Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tieu luan quang cao truc tuyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Môn học: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-----0----Đề tài:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Danh sách nhóm 4:
1. Nguyễn Thị Mỹ Dung

70804100

2. Phạm Thị Trà My

70801293

3. Huỳnh Tấn Phát

70801516

4. Nguyễn Văn Tứ

70802567

5. Văn Trung

70804723

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012



Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

MỤC LỤC
1.1. Quảng cáo trực tuyến là gì?.............................................................................................3
1.2. Vì sao phải quảng cáo trực tuyến?...................................................................................5
Thời đại công nghệ Internet phát triển thì ai cũng biết rằng bạn đầu tư càng nhiều vào
marketing thì tỷ lệ thành công của bạn càng cao, càng nhiều người biết tới . Kinh doanh sẽ
thuận lợi hơn. Trong thế giới rộng lớn của Internet với hàng tỷ người đang sử dụng hàng
ngày, phần lớn trong số họ thường đọc quảng cáo trực tuyến khi lướt web và đó là cơ hội
lớn để quý khách quảng cáo website và tiếp thị doanh nghiệp - sản phẩm - dịch vụ trực
tuyến trên Internet...................................................................................................................5
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến cuối tháng
11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số Việt Nam. Quảng cáo trực tuyến
chính là phương cách để bạn tiếp cận đến lượng khách hàng khổng lồ này...........................5
Giả thiết: Chẳng hạn, bạn có một loại sản phẩm rất độc đáo, với giá cả rất hợp lí mà bạn
chắc chắn rằng chỉ cần khách hàng biết đến là họ sẵn sàng mua sản phẩm của bạn. Tuy
nhiên bạn chỉ có một cửa hàng nhỏ ở tận trong ngõ ngách rất ít người qua lại để trưng bày
và bán sản phẩm và khách hàng của bạn thì chỉ gói gọn trong một khu vực đó. Bạn muốn
sản phẩm của mình có thể vươn xa hơn tới thật nhiều khách hàng, nhưng vấn đề đặt ra là
bạn ko có đủ tài chính để phát triển mạng lưới phân phối bán hàng. Vậy phải làm như thế
nào để sản phẩm của bạn vẫn phát triển rộng, vẫn được nhiều người biết đến với chi phí
thấp nhất? Vâng, đó chính là thương mại điện tử!..................................................................5
Chỉ cần 1 trang web nhỏ để giới thiệu sản phẩm là bạn đã có một gian hàng riêng cho
mình, và với gian hàng này thì khách hàng ở khắp mọi nơi đều có khả năng tiếp cận với sản
phẩm của bạn. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khách hàng có thể biết đến website,
thương hiệu và sản phẩm của bạn? Chúng ta lại quay lại phương cách chúng ta đã bàn ở
trên là “ quảng cáo trực tuyến”. Quảng cáo trực tuyến sẽ là kênh trung gian trong thương
mại điện tử, là cầu nối giữa khách hàng với nhà kinh doanh. Chỉ đơn giản bằng việc khi

khách hàng lướt web, họ bắt gặp những tin rao vặt giới thiệu sản phẩm của bạn, hay khi
search công cụ tìm kiếm google với từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn, họ thấy
website hay topic của bạn ở ngay trên trang nhất google. Vậy là bạn đã có thương hiệu cho
riêng mình...............................................................................................................................5
Lý do bạn nên chọn Marketing Online:.................................................................................5
1.3. Giới thiệu.........................................................................................................................6
1.4. Các bước đưa website lên google....................................................................................8
1.5. Cách chọn từ khóa hiệu quả...........................................................................................12
1.6. Thực hiện chèn quảng cáo vào Google Adwords..........................................................17
1.7. Công cụ thống kê và phân tích.......................................................................................23
1.8. Sử dụng cách thức tìm kiếm thông thường:...................................................................27
1.9. Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google:......................................................28

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

1. Quảng cáo trực tuyến là gì? Tại sao phải quảng cáo trực tuyến?
1.1. Quảng cáo trực tuyến là gì?
1.1.1. Định nghĩa:
Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trực tuyến hay quảng cáo online
trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và
người bán. Quảng cáo trực tuyến gồm một số hoạt động như : Đăng tin rao vặt, tin
quảng cáo, SEO, đặt banner, liên kết . . .Quảng cáo trực tuyến khác hẳn quảng cáo trên
các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng khác như truyền hình, báo chí. . . nó
giúp người tiêu dùng có thể tương tác trực tiếp với nhà kinh doanh chỉ với vài thao
tác đơn giản. Khách hàng có gửi phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ để lấy thông tin

hoặc thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website.
Việc ứng dụng công nghệ mạng máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu
thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật
marketing… nhằm mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến
người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
1.1.2. Các hình thức của online marketing


Tối ưu trang web trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO)



Marketing thông qua công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing – SEM)



Marketing qua E-mail (E-mail Marketing)



Marketing mạng cộng đồng (Viral Marketing).



