Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số vĩ mô tại một số nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.53 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU TRÚC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẤT GIÁ TIỀN
TỆ ĐẾN CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ TẠI MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU TRÚC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẤT GIÁ TIỀN
TỆ ĐẾN CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ TẠI MỘT SỐ
NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MẤT GIÁ TIỀN TỆ ĐẾN
CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á” là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Định. Các nội dung và kết quả trong luận văn là trung thực. Tất cả tài
liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.

Tác giả luận văn:
NGUYỄN THỊ THU TRÚC


CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24
3.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................24
3.1.1. Lý do lựa chọn mô hình VAR..........................................................24
3.1.2. Giới thiệu mô hình VAR cấu trúc (Structure VAR – SVAR) ...........26
3.1.3. Giới thiệu mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM ........................26
3.1.4. Phương Pháp nghiên cứu .................................................................27
3.2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu...........................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................38
4.1. Kiểm định tính dừng.......................................................................................38
4.2. Kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình VECM .............................................40
4.3. Kiểm định đồng liên kết ............................................................................42
4.4. Kiểm định nhân quả GRANGER...............................................................44
4.5. Kiểm định độ ổn định mô hình ..................................................................45
4.6. Kết quả ước lượng mô hình VECM ...........................................................46
4.6.1. Hàm phản ứng xung IRF..................................................................46
4.6.2. Phân rã phương sai (Variance decomposition) .................................55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................65

5.1. Tóm tắt các kết quả chính của đề tài ..........................................................65
5.2. Một số kiến nghị........................................................................................66
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
1.5. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................3
1.6. Bố cục luận văn...........................................................................................3
CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM ...............................................................................................................5
2.1. Khung lý thuyết...........................................................................................5
2.1.1. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................5
2.1.2. Điều kiện Marshall-Lerner .................................................................6
2.1.4. Đường cong chữ J..............................................................................7
2.1.5. Mô hình Mundell-Fleming hay mô hình IS-LM .................................8
2.2. Tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số vĩ mô ...................................11

2.2.1. Tác động của mất giá tiền tệ lên sản lượng và hai thành phần của nó
(đầu tư và chi tiêu).................................................................................................11
2.2.2. Tác động của mất giá tiền tệ lên cán cân thương mại .......................12
2.2.3. Tác động của mất giá tiền tệ lên lạm phát ........................................13
2.2.4. Tác động của mất giá tiền tệ lên cung tiền và lãi suất.......................15
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm ....................................................................15
2.3.1. Bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia trên thế giới.....................15
2.3.2. Các bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam ......................................22


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ Viết
Tắt
ADF
ARDL

Diễn giải
Kiểm định Augmented Dickey- Fuller
Mô hình tự hồi quy phân phối trễ (Autoregressive Distributed Lag
Model)

CONS

Chi tiêu cá nhân (Private Consumption)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer price index)

EXPO


Giá trị xuất khẩu danh nghĩa (Norminal Export To World)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IFS

International Foundation for Science (Thống kê tài chính quốc tế)

IMF

International Monetary Fund ( Qũy tiền tệ quốc tế)

IMPO

Giá trị nhập khẩu danh nghĩa (Norminal Import From World)

INV

Tổng vốn đầu tư cố định (Gross Fixed Capital Information)

IRF

Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function)

M

Cung tiền thực M2


ML

Marshall-Lerner

MYR

Đồng Ringgit Malaysia

NEER

Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Effective Exchange rate)

NHTW

Ngân hàng trung ương

OIL*

Giá dầu thế giới

P*

Chỉ số giá tiêu dùng thế giới

PP

Kiểm định Phillips và Perron

r*


Lãi suất thế giới

RATE

Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương, kỳ hạn 3 tháng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt biến và nguồn truy cập......................................................36
Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu .....................................................38
Bảng 4.2: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Singapore ....................................38
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Thái Lan ......................................39
Bảng 4.4: Kiểm định tính dừng bậc gốc dữ liệu Việt Nam.....................................39
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình .........................................40
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình Singapore ........................40
Bảng 4.7: Kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình Thái Lan ......................................41
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình Việt Nam.........................41
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình Malaysia ......................42
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình Singapore...................43
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình Thái ...........................43
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định đồng liên kết trong mô hình Việt Nam ...................44
Bảng 4.13: Kết quả phân rã phương sai mô hình Malaysia ....................................56
Bảng 4.14: Kết quả phân rã phương sai mô hình Singapore...................................57
Bảng 4.15: Kết quả phân rã phương sai mô hình Thái Lan ....................................60
Bảng 4. 16: Kết quả phân rã phương sai mô hình Việt Nam ..................................62


