Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Đặc điểm trẻ vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.91 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1.
2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
3.

Lí do chọn đề tài…………………………………………………………2
Đặc điểm trẻ vị thành niên…………………………………………..…..2
Khái niệm vị thành niên…………………………………….…….2
Đặc điểm trẻ vị thành niên…………………………………..……3
Những thay đổi về thể chất……………………………………3
Những thay đổi về tâm sinh lí…………………………………4
Những thách thức trẻ vị thành niên ngày nay phải đối mặt…..6
Thiết kế hệ chương trình truyền hình kênh VTV7 dành cho trẻ vị thành

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
3.10.
3.11.
3.12.


3.13.

niên………………………………………………………….……………8
Chương trình “NHÀ CÓ TRẺ MỚI LỚN”………...………………8
Chương trình Talk show về giới trẻ…………………………...…10
Chương trình “TIN TỨC”……………………………………..….11
Chương trình “CA NHẠC”……………………………………….13
Game show dành cho trẻ vị thành niên………………...………..14
Chương trình phim truyện truyền hình………………………….15
Chương trình “ÔN THI CUỐI CẤP”……………………………..16
Chương trình “SÁCH HAY”……………………………………..17
Chương trình “NHỮNG THÚ CHƠI HAY”……………………...18
Phim ngắn “NHẬT KÝ TIỂU QUỶ” …………………………….19
Chương trình “TẤM GƯƠNG SÁNG”…………………………..20
Chương trình “TẬP LÀM CON NGOAN TRÒ GIỎI”…………...21
Chương trình “HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO !”…………………..22

1. Lí do chọn đề tài
• Hiện nay có rất ít chương trình truyền hình dành cho trẻ vị thành niên, hoặc có thì
cũng quan tâm chưa đúng mức, kết thúc một cách không vui vẻ (như chương trình
Nhật kí Vàng Anh).
• Trẻ vị thành niên là chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định đến sinh mệnh, sự
phát triển của cả một quốc gia nên cần được xã hội nói chung và báo chí truyền
hình nói riêng quan tâm nhiều.
• Trẻ vị thành niên ở lứa tuổi mới lớn có nhiều thay đổi đột ngột, khác lạ về tâm sinh
lý nên rất bỡ ngỡ, nhiều lo lắng, sợ hãi. Do đó rất cần sự quan tâm, sự giúp đỡ

1



đúng mức và định hướng đúng

đắn của gia đình, thầy cô và xã hội để có thể thích

ứng kịp thời, có những suy nghĩ và hành vi đúng đắn.
• Trẻ vị thành niên trong thời đại mở cửa hội nhập đối mặt với nhiều cơ hội cũng
như thử thách, rất dễ bị sa ngã, lao vào những trò chơi vô bổ, có hại như: game
online, do đó rất cần sự quan tâm của truyền thông và xã hội.
• Trong thời gian gần đây tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng được cả toàn xã
hội báo động, tiêu biểu là vụ giết người cướp của kinh hoàng của sát thủ Lê Văn
Luyện ở Bắc Giang đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giáo dục trẻ vị thành niên
cho toàn xã hội.
2. Đặc điểm trẻ vị thành niên
2.1.

Khái niệm vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành
niên. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên
của khốiLiên minh châu Âu và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc lấy độ tuổi 15 - 24
tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi, chiếm 20% dân số
nước ta. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.
Hiểu đơn giản, vị thành niên là “giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người
lớn”.
Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:



giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi




giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi

2.2. Đặc điểm trẻ vị thành niên
2.2.1. Những thay đổi về thể chất

NỮ
- Phát triển chiều cao

NAM
- Phát triển chiều cao
2


- Phát triển cân nặng
- Tuyến vú phát triển, ngực to ra
- Khung xương chậu phát triển, xươnghông to ra
- Phát triển lông mu
- Đùi thon
- Bộ phận sinh dục phát triển: âm độ,âm đạo to ra, tử cung và buồng trứng
phát triển
- Có kinh nguyệt
- Ngưng phát triển bộ xương sau khihình thể đã hoàn thiện
-

Phát triển cân nặng
Phát triển lông mu
Thay đổi giọng nói (bề giọng, giọng
nói ồ ồ), sau 18 tuổi giọng trầm trở lại

Tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển
Ngực và hai vai phát triển
Các cơ của cơ thể rắn chắc
Lông trên cơ thể và mặt phát triển
Dương vật và tinh hoàn phát triển
Bắt đầu xuất tinh
Trái cổ do xương sụn phát triển
Ngưng phát triển bộ xương sau khi
hình thể đã hoàn thiện
Thời kỳ dậy thì chính thức ở nam và nữ chứng tỏ rằng bộ máy sinh dục
đã trưởng thành, có khả năng quan hệ tình dục, nữ giới có khả năng mang thai
và sinh con.

2.2.2.




