Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

KAP SXH Vi Thanh 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.6 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ HOÀNG RONG

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG LÂY SỐT XUẤT HUYẾT CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VỊ THANH NĂM 2013

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

CẦN THƠ - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LÊ HOÀNG RONG

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG LÂY SỐT XUẤT HUYẾT CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VỊ THANH NĂM 2013

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60.72.01.63.CK



LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP I

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN TRUNG KIÊN

CẦN THƠ - 2013


LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện và hoàn thành phỏng vấn điều tra tại
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Để hoàn thành được luận văn này tôi
thực sự đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và
tập thể.
Lời nói đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người thầy PGS.TS. Nguyễn Trung Kiên và cũng là người đã dày công hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp I – chuyên ngành Y học dự
phòng của tôi.
Và tiếp theo tôi xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy cô
giáo trường Đại học Y Dược Cần Thơ, những người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng có ích trong thời gian tôi theo học khóa chuyên khoa
cấp I – Y học dự phòng tại trường.
Và tôi cũng gửi lời cám tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Đại học Y Dược Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình tham gia khóa
học tại trường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp đã luôn luôn sát cánh bên tôi, những người đã luôn luôn động viên và
khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên khoa
cấp I – chuyên ngành Y học dự phòng của tôi
Chân thành cảm ơn !

Cần Thơ, tháng 9 năm 2014
Lê Hoàng Rong


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn này là chính xác, trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Hoàng Rong


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................i
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3
1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết.......................................................................3
1.2. Điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue .....................................3
1.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue ....................................................10
1.4. Những nghiên cứu kiến thức và thực hành về phòng, chống sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue .........................................................................................13
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................20

2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu và loại trừ .........................................20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: ...........................................................................20
2.1.4. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu ................................................................................................21
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu........................................................................21
2.2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................23
2.2.5. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu ............................................28
2.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số ..............................................................31
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................31


2.3. Đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................33
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và nguồn cung cấp thông tin ....33
3.2. Kết quả nghiên cứu về kiến thức và thực hành phòng, chống sốt xuất huyết
của người dân tham gia nghiên cứu................................................................37
3.3. Các chỉ số côn trùng khi kiểm tra thực tế tại hộ gia đình .........................45
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành của người dân .........46
Chương 4 BÀN LUẬN..........................................................................................53
4.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu và nguồn cung cấp thông tin về phòng bệnh
sốt xuất huyết ................................................................................................53
4.2. Kiến thức và thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết của người dân tại thành
phố Vị Thanh.................................................................................................57
4.3. Các chỉ số côn trùng về muỗi và lăng quăng ...........................................67
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng, chống sốt xuất huyết
của người dân tại thành phố Vị Thanh ...........................................................68

KẾT LUẬN...........................................................................................................69
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn............................................................................
Phụ lục 2: Danh sách bà mẹ tham gia nghiên cứu ......................................................
Phụ lục 3: Cách tính điểm phần kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết ...................
Phụ lục 4: Cách tính điểm phần thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết...................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBYT

Cán bộ Y tế

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DCPT

Dụng cụ phế thải

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu


HGD

Hộ gia đình

MLQ

Mối liên quan

SXH

Sốt xuất huyết

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

SD/SXHD

Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue

THCS

Trung học cơ sở

TTGDSK

Truyền thông giáo dục sức khỏe

TTYTDP


Trung tâm Y tế dự phòng

VSMT

Vệ sinh môi trường

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng1.1. Tình hình bệnh SD/SXHD tỉnh Hậu Giang (2010 - 2012) ............. 12
Bảng 1.2. Tình hình bệnh SD/SXHD thành phố Vị Thanh (2010 - 2012) .... 13
Bảng 3.1. Phân bố trình độ học vấn của người dân tham gia nghiên cứu ...... 34
Bảng 3.2. Số hộ có người mắc bệnh sốt xuất huyết trong năm trong tổng số hộ
tham gia nghiên cứu ..................................................................................... 36
Bảng 3.3. Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết cho ngời dân ... 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ người dân tham gia biết về bệnh sốt xuất huyết ................... 37
Bảng 3.5. Kiến thức về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ............................. 38
Bảng 3.6. Kiến thức về dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết chuyển nặng............... 38
Bảng 3.7. Kiến thức về xử trí khi có trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết ................. 39
Bảng 3.8. Kiến thức về địa điểm đưa trẻ mắc SXH đi trị bệnh ..................... 39
Bảng 3.9. Kiến thức về nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết ..................... 40
Bảng 3.10. Kiến thức về muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết............................ 40
Bảng 3.11. Kiến thức về thời gian muỗi vằn thường hút chích (n = 262)...... 40
Bảng 3.12. Kiến thức về nơi lăng quăng muỗi vằn thường sống (n = 262) ... 41
Bảng 3.13. Kiến thức về biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH................ 41