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Đường cong chữ J....................................................................................7

Hình 2. 2: Mô hình IS - LM cân bằng ......................................................................8
Hình 4. 1 Kết quả kiểm định độ ổn định mô hình của các nước .............................45
Hình 4. 2: Biểu đồ IRF Malaysia ...........................................................................46
Hình 4.3: Biểu đồ IRF Singapore...........................................................................48
Hình 4. 4: Biểu đồ IRF Thái Lan ...........................................................................51
Hình 4. 5: Biểu đồ IRF Việt Nam ..........................................................................53


TÓM TẮT
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction Model) để
phân tích tác động của mất giá tiền tệ đến sản lượng, lạm phát và cán cân thương mại
thông, đồng thời xem xét vai trò tỷ giá trong sự biến động của các biến số này.
Tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu hàng quý từ quý 1 năm 2000
đến quý 4 năm 2015 ở 4 nước Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan
và Việt Nam. Mô hình và lý luận trong bài nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của
Yildirim và Ivrendi (2016).
Kết quả nghiên cứu tìm ra bằng chứng thực nghiệm thống nhất rằng mất giá
tạo nên tác động làm giảm sản lượng và gây ra lạm phát ở cả 4 quốc gia nghiên cứu.
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu về tác động đối với cán cân thương mại là không
thống nhất: cán cân thương mại được cải thiện trong cả ngắn hạn và dài hạn ở
Malaysia, đối với Việt Nam bằng chứng cho thấy cán cân thương mại được cải thiện
trong ngắn hạn và có xu hướng trở về mức cân bằng ban đầu trong dài hạn. Tuy nhiên,
kết quả ngược lại đối với Singapore và Thái Lan, mất giá tiền tệ làm xấu đi cán cân
thương mại trong ngắn hạn và cải thiện nó trong dài hạn. Ngoài ra, bài nghiên cứu
còn tìm thấy tỷ giá có vai trò đáng kể trong việc giải thích sự biến động của sản lượng
và cán cân thương mại của Malaysia, cán cân thương mại của Thái Lan cũng như sự
biến động của sản lượng tại Việt Nam.


1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập diễn ra hết sức sâu sắc, hoạt động ngoại thương
vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Khi đó, chính sách tiền tệ của những quốc
gia phát triển cùng với nguồn vốn dồi dào từ nền kinh tế thế giới đã tạo nên dòng vốn
lớn chảy vào các nền kinh tế đang phát triển. Những dòng vốn này đóng góp rất quan
trọng vào hiệu quả kinh tế của những nước này. Tuy nhiên, như đã biết về bộ ba bất
khả thi, một quốc gia không thể đồng thời theo đuổi ba mục tiêu: chế độ tỷ giá hối
đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.
Do đó, để đón nhận những luồng vốn này, đòi hỏi các quốc gia đang phát triển phải
có những chính sách tiền tệ hợp lý sao cho vừa kiểm soát được lạm phát vừa hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế.
Biến động tỷ giá hối đoái đóng vai trò hết sức quan trọng trong hiệu quả của
nền kinh tế ở những quốc gia đang phát triển bởi vì nó truyền dẫn cả những cú sốc về
chính sách tiền tệ cũng như những cú sốc từ bên ngoài vào nền kinh tế vĩ mô. Đầu
tiên, cú sốc chính sách tiền tệ trong nước ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô thông qua
việc làm biến động tỷ giá hối đoái; thứ hai, sự phát triển của thị trường tài chính toàn
cầu dịch chuyển nhanh chóng đến những nền kinh tế đang phát triển thông qua việc
làm tăng lên hay sụt giảm tỷ giá hối đoái.
Sự tăng lên của tỷ giá hối đoái hay mất giá tiền tệ trước nay được cho rằng có
những tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước thông qua khuyến khích xuất
khẩu và hạn chế xuất khẩu. Nhiều quốc gia gần đây chạy đua phá giá đồng nội tệ để
khuyến khích xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, liệu rằng mất giá
tiền tệ có thật sự tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn hay không cần phải
có những nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá những tác động này.
Tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số của nền kinh tế đã được nghiên
cứu rộng rãi trong những nghiên cứu trước. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây
chủ yếu tập trung vào sự biến động của sản lượng và lạm phát. Hơn nữa, những nghiên
cứu trước đây phân tích tác động của cú sốc tỷ giá chỉ được kiểm soát bởi cú sốc



