Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập cá nhân luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.13 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Sinh viên: Phan Thị Diệu Linh
Lớp: Chính sách công K33
Môn: Chính sách kinh tế

Năm 2015

1


MỤC LỤC
Phần 1 : Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt
1.1. Khái

niệm thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế

tiêu thụ đặc biệt
1.2. Quá trình ra đời và áp dụng thuế TTĐB ở Việt nam
1.3. Vai trò của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Phần 2: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách này lên ngân sách nhà
nước và các hộ gia đình
2.1. Ảnh hưởng đối với Ngân sách nhà nước
2.1.1. Ảnh hưởng tích cực
2.1.2. Ảnh hưởng hạn chế
2.2 . Ảnh hưởng đối với hộ gia đình ( phân ra người tiêu dùng và hộ kinh


doanh)
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực
2.2.2. Ảnh hưởng hạn chế

2


Phần 1. Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt và luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.1. Khái niệm
* Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 không có điều khoản nào giải thích từ
ngữ mà chỉ liệt kê những hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,
tuy nhiên có thể đưa ra một khái niệm ngắn gọn về thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
“Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa và dịch
vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh, nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời
làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước” .
Thuế tiêu thụ đặc biệt về bản chất là loại thuế gián thu, do người tiêu dùng
gánh chịu. Do vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt có có nhiều điểm tương đồng với các loại
thuế gián thu khác. Tuy nhiên, có thể nhận diện thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua
một số đặc điểm sau :
Thứ nhất, thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp: Khác với các loại thuế gián thu
khác như thuế bán hàng (sale tax), thuế doanh thu (gross receipt tax) và thuế giá trị
gia tăng là những loại thuế có đối tượng chịu thuế rộng rãi, bao quát hầu hết các
loại mặt hàng và dịch vụ được tiêu thụ trong nền kinh tế, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ
tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được nhà nước
khuyến khích tiêu dùng. Tùy theo quan điểm của từng quốc gia mà danh mục hàng
hóa và dịch vụ phải chịu thuế này là rất khác nhau.
* Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực
ngày 1/1/2016 Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Những điểm mới gồm : (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt kèm theo)
1.2.

Quá trình ra đời và áp dụng thuế TTĐB ở Việt nam

3


Năm 1951 : Ban hành thuế hàng hóa
- Đối với hàng hóa khuyến khích sản xuất thì NN không thu thuế hoặc thu
thuế thấp.
- Đối với hàng hóa không thiết yếu thì nhà nước đánh thuế cao
- Thuế hàng hóa đánh vào hơn 50 mặt hàng
Năm 1989: Đối tượng chịu thuế hàng hóa giảm
- Áp dụng voiứ khoảng 20 mặt hàng
- Bao gồm cả thuế hàng Xuất khẩu, Nhập khẩu và hàng phi mậu dịch
Năm 1990: Ban hành luật thuế TTĐB thay cho thuế hàng hóa
- Áp dụng 6 mặt hàng: thuốc lá, pháo, rượu, bia, hàng mã, bài lá.
- Thu thuế một lần ở khâu sản xuất, không thu ở khâu nhập khẩu
Năm 1993: Sửa đổi luật thuế TTĐB lần 1
- Đánh vào 4 mặt hàng: Thuốc lá điếu, Rượu, Bia, Pháo
- Thuế suất tăng
Năm 1995: Sửa đổi luật thuế TTĐB lần 2 có hiệu lực ngày 1/1/1996
- Áp dụng 6 nhóm mặt hàng: thêm 2 nhóm ( ô tô nhập khẩu và xăng các loại)
- Tách thuế TTĐB ra khỏi thuế Nhập khẩu để giảm thuế Nhập khẩu
- Bảo vệ sản xuất trong nước
- Tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào các hiệp định, cam kết quốc tế
trong họat động TMQT
Năm1998: Sửa đổi luật thuế TTĐB lần 3, thông qua luật Thuế TTĐB mới có

