Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước trong khu vực đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---o0o---

HOÀNG LÊ KIỀU TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRONG
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

---o0o---

HOÀNG LÊ KIỀU TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TẠI MỘT SỐ NƢỚC TRONG
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Năng

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phạm Văn Năng. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả
nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
cho tới thời điểm hiện nay.

TP.HCM,ngày…tháng…năm 2016
Tác giả

Hoàng Lê Kiều Trang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 3

5. Bố cục luận văn...................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ............................................... 4
1.1 Tổng quan lý thuyết ............................................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................................. 4
1.1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 4
1.1.3 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................... 5
1.2 Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế .............. 7
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
đến tăng trƣởng kinh tế .......................................................................................... 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 21


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƢỚC
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á .................................................................................... 22
2.1 Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại một số nƣớc trong khu vực Đông
Nam Á ....................................................................................................................... 22
2.1.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Indonesia ........................................ 24
2.1.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Malaysia ......................................... 25
2.1.3 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Philippines...................................... 26
2.1.4 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Singapore ....................................... 27
2.1.5 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan ......................................... 29
2.1.6 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ........................................ 30
2.2 Phân tích tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế
của một số nƣớc trong khu vực Đông Nam Á ...................................................... 31
2.2.1 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 31
2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 38
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 39
2.2.4 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 43

2.2.4.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 43
2.2.4.2 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến .................................. 46
2.2.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................. 48
2.2.4.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư - Greene (2000) .......... 50
2.2.4.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan phần dư – Wooldridge (2002) và
Drukker (2003) .......................................................................................................... 51
2.2.4.6 Phân tích kết quả hồi quy GMM ................................................................... 51


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 57
CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 59
3.1 Kết quả nghiên cứu chính................................................................................. 59
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam ........................................... 61
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. 61
3.2.2 Cải cách hệ thống tài chính .............................................................................. 63
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................... 64
3.2.4 Mở cửa thương mại định hướng xuất khẩu, hội nhập kinh tế .......................... 66
3.2.5 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......................................................................... 66
3.3 Hạn chế và hƣớng mở rộng đề tài.................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ICOR

Incremental Capital Output Ratio


Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Asean

Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

General Method of Moments

Mô hình Moments Tổng quát

GNI

Gross national income


Tổng thu nhập quốc gia

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

NNP

Net national product

Sản phẩm quốc gia ròng

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại Thế Giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm trước ..................................... 17

Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của từng
biến:

..................................................................................................................... 37

Bảng 2.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ........................................... 44
Bảng 2.3: Kết quả ma trận tự tương quan ................................................................. 47
Bảng 2.4: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai ......... 48
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi mô hình ........................................ 50
Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra tự tương quan mô hình .................................................. 51
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình GMM................................................ 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Indonesia giai đoạn 1990 -2014 (%/năm) .................................. 24
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Malaysia giai đoạn 1990 -2014(%/năm) .................................... 25
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Philippines giai đoạn 1990 -2014(%/năm) ................................ 27
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Singapore giai đoạn 1990-2014(%/năm) ................................... 27
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Thái Lan giai đoạn 1990 – 2014(%/năm) .................................. 29
Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng GDP bình quân đầu người và tỷ trọng dòng vốn FDI vào
ròng trên GDP của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014(%/năm) ................................. 30