2

chính sách tiền tệ trong khi cú sốc năng suất cũng dẫn đến những biến động của tỷ
giá nhưng chưa được xem xét đúng mức trong những nghiên cứu trước (Yildirim
và Ivrendi, 2016). Do đó, chúng chưa xem xét tất cả các kênh có thể dẫn truyền tác
động của mất giá tiền tệ giá đến hiệu quả nền kinh tế. Chính vì thế tác giả tiến hành
nghiên cứu tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số kinh tế vĩ mô được kiểm soát
bởi cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc năng suất dựa trên mô hình nghiên cứu của
Yildirim và Ivrendi (2016).
Đó là lý do tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của mất giá
tiền tệ đến các biến số vĩ mô tại một số nước Đông Nam Á”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của mất giá tiền tệ đến sản lượng, lạm phát
và cán cân thương mại của 4 nền kinh tế Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam.
Với mục tiêu nghiên cứu như trên thì câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
 Mất giá tiền tệ có tác động tích cực hay tiêu cực đến sản lượng của nền kinh tế?
 Mất giá tiền tệ có tạo nên áp lực lạm phát lên nền kinh tế?
 Mất giá tiền tệ cải thiện hay làm xấu đi cán cân thương mại?
 Tỷ giá giải thích được bao nhiêu trong sự biến động của sản lượng, lạm phát và
cán cân thương mại?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của mất giá tiền tệ đối với các
biến số kinh tế vĩ mô. Các biến số được lựa chọn đưa vào mô hình bao gồm: sản
lượng và hai thành phần của sản lượng (đầu tư và chi tiêu), lạm phát, lãi suất, cung
tiền, tỷ giá, xuất khẩu, nhập khẩu, và cán cân thương mại. Phạm vi nghiên cứu của
đề tài là tại 4 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt
Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2015. Lý do chọn kỳ nghiên

cứu này là từ thời điểm 2000 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, tỷ
giá bắt đầu được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện mới. Bốn quốc gia được lựa
chọn cùng chịu tác động của cuộc khủng hoảng này, có sự tương đồng về độ mở cửa


3

của nền kinh tế, độ ổn định trong chế độ tỷ giá và cơ cấu nền kinh tế phụ thuộc vào
đầu vào nhập khẩu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng
phương pháp định lượng để kiểm định tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số vĩ
mô của nền kinh tế ở 4 quốc gia Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam bằng
mô hình VECM (Vector Error Correction Model - Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số)
theo trình tự sau:
Trước tiên, tác giả sẽ sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF test (Augment
Dickey Fuller) để kiểm định tính dừng của các biến gốc và đối chiếu lại với kết quả
kiểm định tính dừng của Phillips và Perron (PP)
Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen để kiểm định xem
các chuỗi dữ liệu có quan hệ trong dài hạn không.
Sau khi kiểm định, tác giả nhận thấy dữ liệu dừng ở sai phân bậc 1 và có tồn
tại đồng liên kết thì mô hình nghiên cứu được sử dụng phù hợp nhất trong trường hợp
này là mô hình Vector hiệu chỉnh sai số VECM.
Mô hình VECM được sử dụng để xem xét tác động của mất giá tiền tệ đến các
biến số vĩ mô thông qua hàm phản ứng xung IRF (Impulse Response Function) và
phân tích phân rã phương sai VD (Variance Decomposition).
Tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệ nội sinh trong mô hình bằng kiểm
định GRANGER và đồng thời kiểm định độ ổn định của mô hình nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của mất giá tiền

tệ đến các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Nghiên cứu xem xét tác động của mất giá
tiền tệ đến các biến số vĩ mô được kiểm soát bởi cả cú sốc chính sách tiền tệ (tỷ giá,
lãi suất và cung tiền) và cú sốc năng suất (sản lượng, đầu tư và chi tiêu), điều mà chưa
được thực hiện trong các mô hình nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.
1.6. Bố cục luận văn


4

Luận văn được trình bày theo thứ tự bao gồm: danh mục các từ viết tắt, danh
mục bảng biểu, danh mục hình vẽ và phụ lục. Nội dung chính của luận văn được chia
thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM
2.1. Khung lý thuyết
2.1.1. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được
trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc
gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
Một tỷ giá hối đoái dựa trên thị trường sẽ thay đổi bất cứ khi nào các giá trị
của một trong hai tiền tệ thành phần thay đổi. Một đồng tiền sẽ có xu hướng trở nên