Quảng cáo hiển thị như web banner/pop-ups hay quảng cáo đa phương tiện (rich
media) hay quảng cáo tương tác (interactive advertising) như in-text/in-game.



Quảng cáo qua Web 2.0 như blog hay các diễn đàn

1.1.3. Quảng cáo online hoạt động như thế nào?

Các công cụ tìm kiếm có chương trình gọi là Spiders đi từ website này đến website
khác thông qua liên kết. Mỗi lần nó "bò" qua 1 trang web sẽ thu thập thông tin lại để
xác định thứ hạng. Có rất nhiều yếu tố trong đó, sau đây là một vài yếu tố đó:
1.1.3.1.

Sức mạnh liên kết

Một website có sức mạnh liên kết là website có rất nhiều liên kết từ website khác đến
nó.
Ví dụ:


Nếu một trang ở website khác liên kết đến bạn, và trang đó có 5 người liên kết với
họ, bạn đã có một ưu tiên nho nhỏ.



Nếu 1 website khác liên kết đến bạn và website đó có hơn 1000 website khác liên
kết đến nó. Bạn có một ưu tiên rất lớn.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

1.1.3.2.

www.google.com


Từ ngữ dùng để liên kết

Từ ngữ cũng quan trọng không kém.
Ví dụ:


Nếu 1 trang liên kết đến bạn bằng từ "Công ty Nam Ti", và công cụ tìm kiếm sẽ
xem rằng website của bạn về "Công ty Nam Ti".



Nếu 1 trang liên kết với website của bạn bằng từ khóa "quảng cáo trực tuyến" và
công cụ tìm kiếm sẽ xem rằng website của bạn làm về "quảng cáo trực tuyến", và
sau cùng, website của bạn sẽ có cơ hội đạt thứ hạng cao nếu ai đó tìm kiếm từ khóa
"quảng cáo trực tuyến".
1.1.4. Một số ví dụ:

Thứ nhất là Công ty Dệt Phong Phú (Việt Nam). Đại diện công ty cho biết, việc ứng
dụng quảng cáo trực tuyến của công ty vẫn tập trung mạnh vào e-catalogue. Công ty
xây dựng một bộ phận riêng, chuyên làm nhiệm vụ thu thập địa chỉ web và email rồi
thông qua đó gửi e-catalogue đến khách hàng đại trà. Đánh giá về hiệu quả thì 100 ecatalogue gửi đi chỉ hồi âm được về 1-2% lượng đối tác muốn tiến hành giao thương,
nhưng quan trọng là các sản phẩm của họ trên e-catalogue được đông đảo đối tác nhận
và tham khảo bất cứ khi nào họ cần. Đó là một trong những yếu tố đóng góp thành
công vào hoạt động kinh doanh của Dệt Phong Phú.
Thứ hai là chuyện làm quảng cáo trực tuyến của Công ty Ford Việt Nam. Hiện nay,
chiến lược marketing của Ford không chỉ tập trung vào quảng cáo truyền hình, báo in
mà kênh trực tuyến cũng đang là một sự cân nhắc đúng đắn. Nhận định về giá trị của
quảng cáo trực tuyến, một đại diện của Ford cho rằng, hiệu quả của loại hình quảng
cáo này lớn gấp 5-7 lần so với những loại hình quảng cáo truyền thống khác. Trong

khi đó chi phí lại thấp hơn nên Ford đã quyết định ký hợp đồng dài hạn thường xuyên
trên các trang web lớn ở Việt Nam để phục vụ cho chiến lược marketing của mình.
Thứ ba là trường hợp của Công ty Alibaba. Ban đầu, Alibaba chỉ là công ty internet
nhỏ đặt tại Trung Quốc, nhưng không lâu sau đã phát triển nhanh chóng chuỗi thương
mại điện tử của mình trên toàn thế giới, kết nối hàng nghìn công ty nhỏ, giúp họ bán
được hàng cho các tập đoàn lớn. Chức năng của Alibaba là gửi những đơn chào bán
sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên internet, đóng vai trò "ông chủ mạng"
cho gần 12.000 địa chỉ web công ty với gần 20.000 loại hàng hoá khác nhau. Một khi
là nhà "môi giới lão luyện", Alibaba đã chứng minh họ ứng dụng các công cụ
marketing online một cách hiệu quả nhất. Với cách thức marketing online tiện dụng,
Alibaba cho phép khách mua có thể tìm thấy thông tin đầy đủ và chi tiết về khách bán
thông qua newsletter, thư điện tử, quảng cáo trực tuyến được thiết kế chuyên nghiệp.
Do vậy, Alibaba thành công và chính sự thành công đó làm cho ngày càng nhiều công
ty trên thế giới đặt quảng cáo trực tuyến trên trang web này.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