Những thay đổi về tâm sinh lý
Nhân cách:
Cố gắng làm được những điều mình mong muốn
Muốn khám phá bản thân: trẻ vị thành niên thường tò mò về bản thân, tự đặt ra

những câu hỏi kiểu: Tôi là ai? Tôi có thể làm gì? Tại sao cơ thể tôi lại như thế này?
• Tâm lý:
 Tâm trạng thất thường
Trẻ vị thành niên rất dễ rơi vào trạng thái khi thì co rút, thủ thế, ù lì trong
một thứ vỏ sò kiên cố do chính mình tự dựng lên; khi thì bùng nổ những khiêu
khích, chống đối rất ngô nghê(ví dụ:dứt khoát không chịu ngủ trưa, không chịu ăn
món cá, không chịu bỏ áo trong quần, không gài nút áo cổ… nếu như bị người lớn

bắt buộc).
Các em hoay bối rối tự tìm hiểu, tự bắt gặp những khoảnh khắc vô nghĩa, hụt
hẫng. Tâm trạng này khiến cho những nhận định và dự tính của các em bị đảo lộn,
như thể dao động từ cực này sang cực kia, mới vui đó đã thấy buồn buồn ủ dột.

3


Nhiều lúc các em còn rơi vào mặc cảm tự ti, mất niềm tin và đau khổ khi thấy thần
tượng của mình bị sụp đổ trong phút chốc.
 Luôn nghĩ mình là “cái rốn của vũ trụ”
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng tự đánh giá mình cao hơn so với hiện
thực, các em thích thổi phồng những khả năng của mình, người ta thường nói một
cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích tự xem mình là “ cái rốn của vũ trụ” ,
là nhân vật có tầm quan trọng nhất, mọi người nên suy nghĩ và hành động như
mình.Chính vì đánh giá không đúng khả năng của mình nên các quyết định của trẻ
ít dẫn đến thành công , những thất bại nho nhỏ , những xích mích vụn vặt cũng có
thể làm trẻ đau khổ dễ dẫn đến những hành vi nông nổi.
 Muốn được đối xử như người lớn
Trẻ vị thành niên luôn muốn khẳng định với mọi người mình là người lớn,
đôi khi bằng những hành vi tiêu cực (hút thuốc, nói to, thích gây ấn tượng…). Trẻ
muốn mọi người đối xử với mình như người lớn.
 Muốn thoát ra khỏi những ràng buộc của gia đình, thường xảy ra những xung đột
gữa trẻ vị thành niên và gia đình.
Khi trở thành thiếu niên trẻ thường có xu hướng tách rời ra khỏi sinh hoạt
gia đình, trẻ phản ứng mạnh mẽ lại sự kiểm soát của cha mẹ. Cha mẹ bắt trẻ vào 1
khuôn khổ nào đó thì chúng luôn tìm cách chống đối, vượt rào. Do dó cha mẹ
thường la mắng, thậm chí là đánh đập, làm tổn thương trẻ.
 Thích “thần tượng hóa” một ai đó
Nếu như ở tuổi thơ các em luôn xem bố mẹ thầy cô là hình mẫu lý tưởng

của mình thì trong lứa tuổi này trẻ bắt đầu “ nhìn lại” thần tượng, mặt khác do ít
trải nghiệm, ít kiến thức xã hội nên sự đánh giá người khác của các em khá cực
đoan- cứng ngắc, những người được các em đánh giá cao thì sẽ được các em tin
tưởng, yêu quí, tôn sùng người đó, thích hoàn thành nhiệm vụ người đó giao phó
và tỏ rõ thái độ ngược lại với những người mà các em phát hiện ở họ có những lời
nói hành động tự các em cho là không đúng không tốt.
4


• Tình cảm: quan tâm và có cảm giác lạ với người khác phái, yêu đương nông cạn,






quan hệ tình dục không an toàn.
Các tác hại hay gặp ở tuổi vị thành niên:
Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn và hậu quả:
Mang thai ngoài ý muốn:
Dễ bị sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ
Làm mẹ quá trẻ, cơ thể chưa phát triển đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thia kém phát

triển, dễ bị chết lưu
 Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai
 Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán








nản, tách biệt với gia đình và bạn bè
Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người không muốn gắn bó lâu dài
Bản thân và gia đình gánh chịu định kiến xã hội
Gánh nặng kinh tế khi nuôi con
Phá thai có thể dẫn đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng…
Mắc các bệnh qua đường tình dục và HIV/AIDS
Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, các chất gây nghiện như: bia, rượu, thuốc
phiện…