có giá trị hơn bất cứ khi nào nhu cầu cho nó lớn hơn lượng cung có sẵn. Nó sẽ trở
nên ít có giá trị bất cứ khi nào nhu cầu thấp hơn lượng cung cấp có sẵn.
Chính vì thế, mỗi quốc gia quản lý giá trị đồng tiền của mình thông qua các
cơ chế khác nhau. Điều đó quyết định chế độ tỷ giá hối đoái mà quốc gia sẽ áp dụng
cho đồng tiền của mình. Theo đó, tiền có thể được thả nổi tự do, bị chốt hay cố định,
hoặc kết hợp cả hai (chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát).
Tỷ giá hối đoái cố định hay còn gọi là tỷ giá hối đoái neo, là tỷ giá hối đoái
mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho
phép. Trong đó, giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác
hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng
hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng
hoặc giảm. Ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ can thiệp để giữ cho tỷ giá ổn định
bằng cách bán ngoại tệ ra khi tỷ giá tăng và mua ngoại tệ vào khi tỷ giá giảm để kéo
giá ngoại tệ lên.
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong
đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Hay nói
cách khác, chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ có thể khác nhau,
song về cơ bản là chế độ tỷ giá thả nổi theo đó thị trường quy định những biến động
của tỷ giá hối đoái.


6

Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai
chế độ thả nổi và cố định, theo đó tiền được quản lý theo chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng
chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. Các nước
thực thi chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng có sự khác nhau về hình thức thả nổi
và hình thức can thiệp. Một nước có nền kinh tế thị trường tương đối phát triển và
hoàn hảo về một thị trường ngoại hối, thường áp dụng chế độ thả nổi với sự can thiệp
rất ít của nhà nước. Một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh với các quy chế quản lý

ngoại hối chặt chẽ và các thành phần có đủ khả năng tham gia thị trường sẽ góp phần
hình thành nên một mức tỷ giá hợp lý thể hiện đúng tương quan sức mạnh đồng tiền
trên thế giới.
2.1.2. Điều kiện Marshall-Lerner
Theo điều kiện Marshall-Lerner (ML) để cho việc mất giá tiền tệ có tác động
tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá
cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện
này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred
Marshall và Abba Lerner.
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu
cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định
danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co
giãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng
hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu
hàng nhập khẩu co giãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều
này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
Phương trình tính toán cán cân thanh toán có dạng như sau:
B= Xp – M
Trong đó B là cán cân thanh toán, X là khối lượng xuất khẩu, M là chi tiêu cho
nhập khẩu và p là mức giá quốc tế,
Mất giá tiền tệ sẽ cải thiện cán cân thanh toán khi:


7

<0
Giả định rằng độ co giãn của nhập khẩu Em theo giá cả không đổi, bất đẳng
thức trên có thể viết thành:
1+




1+



<0

Nếu cán cân thanh toán ban đầu bằng 0, M = pX thì

/

/+/

<0
/>1

Với giả định rằng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng không thay đổi theo
giá cả.
Tuy nhiên, một số bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh điều kiện ML
không được đáp ứng trong thực tế, Goldstein và Kahn (1985) chứng minh rằng tổng
hệ số co giãn trong dài hạn (lớn hơn 2 năm) luôn lớn hơn 1 trong khi đó tổng hệ số
co giãn trong ngắn hạn (dưới 6 tháng) có xu hướng tiến gần đến 1. Tương tự, Bahmani
- Oskooee và các cộng sự (2013) cũng không tìm thấy điều kiện ML được đáp ứng
trong thực tế.
2.1.4. Đường cong chữ J
Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc
gia sụt giảm ngay sau khi quốc gia này xảy ra mất giá tiền tệ và phải một thời gian
sau tài khoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ

thị sẽ cho một hình giống chữ cái J.
Khi mất giá tiền tệ xảy ra tại t 1

Cán cân mậu dịch

0
Đường cong J

t1

Hình 2.1: Đường cong chữ J

Thời gian


8

Các lý luận kinh tế học nói rằng khi mất giá tiền tệ xảy ra, giá hàng xuất
khẩu định danh bằng ngoại tệ trở nên thấp đi trong khi giá hàng nhập khẩu định danh
bằng nội tệ tăng lên. Vì thế, đất nước sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Kết quả
là cán cân vãng lai (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, trong
thực tế, về phía cầu, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng, vì thế
lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá
thay đổi). Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để sản xuất thêm
hàng xuất khẩu cần thời gian.
Tóm lại, chính sự thay đổi giá cả và thay đổi khối lượng hàng hóa không diễn
ra đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng Đường cong J.
2.1.5. Mô hình Mundell-Fleming hay mô hình IS-LM
Đây là mô hình lý thuyết được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển
một cách độc lập trong những năm 1960. Mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường

IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong
một nền kinh tế mở. Mô hình cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ giá hối
đoái danh nghĩa trong ngắn hạn.
Đường IS: Là đường biểu diễn các kết hợp của lãi suất (r) và sản lượng (Y) để
thị trường hàng hóa cân bằng. Tức là chi tiêu thực tế bằng chi tiêu dự kiến
Đường LM: là sự kết hợp của mọi lãi suất (r) và sản lượng (Y) để có sự cân
bằng trên thị trường tiền tệ.
Mô hình IS*-LM*: Phản ánh quan hệ giữa sản lượng Y cân bằng với thị trường
ngoại hối.
e cân bằng ⇔ IS* = LM*
Điều kiện của mô hình:

- Sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng.
- Giá cố định
-

Nền kinh tế nhỏ, mở cửa.
LM*

e
IS*

Y0

Hình 2.2: Mô hình IS - LM cân bằng


9

(1) Trong điều kiện nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi

 Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng
Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng
(tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế). Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng
làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong
khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về
đồng nội tệ lớn). Đồng nội tệ lên giá làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Trong
dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làm giảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm
mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trong nước về hàng hóa và dịch vụ. Điều
này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chính sách tài chính và đưa lãi
suất trong nước về mức lãi suất thế giới.
Trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn
hảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng
cầu của nền kinh tế.
 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng
Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm
thời giảm xuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước
ngoài. Chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường
IS thì đứng yên. Nhà đầu tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang
đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệ giảm. Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm
tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Việc chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại
tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái giảm đủ để lãi suất trong nước tăng ngang bằng
với lãi suất nước ngoài.
Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo
thì chính sách tiền tệ là có hiệu quả.
 Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại
Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Chính phủ cắt giảm nhu cầu
về hàng nhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan. Xuất khẩu
ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, giảm nhập khẩu sẽ làm cho tăng tỷ giá hối



10

đoái và tăng xuất khẩu ròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang phải.
Đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang phải làm cho đường IS dịch chuyển
sang phải.
Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mại
chỉ làm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến sản lượng Y.
(2) Trong điều kiện nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định
 Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài chính của
chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định
thì ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải
với quy mô tương ứng.
Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài chính mở rộng
sẽ làm tăng sản lượng Y.
 Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng
Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ
tạo áp lực làm giảm tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải. Để giữ cho tỷ
giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển
sang trái về vị trí ban đầu.
Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không có
hiệu quả.
 Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại
Chính phủ sử dụng thuế quan hoặc hạn ngạch làm giảm nhập khẩu (làm
tăng xuất khẩu ròng), làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để giữ cho tỷ giá hối
đoái cố định thì chính phủ phải tăng cung tiền lên làm đường LM dịch chuyển sang
phải, sản lượng Y tăng lên.
Trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách thương mại là có
hiệu quả.



11

2.2. Tác động của mất giá tiền tệ đến các biến số vĩ mô
2.2.1. Tác động của mất giá tiền tệ lên sản lượng và hai thành phần của nó (đầu
tư và chi tiêu)
Có hai quan điểm ngược nhau trong lý thuyết về tác động của mất giá tiền tệ
lên sản lượng: quan điểm theo nền kinh tế mở của Keynes và quan điểm của New
Structuralist (Edwards, 1986; Agenor, 1991; Acar, 2000; Bahmani-Oskooee và
Miteza, 2003; Kandil, 2004; Kandil, 2013). Dựa trên mô hình vĩ mô của Keynes về
nền kinh tế mở, quan điểm truyền thống cho thấy rằng sự mất giá tiền tệ có tác động
tích cực đối với sản lượng bằng việc dịch chuyển tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhập
khẩu sang hàng hóa dịch vụ trong nước, điều này làm tăng tổng cầu. Mất giá tiền tệ
làm dịch chuyển cầu từ hàng hóa nhập khẩu sang hàng hóa trong nước bằng việc tăng
tương đối giá hàng nhập khẩu và giảm tương đối giá hàng xuất khẩu. Do đó, mất giá
tiền tệ đẩy mạnh khả năng cạnh tranh quốc tế cho những ngành công nghiệp xuất
khẩu trực tiếp và làm tăng sản xuất đối với những ngành này, đẩy mạnh xuất khẩu
ròng, tăng tổng cầu và sản lượng.
Tuy nhiên, quá trình này có một tác động mở rộng lên sản lượng ngay cả khi
kênh khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa hoạt động hiệu quả hay điều kiện Marshall
– Lerner (ML) được đảm bảo.
Các nhà kinh tế học New Structuralist phê phán quan điểm từ phía cầu của
Keynes. Họ lập luận rằng những tác động bất lợi trong ngắn hạn của mất giá tiền tệ
lên cả tổng cung và tổng cầu có thể tạo nên áp lực co lại lên sản lượng.
Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng, có một vài kênh thông qua mất giá tiền tệ có thể
tác động nghịch lên sản lượng. Theo quan điểm này, mất giá tiền tệ có thể làm giảm
sản lượng bằng việc làm giảm tổng cầu hoặc tổng cung. Những kênh mà thông qua
đó giảm giá tiền tệ có thể làm hạn chế sản lượng bằng việc làm giảm tổng cầu là chi
phí nhập khẩu, số dư tiền thực tế, nợ bên ngoài, phân phối thu nhập, và sự thiếu linh
động, đây chính là điều làm cho sản lượng giảm bằng việc giảm tổng cung theo đầu

