ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THÙY DƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ- QUỐC TẾ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THÙY DƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HÙNG TIẾN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
MỤC
LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 Mục
2.
đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................3 Đối
3.
tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 Những
4.
đóng góp mới của luận văn .................................................................4 Kết cấu
5.
của luận văn ........................................................................................4
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP ........................................................................................ 5
1.1. Tổng thuật tài liệu về công tác Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
FDI trong các khu công nghiệp .................................................................................5
1.1.1.
1.1.2.
nghiệp
Lý luận chung về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp............................. 5
Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong các khu công
................................................................................................................................... 6
1.1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
trong các khu công nghiệp tại Hà Nội ........................................................................................... 7
1.1.4.
Kinh nghiệm một số nước trên thế giới.................................................................. 9
1.1.5.
Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................... 10
1.2.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp ......................10
1.2.1.
1.2.2.
nghiệp
1.2.3.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước........................................................................ 10
Sự cần thiết khách quan và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với các khu công
................................................................................................................................. 13
Nội dung quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp................................... 16
1.3.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp FDI ...................21
1.3.1.
Việt Nam
1.3.2.
Khái niệm và đặc điểm củadoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
................................................................................................................................. 21
Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI..................................... 23 1.3.3.
Mục tiêu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI........................................ 24
1.4. Cơ sởlý luận về quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp FDI tại các
KCN thành phố Hà Nội ............................................................................................24
1.4.1.
Cơ sở pháp lý và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước .................................. 24
1.4.2.
Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các KCN có hiệu quả
30
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp tại một
số địa phương trong nước............................................................................................................. 32
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36
2.1.
Quy trinh nghiên cứu .....................................................................................36 2.2.
Các phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................38
2.2.1
Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................................... 38
2.2.2.
Phương pháp so sánh ............................................................................................. 40
2.2.3.
Phương pháp kế thừa ............................................................................................. 41
2.2.4.
Phương pháp Case- Study ..................................................................................... 42
2.2.5.
Phương pháp phân tích SWOT............................................................................. 43
CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ........................................................................................................................ 46
3.1. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
FDI tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội.....................................................46
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên.................................................................................................. 46
3.1.2.
Điều kiện kinh tế, xã hội........................................................................................ 47 3.1.3.
Động cơ của nhà đầu tư ......................................................................................... 50
3.2. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp và các doanh nghiệp FDI tại
các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................51
3.3. Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp FDI trong các khu công
nghiệp thành phố Hà Nội .........................................................................................64
3.3.1. Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án thu
hút đầu tư và nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN.............................. 64
3.3.2. Công tác xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách ưu đãi về đầu tư và các
doanh nghiệp FDI tại các KCN.................................................................................................... 67
3.3.3.
Thủ tục hành chính................................................................................................. 68
3.3.4.
Kiếm tra, giám sát hoạt động DN ......................................................................... 69
3.4. Phƣơng pháp SWOT về đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc
đối với các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp thành phố Hà Nội ....70
3.4.1.
Điểm mạnh ............................................................................................................. 70
3.4.2.
Điểm yếu................................................................................................................. 72 3.4.3.
Cơ hội...................................................................................................................... 73 3.4.4.
Thách thức .............................................................................................................. 74
CHƢƠNG 4 : ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TRONG CÁC KCN THÀNH PHỐ HÀ NỘI................... 75
4.1. Những định hƣớng chủ yếu quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các KCN thành phố Hà Nội.........................75
4.1.1.
Môi trường phát triển............................................................................................ 75
4.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu thu hút FDI trong các KCN của
thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2010- 2020.................................................................................. 76
4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại các
KCN thành phố Hà Nội............................................................................................................... 78
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các
doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp thành phố Hà Nội .......................81
4.2.1.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch............................................................. 81
4.2.2.
Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính . 85
4.2.3.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao......................................... 87
4.2.4.