2.2.3 Những thách thức trẻ vị thành niên ngày nay phải đối mặt
 Công nghệ
Một trong những khó khăn mà trẻ vị thành niên ngày nay phải đối mặt chính
là việc họ đã lớn lên trong một thế giới của công nghệ cao. Ngày nay, với sự xuất
hiện của truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, thế giới đã mở rộng ra trước mắt
trẻ và tạo nên sự kết nối toàn cầu với rất nhiều loại hình giải trí đặc biệt. Tuy vậy,
trẻ vị thành niên ngày nay không bị giới hạn bởi những phương tiện và chương
trình cố định.
Giới trẻ ngày nay lớn lên cùng những chiếc máy vi tính. Internet đã kết nối
trẻ với thế giới bên ngoài cùng những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Bên cạnh
việc giúp trẻ nắm bắt nhanh chóng những thông tin giải trí, nó còn cho phép trẻ
giao tiếp với bạn bè một cách thuận tiện, nhất là trong việc thảo luận các ý tưởng.
5


Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy thời gian trẻ vị thành niên sử dụng mạng
internet để tán gẫu và tìm kiếm thông tin nhiều hơn rất nhiều lần so với thời gian
chúng làm bài tập ở nhà. Trên thực tế, những thiết bị công nghệ này đã kết nối giới

trẻ với thế giới và đặt trẻ vào một môi trường văn hóa vượt xa những gì cha mẹ họ
từng mơ đến.
 Sự hiểu biết và tiếp cận trực tiếp với vấn đề bạo lực
Khác biệt văn hóa thứ hai chính là việc ngày nay, giới trẻ lớn lên với quá
nhiều hiểu biết về các hành vi bạo lực. Điều đáng nói là một phần sự hiểu biết này
lại đến từ những tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ. Bạo lực xuất hiện trên phương tiện
truyền thông ngày một nhiều. Phim ảnh, truyện tranh… chứa đầy những cảnh bạo
lực. Theo kết quả một cuộc khảo sát của tổ chức Gallup, 36% trẻ vị thành niên đã
từng xem phim hoặc đọc những cuốn truyện có nhiều nội dung bạo lực; 53% số trẻ
đồng ý rằng “bạo lực trên truyền hình và phim ảnh đã truyền tải những thông điệp
sai trái đến giới trẻ; 65% trẻ vị thành niên cho rằng “phim ảnh và truyền hình có
ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của giới trẻ ngày nay”.
Điều đáng lo ngại là ngày nay, vấn đề bạo lực không chỉ tồn tại trên các
phương tiện truyền thông mà đã trở thành vấn đề đáng báo động trong giới trẻ.
Nhiều trẻ vị thành niên đã từng là nạn nhân và thậm chí là thủ phạm trực tiếp gây
ra các cảnh bạo lực, kể cả giết người.
 Gia đình tan vỡ
Thực tế hiện nay cho thấy phần lớn trẻ vị thành niên ngày nay đều lớn lên
trong gia đình hạt nhân chỉ bao gồm cha mẹ và con cái - chứ không phải trong đại
gia đình gồm nhiều thế hệ như trước. Ngày càng nhiều gia đình hạt nhân sống xa
đại gia đình. Và nếu trước kia các gia đình láng giềng thường luân phiên trông
chừng con cái cho nhau thì ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến họ hiếm khi có cơ
6


hội làm điều đó. Những ảnh hưởng tích cực bên ngoài gia đình đối với trẻ ngày
càng ít dần.
 Sự hiểu biết và tiếp cận trực tiếp với vấn đề tình dục
Ngày nay, vấn đề tình dục công khai đang trở nên phổ biến trong giới trẻ.
Phần lớn trẻ vị thành niên đều có kiến thức về vấn đề này hoặc đã biết đến việc

quan hệ tình dục. Điều đáng nói là những bạn trẻ từng làm việc này thường cảm
thấy mình bị lạm dụng và trống rỗng. Trong khi đó, những trẻ không biết đến tình
dục lại bị dày vò với những suy nghĩ như: “Liệu mình có đang bỏ lỡ một điều gì đó
quan trọng hay không? Liệu mình có vấn đề gì không?”.
Ngoài ra, ngày nay, vấn đề sống thử và quan hệ đồng tính cũng trở thành đề
tài phổ biến trong giới trẻ.
 Các giá trị đạo đức và tôn giáo
Khác biệt cuối cùng mà trẻ vị thành niên ngày nay phải đối mặt chính là việc
họ đang lớn lên trong một thế giới có nhiều biến động về tôn giáo và đạo đức.
3. Thiết kế hệ chương trình truyền hình kênh VTV7 dành cho trẻ vị thành niên
3.1. Chương trình “NHÀ CÓ TRẺ MỚI LỚN”
Nội dung: đưa ra tất cả các tình huống, các vấn đề, những thắc mắc, suy nghĩ
băn khoăn của trẻ vị thành niên thông qua các clip tình huống, từ đó mà bàn luận,
đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất, định hướng suy nghĩ và hành vi đúng
đắn cho trẻ vị thành niên.
Chủ đề: rất đa dạng, mỗi hôm là 1 chủ đề liên quan đến trẻ vị thành niên từ
nhỏ nhất đến lớn nhất như: bạo lực học đường, giáo dục giới tính, tình yêu học trò,
áp lực học tập, học tập có hiệu quả, giúp mẹ làm việc nhà, trẻ lang thang…
Mục đích: nhằm giúp trẻ vị thành niên hiểu về bản thân mình hơn, thích ứng
được những thay đổi bất thường trong cơ thể và tâm sinh lý của mình, có suy nghĩ
7