1.2. Vì sao phải quảng cáo trực tuyến?
Thời đại công nghệ Internet phát triển thì ai cũng biết rằng bạn đầu tư càng nhiều vào
marketing thì tỷ lệ thành công của bạn càng cao, càng nhiều người biết tới . Kinh
doanh sẽ thuận lợi hơn. Trong thế giới rộng lớn của Internet với hàng tỷ người đang sử
dụng hàng ngày, phần lớn trong số họ thường đọc quảng cáo trực tuyến khi lướt web
và đó là cơ hội lớn để quý khách quảng cáo website và tiếp thị doanh nghiệp - sản
phẩm - dịch vụ trực tuyến trên Internet.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến cuối

tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số Việt Nam. Quảng cáo
trực tuyến chính là phương cách để bạn tiếp cận đến lượng khách hàng khổng lồ này.
Giả thiết: Chẳng hạn, bạn có một loại sản phẩm rất độc đáo, với giá cả rất hợp lí mà
bạn chắc chắn rằng chỉ cần khách hàng biết đến là họ sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.
Tuy nhiên bạn chỉ có một cửa hàng nhỏ ở tận trong ngõ ngách rất ít người qua lại để
trưng bày và bán sản phẩm và khách hàng của bạn thì chỉ gói gọn trong một khu vực
đó. Bạn muốn sản phẩm của mình có thể vươn xa hơn tới thật nhiều khách hàng,
nhưng vấn đề đặt ra là bạn ko có đủ tài chính để phát triển mạng lưới phân phối bán
hàng. Vậy phải làm như thế nào để sản phẩm của bạn vẫn phát triển rộng, vẫn được
nhiều người biết đến với chi phí thấp nhất? Vâng, đó chính là thương mại điện tử!
Chỉ cần 1 trang web nhỏ để giới thiệu sản phẩm là bạn đã có một gian hàng riêng cho
mình, và với gian hàng này thì khách hàng ở khắp mọi nơi đều có khả năng tiếp cận
với sản phẩm của bạn. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để khách hàng có thể biết
đến website, thương hiệu và sản phẩm của bạn? Chúng ta lại quay lại phương cách
chúng ta đã bàn ở trên là “ quảng cáo trực tuyến”. Quảng cáo trực tuyến sẽ là kênh
trung gian trong thương mại điện tử, là cầu nối giữa khách hàng với nhà kinh doanh.
Chỉ đơn giản bằng việc khi khách hàng lướt web, họ bắt gặp những tin rao vặt giới
thiệu sản phẩm của bạn, hay khi search công cụ tìm kiếm google với từ khóa liên quan
đến sản phẩm của bạn, họ thấy website hay topic của bạn ở ngay trên trang nhất
google. Vậy là bạn đã có thương hiệu cho riêng mình.
Lý do bạn nên chọn Marketing Online:


Tính tương tác cao: tạo được phản ứng 2 chiều giữa nhà tiếp thị và thị trường, giúp
người làm tiếp thị hiểu và xử lý nhanh phản ứng của thị trường



Hiệu quả cao: vì lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí, sản phẩm dịch vụ của DN có thể
được tiếp thị 24/24 trong ngày.




Xác định rõ được phân khúc khách hàng: mỗi công cụ sẽ áp dụng cho một phân
khúc khách hàng khác nhau, phù hợp với đặc tính của mỗi khách hàng.



Sự tích hợp công nghệ số hội tụ: giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn như cùng lúc
có thể tác động đến khách hàng bằng email, web, điện thoại, SMS…

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

2. Giới thiệu về Google Adwords:
1.3. Giới thiệu
Vào tháng 2 năm 2002, Google chính thức đưa ra chương trình quảng cáo Google
AdWords, cho phép mọi người quảng cáo trên Google theo những từ khóa (keyword)
xác định.
Sử dụng Google AdWords, bạn có thể nhắm đến khách hàng tiềm năng với chi phí
tương đối thấp (nếu không có đối thủ cạnh tranh).
Theo BusinessWeek, hơn 200,000 công ty trên toàn thế giới sử dụng AdWords để
quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Họ sử dụng AdWord vì các lý do sau đây:


Thu hút khách tham quan đến website với chi phí thấp.