Hoàn thiện hệ thống, cơ sở hạ tầng, dịch vụ......................................................... 89 Tập
4.2.5.
trung nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư.................................... 90 Phát triển
4.2.6.
công nghiệp phụ trợ .............................................................................. 92 Tăng cường
4.2.7.
hoạt động
giám sát các doanh nghiệp FDI tại các KCN đã được cấp phép và
................................................................................................................................. 93
KẾT
LUẬN ...............................................................................................................
97
TÀI LIỆU THAM
KHẢO ....................................................................................... 98
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thùy Dƣơng
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tê, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận văn này. Đặc biệt xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.Phạm Hùng Tiến đã
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tận
tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày28 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thùy Dƣơng
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
NGUYÊN NGHĨA
STT
CNH- HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1
CNPT
Công nghiệp phụ trợ
2
DN
Doanh nghiệp
3
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4
QLNN
5
Quản lý nhà nước
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 3.1
Các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội
52
Bảng 3.2
Các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố
54
Hà Nội
Bảng 3.3
Các KCN có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Nội
62
Bảng 3.4
Vốn đầu tư FDI cho các KCN
63
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Hình
Nội dung
1
Hình 3.1
Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội
46
2
Hình 3.2
Mô hình một cửa trong thủ tục cấp phép
68
đầu tư
iii
Trang
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ
Nội dung
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Khung logic nghiên cứu
37
2
Biểu đồ 3.1
Các KCN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
63
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030, thành phố Hà Nội có 33 Khu công nghiệp (KCN) nằm trong danh mục quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố với tổng diện tích quy hoạch khoảng 6.693 ha; trong số
33 KCN này, có 18 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập hoặc phê
duyệt danh mục quy hoạch đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Cụ thể: 08 KCN đã
được thành lập đi vào hoạt động, với diện tích là 1236 ha; 03 KCN đang xây dựng hạ tầng,
có diện tích 108 ha; 22 KCN dự kiến xây dựng phát triển đến năm 2030.
Cho đến tháng 4 năm 2015, các KCN Hà Nội đã thu hút được 588 dự án thứ phát,
trong đó có 312 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đăng ký đạt 4,85 tỷ
USD; 276 dự án trong nước, vốn đăng ký đạt 11.490 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm của các
doanh nghiệp (DN) trong các KCN trong những năm qua luôn đạt trên mức 5 tỷ USD, nộp
ngân sách nhà nước hàng năm đạt trên 120 triệu USD ( Sở Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4
năm 2015).
Chiếm tỷ trọng lớn trong các KCN Hà Nội là các DN FDI đến từ các tập đoàn hàng
đầu thế giới như Canon, Panasonic, YAMAHA, TOTO... Các DN FDI đã đóng góp không
nhỏ vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta; tạo công ăn, việc làm, nâng cao
đời sống cho người lao động; thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương, đẩy nhanh quá trình
đô thị hóa; thu ngân sách nhà nước, cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường
cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại; chuyển giao công nghệ tiên tiến,
nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng cho các nhà quản lý DN và người lao động của Việt
Nam; phát triển các ngành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước... Tuy nhiên, việc quản lý đối
với khối DN này vẫn còn một
1
số tồn tại, hạn chế nhất định như vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường xảy ra
trong các KCN, tình trạng chuyển giá, trốn thuế, công nghệ lạc hậu...
Việc nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) đối với DN FDI ở các KCN thành
phố Hà Nội trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của Hà Nội có ý nghĩa thiết
thực cả về lý luận và thực tiễn. Về lý luận sẽ làm rõ sự cần thiết trong việc QLNN đối với
các DN FDI trong các KCN; về thực tiễn, việc đưa ra những chính sách quản lý đúng đắn đối
với các DN FDI sẽ đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội đồng thời đẩy
nhanh quá trình CNH, HĐH của Hà Nội, đưa Hà Nội trở thành một trung tâm ngày càng có
uy tín ở khu vực và trên thế giới.
Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa của những vấn đề nêu trên, qua khảo sát và tìm
hiểu, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại các khu công
nghiệp thành phố Hà Nội" làm đề tài luận án Thạc sĩ Kinh tế là rất cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực.