vào nhập khẩu và chỉ số lương hưu (Acar, 2000; Bahmani-Oskooee và Miteza, 2003;
Berument và Pasaogullari, 2003).


12

Sự mất giá tiền tệ theo lý thuyết có tác động đến hai thành phần của sản lượng,
tiêu dùng và đầu tư thông qua hai kênh. Đầu tiên, sau mất giá tiền tệ, chi tiêu phải
giảm do hiệu ứng của cải, hiệu ứng giá tương đối, cán cân tiền thực và hiệu ứng phân
phối thu nhập (Agenor và Monteil, 2008). Tác động ngược lên chi tiêu làm giảm tổng
cầu. Thứ hai, mất giá tiền tệ làm giảm đầu tư bởi vì đầu tư mới ở những quốc gia
đang phát triển yêu cầu một lượng đáng kể hàng hóa vốn được nhập khẩu. Do đó,
mất giá tiền tệ không khuyến khích đầu tư mới bằng việc tăng giá tương đối của hàng
hóa vốn cho nên giảm nhập khẩu tạo áp lực làm giảm tổng cầu.
2.2.2. Tác động của mất giá tiền tệ lên cán cân thương mại
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, sự mất giá tiền tệ làm cải thiện cán cân thương
mại nhưng chưa có sự đồng nhất về sự cải thiện này. Có ba lập luận chính cho tác
động của mất giá tiền tệ lên cán cân thương mại.
Thứ nhất, mất giá tiền tệ có thể điều chỉnh cán cân thương mại về mức cân
bằng bằng việc làm tăng mức giá tương đối của hàng hóa nhập khẩu, do đó làm tăng
sản lượng xuất khẩu và giảm sản lượng nhập khẩu. Trong điều kiện Marshall – Lerner
(ML), mất giá tiền tệ sẽ làm cải thiện cán cân thương mại nếu tổng độ co giãn tổng
cung và tổng cầu lớn hơn một. Tuy nhiên, những lập luận khác và bằng chứng thực
nghiệm cho thấy điều kiện ML trong thực tế không được thỏa. Trong trường hợp này,
sự biến động của cán cân thương mại theo sau sự mất giá tuân theo quy luật đường
cong chữ J: mất giá tiền tệ làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn và cải thiện
trong dài hạn. Do đó, lập luận thứ nhất này giải thích sự biến động của cán cân thương
mại trong hai khái niệm: điều kiện ML và quy luật đường cong chữ J (BahmaniOskooee và Ratha, 2004; Bahmani-Oskooee và Hegerty, 2010; Bahmani-Oskooee và
các cộng sự, 2013)
Lập luận thứ hai cho rằng mất giá tiền tệ làm cải thiện cán cân thương mại

thông qua hiệu ứng khuyến khích chi tiêu hàng nội địa và hiệu ứng giảm chi tiêu. Tác
động ngay đó là khuyến khích tiêu dùng sản phẩm được sản xuất trong nước trong
khi tác động sau đó làm giảm chi tiêu do hiệu ứng số dư tiền thực và lãi suất cao hơn;
hai tác động này làm cải thiện cán cân thương mại.


