủ
bốn điều kiện sau:
“1. Được thành lập hợp pháp ;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách


nhiệm bằng tài sản đó ;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.”


Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn điều kiện thứ ba
để có tư cách pháp nhân, đó là : “ có tài sản độc lập với cá nhân,
tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Việc đầu
tiên khi xét tính độc lập về tài sản của một doanh nghiệp là xác
định xem tài sản của doanh nghiệp đó có độc lập với tài sản của
chủ doanh nghiệp hay không. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa
vào kinh doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản của cá
nhân mình, đây được coi là tài sản của doanh nghiệp tư nhân.
Theo khoản 3 Điều 142 Luật doanh nghiệp, trong quá trình hoạt
động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu
tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ phải
khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trong trường hợp giảm
vốn xuống dưới mức đã đăng kí và trong mọi thời điểm đều có thể
thay đổi mức vốn kinh doanh. Nếu doanh nghiệp tư nhân kinh
doanh thua lỗ mà doanh nghiệp không đủ tài sản để trả nợ thì chủ
doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm liên đới để trả nợ.
Như vậy, gần như không có sự tách bạch trong khối tài sản của
chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp tư nhân
nên doanh nghiệp tư nhân không được công nhận là có tư cách
pháp nhân. Tuy nhiên có Công ty hợp danh là được Luật doanh
nghiệp 2005 thừa nhận là có tư cách pháp nhân mặc dù không
thỏa mãn điều kiện: “ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”.
Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp tư nhân
không có tư cách pháp nhân là do không thỏa mãn điều kiện về

độc lập tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp nên khẳng
định :“Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ nên doanh
nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân” là sai.


b. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân là quyền và nghĩa
vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khẳng định trên SAI, vì :
Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp”. Quyền và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệptư nhân gắn liền
với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được ghi
nhận tại Điều 8 và Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005. Doanh nghiệp
tư nhân là một thực thể pháp lý độc lập ngay từ khi nó được thành
lập. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp tư nhân trước hết là một cá
nhân với những quyền và nghĩa vụ được nhà nước quy định trên
rất nhiều lĩnh vực khác nhau mà không chỉ riêng trong lĩnh vực
kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không thể tự nó thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình mà thông qua chủ doanh nghiệp tư
nhân.
Nếu xét trên phương diện tài sản thì quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp tư nhân trùng với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp
tư nhân. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nói một cách khác, không có sự phân
định rạch ròi về tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh
nghiệp đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, xét trên
phương diện tài sản thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp chính
là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp



Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân còn có những đặc thù góp phần
làm cho doanh nghiệp tư nhân trở thành một loại hình doanh
nghiệp đặc biệt. Những quyền đặc thù này được pháp luật quy
định trực tiếp cho chủ doanh nghiệp chứ không quy định trực tiếp
cho doanh nghiệp tư nhân như: chủ doanh nghiệp tư nhân còn có
thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của mình, được quy định
trong các điều 144 và 145 Luật doanh nghiệp2005, quyền tạm
ngừng hoạt động kinh doanh theo Điều 156 Luật doanh nghiệp
2005. Đối với việc tạm ngừng kinh doanh thì phụ thuộc chủ doanh
nghiệp tư nhân, nhà nước không quy định những trường hợp tạm
ngừng. Việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh không có nghĩa là
chủ doanh nghiệp tư nhân được hoãn lại các nghĩa vụ thực hiện với
nhà nước như nộp thuế hoặc với các bên thứ ba. Tính hợp pháp
của hành vi tạm ngừng kinh doanh không làm cho chủ doanh
nghiệp tư nhan có quyền đơn phương tạm ngừng thực hiện các
hợp đồng đã kí với các đối tác trong kinh doanh của doanh nghiệp
tư nhân đó, trừ trường hợp đã có thỏa thuận tạm ngừng thực hiện
hợp đồng giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng.
Như vậy, khẳng định: “ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư
nhân là quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân” là sai.



×