Bảng 3.14. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh SXH................................... 42
Bảng 3.15. Kiến thức về các biện pháp diệt lăng quăng phòng bệnh hữu hiệu.... 42
Bảng 3.16. Kiến thức về các biện pháp xua diệt muỗi phòng bệnh hữu hiệu ...... 43
Bảng 3.17. Thực hành về phòng, chống sốt xuất huyết qua kiểm tra thực tế....... 44
Bảng 3.18. Thực hành về phòng, chống sốt xuất huyết qua kiểm tra thực tế dụng
cụ chứa nước và vật phế thải tại hộ gia đình .................................................. 44
Bảng 3.19. Các chỉ số về muỗi tại hộ gia đình khi kiểm tra thực tế .................... 45
Bảng 3.20. Các chỉ số về lăng quăng tại hộ gia đình khi kiểm tra thực tế ........... 45
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa độ tuổi và kiến thức ..................................... 46


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức .......................... 46
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức ............................. 47
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa dân tộc và kiến thức ..................................... 47
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số thành viên gia đình và kiến thức.................. 48
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa số trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức...................... 48
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa độ tuổi và thực hành .................................... 49
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành ......................... 49
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành ............................ 50
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa dân tộc và thực hành .................................... 50
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa số thành viên gia đình và thực hành................. 51
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa số trẻ dưới 5 tuổi và thực hành..................... 51
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành................................. 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của người dân tham gia nghiên cứu .............. 33
Biểu đồ 3.2. Phân bố độ tuổi của người dân tham gia nghiên cứu................. 33
Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của người dân tham gia nghiên cứu ........ 34

Biểu đồ 3.4. Phân bố dân tộc của người dân tham gia nghiên cứu ................ 35
Biểu đồ 3.5. Phân bố số thành viên trong hộ gia đình người dân tham gia
nghiên cứu.................................................................................................... 35
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ kiến thức chung của người dân về bệnh sốt xuất huyết.... 43
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thực hành chung của người dân phòng bệnh SXH ........... 45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virút cấp tính,
gây dịch do muỗi truyền. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có
khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương. Có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Đại dịch sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số
mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc
là trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với khoảng 240.000
trường hợp mỗi năm [4].
Việt Nam có số mắc và chết do sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue gia
tăng kể từ năm 1994 trở lại đây. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề y tế
nghiêm trọng. Năm 1998 số mắc và tử vong do sốt xuất huyết rất cao với
234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh thành phố [4].
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXHD quốc gia tại Việt
Nam bắt đầu từ năm 1999, Chương trình đã huy động được sự tham gia của
các ban ngành đoàn thể, hệ thống chính trị các cấp đây là nổ lực rất lớn của
Chính phủ trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Từ đầu năm 2013 đến cuối tháng
3/2013, cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40
tỉnh/thành phố, trong đó có 10 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2012, số mắc

tăng 5,2%, tử vong tăng 3 trường hợp.. Tại hội nghị triển khai công tác y tế dự
phòng vừa được Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vừa qua, sốt xuất huyết được liệt
vào một trong bốn loại bệnh gây dịch đáng lo ngại nhất năm 2013. Đến nay,
thế giới vẫn chưa thành công trong việc nghiên cứu thuốc điều trị đặc hiệu và
vaccine phòng bệnh. Do vậy phòng, chống dịch sốt Dengue/sốt xuất huyết
Dengue không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia hợp tác của cộng