13

Lập luận thứ ba chỉ ra rằng mất giá tiền tệ làm cải thiện cán cân thương mại
do kết quả của giảm chi tiêu thực từ tác động của số dư tiền thực của mất giá tiền tệ.
2.2.3. Tác động của mất giá tiền tệ lên lạm phát
Tỷ giá tác động đến lạm phát thông qua các kênh:
(1) Kênh tổng cung- tổng cầu, theo trường phái Keynes
(2)Thông qua kênh cung cầu tiền tệ
(3) Theo kênh mức giá chung
(4) Thông qua lạm phát kỳ vọng.
Kênh thứ nhất: phân tích tác động của tỷ giá tới lạm phát dựa trên mô hình
tổng cầu – tổng cung (AD-AS). theo đó, tỷ giá tác động đến lạm phát qua xuất khẩu
ròng đó là khi đồng nội tệ giảm giá so với đồng tiền nước ngoài, xuất khẩu ròng tăng
lên, cán cân thương mại có thể được cải thiện; do xuất khẩu ròng là một thành phần
của tổng cầu AD, nên khi xuất khẩu ròng tăng, đường AD dịch chuyển lên trên trong
mô hình AD-AS, tác động làm lạm phát gia tăng.
Kênh thứ hai: phân tích tác động của tỷ giá đến lạm phát thông qua mô hình
IS-LM. Theo đó, tác động của tỷ giá tới lạm phát qua cán cân thanh toán. Cơ chế
truyền dẫn này trải qua hai giai đoạn:
Khi xảy ra mất giá tiền tệ, xuất khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình
trạng cán cân thương mại. Mặt khác khi xuất khẩu ròng tăng, đường IS dịch chuyển
sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn
đổ vào trong nước tăng (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn
tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện.

Khi cán cân thanh toán tổng thể thặng dư, tức là luồng vốn nước ngoài đổ vào
trong nước tăng lên, lúc này sẽ có hai khả năng xảy ra:
-1- NHTW sẽ phải cung ứng thêm tiền để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá không bị
giảm xuống để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng
cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền
tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải trong mô hình IS- LM làm cân bằng tiền
hàng trong nền kinh tế thay đổi (Thông qua phương trình trao đổi tiền hàng của


15

2.2.4. Tác động của mất giá tiền tệ lên cung tiền và lãi suất
Tỷ giá và lãi suất hay tỷ giá và cung tiền chỉ có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả.
Theo đó, mất giá tiền tệ tác động lên cung tiền và lãi suất theo sau tác động của nó
lên lạm phát. Bởi vì lạm phát tăng, cung tiền thực giảm và lãi suất danh nghĩa tăng.
Kết quả là, mất giá tiền tệ dẫn đến số dư tiền thực thấp hơn và mức lãi suất danh nghĩa
cao hơn.
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm
2.3.1. Bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia trên thế giới
 Những nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mất giá tiền tệ và tác động của
nó đến các biến số kinh tế kết luận những xem xét về tác động của mất giá tiền tệ
lên các biến số của nền kinh tế sử dụng những kỹ thuật khác nhau, bao gồm phân
tích bình phương tối thiểu, mô phỏng mô hình kinh tế vĩ mô, hồi quy dữ liệu bảng,
và mô hình vector tự hồi quy (VAR) đưa ra bằng chứng liên quan đến tác động của
mất giá tiền tệ đến các hoạt động kinh tế chưa thống nhất:
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng mất giá tiền tệ có xu hướng khuyến khích các
hoạt động kinh tế (Domac, 1997; Mills và Pentecost, 2001).
Domac (1997) đã nghiên cứu tác động của mất giá tiền tệ không lường trước
đến các hoạt động kinh tế thông qua các biến số vĩ mô sản lượng, giá năng lượng

thực, chi tiêu chính phủ thực, cung tiền M2 và lãi suất ở Thỗ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn
1960 - 1990. Nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm rằng sự mất giá tiền tệ
không lường trước có tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế.
Mills và Pentecost (2001) nghiên cứu tác động của sự thay đổi tỷ giá thực lên
sự tăng trưởng đầu ra thực tế, cả dài hạn và ngắn hạn được kiểm tra bằng dữ liệu hàng
quý cho một nhóm bốn nền kinh tế thị trường đang phát triển ở Trung và Đông Âu
bao gồm Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia trong giai đoạn 1992-1998.
Bao gồm các biến sản lượng thực, cung tiền thực, tỷ lệ tiền lương thực và tỷ giá hối
đoái thực. Kết quả cho thấy, trong ngắn hạn mất giá tiền tệ có tác động tích cực hoặc
trung lập đến sản lượng.