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo :
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế trang bị cho học viên phương
pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các vấn đề về kinh tế quốc
tế, quan hệ kinh tế quốc tế. QLNN đối với DN FDI tại các KCN thành phố Hà Nội là vấn
đề quốc gia và mang tầm nhìn quốc tế có tính thời sự. Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp thành phố Hà Nội"là hoàn toàn phù hợp với
chuyên ngành đào tạo.
- Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu :
Khái niệm, chức năng và vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế địa
phương nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng?
Khái niệm, chức năng và vai trò của QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong nền
kinh tế quốc gia nói chung và các KCN thành phố Hà Nội nói riêng ?
QLNN đối với các doanh nghiệp FDI đã và đang phải đối phó với những khó
khăn nào?
2
Có những giải pháp nào nhằm nâng cao quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
FDI tại các KCN thành phố Hà Nội?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng của việc QLNN đối với các
doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định
hướng, giải pháp về việc quản lý hiệu quả các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với KCN nói chung và các
KCN tại Hà Nội nói riêng ;
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI nói
chung và các doanh nghiệp FDI trong các KCN tại Hà Nội ;
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý các doanh nghiệp FDI trong
các KCN tại Hà Nội ;
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội thời
gian qua, từ đó chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề cần giải quyết
trong thời gian tới ;
- Đề xuất các quan điểm, định hướng và các giải pháp cơ bản trong việc quản lý các
DN FDI trong các KCN trên địa bàn Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN đối với các
DN FDI trong các KCN thành phố Hà Nội: chú trọng công tác cải cách hành chính, nâng
cao hiệu quả hiệu lực QLNN đối với các DN FDI về lĩnh vực môi trường, về việc nộp ngân
sách nhà nước, chuyển giao công nghệ...
Phạm vi
3
- Về không gian:Viêc̣ đanh giá thưc traṇ g và đề xuất phương hướng
, giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các DN FDI trong các KCN được thực hiện
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNNđối với các
DN FDI tại các KCN trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2014 và đưa ra định hướng, các
chỉ tiêu dự báo, các giải pháp quản lý được xây dựng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề mang tính khái quát về doanh nghiệp
FDI, khu công nghiệp và đặc biệt là vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI
tại các khu công nghiệp. Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa
ra một số hàm ý giải pháp nhằm hoàn thiện hơn vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp FDI trong các KCN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI
trong các khu công nghiệp thành phố Hà Nội
Chương 4: Định hướng, giải pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
FDI trong các khu công nghiệp thành phố Hà Nội
4
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.
Tổng thuật tài liệu về công tác Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh
nghiệp FDI trong các khu công nghiệp
1.1.1. Lý luận chung về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp
QLNN đối với các doanh nghiệp được nghiên cứu, triển khai theo sự chỉ đạo của
Chính phủ xuống các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Thông qua nhiều đề án nghiên cứu cấp Bộ, cấp tỉnh, thành phố, cấp trường,
những lý thuyết chung nhất về QLNN đối với các DN được làm rõ tại nhiều góc nhìn khác
nhau. Mục đích của đề tài trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu vai trò của QLNN đối với các DN
trong từng giai đoạn kinh tế của Việt Nam.
Trong cuốn "Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế " năm 2008 của Lê Sỹ Thiệp,
tác giả đã khái quát lý luận chung về QLNN trên lĩnh vực kinh tế trong đó chủ trương đi
sâu về hai mặt kinh tế đối ngoại và DN. Tác giả phân tích khá chi tiết những kiến thức cơ
bản về DN cũng như các công cụ QLNN đối với các DN. Tuy nhiên, tác giả không đề cập
đến những mặt chưa hoàn thiện cần phải nâng cao trong công tác QLNN đối với các DN
để giúp cho nền kinh tế đất nước được cải thiện và phát triển hơn trong thời kỳ hội nhập
kinh tế ( Lê Sỹ Thiệp, 2008).