Tất cả khách tham quan đều là khách hàng tiềm năng (không lãng phí trong việc
quảng cáo).



Chỉ trả tiền khi có ai đó nhấp chuột lên mẫu quảng cáo.
1.3.1. Google adwords là gì?

Google AdWords là cách quảng cáo dễ dàng và nhanh chóng trên Google và đối tác
quảng cáo của Google, bất kể ngân sách của bạn nhiều hay ít. Quảng cáo AdWords
hiển thị bên cạnh kết quả tìm kiếm trên Google, cũng như trên trang web tìm kiếm và
nội dung trong Mạng Google đang phát triển, bao gồm các trang web như AOL,
EarthLink, HowStuffWorks & Blogger. Với các tìm kiếm trên Google và số lần xem
trang trên Mạng Google mỗi ngày, quảng cáo trên Google AdWords của bạn sẽ tiếp
cận được một số lượng lớn đối tượng.
Khi tạo quảng cáo AdWords để chạy trên Google và đối tác tìm kiếm của Google, bạn
có thể chọn từ khoá để hiển thị quảng cáo của mình và xác định số tiền tối đa bạn sẵn
sàng trả cho mỗi nhấp chuột. Bạn chỉ trả khi có ai đó nhấp chuột lên quảng cáo của
mình.
Khi tạo quảng cáo AdWords chạy trên Mạng Nội dung, bạn có thể chọn chính xác vị
trí nội dung nơi bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện hoặc có thể để nhắm mục tiêu
theo ngữ cảnh phù hợp từ khoá với nội dung. Bạn có thể trả cho mỗi nhấp chuột (CPC)
hoặc cho mỗi 1000 lần người khác xem quảng cáo của bạn (được gọi là giá thầu
CPM).
Để tiết kiệm thêm tiền, Công cụ Giảm giá của AdWords sẽ tự động giảm chi phí mỗi
lần nhấp thực (hoặc CPC) vì vậy bạn chỉ phải trả chi phí thấp nhất cần để duy trì vị trí
quảng cáo. Công cụ Giảm giá của AdWords vẫn hoạt động cho dù bạn chọn phương

pháp hiển thị hay đặt giá thầu nào.
Không phải trả chi phí tối thiểu hàng tháng nào cho AdWords – chỉ có phí kích hoạt
không đáng kể. Bạn có thể chọn từ nhiều dạng quảng cáo, bao gồm quảng cáo văn bản,
hình ảnh và video, dễ dàng theo dõi hiệu suất quảng cáo bằng cách sử dụng báo cáo
trong Trung tâm Kiểm soát tài khoản trực tuyến của mình.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

1.3.2. Ưu điểm
1.3.2.1.

Luôn hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng

Chỉ khi nào khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn thì các mẫu quảng cáo của bạn mới hiển thị. Rõ ràng, ở đây Google đã loại đi
những đối tượng không có nhu cầu tới thông tin của bạn để bạn biết rằng chỉ có những
người quan tâm tới sản phẩm của bạn sẽ tìm tới bạn chứ không ai khác => luôn đi
đúng hướng.
1.3.2.2.

Chỉ trả tiền khi có người mong muốn sử dụng dịch vụ của bạn

Khi một khách hàng nào đó click vào mẫu thông tin quảng cáo của bạn trên bảng kết
quả tìm kiếm của Google, có nghĩa là họ đã quan tâm tới dịch vụ của bạn. Bạn sẽ chỉ
trả tiền cho những click chuột này mà thôi. => tiết kiệm tối đa, đánh giá được hiệu

quả chiến dịch.
1.3.2.3.

Không phụ thuộc vào ngân sách nhiều hay ít.

Bạn hoàn toàn có thể "liệu cơm gắp mắm", tự quyết định ngân sách tùy vào tình hình
tài chính của mình mà đảm bảo rằng chiến dịch vẫn hiệu quả. Có thể hôm nay bạn đặt
chi phí cho chiến dịch là 10 triệu đồng, nhưng ngày mai bạn có thể điều chỉnh giảm
nếu thấy cần thiết. Điều này khó mà thực hiện được đối với loại hình khác. => phù
hợp mọi túi tiền.
1.3.2.4.

