Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ sở lý LUẬN, THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN các THÀNH PHẦN KINH tế ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.44 KB, 11 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄNVÀ THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1.Đặt vấn đề
Học thuyết Mác khẳng định: Lịch sử xã hội loài người là lịch sử
phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội, các phương
thức sản xuất: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghiã và cộng sản chủ nghĩa. Đây là một quá trình lịch sử tự
nhiên và loài người nhất định sẽ tiến tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Xã
hội cộng sản chủ nghĩa mà loài người hướng tới là xã hội phát triển cao
nhất, tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại, cao hơn hẳn chủ nghĩa tư bản
về mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội. Quá trình hình thành và
phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa qua hai giai đoạn: giai đoạn đâù
là chủ nghĩa xã hội, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản hoàn chỉnh. Vì
chủ nghĩa cộng sản không phải trong một thời gian ngắn hình thành hoàn
chỉnh được mà cần có một quá trình lịch sử lâu dài, khó khăn và phức tạp
mới tạo dựng được, Mác gọi đó là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.
Thực chất thời kỳ quá độ là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội
mới: xây dựng nền tảng, cơ sở cho một xã hội mới về kinh tế, văn hoá và
xã hội. Và đặc trưng của thời kỳ quá độ là kết cấu kinh tế xã hội cũ chưa
bị xoá bỏ ngay, kết cấu kinh tế xã hội mới xuất hiện, lớn lên từng bước
và tiến đến giữ vị trí thống trị. Theo Mác, bất cứ một hình thái kinh tế- xã
hội nào cũng có phương thức sản xuất thống trị, chi phối và là cơ sở, nền
tảng cho hình thái kinh tế- xã hội đó. Ngoài ra, còn có phương thức sản
xuất của xã hội trước đó và những nhân tố của phương thức sản xuất của


xã hội tương lai. Các phương thức sản xuất này ở địa vị lệ thuộc, bị chi
phối bởi phương thức sản xuất thống trị. Nhưng trong thời kỳ quá độ,
chưa có phương thức sản xuất nào giữ địa vị thống trị tuyệt đối, mỗi
phương thức sản xuất chỉ là một “mảnh”, một “bộ phận” của kết cấu kinh
tế xã hội vừa độc lập tương đối, vừa tác động lẫn nhau, hợp tác và cùng


đấu tranh với nhau. Mỗi “mảnh”, mỗi “bộ phận” ấy là một thành phần
kinh tế. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có quan hệ biện
chứng với nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất : nền kinh tế nhiều
thành phần.
2.Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lý luận
Quan điểm cảu chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi
lên chủ nghĩa xã hội cũng phải trải qua, kể cả các nước có nền kinh tế rất
phát triển; đặc điểm cơ bản nhất cảu thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh
tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lứop xã
hội khác nhau nhưng vị thí, cơ cấu và tính chất cảu các giai cấp trong xã
hội đã thay đổi một cách sâu sắc.
Còn quan điểm cảu Đảng ta xác định rõ: Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (1986) xác định rõ Bên cạnh việc xây dựng những cơ sở kinh
tế mới cho CNXH, cần phải coi trọng cải tạo và sử dụng các cơ sở kinh
tế sẵn có bằng những hình thức và bước đi thích hợp. Đảng CSVNchủ
trương: cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần


kinh tế khác.Chính sách đó cho phép sử dụng nhiều hìnhthức kinh tế với
quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp trong từng khâu của quá trình
sảnxuất và lưu thông nhằm khai thác mọi khả năngcủa các thành phần
kinh tế liên kết với nhau,trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991): Cơ chế vận hành nền
kinh tế hànghoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước thông qua pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các công cụ khác. Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm
địnhhướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môitrường và điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường,

kiểmsoát chặt chẽ và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh
tế, bảo đảm sự hài hoàgiữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996): "để phát triển sức sản
xuất, cần phát huy khả nǎng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên
thực tế còn có bóc lột và sự phân hoá giàu nghèo nhất định trong xã hội,
nhưng phải luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến
khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xoá
đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho
mọi người, mọi nhà đều khá giả".
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001): "Trong thời kỳ quá độ,
có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế,
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của
các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to
lớn về kinh tế, xã hội". Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất


quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X(2006): Đại hội xác định nền
kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt
động theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển
lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
2.2 cơ sở thực tiễn
Những lý luân đã khẳng định ở trên, sự tồn tại nhiều thành phần
kinh tế là đặc trưng của nền thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là tất

