Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hành vi phạm tội của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.58 KB, 4 trang )

Hành vi phạm tội của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
A là quốc tịch nước Canada. A có hành vi phạm tội trên lãnh thổ
Việt Nam và bị bắt tại Anh. Hỏi:
a. Hành vi phạm tội của A có bị xử lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam
không?
b. Giả định A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao
thì hành vi của A có bị coi là tội phạm không?
c. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về quy định tại Điều 5 Bộ luật
hình sự Việt Nam.
Bài làm
a. Về nguyên tắc thì A bị xử lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam theo
khoản 1 điều 5 bộ luật hình sự Việt Nam: Bộ luật hình sự được áp
dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên do A là người Canada nên việc xử lý A phải căn cứ vào
khoản 2 điều 5 của bộ luật hình sự. Nếu A là đối tượng thuộc
khoản 2, điều 5 bộ luật hình sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của
A được giải quyết bằng con đường ngoại giao: Đối với người nước
ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối
tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu
đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều
ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc
theo tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải
quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy câu trả lời chính xác là có thể.


b. Dù A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì
hành vi của A vẫn bị coi là tội phạm.
Hành vi của A là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt
Nam vì nó thoả mãn những đặc điểm của tội phạm:


+ Tính nguy nguy hiểm cho xã hội
+ Tính có lỗi
+ Tính trái pháp luật hình sự
+ Tính chịu hình phạt
Hành vi của A là tội phạm tuy nhiên do A ( chủ thể của tội phạm)
thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao nên vấn đề trách nhiệm
hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao theo quy
định tại khoan 2, điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam: Đối với người
nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại
giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt
Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế,
thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết bằng con đường
ngoại giao.
c. Quan điểm của cá nhân em về quy định tại điều 5 bộ luật hình
sự Việt Nam.
Điều 5 của bộ luật hình sự Việt Nam quy định về : Hiệu lực của bộ
luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực
hiện trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩ Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền
miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo
pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập
quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải

quýêt bằng con đường ngoại giao.
Quan điểm cá nhân em cho rằng điều 5 quy định về hiệu lực của
bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một điều luật đúng hợp lý
vừa thể hiện được tính nghiêm khắc vừa có sự kết hợp hài hoà với
những thông lệ ngoại giao và tập quán quốc tế điều đó nói lên
rằng Việt Nam rất tôn trọng những điều ước, điều khoản mà mình
đã ký kết, đây là một điều kiện rất quan trọng để chúng ta ngày
càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Tuy vậy không vì điều đó mà
việc thực hiện pháp chế bị ảnh hưởng mà trái lại điều luật này đã
quy định rất rõ là mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều
được áp dụng thoe bộ luật này.
Bên cạnh sự đúng đắn và hợp lý đó em còn thấy rằng để thực hiện
được điều luật này phải có một chính quyền đủ mạnh và phải có sự
phối hợp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì một
khi nhà nước mình không đủ mạnh để gây áp lực và quốc gia khác
không hợp tác thì không thể xử lý được một hành vi phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam mà bị bắt ở nước ngoài khi mình yêu cầu dẫn độ
về nước để xử lý theo bộ luật hình sự Việt Nam mà không được
nước đó chấp nhận.


Một ví dụ điển hình năm 2001 Lý Tống dùng máy bay từ Thái Lan
xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam rải truyền đơn rồi tẩu thoát về
Thái Lan sau đó bị bắt, nhà nước ta đã yêu cầu phía Thái Lan dấn
độ Lý Tống về Việt Nam để xử lý theo bộ luật hình sự Việt Nam
nhưng không được phía Thái Lan chấp nhận. Nên hành vi tội phạm
mà Lý Tống thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn không bị
xư lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
Như vậy ta thấy để thực hiện triệt để được điều luật nay cần phải

có một nhà nước mạnh và sự cần thiết phải tiến hành ký kết các
hiệp ước tương trợ tư pháp giữa các quốc gia./



×