Đề án cấp Bộ thuộc Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư "Đổi mới Quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập" được xây dựng vào năm 2011
xuất phát từ nhu cầu bức thiết trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của cộng đồng DN,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác QLNN đối với các DN sau đăng ký thành lập và
tăng cường các biện pháp ngăn ngừa xử lý những DN vi phạm phát luật. Đề án đã được
thực hiện và đạt được một số kết quả đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi căn bản
mối quan hệ giữa Nhà nước và DN cũng như xây dựng được một hành lang pháp lý cơ
bản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN
5
cùng tồn tại và phát triển từ đó giúp bộ máy QLNN dần thích nghi với những yêu cầu
đổi mới cả về cơ cấu tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề án vẫn tồn tại một số hạn
chế như cơ chế tiền kiểm vẫn chưa được hoàn toàn được xóa bỏ, hệ thống pháp luật chung
về DN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của DN và tổ chức bộ máy Nhà nước để quản
lý DN sau đăng ký thành lập còn tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho DN (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, 2011).
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong các khu công
nghiệp
Báo cáo tổng kết về Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với
các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp do ông Ông Phạm Khắc Tuấn - Trưởng
ban, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chủ nhiệm đã nhận định rõ nét về
tầm quan trọng của các DN FDI nói chung và các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội nói
riêng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, từ đó nhấn mạnh vai trò của công tác QLNN
đối với khối DN này. Trong đó nhấn mạnh một số nội dung QLNN đối với các DN FDI tại
các KCN đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật và các văn bản pháp luật liên quan; xây
dựng quy hoạch theo từng ngành, từng sản phẩm, từng địa phương trong đó có quy hoạch
thu hút FDI; quản lý các dự án đầu tư sau khi cấp giấy phép; điều chỉnh, xử lý các vấn đề
cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động, giải quyết những ách tắc của các DN FDI tại các
KCN; kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ theo pháp luật của các cấp các ngành có liên quan
đến hoạt động đầu tư; đào tạo đội ngũ lao động Việt Nam đáp ứng nhu cầu của quá trình
hợp tác đầu tư;… Qua báo cáo, có thể thấy được tầm quan trọng cũng như những nội dung
bao quát nhất của QLNN đối với các DN FDI trong các KCN (Ban Quản lý các khu công
nghiệp và chế xuất Hà Nội, 2015).
Luận án tiến sĩ "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ở Hà Nội- thực trạng và giải pháp" năm 2007 của tác giả Nguyễn Văn Hùng đã có những
đóng góp mới trong việc góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý
6
luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà
nội cũng như rút ra được những bài học có thể vận dụng vào thực tiễn ở thành phố Hà Nội
từ kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài ở các
địa phương khác trong nước. Ngoài ra, luận án đánh giá đúng thực trạng quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, rút ra được những thành công,
hạn chế và nguyên nhân của thực trang để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khối doanh nghiệp này( Nguyễn Văn Hùng, 2007).