2

đồng. Huy động sự tham gia của cộng đồng được coi là phần cơ bản trong
hoạt động chống dịch khẩn cấp. Tuy nhiên những biện pháp này muốn thực
hiện được, trước tiên cộng đồng phải được tuyên truyền, hướng dẫn để mọi
người thông hiểu, để có nhận thức đúng, cùng nhau hưởng ứng, chủ động
thực hiện [19], [35]. Do đó, biện pháp phòng tốt nhất là thông tin - truyền
thông - giáo dục sức khỏe để mọi người hiểu biết đầy đủ về bệnh sốt xuất
huyết, từ đó mọi người tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Các thông tin về kiến thức và thực hành phòng chống sốt xuất huyết
trong cộng đồng là rất cần thiết cho việc tiếp tục lập kế hoạch truyền thông có
hiệu quả, đề ra các giải pháp phòng chống và qua đó đánh giá hiệu quả
chương trình truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Để có đầy đủ hơn những thông tin về kiến thức, thực hành phòng chống
sốt xuất huyết của cộng đồng, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kiến
thức, thực hành phòng chống sốt xuất huyết người dân thành phố Vị
Thanh năm 2013”. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ có kiến thức và thực hành đúng về phòng chống sốt
xuất huyết của người dân thành phố Vị Thanh năm 2013.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về
phòng chống sốt xuất huyết của người dân thành phố Vị Thanh năm 2013.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lịch sử bệnh sốt xuất huyết
Dịch sốt dengue được biết cách đây hơn 3 thế kỷ ở các khu vực có khí
hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Dịch sốt Dengue đầu tiên được ghi
nhận vào năm 1635 ở những vùng Tây Ấn Độ thuộc Pháp.
Vụ dịch sốt dengue đầu tiên được ghi nhận giống như sốt xuất huyết
dengue xảy ra ở Úc 1898. Vụ dịch đầu tiên được ghi nhận ở Philippin vào
năm 1953 - 1954 và liên tiếp các trận dịch tương tự xảy ra ở nhiều nước khác
thuộc vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương như Bangkok (Thái Lan)
vào năm 1954 và 1958, Singapore và Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)
năm 1960, Penan (Malaysia) và Seno (Lào) năm 1962, Calcutta (Ấn Độ) năm
1963, Srilanca năm 1965 - 1966, Jakarta (Indonesia) và Bangladesh năm
1968-1969, Rangun (Myanmar) năm 1970. Tại Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương, ba nước có dịch lưu hành nặng nhất là Thái Lan, Malaysia và
Việt Nam; dịch đang lan ra diện rộng cả thành phố, thị xã, thị trấn, nông thôn
và ven biển [19].
1.2. Điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.2.1. Công tác điều trị
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, công
tác điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng lâm sàng, các bệnh viện điều
trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế [2], [3].
1.2.2. Công tác dự phòng sốt xuất huyết
1.2.2.1. Tác nhân gây bệnh
Trong thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch SD/SXHD do
muỗi truyền liên tiếp xảy ra ở Trung Mỹ, vùng biển Caribê và Đông Nam



4

châu Á, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến. Mãi đến 1944, khi
Sabin phân lập được vi rút Dengue týp 1, 2 và sau đó tháng 4/1956, tháng
5/1960 phân lập được vi rút Dengue týp 3 và 4 thì tác nhân gây ra các vụ dịch
SD/SXHD mới được hiểu rõ. Vi rút Dengue thuộc họ Togaviridae, nhóm
Flavivirut, là nhóm bao gồm các vi rút cho động vật và côn trùng truyền. Vi
rút Dengue có 3 ổ chứa tự nhiên là người, muỗi và một số động vật thuộc
nhóm linh trưởng như vượn, hắc tinh tinh. Thời kỳ nhiễm vi rút huyết ở người
từ 2 đến 12 ngày, trung bình từ 4 đến 5 ngày, với hiệu giá từ mức nhỏ không
phát hiện được đến trên 108 (MID50/ml).
Đối với động vật có xương sống, người là động vật duy nhất khi nhiễm
vi rút có biểu hiện lâm sàng, từ nhẹ đến tình trạng sốt xuất huyết nặng, sốc và
chết. Ở động vật linh trưởng, thời kỳ nhiễm vi rút ngắn hơn, chỉ khoảng 1 đến
2 ngày, với hiệu giá ở mức có thể phát hiện được, ít khi vượt quá 106
MID50/ml, loại động vật này tỏ ra thích ứng đặc biệt với vi rút Dengue,
không biểu lộ các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.
Vi rút Dengue không gây nhiễm hoặc rất khó gây nhiễm đối với các
động vật có xương sống khác. Ngay cả chuột mới đẻ, vẫn thường được dùng
để phân lập vi rút, cũng không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh sau khi
đã tiêm vào não các vi rút chưa được cấy truyền nhiều lần.
Một số loài muỗi thuộc giống Aedes được coi là ổ chứa tự nhiên của vi
rút Dengue, đó là Ae. Aegypti, Ae. Albopictus, Ae. Scutellaris, Ae. Africanus
và Ae. Lentrocephalus. Các loài muỗi khác không phải là ổ chứa của vi rút
Dengue, mặc dù gần đây có thông báo của Trung Quốc cho rằng Culex
quinquefasciatus cũng là véc tơ truyền bệnh SD/SXHD, nhưng nhiều tác giả
không công nhận loài muỗi này có thể đóng vai trò truyền bệnh
Muỗi Aedes có thể bị nhiễm vi rút Dengue sau khi đốt bệnh nhân ở giai

