Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Khuyến mại bài tập cá nhân luật thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.02 KB, 5 trang )

Khuyến mại - Bài tập cá nhân Luật Thương mại 2
Kinh tế ngày càng phát triền thì nhu cầu về thị trường cũng ngày
càng được nâng cao. Do chất lượng cuộc sống ngày càng được
nâng cao, người tiêu dùng ngày nay hiểu rất rõ về các sản phẩm
mình mua, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như giá cả của
hàng hóa. Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày
càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi
hỏi họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình đồng thời tiếp
thị và đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách
hàng.
Vậy khuyến mại là gì? Nó có những đặc điểm như thế nào? Đây sẽ
là những câu hỏi cần thiết cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn
về khái niệm này.

Luật Thương Mại Việt Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc
tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán
hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợ
ích nhất định. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại, tạo ra
những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và
cung ứng dịch vụ là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Đây chính là dấu hiệu phân biệt hành vi khuyến mại với các hành
vi xúc tiến thương mại khác.

Theo quy định của Luật thương mại, khuyến mại có các đặc điểm
cơ bản sau đây:


+ Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng
cường cơ hội thương mại, thương nhân được phéo tự mình tổ chức
thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến
mại cho thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này


hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương
nhan có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.
+ Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những
lợi ích nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy
thuộc vào trạng thái cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh
trên thương trường, tùy thuộc điều kiện kinh phí dành cho khuyến
mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là quà
tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá…hoặc là lợi ích
phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người
tiêu dùng hoặc các trung gian phân phối, ví dụ: các đại lý bán
hàng.
+ Muc đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng
dịch vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể
hướng tới mục tiêu lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của
khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới, kích thích trung gian
phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng
lượng hành đặt mua…thông qua đó tăng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ.
Theo các thông tin của Bộ Công Thương Việt Nam, về cơ bản, nội
dung quản lý các hoạt động khuyến mại của pháp luật Việt Nam
được tham khảo từ các quy định trong luật của EU.


Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, các hình thức khuyến
mại bao gồm:
1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng
thử không phải trả tiền.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu
tiền.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá

cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến
mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ
thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình
thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích
nhất định.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách
hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công
bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương
trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với
việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may
mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc
tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua


hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới
hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch
vụ hoặc các hình thức khác.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa,
nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng
khá linh hoạt và có sự kết hợp giữa nhiều hình thức một lúc, như
vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm trúng
thưởng, giảm giá hoặc tặng quà trong những "giờ vàng mua sắm"
nhất định trong ngày (thường là giờ thấp điểm để kích thích tiêu
dùng)... Giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp
dụng nhiều nhất.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp đồng loạt thực hiện khuyến mại trong
thời gian dài, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và
thu hút du lịch ngoài nước, Chính phủ nhiều nước đã tổ chức Mùa
mua sắm hoặc Tháng khuyến mại. Tại các quốc gia như Singapore,
Malaysia tổ chức Mùa mua sắm vào 3 tháng hè với mức độ giảm
giá và các giải thưởng hấp dẫn từ các doanh nghiệp. Tại Việt Nam
trong những năm gần đây bắt đầu tổ chức Tháng bán hàng khuyến
mại. Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) và Sở Du lịch (nay là
Sở Văn hóa thể thao du lịch)Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực
hiện lần đầu tiên năm 2005 vào tháng 9 và từ đó tổ chức đều đặn
hàng năm; từ năm 2009 chỉ tổ chức 1 lần vào tháng 9. Sở Thương
mại (nay là Sở Công Thương) Hà Nội thí điểm Tuần bán hàng
khuyến mại cuối năm 2006 và sang năm 2007 cũng tổ chức Tháng
khuyến mại lần đầu vào tháng 10; từ năm 2009, Tháng khuyến
mại Hà Nội được tổ chức vào tháng 11. Việc tổ chức định kỳ trong


nhiều năm liên tiếp khiến "Tháng khuyến mại" hay "Mùa mua
sắm" trở thành quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài
nước, đặc biệt tại các đô thị.



×