1.1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
trong các khu công nghiệp tại Hà Nội
Tài liệu Hội nghị Câu lạc bộ Ban quản lý KCN các Tỉnh, Thành phố phía Bắc
lần thứ XII vào tháng 5 năm 2015 đã tổng hợp được những số liệu mới nhất và chính xác
nhất về số lượng, mức doanh thu và tình hình phát triển của các DN trong các KCN nói chung
và các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội nói riêng. Đặc biệt với chủ đề "tăng cường hoạt
động quản lý nhà nước và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp FDI
trong KCN", hội nghị đã tập trung thảo luận, đánh giá tìnhhình thu hút, hoạt động và kết
quả đóng góp, ưu điểm và hạn chế của các dự án FDI trong KCN, KKT đối với phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt làm rõ những nguyên nhân tác động đến hiệu quả
đóng góp vào ngân sách, thực hiện chuyển giao công nghệ của các dự án FDI cho các doanh
nghiệp Việt Nam, những kiến nghị về luật, cơ chế chính sách chuyển giao công nghệ; những
thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban Quản lý KCN,
KKT cấp tỉnh; sự phối hợp của các cơ quan chức năng của Trung ương, địa phương trong
việc quản lý các Doanh nghiệp FDIQua các báo cáo, có thể thấy công tác cải cách hành
chính, QLNN về một số mặt điển hình như lĩnh vực môi trường, nộp ngân sách nhà nước,
chuyển giao công nghệ là một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối
với các DN FDI trong các KCN tại Hà Nội (Ban quản lý khu kinh tế, 2015). Bên cạnh đó,
trong
7
một số các báo cáo như : "Quản lý giám sát, hỗ trợ các dự án FDI sau cấp phép" của
sở Kế hoạch và Đầu tư hay báo cáo "Dự án nghiên cứu cải thiện điều kiện sống cho người
lao động xung quanh các KCN tại Việt Nam" thực hiện bởi nhóm sáng kiến chung Việt
Nam- Nhật Bản giai đoạn V được chính phủ Việt Nam- Nhật Bản thống nhất quyết định ký
kết vào ngày 05/01/2015, thực hiện bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ xây dựng đề cập đến
việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với khối DN này thông qua các mặt như cải thiện môi
trường sống cho công nhân hay triển khai thực hiện đa dạng, linh hoạt các hoạt động đối
ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnh với cộng đồng người nước ngoài đang sinh
sống và làm việc trên địa bàn các KCN tại Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng . Như vậy, từ mỗi điểm nhìn sẽ có các tiêu chí và đánh
giá khác nhau nên cần có sự tổng hơp, chắt loc̣ nhưng tiêu chí phù hơp để gơị ý môṭ số
chính sách nhằm hoàn thiện.
Báo cáo Vietnam Economic report on Industrilization and Industry Policy vào
tháng 10 năm 2005 do Tổ chức World Bank công bố đã có những phân tích sâu sắc cùng
với những số liệu được thu thập chính xác về hoạt động công nghiệp hóa cũng như các
chính sách công nghiệp đối với các DN nói chung và các DN FDI nói riêng hoạt động tại
Việt Nam. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách hành chính
cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của bộ phận DN này, bao gồm: khung quy phạm pháp
luật, quy định về xuất nhập cảnh, đất đai cho thuê, lao động, tín dụng, thuế và các chính
sách thương mại quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo cũng đề cập đến một vấn đề là nguy cơ không
thống nhất của các chính sách và chính điều đó là rào cản gây khó dễ cho các hoạt động của
các DN. Theo đó, báo cáo đưa ra nhưng hạn chế và gợi ý thay đổi cần thiết, những đánh
giá mang tính phù hợp với thực trang quản lý các DN FDI tại Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng để nhằm giúp cho các chính sách hành chính có tác dụng thực tế hơn đối vơi
bộ phận DN này (World Bank, 2005).
8
1.1.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới
Luận văn thạc sĩ " Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại các khu
công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hải được hoàn thiện nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng hạn chế, yếu kém của
công tác QLNN và một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên từ đó sẽ tạo nên động lực
lớn cho việc thu hút FDI tại các KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phồ trong tương lai. Trong luận văn, tác giả có trình
bày kinh nghiệm QLNN đối với các DN FDI tại một số nước trên thế giới là: Trung Quốc,
Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó, tác giả đã phân tích nội dung kinh nghiệm
quản lý của từng quốc gia. Tại Trung Quốc, sở dĩ thu hút FDI mạnh mẽ đó là nhờ có sự
thống nhất cao trong quan điểm về FDI không chỉ trong giới lãnh đạo cao cấp, mà còn tới