và hành vi đúng đắn, có cách giải quyết phù hợp trong những tình huống mình gặp
phải trong cuộc sống hàng ngày; giúp gia đình, thầy cô và xã hội hiểu hơn về các
em, có cách ứng xử khéo léo hơn với các em.
Đối tượng: các gia đình có trẻ vị thành niên, trong đó đặc biệt chú ý tới trẻ vị
thành niên và bố mẹ các em.
Thời gian phát sóng: 20h các ngày thứ 2, 4, chủ nhật hàng tuần
Khu vực phát sóng: cả nước

Thời lượng: 20 phút
Khách mời: 3 người :1 trẻ vị thành niên (bắt buộc), 1 chuyên gia tâm lý (bắt
buộc), 1 phụ huynh học sinh hoặc thầy cô giáo của học sinh (không bắt buộc).
Kết cấu chương trình: 3 phần
 Phần 1: TÌNH HUỐNG (5 phút)
Phát clip tình huống tương ứng với chủ đề ngày hôm đó. Clip chỉ dừng lại ở
việc đưa tình huống đơn thuần, chưa đưa ra cách giải quyết.
 Phần 2: BÀN LUẬN (15 phút)
- Phần đầu bàn luận, phân tích, đánh giá tình huống và dự đoán cách giải quyết của
nhân vật trong tình huống (13 phút)
- Phần giữa phát clip 1’30 phút có thể là phóng sự tổng hợp ý kiến của nhiều trẻ vị
thành niên/ thầy cô/ người lớn hoặc là 1 clip ngắn về cách giải quyết phổ biến nhất
có thể là đúng hoặc sai mà các em tuổi vị thành niên hay làm khi rơi vào tình
huống đó.
- Phần cuối: MC kết và mời chuyên gia đưa ra lời khuyên hợp lý nhất dành cho trẻ
vị thành niên và gia đình, thầy cô khi trẻ rơi vào tình huống đó
 Phần 3: TƯ VẤN (5 phút)
Chuyên gia tư vấn trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề hôm nay bàn luận
của khán giả truyền hình gửi tới qua mail và hộp thư truyền hình.
3.2.

Chương trình Talk show về giới trẻ

8


Nội dung: chương trình là cuộc nói chuyện trên truyền hình giữa 1 bác sĩ
hoặc chuyên gia tâm lý với 1 MC. Mỗi 1 số sẽ nói về 1 chủ đề đang nổi cộm trong
giới trẻ vị thành niên như: bạo lực học đường, sức khỏe sinh sản, những thay đổi
bất thường về tâm sinh lý... Do đó tên mỗi chương trình sẽ tùy thuộc vào chủ đề

nói chuyện hôm đó.
Ví dụ với chủ đề là sức khỏe sinh sản vị thành niên tên chương trình sẽ là
“Talk show về sức khỏe sinh sản vị thành niên”. Đây sẽ là cuộc nói chuyện giữa 1
bác sĩ khoa sản và MC. MC sẽ đặt những câu hỏi liên quan tới chủ đề như: suy
nghĩ của bác sĩ về tình trạng trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên đang gia tăng ở
nước ta, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, giải pháp khắc phục, lời khuyên dành
cho trẻ vị thành niên và các ông bố bà mẹ… và bác sĩ trả lời.
Chủ đề: mỗi chương trình sẽ làm 1 chủ đề đang nổi cộm trong trẻ vị thành
niên như: bạo lực học đường, tội phạm trẻ vị thành niên, tình yêu và tình dục với
trẻ vị thành niên, nghiện game, trẻ hóa tội phạm…
Mục đích: thông qua phân tích, đánh giá thấu đáo của các chuyên gia để cho
mọi người, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô và nhà trường thấy có cái nhìn đúng đắn
nhất, hiểu biết nhất về trẻ vị thành niên để có cách ứng xử phù hợp nhất với chúng.
Đối tượng: trẻ vị thành niên, gia đình, thầy cô và nhà trường.
Thời gian phát sóng: 9h sáng các ngày thứ 3, 5 hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 20 phút
Khu vực phát sóng: cả nước.
Khách mời: 1 chuyên gia tâm lí hoặc 1 khác sĩ.
Kết cấu: Mở đầu MC chào khán giả và giới thiệu chủ đề bàn luận ngày hôm
nay, giới thiệu khách mời. Sau đó đi vào bàn luận, MC hỏi và chuyên gia đáp. Phần
kết MC kết lại vấn đề, cám ơn chuyên gia và chào tạm biệt khán giả.
3.3.