Tính linh hoạt cao

Bạn có thể theo dõi chiến dịch của mình bất kì nơi đâu, thời điểm nào vì nó hoạt động
liên tục 24h/ ngày và liên tục 7ngày/ tuần. Do đó, bạn có thể điều chỉnh bất kỳ một
thông số nào từ phạm vi vùng miền, thời gian cho tới từ khóa hiển thị cũng như giá
tiền cần chi trả...
1.3.2.5.

Chi phí cho một khách hàng cực thấp

Dựa trên bảng khảo sát của Comscore Media, ta có thể thấy chi phí cho một khách
hàng từ quảng cáo tìm kiếm là thấp nhất.
1.3.2.6.

Lượng tìm kiếm được thực hiện trên Google là áp đảo so với công
cụ tìm kiếm khác

Bằng thế mạnh về công nghệ tìm kiếm số 1 của mình, Google đã đem lại những giá trị

mới mẻ và hoàn toàn làm thỏa mãn những người tìm thông tin. Do đó, cũng không khó
hiểu khi theo điều tra của Comscore Media, trên thế giới có trên 80% thị phần nghiêng
về Google và đối với Việt Nam, con số này lên tới 90%.
1.3.3. Nhược điểm


Khác với các phương tiện quảng cáo khác, để tiếp cận được với quảng cáo trực
tuyến đối tượng tiềm năng của bạn phải có máy tính và máy tính phải được nối
mạng Internet.



Người dùng phải có kỹ năng duyệt web.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com



Ở các nước phát triển, việc tin tưởng vào quảng cáo và mua hàng trực tuyến đang
rất phổ biến, còn ở nước ta, đây mới chỉ là xu hướng và chỉ thực sự có hiệu lực cho
một số ngành nghề phù hợp.



Các văn bản và chính sách đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở cho

lừa đảo trực tuyến phát triển đã làm giảm độ tin cậy của quảng cáo trực tuyến.
1.4. Các bước đưa website lên google
1.4.1. Cập nhật nội dung cho Website của bạn càng nhiều càng tốt.

Lần cập nhật đầu tiên trước khi Website của bạn được tạo chỉ mục luôn là lần cập nhật
quan trọng nhất vì những hình ảnh đầu tiên về Website của bạn cũng được lưu trữ lại
và không thể biết chắc bản cache đầu tiên được lưu trữ bao lâu. Do đó, mọi lỗi lầm nếu
có sẽ bị ghi nhận lại và khó mà xóa bỏ. Vậy nên dù đã cập nhật nội dung rồi, bạn cũng
đừng quên kiểm tra lại một lượt xem site có lỗi gì không.
1.4.2. Gửi nội dung Website của bạn đến Google.
Thông thường google sẽ tự tìm đến Website của bạn nhờ các liên kết trên web. Tuy
nhiên, song song với việc trao đổi các liên kết với các website khác bạn hãy trực tiếp
tự mình gửi Website của mình đến máy chủ Google. Việc này rất đơn giản và hoàn
toàn miễn phí nhưng hay bị bỏ qua. Với thao tác này, khoảng 2-3 tuần sau Website của
bạn có thể sẽ xuất hiện thứ nhất hoặc nhì ở những từ khóa tìm kiếm đặc biệt. Chỉ với
một thủ thuật này địa chỉ gửi Website của bạn cho Google là:
/>1.4.3. Kiểm tra xem máy chủ Google đã lập chỉ mục cho Website của bạn
chưa?
Để kiểm tra việc này, bạn hãy sử dụng tài khoản Gmail của mình để login vào bất cứ
dịch vụ nào của google, sau đó truy cập tới địa chỉ:
/>Nhập địa chỉ Website của bạn và nhấp nút "Tiếp theo". Google sẽ kiểm tra và báo cho
bạn biết Website đã được Google tạo chỉ mục chưa.
Một cách khác là vào trang chủ google, tìm kiếm với từ khóa: site:mangvn.org, trong
đó mangvn.org thay bằng địa chỉ Website của bạn.
1.4.4. Chủ động tạo Sơ đồ Site để gửi đến Google.
Cho dù Google đã tạo chỉ mục và đánh dấu cho Website của bạn hay chưa thì bước
này trong thông báo của mình, Google cũng nói rõ rằng máy chủ Google không thể tạo
chỉ mục hết và quá trình này có thể có lỗi. Vì vậy dù site của bạn có mặt trên google
hay chưa bạn cũng nên tự gửi Sơ đồ site của mình lên cho google. Sơ đồ site mà
google yêu cầu có thể là một nguồn cấp RSS, một file .txt trên web của bạn trong

