Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SỰ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.15 KB, 8 trang )

SỰ PHÂN CÔNG VAI TRÒ GIỮA CHA VÀ MẸ TRONG VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.
3.1. Nhận thức về Trách nhiệm giáo dục Đạo Đức của cha - mẹ đối với
con cái ở độ tuổi vị thành niên.
Từ thế kỷ 19, K.Marx và Anghen đã chỉ ra rằng lịch sử loài người có ba
hình thức bất bình đẳng lớn nhất đó là : Bất bình đẳng về chủng tộc, bất bình đẳng
về giai cấp và bất bình đẳng về “Giới”.
Thật vậy, trong năm hình thái Kinh tế - Xã hội mà loài người đã trải qua thì
người ta chỉ nhắc đến chế độ Mẫu hệ trong hình thái Kinh tế - Xã hội đầu tiên, khi
mà loài người vẫn còn đang ở thời kỳ sơ khai, mông muội nhất đó là xã hội
Nguyên Thuỷ. Chế độ Mẫu hệ xuất hiện và đi cùng với nó là hình thức hôn nhân
đối ngẫu. Trong gia đình đối ngẫu, những người con thường nhìn nhận người mẹ
hơn là người cha, người đàn ông phải phụ thuộc vào người đàn bà. Họ phải lao
động để nuôi sống một gia đình mà người phụ nữ nắm mọi quyền hành trong tay.
Tuy nhiên hôn nhân đối ngẫu đã nhanh chóng nhường chỗ cho hôn nhân một vợ
một chồng .
Gia đình gia trưởng xuất hiện và mọi quyền lực của người phụ nữ lại chuyển sang
cho người đàn ông. Bằng chứng là nam giới nắm mọi quyền lực xã hội còn người
phụ nữ ngày càng bị đẩy lùi vào trong nhà. K.Marx và Anghen cho rằng đây là sự
thất bại có tính chất lịch sử của người phụ nữ. Chế độ Phụ hệ đã tồn tại hàng chục
thế kỷ, người phụ nữ trong hàng chục thế kỷ đó đã phải chịu sự thiệt thòi bất công
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn hoá,
Giáo dục, Gia đình . . . Cho đến khoảng giữa thế kỷ 18, khi phong trào Nữ Quyền
xuất hiện cùng với nó là các cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới với
những tuyên ngôn, khẩu hiệu: “Tất cả nam giới và phụ nữ sinh ra có quyền bình
đẳng ” và “ Đàn ông có những quyền của họ và không có gì nhiều hơn, phụ nữ
có những quyền của họ và không có gì kém hơn” thì từng bước những người phụ
nữ mới dần tìm lại được vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên cho đến nay, khi
mà xã hội loài người đã trải qua rất nhiều nền văn minh, chứng kiến bao nhiêu sự
phát triển vượt bậc thì vấn đề bất bình đẳng nam nữ vẫn còn tồn tại. Ở tất cả các
quốc gia trên thế giới người ta vẫn đang phải tiếp tục đấu tranh đòi quyền bình


đẳng cho nữ giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ở Việt Nam vấn đề bình đẳng giới đã được nhận thức từ rất sớm. Trong
luận cương chính trị năm 1930 đồng chí Tổng Bí Thư Trần Phú đã khẳng định rõ
ba nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là : Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
và giải phóng phụ nữ. Trong suốt quá trình đổi mới xây dựng và phát triển đất
nước, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn chú trọng vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Đến nay quyền bình đẳng của người phụ nữ đã được pháp luật của nhà nước công
nhận. Phụ nữ đã được hưởng những quyền lợi tương đương với nam giới ở các lĩnh
vực như: Chính trị, Kinh tế, Lao động, Văn hoá - Xã hội, Giáo dục và Gia đình.
Việt Nam đã được xếp vào hàng những nước có chỉ số phát triển con người trung
bình với chỉ số HDI ( Human Development Index) đứng thứ 110/ 174 và chỉ số
GDI ( the Gender related Development Index) chỉ số đo mức độ bình đẳng giới là
0,662/1,00 đứng thứ 91/143 (Một vài suy nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của
CEDAW trong thực tiễn - T.S Lê Thị Quý ). Trên thực tế, sự bất bình đẳng giới
vẫn tồn tại trong xã hội mà đặc biệt là trong gia đình. Cũng giống như những người
phụ nữ ở các nước đang phát triển khác, phụ nữ Việt Nam vừa phải đảm nhận trách
nhiệm ngoài xã hội, vừa phải gánh vác các công việc trong gia đình trong khi đó sự
chia sẻ của người đàn ông là không đáng kể. Sự phân công lao động giữa nam giới
và nữ giới diễn ra ở hầu hết các gia đình trên mọi lĩnh vực của đời sống gia đình
trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đạo đức cho con cái. Nhìn vào biểu đồ tần suất thể
hiện người có trách nhiệm giáo dục đạo đức cao hơn đối với con cái ở độ tuổi vị
thành niên ta có thể thấy rõ sự phân công vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành
niên giữa người cha và người mẹ và sự bình đẳng trong việc thực hiện vai trò chỉ là
tương đối
* Biểu đồ2 - Ai có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức (%)