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cộng đồng quốc tế, các học giả, các nhà ban hành và thi hành luật trên toàn
thế giới đều cho rằng những nước đang phát triển cần nguồn vốn từ bên ngoài đổ
vào để bù đắp thâm hụt tiết kiệm, thiếu hụt cán cân thanh toán, và tiến tới phát triển
bền vững. Điều này lại càng quan trọng hơn đối với các quốc gia tại khu vực Đông
Nam Á (Asean), nơi mà mức thu nhập chưa cao. Tuy nhiên nhờ nguồn tài nguyên
khổng lồ, sự cải tiến chế độ dân chủ , cải tiến chế độ quảy lý đã làm khu vực này trở
nên hấp dẫn thương mại và đầu tư. Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập
kinh tế khu vực là động lực đưa dòng chảy tư bản của thế giới về Đông Nam Á.
Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng giảm ở năm 2014, nhưng FDI đầu
tư vào Asean lại tăng, chiếm 11% tổng vốn FDI toàn cầu, đóng góp khoảng 30%
FDI của khu vực Châu Á. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là nguồn lớn nhất
và đáng tin cậy nhất của các dòng vốn đầu tư cho phát triển trong khu vực. FDI
được coi là một nguồn quan trọng để bổ sung nguồn vốn trong nước cho phát triển
thông qua các yếu tố như chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, tạo việc làm
và đào tạo nhân lực. Mặc dù các nước khu vực Đông Nam Á từ lâu đã được coi là
điểm đến hấp dẫn đối với FDI vì nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn, tuy nhiên
một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao sức hấp dẫn của quốc gia đối với nhà đầu tư, bao gồm tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ, sự ổn định chính trị, cải thiện chính sách tài khóa, tiền tệ.
Câu hỏi đặt ra là liệu các dòng vốn FDI tăng có mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh
tế như mong đợi cho các nước Asean hay không? Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu
được tiến hành, nhưng kết quả vẫn không thuyết phục. Sự thiếu đồng thuận về hiệu
quả của dòng vốn FDI được quy cho sự khác biệt về địa lý và đặc trưng của mỗi
quốc gia. Do đó, bài nghiên cứu xem xét trường hợp đối với các nước Asean khi
khu vực này đang ngày càng được công nhận như là một điểm đến đầu tư, đặc biệt
là đối với FDI. Rõ ràng, phân tích này là quan trọng bởi vì nó sẽ cung cấp một sự
hiểu biết tốt hơn về mối quan hệ FDI tăng trưởng và do đó giúp đỡ để phát triển



2

chính xác hơn lý thuyết của tự do hóa tài khoản vốn và quyết định chính sách tốt
hơn ở Asean.
Báo cáo của UNCTAD (2000) lưu ý rằng việc sử dụng hiệu quả dòng vốn để
nâng cao tốc độ tăng trưởng là không thể thực hiện nếu không có cơ chế kiểm soát
quản lý thích hợp. Báo cáo của UNECA (2006) cũng chỉ ra rằng cơ chế quản lý
được xem như yếu tố quyết định và cũng là yếu tố tác động đến các dòng vốn.
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã lưu ý rằng việc thiếu thành công của các chương
trình tự do hóa ở nhiều nước đang phát triển là do chế độ quản lý không đầy đủ
hoặc không thích hợp. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu thực nghiệm nào
để kiểm tra mối quan hệ này để hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách. Bài
nghiên cứu “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế
tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á” sẽ góp phần đáng kể trong giải thích
này.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
Thứ nhất, đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế tại

-

một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thứ hai, xem xét hệ thống luật, quy định có tác động như thế nào đến mối

-

quan hệ FDI – tăng trưởng.
Và cuối cùng đưa ra một số gợi ý chính sách dựa trên các kết quả thực


-

nghiệm nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam.
Các mục tiêu nghiên cứu ở trên hướng vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
-

Thứ nhất, FDI có tác động thế nào đến tăng trưởng kinh tế?

-

Thứ hai, vai trò của các luật,quy định đối với tăng trưởng kinh tế?

-

Thứ ba, sự tương tác giữa FDI và các luật, quy định có ảnh hưởng như
thế nào đến tăng trưởng kinh tế?


3

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Không gian: Bài nghiên cứu xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế của 6 nước trong khu vực Đông Nam Á (Asean) bao gồm: Việt Nam, Singapore,
Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan.
Thời gian: Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ năm 1990 – 2014
để tạo ra bộ dữ liệu bảng (Panel Data). Dữ liệu được thu thập và tổng hợp từ trang
web World Bank và Fraser Institute (2013).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp ước lượng GMM (General Method of

Moments) trên nền tảng kiểm định Sargan để kiểm định mối quan hệ giữa dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng phần mềm stata 12 để
hỗ trợ xử lý dữ liệu.
5. Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế.
Chương 2: Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế tại một số nước khu vực Đông Nam Á.
Chương 3: Kết luận và đề xuất giải pháp thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.


4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Tổng quan lý thuyết
1.1.1 Khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Việc quốc tế hóa thị trường đã khuyến khích các công ty xây dựng cách tiếp
cận đa dạng để kinh doanh quốc tế, dẫn đến hoạt động rộng lớn như đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Tồn tại nhiều định nghĩa về FDI, chẳng hạn theo Griffin &
Pustay (2007), FDI được xem là việc kiểm soát 10% hoặc hơn chứng khoán có
quyền biểu quyết của doanh nghiệp hoặc các lợi ích tương đương trong một doanh
nghiệp chưa hợp nhất. Farrell (2008) định nghĩa FDI như là một gói vốn, công
nghệ, quản lý và điều hành cho phép công ty có thể hoạt động và cung cấp hàng
hóa, dịch vụ trong một thị trường nước ngoài.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) định nghĩa:
“đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) là một công cuộc đầu
tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt

được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
(direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu
phải là 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp”
Tổ chức thương mại Thế Giới (World Trade Organization, WTO) cho rằng:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”.”
1.1.2 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế


5

Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của
một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Thước đo phổ biến là mức tăng tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người
trong một năm. Một số nước sử dụng các chỉ số khác để xác định mức tăng trưởng
kinh tế như: GNP (tổng sản phẩm quốc gia); GNI (tổng thu nhập quốc gia); NNP
(sản phẩm quốc gia ròng) hoặc NNI (thu nhập quốc gia ròng). (Các chỉ số trên
thường được tính trong một năm và đều có thể sử dụng theo tiêu chí bình quân trên
đầu người).
“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người
hoặc theo từng công nhân”, Simon Kuznet (1966). Hay như định nghĩa do Douglass
C.North và Robert Paul Thomas (1973) đưa ra: “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản
lượng tăng nhanh hơn dân số”.
Các nhà kinh tế học cổ điển đã sử dụng hai chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) bình quân đầu người (GNP/người) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình

quân đầu người (GDP/người) để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế.
1.1.3 Các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế
Hiện nay có rất nhiều nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia
nhưng tựu chung lại gồm có các nhân tố cơ bản sau:
 Thứ nhất, nguồn nhân lực; Nhiều nhà kinh tế cho rằng nguồn nhân lực hay
vốn con người là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Theo
Schultz (1961), vốn con người bao gồm thể trạng, trình độ học vấn, kỹ năng,
kinh nghiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật lao động. Có thể nói: “nguồn lực con
người là nguồn lực của mọi nguồn lực”, là “tài nguyên của mọi tài nguyên”.
Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình,
được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế.
 Thứ hai, vốn đầu tư; Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của
quá trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và
đầu tư nước ngoài. Các quốc gia đang phát triển muốn tích lũy vốn trong


6

tương lai cần có sự hy sinh tiêu dùng cá nhân trong hiện tại. Vốn đầu tư của
toàn xã hội không chỉ là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm
cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là lượng
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ
đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan
trọng không kém. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với
tăng vốn đầu tư. Harod Domar đã nêu công thức tính hiệu suất sử dụng vốn,
viết tắt là ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư
chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu
quá trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%,
có nghĩa là muốn tăng 1% GDP thì vốn đầu tư phải tăng 3%.
 Thứ ba, tiến bộ công nghệ; Tiến bộ công nghệ có tác dụng thúc đẩy tăng

trưởng vì nó góp phần làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu suất sử
dụng vốn, tiết kiệm lao động và vốn trên sản phẩm nên cùng lượng chi phí
nhưng sản phẩm tạo ra nhiều hơn và mở ra các ngành nghề và sản phẩm mới.
Ngày nay với đà phát triển công nghệ nhất là công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ vật liệu mới... đã góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
 Thứ tư, xuất khẩu; Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế được
thuật ngữ kinh tế gọi là “export-led growth”, nghĩa là tăng trưởng kinh tế dựa
vào xuất khẩu. Xuất khẩu có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách
trực tiếp vì nó là một thành phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp
thông qua ảnh hưởng của nó đến các nhân tố của tăng trưởng. Xuất khẩu làm
tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị trường cho sản xuất nội
địa. Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá trình tái
phân bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng nguồn lực và cạnh tranh của
quốc gia. Xuất khẩu làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước
ngoài. Xuất khẩu giúp giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Xuất khẩu thúc
đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất
và cuối cùng xuất khẩu tạo thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập.


7

 Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên; Mặc dù tiến bộ độ khoa học kỹ thuật không
ngừng phát triển và được áp dụng sâu rộng trong sản xuất. Các yếu tố nhập
lượng có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả. Tuy nhiên nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn đóng vai trò quyết
định trong sản xuất sản phẩm của ngành và quốc gia (nông nghiệp, công
nghiệp khai khoáng …). Thực tiễn minh chứng quốc gia nào có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu về trữ lượng và chất lượng sẽ có
nhiều thuận lợi trong thu hút FDI và ngược lại.
1.2 Tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế

Trong sự biến động của các dòng vốn vào những năm 1990, FDI là dòng vốn
chính chảy vào các nước đang phát triển. Không giống như nhưng dòng vốn khác,
FDI ít biến động hơn và không thể hiện những xu hướng chu kỳ. Do đó FDI trở
thành dòng vốn được ưa thích ở những nước đang phát triển. Dòng vốn FDI tăng
nhanh chóng ở khắp các khu vực trên thế giới trong giai đoạn những năm 1980 và
1990 đã tạo nên những cuộc tranh cãi về lợi ích và chi phí của dòng vốn này. Có
một số luận điểm cho rằng, với một mức độ phát triển nhất định và một thể chế phù
hợp, FDI có thể đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo nên một môi trường kinh
tế tốt hơn. Mặt khác, FDI vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như làm suy yếu cán
cân thanh toán do việc chuyển lợi nhuận từ nước nhận đầu tư về nước đầu tư, tác
động tiêu cực đến khả năng canh trạnh của các doanh nghiệp trong nước. Hiện tại,
có một quan điểm chung cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa FDI và tăng
trưởng ở những quốc gia đã đạt được một mức độ phát triển tối thiểu về giáo dục,
công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Do thâm hụt tiết kiệm và thiếu hụt thanh khoản ở các nước đang phát triển,
FDI được xem là một nguồn quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn mới cả về vật
chất lẫn con người (Busse and Groizard, 2008). FDI được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến tăng trưởng thông qua sự gia tăng nguồn vốn ở nước nhận đầu tư và
gián tiếp thông qua phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ tiên tiến


8

(de Mello,1999). Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về
tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mô hình tăng trưởng tân cổ
điển cho rằng tiến bộ công nghệ và lực lượng lao động là yếu tố ngoại sinh, FDI chỉ
làm tăng sản lượng mà không giúp tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. FDI chỉ có thể
kích thích tăng trưởng trong dài hạn thông qua tác động lên việc phát triển công
nghệ và lực lượng lao động (Solow, 1956).
Trái ngược với mô hình tăng trưởng tân cổ điển, các mô hình tăng trưởng nội

sinh nhấn mạnh rằng FDI có thể thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn thông qua các
yếu tố như nghiên cứu và phát triển (Research and Development, R&D), nguồn
nhân lực và hiệu ứng tràn (Romer, 1986; Lucas, 1988; Grossman và Helpman,
1991). Sự khác biệt nổi bật giữa hai mô hình này là trong khi mô hình tăng trưởng
tân cổ điển giả định năng suất biên của vốn giảm dần trong dài hạn thì mô hình tăng
trưởng nội sinh dựa trên giả định năng suất tăng theo quy mô. Các tài liệu tăng
trưởng nội sinh còn chỉ ra rằng, FDI không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
thông qua việc hình thành vốn và chuyển giao công nghệ (Blomstrom et al, 1996;..
Borensztein et al, 1995) mà còn thông qua việc điều chỉnh tăng mức độ kiến thức
thông qua đào tạo lao động và kỹ năng sát nhập và mua lại (de Mello 1997, 1999).
Trong khuôn khổ của mô hình tăng trưởng nội sinh, FDI có thể tác động đến tăng
trưởng kinh tế thông qua ba kênh chính sau:
 Thứ nhất, FDI tăng tích lũy vốn, tăng năng suất, cung cấp công nghệ mới cho
các nước tiếp nhận (Dunning, 1993;. Blomstrom et al, 1996; Borensztein et al
1998.). FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là luồng
vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên
quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ
cho chính phủ nước nhận đầu tư, do vậy ít có thay đổi khi có tình huống bất
lợi. Trong những lý thuyết tăng trưởng mới, tầm quan trọng của việc thay đổi
công nghệ cho tăng trưởng kinh tế đã được nhấn mạnh (Grossman và
Helpman, 1991; Barro và Sala-i-Martin, 1995). Tốc độ tăng trưởng của các
nước kém phát triển được cho là có thể phụ thuộc nhiều vào mức độ mà các


9

quốc gia này có thể áp dụng và triển khai công nghệ mới có sẵn từ các nước
phát triển. Bằng cách thích ứng các ý tưởng mới về công nghệ, các nước kém
phát triển có thể bắt kịp với trình độ công nghệ của các nước phát triển. Một
trong những kênh quan trọng để các nước kém phát triển có thể tiếp cận và