đó có chứa tất các các link của website của bạn hoặc một cấu trúc xml trong đó liệt
kê tất cả danh sách các link của Website của bạn.
Nếu site của bạn là một hệ thống Web động xây dựng trên nền tảng các phần mềm
PHP như NukeViet thì bạn nên viết một Script tự động để thực hiện quá trình này.
3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

RSS được dựng sẵn trong NukeViet 2.0 RC1 chính là một nguồn hữu ích để bạn gửi
đến Google.
Nếu bạn không biết gì về lập trình thì cách đơn giản nhất để tạo sitemap gửi lên máy
chủ google là tạo một file .txt liệt kê các URL của Website của bạn và upload lên thư
mục gốc trên website của bạn. Nội dung file này phải thỏa mãn:


Mỗi địa chỉ đặt ở 1 dòng.



Bạn phải xác định đầy đủ các URL, bao gồm cả http://



Mỗi tập tin văn bản có thể chứa tối đa là 50.000 các URL và phải không lớn
hơn 10MB (10485760 bytes). Nếu trang web bạn bao gồm hơn 50.000 URL, bạn
có thể tách thành nhiều danh sách các tập tin văn bản và thêm vào máy chủ Google
nhiều lần.




Các tập tin văn bản phải được mã hóa UTF-8. Bạn có thể chỉ định điều này khi
bạn lưu các tập tin. Ví dụ: Trong Notepad bạn chỉ định nó ở hộp thoại Save As.



Các tập tin văn bản chỉ nên chứa danh sách các URL. Không nên đưa vào bất
cứ thành phần nào khác như tiêu đề hoặc các thông tin khác.



Bạn có thể nén file này dưới dạng gzip để giảm băng thông.



Tên file có thể là bất cứ gì nhưng phải tuân thủ quy định đặt tên thông thường.
Tốt nhất nên để là sitemap.txt



Bạn nên upload file sitemap.txt vào thư mục cấp cao nhất mà bạn muốn công cụ
tìm kiếm google thu thập thông tin và chắc chắn rằng không có file simap.txt nào
khác được đặt ở cấp cao hơn.

Sau khi đã có được file sitemap hợp lệ, ví dụ là file sitemap.txt và upload nó lên web
của bạn. (Ví dụ như: bạn hãy login vào trang
webmasters tools của google tại địa chỉ
sau đó làm các bước sau:


3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Thêm website của bạn vào danh sách website quản lý. (Hình 1)

Hình 1: Khai báo địa chỉ Web
Xác thực bằng 1 trong 2 cách mà google yêu cầu. Ví dụ chọn cách tải lên file
html mà google cung cấp. (Hình 2)

Hình 2: Xác minh.
Nếu xác thực thành công, bạn sẽ được Google cung cấp tất cả các thông tin
liên quan đến Website của mình. Nhấp vào link "Gửi sơ đồ trang Web". (Hình
3) Bạn sẽ được chuyển đến trang tiếp theo.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Hình 3: Bảng điều khiển.
Tại đây nhấp nút "Gửi sơ đồ trang Web" và nhập vào địa chỉ tới file sitemap.txt
của bạn (Hình 4). Trong giây lát, google sẽ lập chỉ mục cho website theo những
gì bạn cung cấp. Kết quả sẽ báo trên màn hình.


Hình 4: Gửi sơ đồ trang Web.
Như vậy bạn đã chắc chắn Website của mình được Google lập chỉ mục. Rất đơn giản
mà chẳng cần tốn tiền thuê các công ty làm SEO đúng không?

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Cách tạo sitemap ở trên, bạn có thể sử dụng phần mềm có tên Google Sitemap
Generator để nó tự tạo chỉ mục cho bạn. Chi tiết về cấu trúc sitemap bạn tham khảo tại
trang />Tất cả các công cụ của Google có tại: />1.5. Cách chọn từ khóa hiệu quả
1.5.1. Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn
Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu
của bạn? Sản phẩm/ Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.
1.5.2. Nắm được khách hàng của bạn cần gì?
Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng
dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự
đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?
Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về
dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được
bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa
và hầu như là những từ khóa rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ
khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.
Ví dụ: Theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”,
“vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”. Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ

thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát
triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của
bạn.
Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ?
Phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi
lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin
về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn
giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy
thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi,
hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm
giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác,
họ sẽ gọi bạn 100% .
Ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất. Một khách hàng làm về dịch vụ vận
tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”,
“chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn họ có
kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của họ là phát triển những từ khóa
dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn
định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.
Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ
mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ
3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

“taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê
taxi tải chuyển hàng” và mục tiêu là lên TOP 3 – 1.
Bây giờ bạn tra có thể thấy ở TOP 1 – 3 với các từ

khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.
Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao
trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu
quả cao nhất.
1.5.3. Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa
Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và
gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn
có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.
1.5.3.1.