hiệu lực ngày 1/1/1999

4


- Áp dụng 8 nhóm mặt hàng : rượu, bia, thuốc lá điếu, điều hòa nhiệt độ, bài
lá, vàng mã, xăng các lọai, ô tô nhập khẩu, 4 nhóm dịch vụ.
Năm 2003: sửa đổi, bổ sung lần 1, có hiệu lực ngày 1/1/2004
Năm 2005: sửa đổi, bổ sung lần 2, có hiệu lực ngày 1/1/2006
- Áp dụng 8 nhóm mặt hàng và 5 hóm dịch vụ
Năm 2008: Quốc hội đã thông qua Luật thuế TTĐB năm 2008 sẽ có hiệu lực
ngày 1/4/2009
Nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thúê tiêu thụ đặc biệt có hiệu
lực ngày 1/1/2016.
1.3. Vai trò của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thứ nhất, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp
Nhà nước thực hiện chính sách pháp lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ. Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp cho
Nhà nước có thể nắm bắt được một cách tương đối chính xác số lượng thực tế các
cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong nền kinh tế, cũng như
năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt. Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu sẽ giúp Nhà nước quản lý
được hoạt động nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến
khích tiêu dùng, đồng thời còn nhằm hạn chế việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ từ
nước ngoài qua đó khuyến khích dùng hàng trong nước. Thứ hai, pháp luật thuế
tiêu thụ đặc biệt là công cụ để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp nhân
dân có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, góp phần thực hiện công bằng,
bình đẳng xã hội. Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hóa
mà chỉ đánh vào một số loại hàng hóa nhất định, nhà nước không khuyến khích
tiêu dùng, do đó thuế suất của thuế tiêu thụ đặc biệt thường cao hơn so với các loại

thuế khác. Khi thuế suất cao sẽ làm hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Hệ quả là không

5


phải mọi tầng lớp nhân dân đề có thể sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ đó mà chỉ
những tầng lớp nhân dân khá giả trong xã hội mới có khả năng chi trả cho những
loại mặt hàng này. Ví dụ như rượu, bia, thuốc lá, kinh doanh vũ trường, mát – xa,
Karaoke, casino, tàu bay, du thuyền… Qua đó, một mặt nhà nước vừa có thể hướng
dẫn tiêu dùng, vừa có thể huy động thu nhập của một bộ phận dân cư có thu nhập
cao và có khả năng chi trả cho những loại mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu tiêu
dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần
đảm bảo công bằng xã hội.
-Thứ 2, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng
nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo quyết toán
ngân sách Nhà nước, thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng sản xuất
trong nước với hàng sản xuất trong nước năm 2008 đạt 22,123 tỷ đồng, năm 2009
đạt 29,728 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 37,906 tỷ đồng, trong 9 tháng đầu năm 2011
đạt 33,425 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2013 thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất
trong nước đạt 38,606 tỷ đồng , năm 2014 thuế tiếu thụ đặc biệt hàng sản xuất
trong nước đạt 38,432 tỷ đồng.

6


Phần 2. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách này lên ngân sách nhà nước
và các hộ gia đình
2.1.

Đối với ngân sách nhà nước: Nhìn chung khi tăng thuế suất của một số nhóm

hàng hóa góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, ngoài

2.1.1.

những điểm tích cực, việc tăng thuế suất có những điểm cần lưu ý:
Điểm tích cực: Việc tăng thuế suất cơ bản làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà
nước, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí
và lệ phí luôn ổn định trong những năm qua (chiếm khoảng 11-12% tổng thu ngân
sách nội địa), tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội, tạo nguồn lao động và có điều
kiện đầu tư vào nhiều ngành như Y tế, giáo dục….
Cụ thể: - Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng tình với quy định
của dự thảo luật áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa đưa vào khu
được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống. Thực tế hiện nay đã
phát sinh tình trạng lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với các khu vực phi thuế quan
có cả khu dân cư sinh sống để đưa hàng hóa vào trong khu vực phi thuế quan, sau
đó được bán trở lại và tiêu dùng trong dân cư, tạo ra sự không công bằng, gây thất
thu cho ngân sách nhà nước. Như vậy, quy định của dự thảo luật áp dụng thu thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế
quan có dân cư sinh sống góp phần quản lý chặt chẽ hơn nguồn thu cho ngân sách
nhà nước.
- Nhìn vào Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung lực 1/1/2016 ta thấy
một số mặt hàng có mức thuế suất thay đổi (%).
Mặt hàng
Thuốc lá điếu

Thuế suất thay đổi

Tăng ngân sách nhà nước

Chính phủ đề xuất phương án lộ

trình tăng như sau: từ ngày
1/1/2016 tăng từ 65% lên 70%;
từ ngày 1/1/2019 tăng từ 70%
lên 75%.