thực hiện các công nghệ mới chính là FDI. FDI được coi là nguồn quan trọng
để phát triển công nghệ của nước nhận đầu tư. Vai trò này được thể hiện qua
hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ có sẵn từ bên ngoài vào và sự
phát triển công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nước chủ nhà.
Do có công nghệ cùng với trình độ quản lý được nâng lên nên đối với các
ngành sản xuất thì việc tăng năng suất là điều tất yếu. Không những thế những
công nghệ này còn cho ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tính năng
đa dạng hơn, bền hơn và với những mẫu mã đa dạng, hàng hoá lúc này sẽ
nhiều và tất nhiên sẽ rẻ hơn so với trước. Điều này chính là cung tăng lên
nhưng thực ra nó tăng lên để đáp ứng lại lượng cầu cũng tăng lên rất nhanh do
quá trình đầu tư tác động vào. Tốc độ quay của vòng vốn tăng lên nhanh hơn,
do vậy sản phẩm cũng được sản xuất ra nhiều hơn và tiêu thụ cũng nhiều hơn.
Do sự tiêu thụ được tăng lên do vậy các ngành sản xuất, dịch vụ được tiếp
thêm một luồng sức sống mới, nhân lực, máy móc và các nguyên vật liệu được
đem ngay vào sản xuất, từ đó đóng góp của các ngành này vào GDP cũng tăng
lên.
 Thứ hai, FDI làm tăng mức độ kiến thức và kỹ năng ở nước sở tại thông qua
lao động và quản lý đào tạo (de Mello, 1996, 1999), giúp phát triển nguồn
nhân lực và tạo việc làm. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài
là thu được lợi nhuận tối đa, củng cố vị thế và duy trì lợi thế cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến việc
tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Số lượng lao động
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng nhanh ở các
nước đang phát triển. Ngoài ra, các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công


10

cho các dự án FDI góp phần tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp. FDI cũng có

tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nước tiếp nhận đầu tư.
Các cá nhân làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có cơ
hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp cận với công nghệ và kỹ năng
quản lý tiên tiến. Các doanh nghiệp FDI cũng có thể tác động tích cực đến việc
cải thiện nguồn nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp khác có mối quan hệ,
đặc biệt là các doanh nghiệp đối tác. Những cải thiện về nguồn nhân lực ở các
nước tiếp nhận đầu tư còn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi các cá nhân làm
việc trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp
trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp mới.
 Thứ ba, FDI tăng tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp nước tiếp nhận đầu
tư bằng cách vượt qua những rào cản gia nhập thị trường. Cùng với việc gia
nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường nội địa, nơi mà
các nhà đầu tư trong nước chiếm giữ phần lớn thị phần, tuy nhiên ưu thế về thị
phần sẽ không kéo dài đối với nhà đầu tư trong nước khi ưu thế về nguồn lực
của nhà đầu tư nước ngoài trội hơn hẳn. Chính vì vậy các nhà đầu tư trong
nước phải đổi mới cả quá trình sản xuất của mình từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu thụ bằng việc cải tiến công nghệ và phương pháp quản lý để có thể trụ
vững trên thị trường. Đây chính là một trong những thử thách tất yếu của nền
kinh tế thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước.
Các lý thuyết liên quan đến FDI cho rằng tác động tích cực của FDI đến tăng
trưởng phụ thuộc vào điều kiện địa phương và khả năng hấp thụ. Điều kiện địa
phương gồm điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu…) và tài nguyên
thiên nhiên (khoáng sản, tài nguyên đất, rừng…). Một quốc gia có điều kiện tự
nhiên thuận lợi về địa hình, khí hậu cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú sẽ là lợi thế trong giao lưu với các nền kinh tế. Do đó sẽ thu hút được các nhà
đầu tư nước ngoài vì ở đó sẽ đảm bảo cho ổn định sản xuất và thuận lợi cho xuất
khẩu hàng hóa. Khả năng hấp thụ của một quốc gia bao gồm trình độ nguồn nhân
lực, độ mở của thương mại, thị trường tài chính, hệ thống chính sách, chất lượng cơ