đoạn nhiễm vi rút huyết (từ 6 - 8 giờ trước, đến khoảng 3 ngày sau khi khởi


5

phát). Cần có thời gian để vi rút nhân lên trong cơ thể muỗi, thời gian này dài
hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở nhiệt độ 220C, sau 8 - 12
ngày (trung bình 9 ngày) là muỗi có thể truyền bệnh [3]. Nếu nhiệt độ bên
ngoài thấp hơn 160C, vi rút không nhân lên được trong cơ thể muỗi. Muỗi cái
nhiễm vi rút có thể truyền bệnh suốt đời. Như vậy một số loài động vật linh
trưởng và muỗi hợp lại thành chu kỳ nhiễm vi rút Dengue trong tự nhiên.
- Vòng truyền bệnh của vi rút Dengue
Khởi đầu từ bệnh dịch của động vật, linh trưởng liên quan đến nơi cư
trú của muỗi Ae.Aegypti tại các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Muỗi
Aedes là vectơ truyền bệnh chính, đây là loài muỗi nhỏ, thân vằn, có mật độ
cao ở cùng đô thị và nông thôn tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều
kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Muỗi
trưởng thành thường sống ở trong và xung quanh nhà, hoạt động hút máu vào
ban ngày. Muỗi cái thường thực hiện hút máu trên vài người trong một lần,
đây có thể là giả thuyết cho rằng nhiều thành viên trong một nhà bị mắc bệnh
trong vòng 24 đến 36 giờ. Vi rút Dengue duy trì vòng truyền bệnh qua muỗi người - muỗi trong suốt giai đoạn dịch xảy ra, thường có rất nhiều típ vi rút
lưu hành tại một vùng.
- Véc tơ truyền bệnh
Ở Việt Nam. Muỗi Ae.Albopictus chỉ có mặt trong một số rất ít các vụ
dịch với chỉ số mật độ rất thấp, và cũng chưa có kết quả phân lập vi rút
Dengue dương tính từ Ae.Albopictus. Như vậy, ở Việt Nam cho đến thời điểm
này Ae. Aegypti vẫn là véc tơ chính truyền vi rút Dengue trong các vụ dịch
SD/SXHD đã xảy ra. Để phòng, chống có hiệu quả SD/SXHD cũng như các
bệnh khác do muỗi Ae.Aegypti truyền, những hiểu biết về sinh học, sinh thái
loài muỗi này đóng một vai trò rất quan trọng [2], [3].



6

1.2.2.2. Phòng, chống vectơ truyền bệnh SD/SXHD
- Kiểm soát véc tơ truyền bệnh:
Hiện nay, kiểm soát véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong
phòng, chống bệnh SD/SXHD. Trước đây, nghiên cứu phòng trừ véc tơ chủ
yếu dựa trên cơ sở làm giảm nguồn sinh sản, quản lý môi trường và bảo vệ cá
nhân khỏi muỗi đốt. Sự phát minh ra các hoá chất diệt côn trùng trong những
năm 1940 - 1950, đặc biệt là DDT đã làm thay đổi hướng phòng, chống véc
tơ, các biện pháp trên được thay thế hoàn toàn bằng biện pháp hoá học. Trong
những năm 1960 - 1970, xuất hiện các loài côn trùng kháng hoá chất và phát
hiện sự tồn lưu của hoá chất ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật và ô
nhiễm môi trường ; do đó nghiên cứu được thay đổi bằng việc sử dụng những
tác nhân sinh học (đặc biệt là vi sinh vật), những chất điều hoà sinh trưởng và
khôi phục biện pháp làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ dựa trên sự tham gia
của cộng đồng. Phòng, chống véc tơ được chia làm 2 phần: phòng, chống các
pha trước trưởng thành và phòng, chống pha trưởng thành. Tuy nhiên quan
niệm phòng chống hiện nay đồng thời nhằm vào các giai đoạn khác nhau
trong chu kỳ vòng đời của muỗi với mục đích làm giảm mật độ quần thể và
giảm khả năng tiếp xúc người - muỗi, nhằm giảm tỷ lệ mắc SD/SXHD trong
quần thể dân cư. Do véc tơ chính là muỗi Ae. Aegypti thường có tập quán
sống trong nhà, hoá chất diệt côn trùng nhằm diệt muỗi thường có ảnh hưởng
nhất định. Biện pháp kiểm soát véc tơ chính hiện nay là giảm số lượng bọ
gậy, đây là phương pháp dễ thực hiện, hiệu quả cao.
- Sử dụng hóa chất:
Ngoài các biện pháp cơ học, sinh học, biện pháp hoá học cũng đóng
một vai trò quan trọng, nhất là khi dịch có nguy cơ bùng phát. Các hoá chất
diệt côn trùng được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như bột mịn, bột hoà

nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng để phun khí dung ULV,… từ đó công