Công cụ trả tiền:

Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng
việt thì công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.
1.5.3.2.

Công cụ miễn phí:

Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên
google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử
dụng Google External Keyword tool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên
quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần
download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.
1.5.3.3.

Phần mềm SEO:

Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh
tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng
thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm

đều có video hỗ trợ nên không đề cập đến nhiều ở đây.
1.5.3.4.

Hỏi bạn bè:

Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm
bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm
như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của
bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.
1.5.3.5.

Tham khảo các website trong TOP:

Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 6080% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.
1.5.3.6.

Suggestion Search của Google Toolbar:

Bạn có thể chú ý khi chúng ta tìm một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều
người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể
thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.
1.5.3.7.

Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa:

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4


www.google.com

Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập
vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng
ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa
mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã
chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).
1.5.4. Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO
Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới
đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ
dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để
quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.
Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:
“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ
khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử
dụng Anchortext với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ
khóa này xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích
hợp.
Keyword

Kết quả trên Google

Mức độ cạnh tranh

“keyword”

> 100.000


Cao

Allinanchor:“keyword”

> 20.000

Cao

Allintitle:“keyword”

> 20.000

Cao

Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao
rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức
dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.
Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng
anchor text để xây dựng backlink, kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn
đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên
TOP càng cao.

Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website
có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao.
Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả
đem lại tốt nhất.
3



Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:

Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:

Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về
từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và
cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và
backlink.

Việc tìm allintitle:”taxi tải” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web
có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất
cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả
này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn
sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có
thể phát triển được.
Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tải”; allintitle:”cho thuê taxi tải” chỉ có
tầm dưới 400 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên
khi làm website.
1.5.5. Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển
Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ
hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính
xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
Nhóm 1: các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví
dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.
Nhóm 2: các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì
từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game

tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….
3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

1.5.6. Tổng hợp lại các từ khóa của bạn
Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai,
các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.
Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:
Sản phẩm, dịch vụ bạn
Khách hàng mục tiêu cung cấp thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng
Khách hàng muốn mua
đồ nội thất phòng bếp
cao cấp

Tủ bếp, bộ bàn, ghế phòng
bếp, phòng ăn, phụ kiện nhà
bếp cao cấp, sang trọng

Khách hàng muốn mua
Ghế sofa, đi văng, bàn tiếp
đồ nội thất phòng khách
khách cao cấp, sang trọng
cao cấp

Những từ khóa chính


Nội thất nhà bếp cao cấp, tủ bếp
cao cấp, bộ bàn ăn cao cấp, nội
thất nhà bếp cao cấp tại hà nội,
bộ bàn ăn sang trọng
Nội thất phòng khách cao cấp,
Divang phòng khách cao cấp,
ghế sofa phòng khách cao cấp,
Bộ sofa cao cấp, …

1.5.7. Tạo keyword map
Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mối quan hệ giữa các từ khóa và nội
dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở
trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.
Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ
khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp,
chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần
suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ
phát triển cho website.

Hình 5: Tạo keyword map1.

Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, nhóm sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn,
ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:
Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho
trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa
bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và
phân công công việc.
1.6. Thực hiện chèn quảng cáo vào Google Adwords
Vấn đề trở nên cụ thể là: bạn có 1 trang wed, cung cấp dịch vụ và bạn muốn trang wed
của bạn có thể “ tiếp cận” người dùng khi người tìm kiếm dịch vụ thông qua công cụ
tìm kiếm.
Bước 1: vào trình duyệt gõ adwords.google.com

1

Nguồn: www.lamseo.com

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 2: Chia làm 2 trường hợp


Nếu bạn đã có account của Google Adwords rồi thì đăng nhập, qua bước tiếp theo.

(Lưu ý: account của Google Adword không phải account của các dịch vụ khác của
Google như Gmail, Gmap…)



Nếu bạn chưa có accout của google Adwords thì đăng ký, bấm vào Start Now.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 3: Thực hiện đăng ký tài khoản Google Adwords
Tại đây có các tùy chọn, bạn có thể chọn sử dụng Account cũ của các dịch vụ Google

Bước 4: tại đây bạn xác định các thông tin về quốc gia, múi giờ và đơn vị tiền tệ thanh
toán.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 5: Bạn đã có tài khoản Google Adwords rồi, làm chiến dịch quảng cáo thôi.