yếu khách quan. Nhưng trong thực tiễn do những nhận thức sai lầm, chủ
quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, chúng ta đã chủ trương sớm xóa bỏ
nền kinh tế nhiều thành phần bằng làn sóng quốc doanh hóa, tập thể hóa.
Chúng ta đã vội vàng xóa bỏ một số thành phần kinh tế: kinh tế tư bản tư
nhân, cá thể tiểu chủ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế: làm mất
động lực của nền kinh tế, các tiềm năng của đất nước không được khai
thác có hiệu quả, lực lượng sản xuất xã hội bị lãng phí một cách nghiêm
trọng, kìm hãm sự phát triển của kinh tế hang hóa, đừi sống nhân dân vô
cùng khó khăn. Chủ trương trên là trái với quy luật khách quan, trái với
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: “không một hình thái xã hội nào diệt


vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo
địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển và nhữung quan hệ sản
xuất mới cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện truwocs khi những điều
kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chin muồi trong lòng
bản than xã hội cũ”.
Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới, chúng ta không chỉ thừa nhận sự
tồn tại khách quan nhiều thành phần kinh tế mà còn thực hiện nhất quán,
lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần và đã đem lại lựoi ích rất lớn,
cho nền kinh tế. lực lượng sản xuất đã phát triển nhanh chóng, các tiềm
năng, nguồn lực, thế mạnh cảu các thành phần kinh tế như: vốn, công
nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiện điều hành kinh tế, giải quyết thất
nghiệp…được khai thác và phát huy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế.
khơi dậy động lực kinh tế cho sự phát triển: người lao động được tự chủ
trong lao động, các doanh nghiệp được tư do tìm kiém đầu tư, môi
trường cạnh tranh được thiết lập, khắc phục được tình trạng độc quyền
tạo cơ sở để phát triển mạnh kinh tế thi trường; các thnàh phần kinh tế cũ
vừa sử dụng có hiệu quả, vừa cải biến một cách tốt nhất.
2.3 Thực trạng các thành phần ở nước ta hiện nay

Nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động tích cực đến giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Năm 2000,
tổng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế là 151.183 tỷ đồng thì đến năm
2009 đã tăng lên là 708.826 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngoài nhà nước
tăng từ 34.594 tỷ đồng lên 240.109 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng từ 27.172 tỷ đồng lên 181.183 tỷ đồng . Đây là điều kiện quan


trọng để Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao trên thế giới trong thời gian qua. Cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần đã tạo môi trường cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực
hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy
động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây
dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất...
Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo thành phần kinh
tế theo giá so sánh 1994 (%) Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm;
Niên giám thống kê 2009, Nxb Thống kê, Hà Nội - 2010, tr.92, thành
phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn thành phần kinh tế nhà nước; đóng góp phần chủ
yếu vào mức tăng trưởng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần còn góp phần quan trọng trong tạo việc làm, đảm bảo thu nhập và
đời sống cho người lao động. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã tạo ra
phần lớn việc làm cho người lao động.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7
hàng năm phân theo thành phần kinh tế (%) Năm 2000 2003 2004 2005
2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
100,0 100,0
Kinh tế nhà nước 9,31 9,95 9,88 11,6 11,2 11,0 10,9 10,5
Kinh tế ngoài nhà nước 89,70 88,14 87,83 85,8 85.8 85.5 85,5 86,1



Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,99 1,91 2,29 2.6 3.0 3,5 3,6
3,4
(Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm; Niên giám thống kê 2009, Nxb
Thống kê, Hà Nội - 2010, tr.63.6 P.V.Dũng /Tạp chíKhoa học ĐHQGHN,Kinh
tế vàKinh doanh 27 (2011) 1‐10). Nhờ cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, các

chính sách tạo việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước,
Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực này. Tỷ lệ nghèo đã
giảm từ 37,4% năm 1998 xuống 28,9% năm 2002; 19,5% năm 2004;
16% năm 2006 và 14,5% năm 2008. Với mức chuẩn nghèo 200.000
đồng/người/tháng đối với vùng nông thôn và 260.000 đồng/người/tháng
đối với thành thị thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam trong năm 2009 là
12,1%, năm 2010 - khoảng 10 - 11%. Việt Nam đã đạt những thành tựu
rất quantrọng trong giải quyết các vấn đề xã hội. Nhờ đó, Việt Nam
không chỉ duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và trên thế
giới, giữ vững ổn định về chính trị - xã hội mà còn ngày càng nâng cao vị
thế của mình trên thế giới... Những thành tựu trong giải quyết các vấn đề
xã hội biểu hiện tập trung ở các chỉ số phát triển con người của Việt Nam
không ngừng được nâng lên. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước ta trong những năm qua gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu
các thành phần kinh tế. Trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), xu hướng
chung là tỷ trọng kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể giảm; trong khi đó tỷ
trọng kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Trước
năm 1990, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gần như
chưa có gì, nhưng đến năm 2009 đã chiếm trong GDP tương ứng là 41,09
% và 18,33 %. Trong khi đó, tỷ trọng kinh tế Nhà nước đã giảm từ 40,18