Chương trình “TIN TỨC”
9


Nội dung: tổng hợp tất cả các tin tức có liên quan đến trẻ vị thành niên như:
hội thảo giáo dục sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên, những vụ bạo lực học đường,
những vụ án do trẻ vị thành niên gây ra, các tấm gương điển hình ở tuổi vị thành

niên, những trò chơi được trẻ vị thành niên quan tâm… và tin tức về dự báo thời
tiết.
Chủ đề: tất cả những chủ đề liên quan đến học tập và cuộc sống hàng ngày
của trẻ vị thành niên.
Mục đích: giúp khán giả truyền hình, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô và nhà
trường nắm bắt được tình hình cuộc sống của con em mình, dự báo thời tiết trong
ngày giúp các em dựa vào đo để lên kế hoạch học tập và vui chơi.
Đối tượng: trẻ vị thành niên, gia đình, thầy cô và nhà trường.
Thời gian phát sóng: 7h từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 20 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: 2 phần
 Phần 1: TIN TỨC (18 phút)
Mở đầu MC chào khán giả, dẫn tin đầu tiên, phát tin và tiếp tục lần lượt dẫn
và phát các tin sau. Đó có thể là tin vắn, tin phóng sự, dung lượng tùy thuộc vào
mỗi tin.
 Phần 2: DỰ BÁO THỜI TIẾT (2 phút)
MC đưa thông tin về dự báo thời tiết, có vận dụng vào cuộc sống của trẻ vị
thành niên. Ví dụ hôm nay nắng to trên 38 độ C các em không nên ra ngoài nhiều
nếu không cần thiết, đi học phải đội mũ nón đầy đủ, luôn có chai nước bên cạnh…
Kết: MC chào và chúc các em có 1 ngày học tập và vui chơi bổ ích.

3.4.

Chương trình “CA NHẠC”
10


Nội dung: phát những ca khúc trong sáng phù hợp với lứa tuổi vị thành niên,
những buổi biểu diễn ca nhạc dành cho lứa tuổi này, bao gồm cả những ca khúc,

buổi biểu diễn trong nước và nước ngoài.

Ví dụ như ca khúc: Bồ câu

không đưa thư, Nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò, Giấc mơ thần tiên,
Gọi tên tôi nhe bạn thân hỡi, Tạm biệt, Kỉ niệm trường xưa…
Chủ đề: chủ đề của những bài hát đa dạng miễn là ngôn từ trong sáng, nội
dung thuần khiết.
Mục đích: giúp trẻ vị thành niên giải trí, giảm stress; quan trọng là định
hướng âm nhạc cho các em tới những ca khúc trong sáng phù hợp với lứa tuổi chứ
không phải là những ca khúc sướt mướt lụy tình hay đầy bạo lực.
Đối tượng: trẻ vị thành niên
Thời gian phát sóng: thứ 7 và chủ nhật hàng tuần
Thời lượng phát sóng: 30 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: trong 30 phút phát lần lượt các ca khúc, dự tính khoảng 9 ca khúc.
Mở đầu MC chào và giới thiệu chủ đề ca nhạc hôm nay, giới thiệu ca khúc đầu
tiên, kết thúc mỗi ca khúc sẽ giới thiệu 1 ca khúc mới cho đến hết thời lượng
chương trình. Nếu phát 1 buổi biểu diễn nào đó thì mở đầu MC chào khán giả và
giới thiệu cuộc biểu diễn, sau đó là buổi biểu diễn cho đến hết.
3.5. Game show dành cho trẻ vị thành niên
• Chương trình “ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA”
Nội dung: phát lại chương trình “ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” của
kênh VTV3 vào lúc 14h thứ 2 hàng tuần.
• Chương trình “TRÒ CHƠI DÂN GIAN”
Nội dung: 3 đội chơi, mỗi đội gồm 3 em ở tuổi vị thành niên sẽ tham gia vào
2 trò chơi dân gian theo đúng luật đã quy định của trò chơi đó như nhảy dây, đá
11