7

dụng khác nhau, cách sử dụng khác nhau, nồng độ và liều lượng hữu hiệu của
mỗi loại hoá chất cũng khác nhau.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, những nghiên cứu mới đây cho thấy
phương pháp sử dụng hoá chất ít có hiệu quả diệt muỗi, vì vậy ít có hiệu quả
để ngăn ngừa sự lan truyền của dịch SD/SXHD.
Qua nhiều vụ dịch cho thấy sau 20 - 30 ngày, mật độ muỗi Aedes
aegypti trở lại bình thường như trước khi phun khí dung ULV, do lăng quăng
trong các vật chứa nước tiếp tục nỡ ra. Vì thế, chỉ nên áp dụng phun khí dung
ULV để diệt khẩn cấp muỗi trưởng thành Aedes aegypti nhằm ngăn chặn sự
bùng phát của dịch; để nâng cao hiệu quả của biện pháp phun khí dung ULV,
cần phải đồng thời triển khai các biện pháp phối hợp khác như vận động
người dân diệt lăng quăng [3].
- Biện pháp phòng chống kết hợp:
Tại Việt Nam, biện pháp kết hợp trong phòng, chống véctơ truyền bệnh
SD/SXHD đã áp dụng từ những năm đầu thập kỷ 70 và mang lại kết quả cao
trong phòng, chống dịch bệnh. Nguyễn Thị Kim Tiến cùng cộng sự (2001),
“Nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống sốt xuất huyết Dengue dựa trên
sự tham gia của cộng đồng và sử dụng tác nhân sinh học Mesocyclops tại Kiên
Giang” [35]. Sau một năm can thiệp các chỉ số côn trùng đã giảm đáng kể. Với
việc kết hợp vận động cộng đồng tự nguyện tham gia tổng vệ sinh môi trường
vào các ngày 10; 20; 30 hàng tháng là một trong những biện pháp góp phần
làm hạn chế sự lây truyền và bùng phát dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng.
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố phân công các giám sát viên, giám
sát hỗ trợ lực lượng cộng tác viên tại xã, phường trong công tác vận động
cộng đồng cùng tham gia tổng vệ sinh môi trường hàng tháng.

Trước sự phát triển nhanh về dân số, nhà cửa chật hẹp không đủ tiện
nghi, cung cấp nước sạch không đủ, cộng đồng còn sử dụng nước mưa nhiều.


8

Đây là nguyên nhân thuận lợi cho muỗi phát triển, sinh trưởng. Hiểu biết về
bệnh sốt xuất huyết dengue còn hạn chế.
Hệ thống giám sát chưa đủ mạnh để phát hiện bệnh trong giai đoạn
sớm, cũng như ngăn chặn kịp thời trước khi dịch xảy ra.
Cho nên việc phòng, chống dịch, diệt những vật trung gian truyền bệnh với
sự tham gia của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống bệnh.
- Vắc xin phòng bệnh :
Vắc xin Dengue được đề cập tới ngay sau khi phân lập được vi rút
Dengue tại Nhật và Mỹ, hiệu quả phòng, chống bệnh của loại vắc xin này chưa
được nhắc đến. Hiện nay theo Tổ chức Y tế thé giới dự định phát triển một loại
vắc xin có khả năng chống bệnh SD/SXHD với cả 4 típ huyết thanh, bởi vì qua
các vụ dịch đã xảy ra cho thấy kháng thể của các típ vi rút Dengue khác nhau
không tương đồng vì vậy không thể trung hòa vi rút chéo. Loại vắc xin này có
thể sẽ được tạo ra trong những năm sắp tới dưới sự tài trợ của tổ chức Y tế thế
giới và sự cộng tác tích cực của các nhà khoa học trên toàn thế giới.
- Đặc điểm sinh học, sinh thái muỗi Aedes aegypti
Muỗi Ae. Aegypti có vòng đời biến thái hoàn toàn với ấu trùng sống trong
nước, chu kỳ phát triển gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi
trưởng thành, trong đó chỉ có giai đoạn trưởng thành liên quan trực tiếp tới việc
truyền bệnh. Thời gian trung bình từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều
kiện phòng thí nghiệm là 8,35 ± 0,2 ngày, dài nhất 10 ngày, ngắn nhất là 7 ngày,
phần lớn ấu trùng nở từ ngày thứ hai và ngày thứ ba kể từ khi con cái đẻ. Một số
khác thậm chí có thể nở vào ngày thứ 44 - 45 với Ae. Aegypti và ngày thứ 100 160 đối với Ae. Albopictus. Tuy nhiên khả năng nở của bọ gậy còn phụ thuộc
vào các yếu tố khác như sự khộ hạn đột ngột, hàm lượng ôxy trong nước, sự thay

đổi đột ngột nhiệt độ của nước, các chủng muỗi có nguồn gốc khác nhau…
chính sức chịu đựng khô hạn của trứng cũng như đặc tính nở của trứng có liên