Bạn điền tên chiến dịch quảng cáo.




Chọn ngôn ngữ ưu tiên trong tìm kiếm và vùng lãnh thổ ưu tiên.

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 6: Thiết lập biểu mẫu quảng cáo, bạn điền những thông tin chi tiết và tiêu đề
quảng cáo, khi điền sẽ có 1 khung nhỏ kế bên hiển thị mục quảng cáo của bạn

Chọn từ khóa và ước lượng chi phí từ khóa: ta chọn từ khóa mà khách hàng sẽ tìm,
ước tính giá trị chi phí trả

3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 7: Đặt giá thầu CPC - chọn giá cao nhất trên click mà bạn muốn trả

Bước 8: Thiết lập các thông tin thanh toán cho Google

Chọn hình thức thanh toán


3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Bước 9: vào google gõ từ khóa và xem kết quả

1.7. Công cụ thống kê và phân tích
Google adwords cho ta một số công cụ phân tích khá hữu ít để ta có thể đánh giá chiến
lược quảng cáo hay là đánh giá từ khóa đó có tốt chưa?
3


Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Lịch sử thay đổi: cho thấy số lần từ khóa được tìm, click, chi phí …. theo thời gian.

Chuyển đổi: chuyển đổi cú click vào trang web thành task vụ trên trang web như mua
hàng, đăng tin

Google analytics: mã nhúng theo dõi trang web của bạn

3. Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm
3



Thương mại điện tử- Nhóm 4

www.google.com

Tùy vào những keyword với mục tiêu vươn lên hạng cao mà bạn cần khai thác những
chiến thuật khác nhau. Những keyword ít cạnh tranh hay kém thông dụng đòi hỏi có
nhiều thủ thuật hơn là đối với những keyword thông dụng. Hiệu quả của thủ thuật tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm đối với vị thế của website trên kết quả tìm kiếm:
Nếu bạn nhắm tới những cụm từ khóa dài và tính cạnh tranh thấp thì giá trị tối ưu hóa
của website sẽ rất cao. Ví dụ như, nếu bạn muốn được liệt kê trong kết quả search với
cụm từ “mua giày nhảy samba màu đen ở knoxville” thì cụm đó đủ để tối ưu hóa được
trang chứa cụm từ ấy trên website của bạn, vì tính cạnh tranh của cụm từ khóa đó
không cao. Bạn cũng không cần phải có thật nhiều inbound links để có được thứ hạng
cao đối với cụm từ khóa đó.
Khi tính cạnh tranh của các từ khóa mục tiêu càng cao thì tác động của inbound links
đối với vị thế website đó trong danh mục kết quả tìm kiếm là càng lớn.

Tầm quan trọng của một chiến lược SEO không đồng nhất với tác động tương quan
của nó đến vị thế của website trên công cụ tìm kiếm.
Nhìn vào biểu đồ ở trên có thể ta cảm thấy rằng việc tối ưu hóa trang web không quan
trọng đối với việc chiếm được thứ hạng cao cho những keyword thông dụng. Nhưng
không hẳn vậy. Tối ưu hóa nội dung của một trang trên website là cơ sở thiết yếu đối
với việc có được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Bằng việc tối ưu hóa một trang
đối với 1 keyword, bạn có thể khiến các công cụ tìm kiếm thấy rằng trang này tương
xứng với cụm từ khóa đó. Nếu có nhiều website cùng được tối ưu hóa cho cụm từ đó
thì website nào có những inbound links tốt nhất sẽ có được vị thế cao nhất trong kết
quả tra cứu. Chẳng hạn, theo Google thì website www.cnn.com có tới 46.600 inbound
link. Mặc dù CNN.com có rất nhiều inbound link, nhưng họ không được xếp hạng đối
với cụm từ khóa “mua giày nhảy samba màu đen ở knoxville” bởi vì website này
không được tối ưu hóa cho cụm từ đó.

Nếu bạn muốn có được thứ hạng cao đối với một cụm từ khóa, bước đầu tiên là phải
tối ưu hóa một trong những trang của website của bạn cho cụm từ khóa đó. Tiếp theo
là tạo những link kết nối tới trang được tối ưu hóa nói trên nhằm vượt hạng các
website khác cũng được tối ưu hóa cho cùng từ khóa ấy.

3


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×