cầu, bắn bi, đánh ô ăn quan, ném còn, chơi trốn tìm, ném quăng, nhảy ô, rồng rắn
lên mây, chơi âm, chơi nhảy thừng, đuổi bắt, bóng ma… Kết thúc các trò chơi đội
nào thắng sẽ giành chiến thắng.
Chủ đề: mỗi chương trình sẽ thi 2 trò chơi dân gian khác nhau đảm bảo có
trò thi cá nhân và thi đồng đội, ví dụ trong 1 chương trình sẽ thi trò ô ăn quan (cá
nhân), bóng ma (đồng đội).
Mục đích: giúp các em giải trí, giảm stress; rèn luyện cơ thế cho các em;
đồng thời đưa các em tránh xa những trò chơi hiện đại vô bổ , khơi dậyvà bảo tồn
các trò chơi dân gian từ chính những thế hệ trẻ.
Đối tượng: trẻ vị thành niên
Khách mời: trong mỗi chương trình sẽ có 9 trẻ vị thành niên tham gia chia
làm 3 đội khác nhau và sẽ mời thêm 3 vị giám khảo (1 thầy/cô, 1 người làm bên sở
văn hóa, 1 bạn hot teen)
Thời gian phát sóng: 20h thứ 7 hàng tuần
Thời lượng phát sóng: 45 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu chương trình : 2 phần
 Phần 1: THI CÁ NHÂN
Mỗi đội sẽ cử 1 cá nhân lên tham gia thi đấu hoặc lần lượt từng cá nhân
tham gia thi đấu thi đấu tùy thuộc vào mỗi trò chơi được lựa chọn trong chương
trình. Ví dụ trò ô ăn quan sẽ cử đại diện tham gia, trò đá cầu sẽ lần lượt từng thành
viên tham gia
 Phần 2: THI ĐỒNG ĐỘI
Tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia trò chơi. Các nhóm cùng
tham gia hoặc lần lượt tham gia tùy thuộc vào từng trò chơi. Ví dụ trò bóng ma,
rồng rắn lên mấy cả 3 nhóm cùng tham gia.
12


3.6.


Chương trình phim truyện truyền hình
Nội dung: chiếu các bộ phim truyền hình Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan,
Mỹ Anh, Pháp…
Chủ đề: các bộ phim về lứa tuổi vị thành niên
Mục đích: giải trí, giảm stress, giáo dục các em qua các bộ phim.
Đối tượng: trẻ vị thành niên
Thời gian phát sóng: 12h, 18h, 21h tất cả các ngày trong tuần.
Thời lượng phát sóng: 45 phút (tính cả quảng cáo).
Kết cấu: chiếu phim 15 phút thì lại quảng cáo 1 lần.

3.7.

Chương trình “ÔN THI CUỐI CẤP”
Chương trình này có thể phát sóng trực tiếp hoặc ghi hình lại rồi mới phát.
Nội dung: chương trình phát sóng các buổi dạy học của các giáo viên giỏi,
thạc sĩ, giáo sư uy tín về các môn sẽ thi tốt nghiệp như: toán, văn, lý, sinh, hóa, sử,
địa, tiếng anh. Giáo viên sẽ tổng kết kiến thức các môn để các em dễ nắm bắt hơn,
đồng thời giới thiệu các phương pháp ôn tập hiệu quả, truyền đạt các kinh nghiệm
khi đi thi…
Chủ đề: mỗi hôm giáo viên sẽ dạy 1 môn học trong những môn sẽ thi tốt
nghiệp, đại học.
Mục đích: giúp các em nắm bắt được tổng hợp kiến thức các môn được ôn
thi, rèn luyện kĩ năng làm bài thi, thử sức với những bài khó, có phương pháp học
tập hiệu quả, có kinh nghiệm khi đi thi, tránh những bỡ ngỡ, lo lắng dẫ đến sai sót.
Đối tượng: các em học sinh cuối cấp 2 và 3 đang đối mặt với kì thì chuyển
cấp, kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học.
Thời gian phát sóng: chỉ phát sóng vào những tháng cuối năm học như tháng
6,7.
Phát sóng 10h sáng các ngày thứ 3, 5, 6 hàng tuần.

13


Thời lượng phát sóng: 45 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: Giáo viên hướng dần đồng thời cũng là MC của chương trình.
Mở đầu giáo viên chào khán giả và giới thiệu về mình, giới thiệu về môn
học, tiết học này hôm này. Sau đó giáo viên tiến hành dạy. Phần kết giáo viên tổng
kết lại ý chính của bài hôm nay đã dạy, chúc các em học tập hiệu quả.
3.8.

Chương trình “SÁCH HAY”
Nội dung: giới thiệu các cuốn sách hay dành cho trẻ vị thành niên với ngôn
ngữ trong sáng, văn phong phong phú như các cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh (
Trại hoa vàng, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Kính vạn hoa…), các cuốn sách
Nhật kí tâm hồn…
Chủ đề: mỗi chương trình sẽ giới thiệu 1 cuốn sách/ truyện hay với nhiều
chủ đề khác nhau dành cho trẻ vị thành niên.
Mục đích: giáo dục và làm khơi dậy thói quen đọc sách cho trẻ vị thành niên,
thông qua các cuốn sách để định hướng, giáo dục trẻ sống lành mạnh, trong sáng,
yêu thơ văn, khuyến khích sở thích làm văn và viết thơ.
Đối tượng: trẻ vị thành niên
Thời gian phát sóng: 8h thứ 2, 3, 4 hàng tuần.
Thời lượng phát sóng:15 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: Mở đầu MC chào khán giả, giới thiệu về cuốn sách ngày hôm nay.
Sau đó MC giới thiệu về tác giả và nội dung chính của cuốn sách. Phần kết MC
khẳng định đây là 1 cuốn sách rất hay và mời khán giả tuổi mới lớn đón đọc.