Nhóm mặt hàng thuốc lá
điếu nộp ngân sách nhà nước
20.000 tỷ đồng. Dự kiến
tăng số thu ngân sách năm
2016 là 2.930 tỷ đồng, đến
năm 2018 tăng thêm 7.700
tỷđồng
7


Rượu Rượu > Thuế suất cũ là 50%,
20 độ
Từ 01/01/2016: 55%
Từ 01/01/2017: 60%
Từ 01/01/2018: 65%
Rượu < Thuế suất cũ là 25,
20 độ Từ 01/01/2016: 30%
Từ 01/01/2018: 35%

năm 2016 sẽ thu được 389 tỉ
đồng, năm 2017 thu được
447 tỉ đồng và năm 2018 thu
được 514 tỉ đồng.

Thuế suất cũ là 50,

Từ 01/01/2016: 55%
Từ 01/01/2018: 60%
Từ 01/01/2018: 65%

Mặt hàng bia nộp và 18.000
tỷ đồng vào ngân sách nhà
nước. Cụ thể với việc điều
chỉnh này, dự kiến số thu
ngân sách năm 2016 tăng
8.189 tỷ đồng; năm 2017
tăng 9.447 tỷ đồng; năm
2018 tăng 10.814 tỷ đồng.

thuế suất xe ô tô chở người 9
chỗ ngồi trở xuống loại 1.000
cm3 trở xuống giảm 25% so với
hiện hành; loại trên 1.000 cm3
đến 1.500 cm3 giảm 20 % so
với hiện hành; loại trên 1.500
cm3 đến 2.000 cm3 giảm 15%
so với hiện hành; loại trên 2.000
cm3 đến 3.000 cm3 tăng 5% so
với hiện hành
Bên cạnh đó, thuế TTĐB các
dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống
có dung tích xi lanh trên 3.000
cm3 được Chính phủ dự kiến
tăng đồng loạt từ 1-7-2016.
Trong đó: Thuế loại trên 3.000
cm3 đến 4.000 cm3 tăng 30%

so với hiện hành lên 90%; loại
trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3
tăng 50% lên 110%; loại trên
5.000 cm3 đến 6.000 cm3 tăng
70% lên 130%; loại trên 6.000
cm3 tăng 90% lên 150%.

Đây là nguồn thu lớn cho
ngân sách nhà nước vì là mặt
hàng có giá trị cao. Tuy
nhiên, động thái của nhà
nước về việc tăng thuế suất
của mặt hàng này có thể sẽ
làm giảm nguồn thu ngân
sách

Bia

Ô tô

Bài lá, vàng mã, thuế suất giữ nguyên

8


Xăng sinh học thuế suất thuế TTĐB ưu đãi là
E5
9% đối với E5 và 8,5% đối với
E10
Kinh doanh vũ từ 30% lên 40%, đối với mát-xa

trường

2.1.2.

Ka-ra-ô-kê

giữ nguyên mức thuế suất hiện
hành.

Đối với kinh
doanh casino,
trò chơi điện tử
có thưởng, kinh
doanh đặt cược.

Luật lần này điều chỉnh mức
thuế suất lên 35%
Cụ thể kinh doanh gôn. Luật lần
này điều chỉnh mức thuế suất lên
20%. Kinh doanh ca-si-nô, trò
chơi điện tử có thưởng, thuế suất
cũ là 30, Từ 01/01/2016: 35%.

Điểm hạn chế (lưu ý): - Việc tăng thuế suất đối với những mặt hàng như thuốc lá
điếu, rượu, bia có ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách nhà nước.
Thứ nhất, khi thuế suất của những mặt hàng này tăng lên, ảnh hưởng không
nhỏ tới doanh nghiệp sản xuất, đại lý bán lẻ và cả người tiêu dùng. Cụ thể giá bán
lẻ mặt hàng tăng thì người dùng sẽ hạn chế tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp tới
doanh nghiệp, khiến những địa phương sản xuất ảnh hưởng, lao động ở đây mất
việc, doanh nghiệp kinh doanh trong nước thất thế với các mặt hàng nhập khẩu vì

giá cả, từ đó ngân sách địa phương giảm làm ngân sách nhà nước giảm.
Thứ 2, việc tăng thuế suất đối với những mặt hàng này, khiến cơ sở buôn lậu
ngày càng bất chấp, hoạt động mạnh mẽ nhờ vào lợi ích tăng nhanh của việc buôn
lậu hoặc nhập lậu, đây chính là vấn nạn đối với ngân sách nhà nước. Ví dụ: Nạn
Buôn lậu thuốc lá năm 2013 khiến cho ngân sách nhà nước thất thu 6.500 tỷ đồng
và con số thất thu dự tính sẽ tăng lên tới con số 8.000 tỷ năm 2014. Việc tăng thuế
suất càng cao buôn lậu càng phát triển.