11

sở hạ tầng… Ở các nước đang phát triển, các nghiên cứu vĩ mô về mối quan hệ
FDI-tăng trưởng đã chỉ ra rằng: một số nhân tố quan trọng như chế độ thương mại,
nguồn nhân lực, các quy định của thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng và mức
độ mở cửa của nền kinh tế - góp phần làm FDI tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế chung. ( Balasubramanyam và cộng sự, 1996, 1999; Borensztein và cộng sự,
1998; Nair-Reichert và Weinhold, 2001; Aitken and Harrison, 1999).
 Độ mở cửa thƣơng mại: cũng đóng vai trò như một nhân tố cần thiết cho mối
quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ
giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập
khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tiên phong của Romer (1986) và Lucas (1988)
cũng đã cung cấp bằng chứng thuyết phục cho đề xuất sự gia tăng trong hoạt
động xuất nhập khẩu có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
Balasubramanyam và cộng sự (1996); UNCTAD (1998) đề xuất rằng tác động
tích cực của FDI còn phụ thuộc vào độ mở cửa thương mại. FDI góp phần mở
rộng thị trường xuất khẩu thông qua các giao dịch của công ty đa quốc gia –
kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ từ nước này sang nước khác.
 Nguồn nhân lực: Nguồn lực về con người thể hiện qua chất lượng và số lượng
lao động. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh muốn thực hiện được phải cần
nhân tố con người. Khi một nên kinh tế có nguồn lao động dồi dào và đáp ứng
được nhu cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa dự
án vào hoạt động. Số lượng lao động phụ thuộc vào quy mô dân số và tỉ lệ dân
số ở trong độ tuổi lao động, quốc gia có một nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng
được nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và vận hành dự án có quy mô lớn của
nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng lao động nhiều vẫn chưa đủ, vấn đề
quan trọng hơn hết là chất lượng lao động. Khi lao động có chất lượng cao, họ
sẽ tham gia vào sản xuất tốt hơn vì những kiến thức họ có không phải là nhỏ,
bao gồm cả những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm qua thời gian. Hơn nữa, họ

sẽ tiếp thu nhanh hơn những kiến thức về khoa học kỹ thuật, giảm bớt chi phí


12

đào tạo cho nhà đầu tư. Một số tác giả cho rằng việc ứng dụng các công nghệ
mới và kỹ năng quản lý đòi hỏi đầu vào từ lực lượng lao động. Những loại hàng
hóa sử dụng mức thâm dụng vốn cao cần phải được kết hợp với lao động có
trình độ để hiểu và làm việc với các công nghệ mới đó. Borensztein và cộng sự
(1998) đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và trình
độ của lực lượng lao động. Những quốc gia có trình độ lao động cao sẽ đạt
được nhiều lợi ích từ FDI hơn những quốc gia có trình độ lao động thấp thông
qua quá trình chuyển giao công nghệ.
 Sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô được nhìn nhận thông qua sự ổn định về
kinh tế xã hội, ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh và ổn định trong các
chính sách tiền tệ. Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
xã hội, trước hết, đó phải là nơi không xảy ra các cuộc chiến tranh và khủng bố.
Đó phải là một quốc gia có các chính sách ổn định, các chính sách tiền tệ phải
làm sao hạn chế được lạm phát và chống giảm phát, song vấn đề là ở chỗ làm
sao để kiểm soát được lạm phát, giữ nó ở một tỷ lệ có lợi cho phát triển, tránh
mất giá đồng tiền quá lớn. Các nhà đầu tư không thể yên tâm và ổn định sản
xuất tại một nước mà giá trị của đồng tiền nước đó liên tục thay đổi, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
 Chất lƣợng cơ sở hạ tầng là yếu tố góp phần quan trọng hấp dẫn dòng vốn
FDI và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ FDI – tăng
trưởng. Chỉ có xây dựng một kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp, thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể thu hút vốn đầu tư, hấp dẫn
dòng FDI đổ vào trong nước và tạo nền móng cho các dự án đầu tư được thực
hiện nhanh chóng và hiệu quả. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì
nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của

nhà đầu tư không được bảo toàn.
 Hệ thống luật, quy định và các chính sách khyến khích đầu tƣ, kinh doanh:
Thời gian gần đây, một loạt các nghiên cứu được công bố đã kiểm tra mối liên
hệ giữa hiệu quả các quy định của thị trường tài chính, FDI và tăng trưởng. Về


