Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là một khoản tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.38 KB, 4 trang )

Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa
vụ dân sự liên đới có đối tượng là một khoản tiền
Đề bài số 2: Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của
một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới có đối tượng là một khoản
tiền, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của
các chủ thể trong tình huống được xác định.
Bài làm
1. Xây dựng tình huống.

A là một thanh niên ăn chơi, lêu lổng. Một lần không có tiền đi
chơi, A làm liều lẻn vào một khu nhà trọ định ăn trộm, vừa mới lẻn
được vào một phòng trống thì chủ của căn nhà trọ là B, C, D đi
chơi về, phát hiện ra A đang lục tủ quần áo. Cả 3 người: B, C và D
không ai bảo ai, tất cả đều xông vào đánh A tới tấp. A bị thương
rất nặng. A được đưa vào bệnh viện. Tại bệnh viện, A phải điều trị
hết 25 triệu đồng. Nhận thấy hành vi của mình là sai trái, B , C và
D đã đến bệnh viện xin lỗi A và thỏa thuận: B,C,D sẽ chịu trách
nhiêm trả tiền viện phí cho A và đưa A 5 triệu để bồi dưỡng sức
khỏe, tổng cộng là 30 triêu đồng, ngược lại A không được kiện
B,C,D ra tòa.

Ngày 20/9/2010, B mang tiền đến thanh toán cho A nhưng chỉ có
phần của mình là 10 triệu đồng. Còn C và D thì không đến vì cả C
và D đều trong tình trạng thất nghiệp, không có tài sản để thực
hiện nghĩa vụ bồi thường. Nhận thấy B có đầy đủ điệu kiện về tài


chính để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, A yêu cầu B thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ đối với mình. B không đồng ý, A đã gửi đơn kiện ra Tòa
án nhân dân quận X (là nơi 4 người :A,B,C,D đang tạm trú).
Căn cứ vào những quy định trong các văn bản pháp luật, nhất là


các văn bản pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự liên đới, Toà
án nhân dân quận X đã ra bản án thích đáng đối với B,C,D. Theo
đó, B,C,D ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự còn phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho A ( Vì
cả 3 anh: B,C,D đều cố ý gây thương tích cho anh A).
Tuy nhiên, sau khi xem xét, Tòa án nhân dân quận X nhận thấy anh
C và D không có khả năng thực tế để bồi thường cho A, trong khi
đó B lại có dủ điều kiện để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường
đối với A, Tòa án nhân dân quận X đã đi đến phán quyết anh B
phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự liên đới thay cho anh C và
anh D đối với anh A. Theo đó, anh B phải dùng tài sản của mình để
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường, thay cho anh C và anh D
khi anh C và D chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời,
anh B có quyền yêu cầu anh C và D phải thực hiện phần nghĩa vụ
liên đới đối với mình.
2. Phân tích tình huống
Ở tình huống dân sự trên ta thấy đây là một quan hệ nghĩa vụ dân
sự có nhiều người liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho
một người, trong đó bao gồm:
+) Chủ thể : Bên được bồi thường (anh A ) - Bên chịu bồi thường
(anh B, anh C, anh D ) .


+) Khách thể: Lợi ích vật chất mà anh A hướng tới, cụ thể là 25
triệu đồng tiền viện phí và tiền bồi dưỡng sức khỏe.
+) Nội dung: Trong tình huống dân sự trên, việc anh A yêu cầu anh
B phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thay cho
anh C và anh D khi anh C và anh D chưa có khả năng trả nợ cho
anh A là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Bởi vì: Trong quan hệ
nghĩa vụ dân sự trên, ta thấy B, C, D là những người liên đới đứng

ra để bồi thường thiệt hại cho A, mà theo quy định tại khoản 1
điều 298 BLDS năm 2005: “nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do
nhiều người cùng phải thực và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ
ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ”. Căn cứ vào quy định trên áp dụng vào để giải quyết tình
huống, nhận thấy việc Toà án nhân dân quận X giải quyết yêu cầu
của anh A là hoàn toàn phù hợp và có căn cứ pháp luật, vì trong
nghĩa vụ dân sự liên đới, nếu một trong số những người có nghĩa
vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ (ở tình huống trên là anh B) mà
những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người
đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt,
nghĩa là trong tình huống trên anh B không những phải thực hiện
phần nghĩa vụ của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có
nghĩa vụ khác: đó là anh C và D khi anh C và D chưa có khả năng
thực hiện nghĩa vụ. Do đó mà trong trường hợp này thì anh B phải
đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bồi thường cho bên bên
được bồi thường (anh A).
Sau khi anh B đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường cho anh A,
thì quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới giữa C, D đối với anh A chấm
dứt. Anh B lúc này có quyền yêu cầu anh C và D (là người có nghĩa


vụ liên đới ) phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với
mình.
Như vậy: Từ tình huống dân sự trên cho ta thấy sau khi nghĩa vụ
liên đới kết thúc, thì đã phát sinh ra rất nhiều nghĩa vụ khác.




×