Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cấu thành tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.68 KB, 3 trang )

Cấu thành tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức
Đề bài: Ngày 23/1/2009 A đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị H. Do quá uất ức, chị
H đã treo cổ tự sát. Ngày 7/7/2009, Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xử A về tội hiếp
dâm theo điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS
Hỏi:
a. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm
hình thức?
b. Theo phân loại tội phạm tại điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã
thực hiện và bị xét xử thuộc loại tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao?
Bài làm:
a.
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội
phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự
Các cấu thành tội phạm của tất cả các loại tội cụ thể tuy đều là hình thức phản ánh
trong luật hình sự nội dung của bốn yếu tố cấu thành tội phạm nhưng được xậy
dựng với những đặc điểm cấu trúc khác nhau. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các
dấu hiệu thuộc mặt khách quan có thể chia cấu thành tội phạm thành cấu thành tội
phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức.
- Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách
quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.


- Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt
khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong các cấu thành tội phạm hình thức có dạng đặc biệt mà hiện nay được gọi là
cấu thành tội phạm cắt xén. Trong cấu thành tội phạm cắt xén, dấu hiệu hành vi
không phải là sự phản ánh chính hành vi phạm tội (của loại tội phạm được cấu
thành tội phạm cắt xén phản ánh) mà là hành vi “hoạt động” nhằm thực hiện hành
vi đó – hành vi phạm tội của loại tội phạm được cấu thành tội phạm cắt xén phản
ánh.
Khoản 1 Điều 111 BLHS quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực


hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” Có
thể thấy cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm được quy định tại khoản 1 Điều 111
BLHS chỉ nêu ra dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
mà không nói đến hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở đây
có thể hiểu, do tính chất nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào khách
thể có tầm quan trọng đặc biệt, chỉ cần người nào thực hiện một hành vi trong mặt
khách quan, nghĩa là người đó có ý định hiếp dâm người khác và có hành động
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân trái ý
muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, bất kể hành vi đó có được
hoàn thành và gây hậu quả hay không. Như vậy việc cấu thành tội phạm của tội
hiếp dâm chỉ cần đề cập đến hành vi gây nguy hiểm mà không cần hậu quả và mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là đủ. Với những đặc điểm như vậy, có
thể kết luận cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 BLHS
là cấu thành tội phạm hình thức.
b.
Tội phạm theo nghĩa khái quát là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Tội phạm tuy có những dấu hiệu chung


như trên nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội khác nhau. Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cá thể
hóa hình phạt và được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam.
Thể hiện nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam phân tội phạm ra thành bốn nhóm
tội phạm khác nhau: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, được quy định cụ thể tại khoản 2
Điều 8 BLHS: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội

phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với
tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Theo định nghĩa này, có
thể thấy, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội
dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý.
Quay lại với trường hợp của A, với hành vi phạm tội của mình, Tòa án nhân dân
tỉnh H đã xét xử A về tội hiếp dâm theo điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS. Hành vi
hiếp dâm của A dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát, theo đó, mức hình phạt được quy
định cho A là “bị phạt tù từ hai mươi năm hoặc tù chung thân”. Để phân loại tội
phạm cần căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy. Có thể thấy,
mức cao nhất của khung hình phạt ở đây là tù chung thân. Khoản 3 Điều 8 BLHS
quy định: “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 111 và Khoản 2
Điều 8 BLHS, có thể kết luận tội hiếp dâm mà A đã thực hiện và bị xét xử thuộc
loại tội đặc biệt nghiêm trọng.



×