9

quan rât nhiều đến việc đề xuất các biện pháp phòng chống Ae. Aegypti. Bọ gậy
của muỗi Ae. Aegypti sống hoàn toàn trong nước, có phần phụ miệng kiểu
nghiên, không chân và hô hấp bằng hệ thống ống khí với một ống thở nằm cuối
cơ thể. Mặc dù bọ gậy Ae. Aegypti bắt buộc phải lên mặt nước để lấy không khí
nhưng lại có khả năng nhịn thở rất lâu, đặc biệt là khi mặt nước bị khuấy động.
Ở đốt thứ 8 phía ống thở có một hàm răng (khoảng 10 răng), hình dạng của các
răng chính là đặc điểm phân loại quan trọng. Bọ gậy trải qua 4 lần lột xác để trở
thành giai đoạn nhộng (lăng quăng). Bọ gậy thường được tìm thấy trong các
dụng cụ chứa nước sinh hoạt của con người.
- Chỉ số côn trùng học trong SXH Dengue
Những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Aedes aegypti, Aedes
albopictus (tính theo từng loài).
a. Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi là số muỗi cái trung bình trong một gia
đình điều tra.
CSMĐ (con/nhà) =

Số muỗi cái bắt được
Số nhà điều tra

b. Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái
trưởng thành
CSNCM (%) =

Số nhà có muỗi cái

Số nhà điều tra

x 100

Có 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi lăng quăng của muỗi Aedes
aegypti và Aedes albopictus:
a. Chỉ số nhà có lăng quăng (CSNBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có lăng
quăng Aedes
Số nhà có lăng quăng Aedes
CSNBG (%) =

x 100
Số nhà điều tra


10

b. Chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng (CSDCBG) là tỷ lệ phần
trăm dụng cụ chứa nước có lăng quăng Aedes:
Số DCCN có lăng quăng Aedes
CSDCBG (%) =

x 100
Số DCCN điều tra

c. Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có lăng quăng Aedes trong 100 nhà
điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI được tính như sau:
Số DCCN có lăng quăng Aedes
BI =


x 100
Số nhà điều tra

d. Chỉ số mật độ lăng quăng (CSMĐBG) là số lượng lăng quăng trung
bình cho 1 nhà điều tra:
Số lăng quăng Aedes thu được
CSMĐBG (con/nhà) =
Số nhà điều tra
Trong quá trình giám sát véc tơ (muỗi, lăng quăng), nếu chỉ số mật độ
muỗi cao (≥ 1 con/nhà) hoặc chỉ số Breteau (BI) ≥ 50 là yếu tố nguy cơ cao.
1.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue
1.3.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam
Trong năm 2006 cả nước ghi nhận 77.808 trường hợp mắc và 68 ca tử
vong, so với năm 2005 số ca mắc tăng 27,6% và số chết cả nước tăng 28,3%. Cụ
thể, đối với miền Bắc số mắc tăng gần 2,5 lần tuy nhiên không có ca tử vong;
miền Trung số mắc giảm 30% và số tử vong tương đương năm 2005 (6/6); miền
Nam số mắc tăng 32,4% (65.706/49.662), số tử vong tăng 32% (62/47); Tây
Nguyên số mắc tăng 44,8% so với năm 2005 (779/538) và không có ca tử vong.
So với năm 1998 là năm có dịch lớn trên toàn quốc (số mắc 232.793, số tử
vong 447 ca), số mắc năm 2006 giảm 66,5% (77.808/232.793) và số tử vong


11

giảm 84,9% (68/447). Trong năm 2006, cả nước có 68 ca tử vong, tất cả đều là
ca độ III, IV. Trong đó, 94,1% trường hợp tử vong là trẻ  15 tuổi (64/68 ca) [5].
1.3.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh khu vực phía Nam
Theo báo cáo tổng kết hoạt động 2007 và kế hoạch năm 2008 phòng
chống sốt xuất huyết khu vực phía Nam tháng 01 năm 2008 [6]:
- Trong năm 2007, số mắc sốt Dengue là 12.729 ca (20/20 tỉnh có báo

cáo), trong đó có 8509 ca (chiếm 66,92%) trẻ dưới 15 tuổi.
- Số ca chết năm 2007 là 81 ca, tăng 30,7% so với năm 2006 (62 ca)
nhưng giảm 21,4% so với năm 2004 (103 ca. Tỷ lệ chết/mắc năm 2007 là
0,95‰

tăng so với năm 2006 (0,93‰

) nhưng giảm so với 2004 (1,56‰

).

- Tỷ lệ sốt xuất huyết người lớn (>15 tuổi) chiếm 33% trong tổng số ca
mắc, giảm so với năm 2006 (35,6%), năm 2005 (36,5%) nhưng tăng hơn các
năm 2004 (29,5%), năm 2003 (32%), năm 2002 (27,6%) và năm 2001 (28%).
- Năm 2007 tỷ lệ ca sốt xuất huyết dengue nặng là 12,4%, thấp hơn các
năm 2006 là 14,7%, năm 2005 (19,5%), năm 2004 (19,5%), năm 2003
(16,7%), năm 2002 (15,8%).
- Năm 2007, 12/20 tỉnh có số ca mắc tăng so với năm 2006 bao gồm:
Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, An Giang, Kiên
Giang, Sóc Trăng , Đồng Nai, Hậu Giang, Cần Thơ, Tây Ninh.
1.3.3. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là một trong 13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, điều kiện
kinh tế còn nhiều khó khăn, khí hậu nóng ẩm, chỉ có 2 mùa mưa nắng nhưng rất
thất thường là điều kiện tốt cho muỗi phát sinh và phát triển. Nguồn cung cấp
nước sinh hoạt chủ yếu là dùng nước bề mặt và một số ít sử dụng nước giếng
bơm tay; nên người dân có thói quen dùng hồ, lu, kiệu, khạp trữ nước mưa và
nước sông để uống và nấu ăn,… vệ sinh môi trường cũng còn nhiều bất cập.