% năm 1995 xuống còn 35,13% năm 2009; kinh tế tập thể giảm tương
ứng từ 10,06% xuống còn 5,45%. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong
thời gian tới do Việt Nam thực hiện tự do hóa kinh tế, đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế; quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh
hơn; do năng lực của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được
gia tăng sẽ tạo thành làn sóng mới cả về số vốn đăng ký mới, bổ sung
vốn và số vốnthực hiện.
(Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm; Niên giám thống kê 2009, Nxb
Thống kê, Hà Nội - 2010, tr.88.)

Như vậy, sự thay đổi về tỷ trọng đóng góp của các thành phần kinh
tế trong GDP (trong đó kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể giảm xuống,
kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên) đã
song hành với những thành tựu kinh tế - xã hội mà đất nước ta đã đạt
được. Điều đó xuất phát từ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước còn thấp; việc sắp xếp, đổi mới còn chậm, chủ yếu mới là số doanh
nghiệp quy mô nhỏ, mức vốn thấp; độc quyền nhà nước đã được biến
thành độc quyền kinh doanh của nhiều tổng công ty nhà nước; quản lý
nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều sơ hở, thậm chí
buông lỏng... Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên nhưng tỷ trọng
về nhiều chỉ tiêu chủ yếu còn thấp và giảm. Kinh tế tư nhân đăng ký
nhiều về số lượng nhưng thực tế hoạt động còn ít; quy mô nhỏ bé; sức
cạnh tranh quốc tế còn thấp. Trong nông nghiệp, sự phát triển của kinh tế
hộ gia đình đã có dấu hiệu chững lại; việc tích trữ ruộng đất,


vốn liếng của kinh tế trang trại khá hơn nhưng chưa có khả năng
phát triển đột phá...
2.4 Giải pháp phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam
Để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, sau đây là một số giải pháp cụ thể:


Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần: phát huy vài
trò chủ đạ của kinh tế nhà nước, thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và
đa dạng hóa sở hữa đối với doanh nghiệp nhà nước không cần nắm 100%
vốn. phát triển kinh tế tập thể dưới nhiều hình thức đa dang, trong đó hợp
tác xã là nòng cốt. khuyến khích kinh tế cá thể và tiểu chủ phát triển cả ở
thành thị lẫn nông thôn. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới hình
thức lien doanh,liên kết. tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước



ngoài phát triể để thu hút vốn và công nghệ.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng nhanh khoa họccông nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội: con
đường công nghiệp háo của chúng ta phải rút ngắn, vừa có những bước
tuần tự nhưng vừa có những bước nhảy vọt. gắn công nghiệp háo với
hiện đại hóa, phổ biến hơn ở mức độ cao hơn những thành tựu công nghệ



hiện đại và tri thức mới, từng bức phát triển kinh tế tri thức.
Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường: phát triển thị trường
hang háo và dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; xây dựng thị trường vốn từng bước hình thành và phát triển thị trường



chứng khoán; quản lý chặt chẻ thị trường đất đai và thị trường nhà ở.
Mở rộng và nâng cao hệu quả đối ngoại: đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập

khẩu; chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế




Giữ vững ổn định chính trị và haòn thiện hệ thống pháp luật: tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lưcj quản lý của nhà nước, phát huy
quyền làm chủ cảu nhân dân; hệ thống pháp luật đồng bộ và tạo được



hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế.
Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan lieu, bao cấp, haòn thiện cơ chế
quản lý kinh tế của nhà nước: nàh nước thực hiện sự định hứung phát
triển kinh tế, thực hiện đúng chức năng quản lý và tiếp tục thực hện cải
cách hành chính tiến tới đơn giản hóa các thủ tục hành chính.


3. kết luận
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển, con thuyền
dân tộc đang vượt qua những con song ven bờ để vươn ra biển khơi đón
gió đại dương mà lướt sóng. Những bài học cũ trong quá khứ đã cho
chúng ta thấy, con thuyền muốn đững vững trước những con sóng mạnh
mẽ của đại dương thì đòi hỏi người cầm lái không thể ngã tay chèo mà
cần phải có tầm nhìn mới. trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay, Việt Nam đang đướng trước những cơ hội rất lớn
nhưung cũng đối mặt với những thách thức không hề nhỏ của xu thế đó.
Xây dựng kinh tế thị trường định hứong xhcn như thế nào sao cho phù
hợp với xu thế đó sẽ quyết định vị thế của việt Nam trong cuộc chơi lớn
này.




×