3.9.


Chương trình “NHỮNG THÚ CHƠI HAY”

14


Nội dung: giới thiệu những trò chơi hay, mới, độc đáo; những thú chơi đang
được trẻ vị thành niên yêu thích; những điểm vui chơi giải trí thú vị phù hợp với trẻ
vị thành niên.
Chủ đề: mỗi 1 chương trình sẽ giới thiệu 1 trò mới, hay, tích cực đang thịnh
hành trong giới trẻ vị thành niên.
Mục đích: giới thiệu và hướng dẫn các em đến những trò chơi hay và bổ ích,
những địa điểm vui chơi lí thú, lành mạnh; tránh những trò chơi tiêu cực và vô bổ.
Đối tượng: trẻ vị thành niên.
Thời gian phát sóng: 14h thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Thời lượng phát sóng:30 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: mở đầu MC chào khán giả và giới thiệu về trò chơi. MC trực tiếp
tham gia và hướng dẫn các em cách chơi hoặc trực tiếp đến địa điểm vui chơi và
hướng dẫn cách đến địa điểm, hướng dẫn chơi ở đó như thế nào cho an toàn. Phần
kết MC mời các em cùng tham gia và chào tạm biệt.
3.10. Phim ngắn “NHẬT KÝ TIỂU QUỶ”
Nội dung: Đây là bộ phim ngắn nói về cuộc sống hàng ngày của nhóm Tiểu
Quỷ. Nhóm Tiểu quỷ gồm 3 cô học sinh cấp 2 Mai, Thục, Linh chơi với nhau rất
thân. 3 cô gái cũng như bạn bè cùng trang lứa đang bước vào tuổi dậy thì và bắt
đầu làm quen với những mối quan hệ xã hội. Nhóm Tiểu Quỷ thường bày ra những
trò quậy phá tinh nghịch nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, khúc mắc khó xử
trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Những tâm sự, suy nghĩ của nhóm cũng như
từng thành viên đều được viết vào cuốn nhật ký chung. Kết thúc mỗi tập phim
ngắn là 1 câu hỏi tình huống “Chúng tôi/ tôi nên làm như thế nào” và đưa ra 3

phương án lựa chọn. Khán giả sẽ là người quyết định giải pháp bằng cách nhắn tin

15


hoặc gọi điện từ điện thoại đến tổng đài. Tập tiếp theo sẽ đi theo hướng giải quyết
được nhiều khán giả bình chọn nhất.
Chủ đề: mỗi tập phim là 1 câu chuyện liên quan đến 1 chủ đề mà nhóm Tiểu
Quỷ đang gặp rắc rối: mâu thuẫn bạn bè, kiểm tra học kì, buổi liên hoan cuối năm,
buổi picnic của cả lớp…
Mục đích: giúp các em giải trí, giảm stress; giúp các em có được những cách
giải quyết hợp lý nhất khi rơi vào tình huống tương tự như các bạn trong nhóm
Tiểu Quỷ; giúp cha mẹ, thầy cô và nhà trường sẽ hiểu các em hơn, có những cách
ứng xử phù hợp nhất khi con em mình rơi vào tình huống đó. Từ đó kéo gần
khoảng cách giữa cha mẹ, bạn bè, thầy cô và nhà trường với các em.
Đối tượng: trẻ vị thành niên, gia đình, thầy cô và nhà trường.
Thời gian phát sóng: 11h từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 15 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: 2 phần
 Phần 1: (13 phút) 5 phút đầu phát clip giải quyết tình huống hôm trước nhóm Tiểu
Quỷ gặp phải. 8 phút sau phát clip tình huống mới.
 Phần 2: (2 phút) đặt câu hỏi và các phương án giải quyết tình huống mới, hướng
dẫn khán giả cách nhắn tin hoặc gọi điện trả lời câu hỏi.
3.11. Chương trình “TẤM GƯƠNG SÁNG”
Nội dung: giới thiệu những tấm gương tuổi vị thành niên làm được những
việc tốt, đạt được thành tích cao đáng khen ngợi trên khắp cả nước như tấm gương
xả thân nhảy xuống sông cứu sống 3 em bé, tấm gương nhiều năm đạt học sinh
toàn diện, tấm gương vượt khó, tấm gương có thành tích sáng tạo khoa học…
Chủ đề: mỗi chương trình sẽ giới thiệu về 1 tấm gương điển hình về 1 lĩnh

vực nào đó, có thể là tấm gương học giỏi, tấm gương nghèo vượt khó, tấm gương
khuyết tật vượt lên số phận…
16