từng địa phương, từng DN thậm chí tới mỗi người dân; hơn nữa Trung Quốc rất nhất quán
thực hiện coi kinh tế là trọng tâm; về chính sách chung, Trung Quốc huy động vốn FDI
thông qua các hình thức như hợp đồng sản xuất, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài
vào các khu vực đặc biệt; đặc biệt hơn, chính sách quan trọng nhất mà Trung Quốc áp dụng
đó là chính sách thuế. Bên cạnh đó, đối với Thái Lan, tác giả phân tích chính sách của
Chính phủ Thái Lan đó là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các cơ quan
nhà nước khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, ưu tiên thu hút vốn vào các dự án sử
dụng nhiều lao động, xuất khẩu sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thô, sản xuất hàng hóa thay
thế hàng nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được. Ngoài ra, Thái Lan còn áp dụng
các chính sách thuế nhập khẩu, thuế lợi tức rất ưu đãi đối với các DN FDI. Đối với
Malaysia, tác giả nhấn mạnh vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của các DN
FDI với lợi ích của quốc gia trong chiến lược thu hút FDI. Các thủ tục hành chính gây
phiền hà cho FDI cũng được loại bỏ và chủ trương miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc
thiết bị cho các KCN đã giúp FDI vào Malaysia ngày càng tăng nhanh. Cuối cùng, đối với
Indonesia, sau khi thực hiện chính sách mở cửa và thu hút đầu tư trực
9
tiếp nước ngoài, từ một đất nước bị rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng vào trước
những năm 70 của thế kỷ XX, ngày nay, Malaysia đã trở thành "Người khổng lồ ở Đông
Nam Á đang ngủ đã tỉnh dậy, trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh" nhờ
một số chính sách như đa dạng hóa quan hệ đầu tư, tập trung thu hút FDI vào các dự án có
hàm lượng kỹ thuật cao. Sự phân tích chi tiết và sâu sắc của tác giả đối với một số trường
hợp kinh nghiệm quản lý ở các quốc gia trên đã tạo nên một bức tranh khá sinh động về nội
dung QLNN đối với các DN FDI tại KCN (Nguyễn Thị Thanh Hải, 2012).
1.1.5. Khoảng trống nghiên cứu
Từ những nguồn tài liệu tham khảo tại các thư viện và Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
người viết nhận thấy hoạt động QLNN đối với các DN FDI tại các KCN trên địa bàn
thành phố Hà Nội chưa được đưa ra nghiên cứu chuyên sâu về những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hiện tại. Đồng thời, khi Việt Nam tham gia
tích cực vào các cam kết quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, hoạt động QLNN đối với
khối DN này cần phải thay đổi, hoàn thiện như thế nào để đáp ứng các mục tiêu cam kết
đó. Đây chính là câu hỏi lớn, cần sự chuẩn bị và triển khai từng bước một cách hệ thống,
tập trung từ trung ương đến địa phương.
1.2.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp
1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước
Khái niệm về quản lý
Quản lý là thuật ngữ khá phổ biến , xuất hiêṇ từ rất sớm trong Ngôn ngữ hoc̣ . Từ
trước đến nay có rất nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý
. Có quan niệm cho rằng
quản lý có nghia là tac đông có chủ đich , là điều hành, điều khiển, chỉ huy; lại có quan điểm cho rằng
quản lý là cai trị , thống tri,̣ lãnh đạo... Quan niệm chung nhất về quản lý
được nhiều người chấp nhận do Nganh điều khiển học đưa ra như sau : Quản lý là sự
tác động có điṇ h hướng lên bất kỳ một hệ thông nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó
10
phát triển phù hợp với những quy luật nhất định . Quan niệm này vừa phù hợp với linh
vưc kỹ thuâṭ , vừa áp dung đươc trong lĩnh vưc xã hôị .
Thông thường hiêṇ nay, khi nói đến quan lý môṭ cach chung nhất là người ta đề
câp̣ đến quan lý xã hôị . Đó là là sự tác động chỉ huy , điều khiển các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật , nhằm đạt
đươc mục đích đã đề ra và thưc hiêṇ theo ý chí của người quản lý . Quản lý xã hội được Mác
coi là chức năng quản lý đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động.
Như vâỵ , Quản lý là một hiện tượng, một hoạt động xã hội của con người. Quản
lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động, tác động đến đối
tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật
khách quan.
Khái niệm về quản lý nhà nước
Có nhiều cách hiểu về quản lý nhà nước
. Theo nghĩa chung nhất,quản lý nhà
nước vừa là chức năng, vừa là quyền hạn và nhiệm vụ của nhà nước, nó được hiểu là
việc Nhà nước sử dụng quyền lực chung đã được thể chế hóa tác động thường xuyên
và liên tục đến các quá trình, lĩnh vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích quản lý.