12


Từ khi chia tách và thành lập tỉnh (tháng 01/2004) đến nay, tốc độ đô
thị hoá, sự giao lưu ngày càng tăng, đó là điều kiện thuận lợi cho dịch phát
sinh và phát triển; hiện nay bệnh nhân SD/SXHD xảy ra quanh năm và rải rác
khắp các địa phương trong tỉnh.
Bảng1.1. Tình hình bệnh SD/SXHD tỉnh Hậu Giang (2010 - 2012)
Năm

Số mắc

Số chết

2010

487

04

2011

714

00

2012

687

01


(Nguồn: Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Hậu Giang - Báo cáo hoạt động
phòng chống SD/SXHD năm 2010 - 2012) [12], [13], [14].
1.3.4. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Vị Thanh
Thành phố Vị Thanh là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hậu Giang. Về địa lý
thành phố Vị Thanh nằm phía Tây Bắc của tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông giáp huyện Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
- Phía Tây giáp huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang).
- Phía Nam giáp huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang).
- Phía Bắc giáp huyện Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng
(tỉnh Kiên Giang).
- Diện tích: 11.865,39 ha.
- Dân số: 74.832 người.
Thành phố Vị Thanh là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của
Đồng bằng sông Cửu Long và những đặc trưng riêng của khu vực Tây Sông
Hậu. Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa, nhiệt độ bình quân cao đều trong
năm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (khoảng 2,50C
- 30C), nhiệt độ trung bình các tháng mùa khô từ 260C đến 290C; các tháng mùa
mưa từ 240C đến 270C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.052mm – 1.711mm.


13

Năm có hai mùa: mùa nắng và mùa mưa, mùa nắng từ tháng 10 - tháng 4 năm
sau, mùa mưa từ tháng 5 - tháng 9. Mạng lưới y tế có một bệnh viện đa khoa thị
xã, 01 phòng khám khu vực phường VII; 09 trạm y tế xã - phường.
- Tổng số hộ: 13.318 hộ.
- Tổng số xã, phường: 05 phường và 04 xã.
- Tổng số ấp, khu vực: 26 ấp và 26 khu vực.
Bảng 1.2. Tình hình bệnh SD/SXHD thành phố Vị Thanh (2010 - 2012)
Năm


Số mắc

Số chết

2010

23

00

2011

22

00

2012

05

00

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh - Báo cáo hoạt động phòng
chống SD/SXHD năm 2010 - 2012).
1.4. Những nghiên cứu kiến thức và thực hành về phòng, chống sốt
Dengue/sốt xuất huyết Dengue
Trong những năm gần đây một số hoạt động nghiên cứu cũng tập trung
vào 2 vấn đề là làm thế nào để giảm nguồn sinh sản của vectơ và huy động sự
tham gia của cộng đồng, chính quyền, nhà trường, các đoàn thể bằng nhiều

biện pháp. Để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thực hiện mục tiêu phòng,
chống SXH, việc điều tra KAP về sốt xuất huyết là rất quan trọng.
Năm 2001, Nguyễn Thị Kim Tiến, Vũ Sinh Nam, Nguyễn Hữu Cường,
Nguyễn Trọng Toàn phối hợp nghiên cứu giữa Viện Pasteur thành phố Hồ Chí
Minh với Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội và Hà Lan, điều tra KAP về
SXH của người dân ấp Tân Hòa, xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên
Giang nhằm xây dựng mô hình phòng, chống SXHD dựa trên sự tham gia của
cộng đồng, kết quả sau một năm triển khai can thiệp, cho kết quả sau: có 100%
người dân đã được nghe nói về bệnh SXH, 87% người dân biết các dấu hiệu phát