Mục đích: khen ngợi những tấm gương vị thành niên tốt, điển hình trong xã
hội; giáo dục các em học tập, noi gương những tấm gương đó.
Đối tượng: trẻ vị thành niên
Thời gian phát sóng:17h thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 20 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: mở đầu MC chào và giới thiệu nhân vật điển hình ngày hôm nay.
Sau đó phát clip nói về nhân vật. Phần kết MC bày tỏ hi vọng sẽ có nhiều tấm
gương đáng khen ngợi như vậy và chào khán giả.
3.12. Chương trình “TẬP LÀM CON NGOAN TRÒ GIỎI”
Nội dung: đây là chương trình truyền hình thực tế dành cho trẻ vị thành niên.
Mỗi một số chương trình sẽ giới thiệu 1 bạn đang ở tuổi vị thành niên tham gia.
Chương trình sẽ đặt ra 1 thử thách nào đó mà buộc bạn đó phải vượt qua như: giúp
mẹ đi chợ với 1 khoản tiền nhất định, nấu cơm, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa, đón
em, chuẩn bị đồ đi picnic cho cả lớp, giải quyết mâu thuẫn với 1 bạn trong lớp…
nhân vật tham gia không được nhờ đến sự trợ giúp của người khác mà phải tự giải
quyết lấy. Kết thúc thử thách sẽ do chính ba mẹ hoặc thầy cô bạn đó đánh giá. Nếu
đạt bạn đó sẽ được 1 điều ước (tất nhiên là phải ở mức thực tế). Chương trình và
cha mẹ, thầy cô sẽ giúp biến điều ước đó thành sự thật.
Chủ đề: mỗi chương trình sẽ cho 1 bạn trẻ vị thành niên tham gia 1 vài thử
thách khác nhau mà trong cuộc sống bạn đó đã hoặc chưa từng gặp qua.
Mục đích: cho các em tập làm quen và rèn luyện với những công việc trong
cuộc sống hàng ngày như: dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, nấu cơm, trông em, đi chợ,
nhặt rác công cộng…; giúp các em cảm nhận được niềm vui khi làm được những
công việc có ích, từ đó có thể vận dụng ra ngoài thực tế.

Đối tượng: trẻ vị thành niên.
17


Khách mời: mỗi chương trình sẽ mời 1 trẻ vị thành niên tham gia
Thời gian phát sóng: 20h chủ nhật hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 45 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: 2 phần
 Phần 1: (35 phút)
MC chào và giới thiệu nhân vật tham gia thử thách ngày hôm nay, giới thiệu
thử thách mà nhân vật phải vượt qua, sau đó là quá trình nhân vật vượt qua thử
thách.
 Phần 2: (10 phút)
Cha mẹ hoặc thầy cô sẽ đánh giá kết quả vượt qua thử thách của nhân vật có
đạt hay không. Nếu đạt thì nhận vật sẽ được bày tỏ 1 điều ước (tất nhiên là phải ở
mức có khả năng thực hiện), gia đình và chương trình sẽ giúp em thực hiện điều
ước đó (mua 1 chiếc máy bay, có 1 buổi đi chơi ở thảo cầm viên, bố sẽ về chơi với
em vào cuối tuần…). Nếu không đạt thì MC sẽ chia buồn với em và tạm biệt gia
đình.
3.13. Chương trình “HỒI CHUÔNG CẢNH BÁO !”
Nội dung: chương trình sẽ cảnh báo những hiện tượng, hiện trạng, hành vi
sai trái, những trò chơi nguy hiểm của trẻ vị thành niên như: hiện tượng bỏ nhà đi
bụi, tình trạng nạo phá thai gia tăng ở trẻ vị thành niên, tình trạng bạo lực học
đường gia tăng, thói quen đọc sách đang bị mất dần, tình trạng nghiện game, sở
thích sống bầy đàn, trò lạng lách xe đánh võng, trò tắm ao sông vào mùa lũ của
nhiều trẻ vị thành niên…
Chủ đề: mối chương trình sẽ cảnh báo 1 hiện tượng, 1 tình trạng, 1 hành vi
sai trái, 1 trò chơi nguy hiểm.
Mục đích: cảnh báo cho các em vị thành niên thấy được những hiện tượng

không lành mạnh, những hành vi sai trái, những trò chơi nguy hiểm mà các em cần
18


tránh xa; cảnh báo cho các gia đình, thầy cô và nhà trường biết để lưu ý, cảnh tỉnh
các em.
Đối tượng: trẻ vị thành niên, gia đình, thầy cô, nhà trường và xã hội.
Thời gian phát sóng: 10h thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Thời lượng phát sóng: 15 phút
Khu vực phát sóng: cả nước
Kết cấu: mở đầu MC chào khán giả và giới thiệu về hiện tượng, hành vi, trò
chơi đó. Sau đó phát clip chi tiết, cụ thể. Phần kết MC nói lời cảnh tỉnh và chào
tạm biệt.

19



×