* biểu đồ 3- ai là người có trách nhiệm giáo dục (%)


Có một sự khác biệt khá lớn giữa hai biểu đồ: “ai là người có trách nhiệm

giáo dục đạo đức cao hơn” và “ai là người có trách nhiệm giáo dục cho con cái ”.
Số liệu trong biểu đồ 3 không cho chúng ta thấy được sự phân công vai trò giới
trong việc giáo dục con cái vì tỉ lệ phần trăm cả cha và mẹ cùng có trách nhiệm
trong giáo dục rất cao: 96,1% trong khi tỉ lệ phần trăm cho thấy sự phân công vai
trò giáo dục lại rất thấp, chỉ có 3,9% tỉ lệ cha hoặc mẹ là người có trách nhiệm giáo
dục đạo đức cho con cái. Tuy nhiên khi được hỏi “ Nếu cả cha và mẹ cùng giáo dục
đạo đức cho con cái thì ai là người có trách nhiệm cao hơn ?” thì sự phân công vai
trò giới trong giáo dục con cái mới được thể hiện rõ. Tỉ lệ % cả cha và mẹ có trách
nhiệm giáo dục như nhau chỉ chiếm có 1/3 trong tổng số những người trả lời
(32,2%) trong khi đó tỉ lệ % cho rằng trách nhiệm giáo dục con cái là của riêng cha
hoặc của riêng mẹ chiếm tới 2/3 (nếu cộng gộp 2 tỉ lệ % trên là 64,4%).
Như vậy, rõ ràng trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành
niên có sự phân công vai trò giới. Số liệu thu thập được cũng cho thấy có xu hướng
cha mẹ cùng đảm nhiệm vai trò giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên(32.2%).
Điều đó cho thấy rằng những tư tưởng về sự bình đẳng trong việc thực hiện vai trò
giữa hai giới cũng đã xuất hiện. Nhưng quan niệm về vấn đề này cũng còn rất hạn
chế ở chỗ không thể xác định rõ trách nhiệm của ai cao hơn ai không phải vì sự
đảm nhận trách nhiệm như nhau mà là vì tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện
mà trách nhiệm của người này phải cao hơn người kia : “. . .không thể xác định rõ
ai cao hơn ai, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh và điều kiện của từng gia đình mà
trách nhiệm của cha hoặc mẹ có vai trò lớn hơn. . .”(Ông M.Đ, 40 tuổi, thợ hàn ).
Sự bình đẳng về vai trò giáo dục như trong quan niệm mà ta vừa thấy chỉ là sự bình
đẳng một cách tương đối. Xu hướng cha mẹ cùng đảm nhận trách nhiệm giáo dục
đạo đức như nhau chiếm một tỉ lệ không lớn khi đem so sánh với tỉ lệ % của sự
phân công vai trò giáo dục. Sự phân công vai trò giữa nam giới và nữ giới trong
các lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục đạo đức cho trẻ vị
thành niên vẫn là một xu hướng có tính phổ biến trong các gia đình hiện nay. Cùng
là sự phân công vai trò giáo dục nhưng giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện nay
có sự khác nhau về nội dung. Trong xã hội truyền thống, con trai được học chữ và
học những quy tắc đạo đức Khổng Tử còn con gái chỉ được học nữ công gia chánh