14

Fisher: M.V=P.Y, trong đó: M là mức cung tiền, V là vòng quay tiền tệ, P là mức giá,
Y là sản lượng. Khi M tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho P tăng tức là lạm
phát tăng lên), do đó lạm phát sẽ tăng lên.
-2- NHTW không vì mục tiêu giữ cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến
khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết và không cần
tăng thêm, trong trường hợp cán cân tổng thể thặng dư thì vẫn có một lượng ngoại tệ
tăng lên trong nền kinh tế. Với những nước có nền kinh tế bị đôla hóa ở mức độ cao,
tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này vẫn tăng lên vì nó
bao gồm hai phần là: Tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện
thanh toán bằng ngoại tệ. Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá
cả và đẩy lạm phát tăng lên.
Kênh thứ ba: Tác động của tỷ giá tới lạm phát qua giá hàng nhập khẩu. Giá
hàng nhập khẩu bị tác động bởi hai thành phần là giá nhập khẩu trên thị trường thế
giới và tỷ giá danh nghĩa. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng làm giá hàng nhập khẩu tăng và
ngược lại. Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước hoặc
phục vụ tiêu dùng. Nếu là hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, khi tỷ giá tăng dẫn đến

chi phí các yếu tố đầu vào tăng, sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá. Nếu là hàng
nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng dẫn đến giá của hàng hóa tính bằng nội tệ tăng
nên cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá hàng
nhập khẩu đến lạm phát sẽ biểu hiện rõ hơn khi quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu/GDP lớn,
còn với những nước có tỷ lệ này nhỏ, dẫn truyền từ sự thay đổi của tỷ giá qua giá
hàng nhập khẩu đến lạm phát là không đáng kể.
Kênh thứ tư: Ngoài ba kênh dẫn truyền trên còn một nhân tố nữa tác động đến
lạm phát kỳ vọng. Lãi suất huy động của đồng nội tệ có thể đại diện cho sự kỳ vọng
về lạm phát do cơ sở để xác định lãi suất huy động là kỳ vọng trung bình của nhà đầu
tư về lạm phát và lãi suất thực dương. Việc điều chỉnh tỷ giá liên tục của NHTW có
thể khiến cho lãi suất huy động đồng nội tệ tăng cao. Điều này sẽ làm giảm lòng tin
của dân chúng và nhà đầu tư khi có sự kỳ vọng về giảm giá đồng nội tệ trong tương
lai, gây ra vòng xoáy “lạm phát-tỷ giá”.


16

Trong khi những nghiên cứu khác đưa ra bằng chứng ngược lại (Edwards,
1986; Sawyer và Sprinkle, 1987; Kamin và Klau, 1998; Acar, 2000; Kamin và
Rogers, 2000).
Theo đó, Edwards (1986) nghiên cứu tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái
thực lên tăng trưởng sản lượng thực bằng việc phân tích dữ liệu hàng năm cho một
nhóm 12 quốc gia đang phát triển bao gồm Ấn Độ, Malaysia, Philipin, Sri Lanka,
Thái Lan, Hy Lạp, Israel, Braxin, Colombia, El Salvador, Nam Phi và Nam Tư, trong
giai đoạn 1965-1980, sử dụng mô hình xem xét ảnh hưởng của các biện pháp tăng
trưởng cung tiền, chi tiêu chính phủ, các điều khoản thương mại và tỷ giá hối đoái
thực. Các kết quả thu được đưa ra bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết rằng sự mất giá
tiền tệ có tác động tiêu cực đối với sản lượng thực trong ngắn hạn; về tác động lâu
dài của sự mất giá tiền tệ là không thống nhất nhưng nghiên cứu cho thấy rằng tác
động tiêu cực ban đầu không được đảo ngược sau đó.

Sawyer và Sprinkle (1987) sử dụng một mô hình cân bằng tổng thể có thể khả
toán (Computable General Equilibrium - CGE) phân tích tác động ngắn hạn của mất
giá tiền tệ đối với một số biến số tế vĩ mô như biến số sản lượng, lạm phát và cán cân
thương mại tại Mexico năm 1980. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự mất giá tiền tệ làm
giảm nhập khẩu, làm cải thiện cán cân thương mại và có tác động tiêu cực đến nền
kinh tế vĩ mô trong nước.
Kamin và Klau (1998) phân tích tác động của sự mất giá tiền tệ đối với sản
lượng dựa trên dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1970-1996 cho 27 quốc gia bao gồm
8 nước châu Mỹ Latinh (Bolivia, Braxin, Chilê, Colombia, Ecuador, Mexico,
Uruguay và Venezuela), 6 nước châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Philippines,
Đài Loanvà Thái Lan) và 13 nước công nghiệp (Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan,
Pháp, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương
quốc Anh). Kết quả của nghiên cứu không xác nhận quan điểm truyền thống hoặc
sách giáo khoa rằng sự phá giá tiền tệ có tác động khuyến khích các hoạt động kinh
tế về lâu dài.


×