Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.92 KB, 3 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới là một quan hệ nghĩa vụ dân sự tương đối
phức tạp. Để nghiên cứu về quan hệ nghĩa vụ dân sự này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu
đề tài: “Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân
sự liên đới, có đối tượng là một khoản tiền, để qua đó phân tích nội dung thực hiện
nghĩa vụ dân sự liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định”.
II. NỘI DUNG
1. Tình huống.
Ngày 22/7/2007, anh A có giao kết hợp đồng vay tiền với anh D, số tiền vay là
2 tỉ đồng, thời hạn cho vay là 3 năm, lãi suất do 2 bên thỏa thuận. trong hợp đồng ghi
rõ anh trai và chị gái A là B và C là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho A, B
và C cam kết với anh C về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh A nếu khi đến thời
hạn mà anh A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc
bảo lãnh của B và C với A được lập thành một văn bản, có công chững, chứng thực
của UBND quận Đống Đa, Hà Nội (nơi mà 3 anh em sinh sống).
Anh A đã dùng 2 tỉ đồng vay được của anh D vào việc kinh doanh nhà hàng
nhưng do kinh doanh thua lỗ, đến ngày 22/7/2010, anh A chưa có đủ khả năng tài
chính để thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho anh A. Nhận thấy chị C là người có đủ khả
năng tài chính để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh liên đới, căn cứ vào hợp đồng
đã kí, anh D yêu cầu chị C – là một trong hai người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho
A – trong thời hạn 6 tháng , phải dùng tài sản của mình thay A thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ trả tiền, bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi (đã thỏa thuận). Trong thời hạn 6
tháng đó, anh D đã yêu chị C và muốn cưới chị làm vợ. Vì vậy, anh đã miễn việc thực
hiện nghĩa vụ liên đới cho chị C và yêu cầu anh B thực hiện phần nghĩa vụ của mình
nhưng anh B từ chối. Anh D đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân quận Đống Đa, yêu cầu
tòa án giải quyết về việc anh B từ chối thực hiện nghĩa vụ liên đới của mình.
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN Page 1
Căn cứ vào các văn bản cam kết mà 2 bên đương sự đưa ra và căn cứ vào các
văn bản pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự liên đới, Tòa án nhân dân quận Đống
Đa đã đi đến phán quyết, đó là anh B được miễn thực hiện nghĩa vụ của mình. Vì vậy,
anh D sẽ không được nhận được một khoản tiền nào từ cả bên vay tiền (A) lẫn bên


chịu trách nhiệm liên đới (B và C).
2. Phân tích.
Ở tình huống dân sự trên ta thấy đây là một tình huống có đầy đủ các yếu tố của
một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới, có đối tượng là một khoản tiền, trong đó:
 Chủ thể : bên nhận bảo lãnh (anh D), bên được bảo lãnh (anh A), bên bảo lãnh
(anh B và chị C).
 Khách thể: là những xử sự của các bên chủ thể, thông qua đó quyền yêu cầu
cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện. Trong tình huống dân sự trên
hành vi của các chủ thể : chủ thể bảo lãnh đã có hành vi tác động vào tài sản của mình
để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.
 Đối tượng của nghĩa vụ tài sản: tiền.
 Nội dung:
Trong tình huống trên, việc anh D yêu cầu chị C phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ trả tiền thay cho anh A khi thời hạn của hợp đồng cho vay kết thúc nhưng anh A
chưa có khả năng trả nợ là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Bởi vì: Trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự trên, anh B và chị C là những người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho A vay
tiền của anh D. Theo quy định tại khoản 1, điều 298, Bộ luật dân sự 2005: “ Nghĩa vụ
dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực và bên có quyền có thể yêu
cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Đặt
giả sử nếu như chị C đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho anh D thì quan hệ
nghĩa vụ dân sự liên đới giữa B, C đối với anh D chấm dứt; chị C có quyền yêu cầu
anh B phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới đối với mình, đồng thời chị C cũng có
quyền yêu cầu anh A (bên được bảo lãnh) phải thanh toán thực hiện nghĩa vụ đối với
mình trong phạm vi đã bảo lãnh cùng với số tiền thù lao mà hai bên đã thoả thuận
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN Page 2
(khoản 2, điều 298, Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp một người đã
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác
phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình”).
Trong tình huống trên,việc anh B từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình khi anh
D yêu cầu cũng là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Bởi vì trước đó, anh D đã yêu cầu

chị C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới là trả toàn bộ số tiền gốc và lại theo thỏa
thuân, sau đó, anh D đã miễn cho chị C. Theo khoản 3, điều 298, Bộ luật dân sự 2005,
“Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ
liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những
người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ”. Căn cứ vào điều khoản này, sau
khi anh D miễn nghĩa vụ cho chị C thì anh B cũng đồng thời được miễn nghĩa vụ.
Trường hợp nếu ngay từ đầu anh D không yêu cầu chị B thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
mà miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh cho chị C thì người còn lại là anh B
vẫn phải thực hiện phần bảo lãnh của mình(khoản 4, điều 298, Bộ luật dân sự 2005
quy định: “Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một
trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của
mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”).
III.KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về tình huống dân sự trên, ta có thể nhận thấy sau khi một
nghĩa vụ liên đới kết thúc, thì đã phát sinh ra rất nhiều nghĩa vụ khác, nhưng tất cả các
nghĩa vụ phát sinh sau nghĩa vụ dân sự liên đới đều được các nhà làm luật dự liệu sẵn
và có các quy định của pháp luật dân sự điều chỉnh.
BÀI TẬP CÁ NHÂN TUẦN Page 3

×