và những quy tắc ứng xử của một người phụ nữ trong gia đình. Vì vậy mà trong
gia đình, người cha thường đảm nhận việc giáo dục đạo đức cho con trai còn người
mẹ đảm nhận việc truyền thụ cho con gái những nội dung mà xã hội yêu cầu ở một
người phụ nữ. Khác với những khuôn mẫu của thời phong kiến, ngày nay, người
phụ nữ - người mẹ lại đảm nhận trách nhiệm giáo dục đạo đức cho con cái là chính
mặc dù trong quan niệm của mình, người đàn ông vẫn cho rằng họ mới là người có
trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên.
Trong những phần sau, các số liệu điều tra và các thông tin thu thập được về thời
gian giáo dục đạo đức cho con cái trong ngày, về người có trách nhiệm giáo dục
đạo đức cao hơn cho con cái trong gia đình sẽ cho chúng ta thấy rõ sự mâu thuẫn
giữa nhận thức, quan niệm và hành động giáo dục đạo đức thực tế của người cha
và sự phân công vai trò giáo dục đạo đức cho con cái trong độ tuổi vị thành niên
giữa người cha và người mẹ.
* Biểu đồ 4 tương quan giới - ai có trách nhiệm cao hơn.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: tỉ lệ nam giới quan niệm rằng cha là người
có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành
niên cao hơn tỷ lệ nữ giới ( 62,9% nam giới so với 37,1% nữ giới) còn tỉ lệ nữ giới
cho rằng mẹ là người có trách nhiệm cao trong giáo dục đạo đức cho con cái lại
cao hơn tỉ lệ nam giới (38,9% nam giới trong khi đó nữ giới chiếm 61,1% trong số
những người trả lời mẹ có trách nhiệm giáo dục cao hơn). Như vậy, cả hai giới đều
nhận trách nhiệm cao hơn về mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ
tuổi vị thành niên. Chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ tương quan giới về lý do tại
sao người cha hay người mẹ lại cho rằng mình có trách nhiệm cao hơn trong việc
giáo dục đạo đức cho trẻ ở tuổi vị thành niên.
* Biểu đồ 5 - tại sao lại có trách nhiệm giáo dục cao hơn (%)
a. Mẹ có nhiều thời gian hơn cha d. Cách giáo dục của cha khác mẹ
b. Thiên chức của người phụ nữ e. Cha có quyền cao nhất
c. Cha là trụ cột f. cha có hiểu biết kinh nghiệm
g. Cha mẹ có trách nhiệm như nhau
Ta có thể thấy các lý do trên thể hiện rất rõ quan niệm về sự chênh lệch

trong năng lực, phẩm chất, địa vị và vai trò của nam giới và nữ giới trong việc giáo
dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên . Tất cả những lý do trên được tổng
hợp một cách chính xác và trung thực từ những phương án cụ thể mà người trả lời
đưa ra trước câu hỏi “ Tại sao cha (mẹ) lại có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo
dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên ?”. Trong những phương án đưa ra
để giải thích tại sao cha là người có trách nhiệm cao, ta thấy tỉ lệ nam giới đều cao
hơn so với nữ giới. Ví dụ như 78,3% nam giới cho rằng cha biết cách giáo dục hơn
mẹ trong khi chỉ có 21,7% nữ giới công nhận điều này. Hay tỉ lệ nữ giới cho rằng
vì cha là trụ cột trong gia đình nên cha là người có trách nhiệm giáo dục đạo đức
cho con cái cao hơn mẹ chỉ chiếm 25,0% trong khi nam giới chiếm tỉ lệ rất cao, lên
tới 75%. Đối với hai phương án: cha là người có quyền lực cao nhất trong gia đình
và cha là người có hiểu biết xã hội, có kinh nghiệm sống nhiều hơn mẹ thì tỉ lệ
phần trăm tương quan giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch như trên (tỉ lệ % của
nam giới gấp đôi so với tỉ lệ phần trăm của nữ giới : 66,7% so với 33,3% và 63,6%
so với 36,4%.)

×