13

bản chất, Hermes và Lensink (2003), Durham (2004) và Alfaro et al. (2004)
thấy rằng tất cả các nước có hệ thống tài chính tốt và các quy định của thị
trường tài chính hiệu quả thì có thể khai thác FDI hiệu quả hơn và đạt được tốc
độ tăng trưởng cao hơn. Những nghiên cứu này cho thấy rằng, các nước không
chỉ cần một hệ thống ngân hàng ổn định, mà còn cần một cấu trúc thị trường tài
chính phù hợp cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng
để bắt đầu bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra một môi
trường đầu tư thông thoáng và thuận tiên luôn là nơi mà các nhà đầu tư tìm đến.
Có rất nhiều lý thuyết đề cập đến vấn đề các nhân tố tác động đến FDI ở các
nước đang phát triển, và đều cho thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng, kỹ năng,
môi trường vĩ mô ổn định và một hệ thống tài chính lành mạnh trong việc thu hút
dòng vốn FDI (Borghesi and Giovannetti, 2003). Theo de Mello (1997) và OECD
(2002), cho rằng các nước đang phát triển phải đạt được một mức độ nhất định của
sự phát triển, giáo dục và cơ sở hạ tầng, trước khi họ có thể nắm bắt những lợi ích
tiềm năng liên quan đến FDI.
Mặc dù đã có những lý thuyết ủng hộ cho những lợi ích của FDI, nhưng vẫn
tồn tại quan điểm cho rằng FDI có thể sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận đầu tư
như lấn át đầu tư nội địa, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, đe dọa an ninh quốc gia,
làm mất ổn định tài chính và phụ thuộc vào vốn nước ngoài. FDI không chỉ là
chuyển quyền sở hữu từ trong nước cho người nước ngoài mà còn là một cơ chế
giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quản lý và điều khiển các doanh
nghiệp nội địa, là một cơ chế quản trị công ty. Việc chuyển quyền kiểm soát từ các

doanh nghiệp nội địa sang các doanh nghiệp FDI không phải lúc nào cũng mang lại
lợi ích cho nước nhận đầu tư bởi vì vấn đề lựa chọn đối nghịch (Krugman, 1998).
Thông qua FDI, các nhà đầu tư nước ngoài có được thông tin nội bộ quan trọng về
năng lực của các doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát của họ. Điều này mang lại
cho họ một lợi thế thông tin hơn những nhà đầu tư trong nước – những cổ đông
không tham gia kiểm soát. Lợi dụng thông tin tốt này, các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ có xu hướng giữ lại các doanh nghiệp có năng suất cao thuộc sở hữu của


14

mình và bán doanh nghiệp có năng suất thấp cho các nhà đầu tư nội địa không nắm
rõ thông tin. Và với vấn đề lựa chọn đối nghịch này có thể dẫn đến việc đầu tư quá
mức “overinvestment” của các nhà đầu tư nước ngoài.
Việc sử dụng đòn bẩy quá mức cũng hạn chế lợi ích của FDI. Cụ thể là các dự
án đầu tư tiến hành bởi các doanh nghiệp FDI chủ yếu dựa vào vốn vay từ thị
trường tín dụng trong nước. Và kết quả là tỷ lệ đầu tư tài trợ bằng nguồn vốn FDI
không nhiều như kỳ vọng (vì các công ty con nước ngoài có thể vay với tài sản thế
chấp trong nước và sau đó chuyển tiền lại cho công ty mẹ).
1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
đến tăng trƣởng kinh tế
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng giải thích mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng. Trong phần này, tác giả muốn tổng hợp những nghiên cứu thực nghiệm
đã có trước đây để có cái nhìn tổng quan về tác động của FDI lên tăng trưởng.
Wai-Mun et al (2008), sử dụng kiểm định Augmented Dickey-Fuller (ADF)
Unit root tests, kiểm định Phillips-Peron (PP) test và phân tích hồi quy Ordinary
Lest Square (OLS), dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1970 – 2005, bài nghiên
cứu cho thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa FDI và tăng trưởng ở
Malaysia. Do đó chính phủ nên khuyến khích các biện pháp để thu hút FDI, áp dụng
những chính sách hỗ trợ giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp thu được

những chuyển giao công nghệ từ FDI. Đồng thời nên kiểm soát vấn đề tham nhũng,
lạm phát và biến động tỷ giá.
Li và Liu (2005) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng thông qua dữ
liệu chéo của 84 quốc gia trong giai đoạn 1970 – 1999 và thấy rằng mối liên hệ
mạnh mẽ giữa FDI và tăng trưởng ở cả nước phát triển và đang phát triển không chỉ
dựa trên FDI mà còn dựa trên sự tương tác giữa FDI và những nhân tố quan trọng
khác. Theo phân tích của họ, mối quan hệ FDI, tăng trưởng chỉ thật sự có ý nghĩa từ
giữa những năm 1980. Họ khẳng định lại quan điểm những quốc gia có thị trường
rộng lớn sẽ thu hút được FDI. Đồng thời, nguồn nhân lực và khả năng tiếp thu công