9


Dẫn chứng: Theo các doanh nghiệp bia rượu, nước giải khát, quy định mới sẽ
khiến mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao lên và sẽ không đảm bảo được tính ổn định
trong tăng trưởng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đại diện Hiệp hội Bia Rượu
Nước giải khát dẫn ví dụ, sau một giai đoạn tăng trưởng tốt nhờ mức thuế tiêu thụ
đặc biệt hợp lý thì năm 2013, khi thuế bia tăng từ 45% lên 50%, rượu tăng từ 50%
lên 55% đã gây tác dụng ngược lại tới mức tổng nộp ngân sách. Năm 2013, 2014
khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên, mức nộp thuế của các doanh nghiệp giảm 1,5%
và 16,1% so với năm 2012. Theo số liệu từ Hiệp hội này, năm 2014, các doanh
nghiệp Bia Rượu Nước giải khát nộp vào ngân sách 25.781 tỷ đồng, trong đó thuế
tiêu thụ đặc biệt là gần 20.000 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm trước đó
Đơn cử, 9 tháng đầu năm 2014, theo số liệu khảo sát của AC NIELSEN, thuốc
lá lậu đã tăng lên 30 - 40%. Diễn biến của thuốc lá nhập lậu trở nên rất phức tạp;
nếu như trước đây thuốc lá lậu xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ,
hiện nay đã xuất hiện thêm và lan tràn ở hầu hết các tỉnh miền Trung, miền Bắc và
trên phạm vi toàn quốc. Trước đây thuốc lá lậu chủ yếu là JET và HERO (giá
khoảng 14.000đ) thì mới đây xuất hiện nhiều loại thuốc lá lậu giá rẻ, chất lượng
kém như: League, Luxury, Cambo, Ram, Rainson (giá từ 2.700 đồng – 4.000
đồng/bao), Mine, Gem (4.000đ), Golden Deer (9.000đ), Pin, Jun (9.500đ)
Elephant, v.v... Năm 2013, thuốc lá nhập lậu gây thất thu NSNN 6.500 tỷ đồng, với

tốc độ tăng trưởng thuốc lá lậu như hiện nay thì năm 2014 NSNN có thể thất thu
hơn 8.000 tỷ đồng. Việt Nam là thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu lớn thứ 2 trong số
11 quốc gia châu Á được khảo sát.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến cũng tán thành với đề nghị cần nghiên cứu bổ
sung mặt hàng kinh doanh game online vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Loại
hình kinh doanh game hiện nay là mặt hàng có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao
so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút mọi độ tuổi, tầng lớp dân cư, đặc biệt
là giới trẻ tham gia.
2.2.

Đối với hộ gia đình( phân ra người tiêu dùng và hộ kinh doanh)
10


Việc tăng thuế suất góp phần định hướng sản xuất và định hướng tiêu dung
2.2.1.


Điểm tích cực:
Đối với người tiêu dùng: Những mặt hàng như thuốc lá điếu, bia, rượu việc tăng
thuế suất gây ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng. Giá bán lẻ tăng, sẽ hạn chế
người tiêu dùng sử dụng mặt hàng này. Vì sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh
khác nhau như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư
da, các bệnh về tim mạch…uống rượu , bia nhiều gây ra nhiều biểu hiện không
kiểm soát được hành vi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, ảnh hưởng đến
năng suất lao động của xã hội. Việt Nam đang là một trong những nước có số
người sử dụng thuốc lá thuộc hàng cao nhất thế giới (tỷ lệ người hút thuốc lá ở độ
tuổi từ 15 tuổi trở lên là 47,4% đối với nam giới).. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến
Dũng, thời gian qua việc hạ thuế suất đối với mặt hàng bia, rượu đã làm tăng sức
mua đối với bia, rượu, dễ dẫn đến lạm dụng bia rượu. Tính riêng năm 2013, lượng