14

hiện bệnh SXH, 87% người dân biết nguyên nhân truyền bệnh SXH là do muỗi
vằn, 94% biết hiệu quả của việc sử dụng Mesocylops để phòng, chống bệnh
SXH, 100% có thái độ chấp nhận thả Mesocylops. Các hành vi phòng diệt muỗi
truyền bệnh SXH đã được áp dụng là: thả cá 79%, vệ sinh, thay nước, đậy nắp lu
20%, thả Mesocylops 80%, khi ngủ nằm mùng 82%. Kết quả trên đều tăng cao
so với 1 năm trước khi thực hiện các biện pháp can thiệp [35].
Tác giả Trần Văn Hai, Lê Thành Tài, năm 2006 nghiên tại xã Bình
Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh đồng Tháp, cho thấy tỷ lệ kiến thức của người
dân là: 59,7% biết đúng triệu chứng cơ bản của bệnh, 81,3% biết bệnh lây
truyền là do muỗi truyền, 65,2% cho đó là muỗi vằn, 91,6% biết muỗi vằn đốt
người vào ban ngày, 97,5% biết nơi sống của bọ gậy muỗi vằn, 94,7% biết
các biện pháp diệt bọ gậy; thái độ của cộng đồng trong việc triển khai các
biện pháp phòng, chống SD/SXHD: 14,8% không có ý kiến, 24,2% dùng hóa
chất, 61% cho rằng phải kiểm soát muỗi, bọ gậy; về thực hành: 97,2% cho
rằng phải ngủ mùng, 74,9% phải đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt,
95% súc rửa định kỳ các DCCN sinh hoạt, 67% dọn dẹp vứt bỏ các dụng cụ
phế thải, 56,2 – 66,9% vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh [15].

Võ Thị Hường và cộng sự nghiên cứu tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
năm 2002 cho kết quả: 88,6% đã được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết, 88%
hiểu biết về nguyên nhân lây truyền bệnh là do muỗi truyền, 50,2% biết
nguyên nhân gây bệnh là do virus, 70,4 - 75% biết nơi sinh sống và phát triển
của bọ gậy, biết muỗi trú đậu trong nhà 63,3%. Trong thực hành người dân
biết áp dụng các biện pháp tổng hợp như: vệ sinh môi trường, loại bỏ các
dụng cụ phế thải, súc rửa, đậy nắp các dụng cụ chứa nước 45,6 - 60,8% [23].
Lý lệ Lan và Lê Hoàng Ninh nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành
phòng, chống sốt xuất huyết của người dân quận 5 năm 2004 cho kết quả: có
93,1% đã được nghe nói về bệnh sốt xuất huyết, 61,6% biết nguyên nhân lây


15

truyền bệnh là do muỗi vằn, chỉ có 9,3% biết thời gian muỗi hút máu, 81,2% biết
nơi sinh sản của muỗi, biết đúng triệu chứng cơ bản của bệnh chiếm tỷ lệ 54%.
Trong thực hành phòng, chống SXH: 60% đậy nắp thường xuyên các DCCN
sinh hoạt, 68,4% thường xuyên súc rửa các dụng cụ chứa nước, 88% thường
xuyên dẹp bỏ các vật phế thải, chỉ có 25,3% ngủ mùng [24].
Tác giả Lê Thành Tài và Nguyễn Thị Kim Yến nghiên cứu kiến thức,
thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng sốt xuất huyết
dengue của người dân xã Mỹ Khánh huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
năm 2007, cho kết quả sau: 98,8% người dân đã từng nghe nói về bệnh SXH,
96,5% biết đường lây truyền của bệnh, 74,4% biết muỗi vằn là trung gian
truyền bệnh SXH, 64,1% biết thời gian muỗi vằn đốt người, 58,2% biết nơi đẻ
trứng của muỗi vằn, 72,1% biết biện pháp tránh muỗi đốt, chỉ có 25,9% biết
biện pháp diệt bọ gậy. Kênh truyền thông được người dân tiếp cận: 87,1% qua
truyền hình, 52,9% nhận thông tin từ lực lượng cán bộ y tế, 47,9% qua đài
truyền thanh, 43,2% qua người thân quen. Về thực hành: 58,2% cho rằng phải
ngủ mùng cả ngày lẫn đêm, 95,9% phải đậy kín các DCCN sinh hoạt, 82,4%

súc rửa định kỳ các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, 67,4% dọn dẹp vứt bỏ các
dụng cụ phế thải, 53,5% vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh [34].
Đoàn Thị Thanh Mỹ qua khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về bệnh
sốt xuất huyết của cộng đồng dân cư tại huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng năm
2004 với kết quả như sau: 93,65% người dân nhận được nguồn thông tin về
bệnh SXH, 87,6% từ kênh truyền hình, 61,4% từ cán bộ y tế, 34% từ lực
lượng cộng tác viên. Về kiến thức, thái độ, hành vi: 89,5% biết nguyên nhân
truyền bệnh, 63,3% biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh SXH, 88% biết
dấu hiệu của bệnh SXH là có sốt, 48,1% biết cả 2 dấu hiệu sốt và xuất huyết,
99% người dân biết bệnh SXH là nguy hiểm, 97,4% ủng hộ diệt lăng quăng
bằng súc rửa và dọn dẹp các vật dụng phế thải, 72,6% người dân đến cơ sở y


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×