15

nghệ không chỉ là nhân tố thu hút FDI, mà còn là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Nghiên cứu của Nair (2010). Nghiên cứu này khảo sát tác động của FDI đối
với tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cho giai đoạn 1970-2007. Tác giả cho rằng quyết
định của một công ty đa quốc gia đầu tư ra nước ngoài là bởi những lợi thế của năng
suất cao và chi phí thấp. Từ quan điểm của nước nhận đầu tư, lợi ích của FDI không
chỉ tập trung ở tăng trưởng kinh tế; các công ty đa quốc gia còn mang về những quy
trình và công nghệ sản xuất mới, giúp đào tạo lực lượng lao động. Tuy nhiên dòng
vốn FDI đổ vào một quốc gia còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác. Sử dụng
kiểm định nhân quả Granger Causality Tests, bài nghiên cứu tìm thấy hai nhân tố
đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Ấn
Độ đó là nguồn nhân lực sẵn có và độ mở cửa thương mại. Kết quả chỉ ra rằng, mối
liên kết tích cực giữa FDI và tăng trưởng trở nên mạnh hơn khi kết hợp với hai biến
tương tác trên.
Borensztein và cộng sự (1995) kiểm định về tác động của FDI đến tăng trưởng
kinh tế ở 69 nước đang phát triển, giai đoạn 1970 – 1989. Kết quả nghiên cứu cho
thấy nhìn chung FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù mức độ

tác động phụ thuộc vào nguồn vốn nhân lực sẵn có ở nước nhận đầu tư. Hồi quy
xuyên quốc gia cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của FDI đến đầu tư nội địa và tác
động của FDI lên mỗi quốc gia sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ phát triển của
nguồn vốn nhân lực quốc gia đó.
Akinlo (2004) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về FDI và tăng
trưởng ở Nigeria trong giai đoạn 1970 – 2001. Sử dụng kiểm định ADF, PP tests và
phân tích tương quan, tác giả kết luận rằng FDI ở Nigeria có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế với một độ trễ nhất định. Kết quả cho thấy rằng FDI trong lĩnh
vực khai thác dầu mỏ có thể không kích thích tăng trưởng kinh tế bằng FDI trong
lĩnh vực sản xuất. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xuất khẩu, lao động và nguồn
vốn nhân lực có mối liên hệ tích cực đến tăng trưởng. Tác giả cũng kiến nghị chính


16

phủ nên có những chính sách để khuyến khích dòng vốn FDI vào những ngành có
năng suất cao, đặc biệt là ngành sản xuất, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc
ngăn chặn sự chuyển vốn ra khỏi quốc gia, việc này làm FDI tác động tiêu cực đến
nền kinh tế trong ngắn hạn.
Trong bài nghiên cứu thực nghiệm của Saqib và cộng sự (2013), nghiên cứu
về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Pakistan giai đoạn 1981 – 2010, sử
dụng sáu biến trong đó GDP là biến phụ thuộc, biến độc lập là các biến FDI; tổng
nợ; tổng tiết kiệm trong nước; lạm phát; ngoại thương. Kết quả cho thấy một mối
quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa FDI và biến phụ thuộc GDP. Các biến còn lại
như tổng nợ, lạm phát, ngoại thương cũng thể hiện mối quan hệ tiêu cực với GDP.
Kết luận của bài nghiên cứu là đầu tư nội địa ở Pakistan mang lại nhiều lợi ích hơn
là sử dụng nguồn vốn FDI. Và đề xuất chính phủ Pakistan nên có những chính sách
để khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nội địa.
Carkovick and Levine (2002) với nghiên cứu “Does Foreign Direct
Investment Accelerate Economic Growth?” sử dụng ước lượng Generalize Method

of Monments (GMM), dữ liệu bảng trong giai đoạn từ 1960 - 1995 của 72 quốc gia,
cho thấy không có mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng kiểm định tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế ở 12 nước Châu Phi tiểu Sahara giai đoạn 1975 – 1999 của Sukar và
cộng sự (2011). Kết quả chỉ ra rằng tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là
tích cực nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999), cho rằng tác động
của FDI đến tăng trưởng kinh tế là yếu.
Adams, S. (2015) với nghiên cứu nhằm kiểm định ảnh hưởng của FDI đến
tăng trưởng kinh tế và xem xét cơ chế quản lý tác động thế nào đến mối quan hệ
FDI – tăng trưởng của 22 nước tiểu Châu Phi khu vực Saharan ,trong giai đoạn
1980-2011 . Sử dụng mô hình GMM, kỹ thuật ước lượng, bài nghiên cứu chỉ ra cả
FDI và các điều luật (luật thị trường tín dụng, luật kinh doanh và luật về thị trường


×