bia tiêu thụ ở Việt Nam là 3 tỷ lít, bình quân đầu người vào khoảng 32 lít/người,
lượng tiêu thụ này khiến Việt Nam trở thành “quán quân uống bia” ở khu vực
ASEAN, đứng thứ 3 Châu Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản và đứng thức 28 trên
thế giới.
Những mặt hàng như hàng mã, bài lá… tăng thuế suất, khiến người tiêu dùng
giảm tiêu dùng, giảm mê tín, dị đoan và tránh gây lãng phí.
Những mặt hàng như ô tô, người tiêu dùng được khuyến khích tiêu thụ dòng
xe kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với hạ
tầng giao thông và thu nhập của người dân. Việc giảm thuế đối với dòng xe có
dung tích nhỏ, người dân có thu nhập trung bình có thể mua được xe.
Mặt hàng xăng, gần đây trên thị trường đã xuất hiện xăng E5 (xăng có pha
trộn một tỷ lệ nguyên liệu sinh học), giảm ô nhiễm môi trường cần được phát triển
để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, cũng như góp phần đảm
bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển chung
trên thế giới. Theo đó, cần áp dụng mức thuế suất thấp hơn so với xăng thông
11


thường (ưu đãi theo tỷ lệ ethanol và các chế phẩm sinh học trong xăng). Người sử
dụng sẽ được kích thích tiêu dùng loại xăng tốt cho tự nhiên, gây giảm ô nhiễm
môi trường.
Đối với nhóm dịch vụ: hầu hết đánh thuế cao vì những nhóm dịch vụ này đặc
thù đánh vào tầng lớp trẻ, góp phần giảm lượt nhu cầu sử dụng những nhóm dịch
vụ này, giúp giới trẻ tìm kiếm những dịch vụ lành mạnh hơn . Cụ thể: Kinh doanh
vũ trường loại hình dịch vụ có tính chất nhạy cảm, dễ bị lợi dụng phát sinh tệ nạn
xã hội cần hạn chế. Với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh
đặt cược thì đây là loại hình dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích kinh doanh
và tiêu dùng.



Đối với hộ kinh doanh: Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động
Ví dụ: Ngành thuốc lá, bia rượu tạo công ăn việc làm cho 23.000 lao động
trong các cơ sở sản xuất thuốc lá và 68.000 lao động trong ngành sản xuất rượu,
bia,. Bên cạnh đó, có tới 300.000 người trồng thuốc lá, 1.200 người lao động trong
các ngành phụ liệu, 65.000 lao động tại các đại lý bán buôn và nhiều triệu lao động
làm đại lí bán lẻ , chưa kể các lao động làm trong doanh nghiệp vận tải, dịch vụ

2.2.2.


Điểm hạn chế:
Đối với người tiêu dùng:
Nhìn chung, tăng thế suất một số mặt hàng dẫn đến giá thành những mặt hàng
này tăng, việc này đánh trực tiếp lên túi tiền của người tiêu dùng.
Mặt khác, khi tăng thuế suất với nhóm mặt hàng thuốc lá, rượu, bia: người
tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng thuốc lá nhập lậu, rẻ hơn và không in cảnh báo
sức khỏe bằng hình ảnh, không phải Trích quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá sẽ
được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn chứ không giảm. Ông Lương Ngọc Khuê,
Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh, chỉ tính chi phí cho 5
loại bệnh liên quan đến thuốc lá đã là 22.000 tỷ đồng một năm. Trong khi đó, tăng
thuế thuốc lá theo phân tích của các nước đi trước như Thái Lan sẽ giúp tăng thu
ngân sách, hạn chế người hút.
12


Những mặt hàng ô tô, người tiêu dùng khó có thể sở hữu được những dòng xe
ô tô hạng sang vì thuế suất đắt


Đối với hộ kinh doanh: Có thể sẽ giảm nhân công lao động cho những mặt hàng

tăng thuế suất. Đồng thời đối với cơ sở kinh doanh thương mại việc điều chỉnh
thuế suất cụ thể sẽ ảnh hưởng tới giá bán thương mại, có thể làm giảm hoa hồng
hoặc giá bán lẻ của cơ sơ kinh doanh thương mại.

13



×