Chúng ta có thể điṇ h nghĩa quản lý nhà nước theo hai bình diện:
- Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của hệ
thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động chấp hành và điều hành
của các cơ quan hành chính nhà nước, đó là quá trình tổ chức,điều hành của hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp
luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước.
11
Trong Luâṇ văn nay , chúng ta sẽ sử dụng khái niệ m quan lý nhà nước theo cả
hai nghĩa rông và hep̣ , tùy theo từng vấn đề , phạm vi , góc độ tiếp cận khác nhau để
chúng ta xem xét, lý giải vấn đề.
Các thành tố trong quản lý nhà nước
Có 3 thành tố chính trong quản lý nhà nước đó là:
- Chủ thể quản lý là nhà nước : Nhà nước là chủ thể duy nhất trong quản lý nhà
nước. Chỉ có nhà nước mới có đầy đủ các quyền và khả năng thực hiện quản lý toàn bộ
hê ṭ hống xã hôị . Nhà nước quản lý xã hội bằng các phương pháp giáo dục , thuyết phục
và cưỡng chế, thông qua viêc̣ sử dung hê ṭ hống phap luâṭ và cac công cu ̣ quan lý khac .
Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền trong bộ
máy của mình hoặc các cơ quan , tổ chức, cá nhân đươc ủy quyền , ủy nhiệm đại diện
cho minh.
- Đối tượng (khách thể) quản lý nhà nước: là toàn bộ con người và quá trình xã
hôị . Mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đòi hỏi đều phải có sự quản lý nhất
quán của nhà nước để duy trì trâṭ tự chung , nhằm bảo đảm lơị ích moị cá nhân , tổ chức
cũng như lợi ích chung của toàn xã hội.
- Mục đich qu ản lý nhà nước : là kết quả , cái đích cần phải đạt tới tại một thời
điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý nhà nước
thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương pháp thích
hợp.
Bản chất và phương pháp quản lý nhà nước
Dù được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, bản chất của quản lý nhà nước đó
chính là tính quyền lực xã hội đã được thể chế hóa. Đó là sự tác động của các cơ quan có thẩm
quyền, đại diện cho nhà nước đến đối tượng quản lý và các quan hệ xã hội thông
qua phương pháp chủ yếu là thuyết phuc̣ và cưỡng chế . Tính quyền lực nhà nước đư ợc
thể hiêṇ rõ nhất trong trường hơp nếu cac tổ chức, cá nhân không tự giác, tự nguyêṇ tuân
thủ thì hiệu lực, hiêụ quả hoaṭ đông quản lý nhà nước sẽ được đ ảm bảo thực hiện bằng
12
sức mạnh cưỡng chế. Đây là đặc trưng cơ bản cho phép phân biệt quản lý nhà nước với
các hoạt động quản lý xã hội thông thường khác không phải là quản lý nhà nước.
1.2.2. Sự cần thiết khách quan và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với các khu
công nghiệp
Khái niệm về khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm
nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những nước có
nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đầi Loan, Singapore,…và hiện nay vẫn đang
được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành công nghiệp hóa. Tùy điều
kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động kinh tế khác nhau và có những tên
gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất và đặc trưng của KCN.
Những khái niệm về KCN còn đang gây nhiều tranh luận, chưa có sự thống nhất và
còn những quan niệm khác nhau về KCN. Ở Việt Nam, khái niệm về KCN đã được trình
bày tại nhiều văn bản pháp luật như Quy chế KCN ban hành theo Nghị định số 192- CP
ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ ; Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Quy chế
KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 2
năm 1997 của Chính phủ, Luật đầu tư năm 2005.
Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 được
quy định về KCN, KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau :
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục
quy định của Chính phủ.
KCN, khu chế xuất được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể.
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của QLNN về kinh tế trong giai đoạn phát
triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công
nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.
13