Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.67 KB, 3 trang )
Sự khác nhau giữa ba hình thức của chủ nghĩa duy vật
Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu
luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được
thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều
có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các
tương tác vật chất.
Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy
vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là:
Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
1. Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà
triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của
vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này để lý giải toàn bộ sự
hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể,
cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới
- Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhên, không viện
đến thần linh hay Thượng Đế.
- Hạn chế: Những lý giải về thế giới còn mang nặng tính trực quan
nên những kết luận về thế giới về cơ bản còn mang tính ngây thơ,
chất phác.
- Ví dụ: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit
2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ
nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế
kỉ XVIII và đỉnh cao vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ
học cổ điển thu được những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục
phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa
duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp
tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan
niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