Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa ở phường hương vân, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.05 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

----------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC
HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

NGUYỄN HOÀNG ANH

NIÊN KHÓA : 2012 - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

----------

SỐ LIỆU THÔ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC
HÀNG HÓA Ở PHƯỜNG HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:


Nguyễn Hoàng Anh

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Lớp: K46A- KTNN
Niên khóa: 2012-2016

HUẾ, 5/2016

2


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành đề tài này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn
Mạnh Hùng, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết bài Đề tài tốt
nghiệp .
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế phát triển,
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm em học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm bài mà còn là hành trang quý báu để
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin nhất.
Em chân thành cảm ơn UBND phường Hương Vân đã cho phép, tạo điều kiện
thuận lợi để em được thực tập tại đây. Đồng cám ơn các Cô, Chú, Anh, Chò phòng
số liệu thống kê đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để em hoàn thành khóa
thực tập tốt nghiệp cũng như hoàn thành đề tài này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên thực tập nên trong bài báo cáo tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế nhất đònh. Vì thế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của Thầy, Cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt
hơn cho công việc thực tế sau này.

Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp trồng người cao quý này. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chò tại
UBND phường Hương Vân, thò xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung
và Phòng số liệu thống kê nói riêng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành
công tốt đẹp trong công việc.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Anh

MỤC LỤC
3


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Chữ cái viết tắt và kí hiệu

4

Giải thích

BVTV

Bảo vệ thực vật



Cao đẳng

ĐH


Đại học

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Chi phí sản xuất

IC

Chi phí trung gian

MI

Thu nhập hỗn hợp

TC

Trung cấp

TE

Hiệu quả kỹ thuật


TH

Tiểu học


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TIE

Phi hiệu quả kỹ thuật

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
BẢNG BIỂU

HÌNH VẼ

5


Chuyên đề tốt nghiệp

Hùng

6

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea, là cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Theo số liệu của FAO (2013), trên thế giới
có khoảng hơn 100 nước trồng lạc với tổng diện tích gần 25,41 triệu hecta và sản
lượng lạc vỏ đạt 45,65 triệu tấn. Trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, lạc được
xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng, xếp thứ 13 trong các loại cây thực
phẩm. Ở Việt Nam, cây lạc đã được trồng ở hầu khắp các địa phương từ vùng núi
đến đồng bằng, với tổng diện tích 220 nghìn hecta và được trồng trên nhiều loại đất,
trong những điều kiện sinh thái khác nhau.
Đối với khu vực miền trung Việt Nam, hoạt động trồng lạc từ lâu đã trở thành
một hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương. Trong khi
nhiều vùng đất khô cằn, không thể sản xuất lúa thì lạc là loại cây trồng không chỉ phù
hợp với loại đất đó mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lạc là cây trồng có vị trí
chiến lược rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong cơ cấu sản
xuất hàng hóa nói riêng, đồng thời đây là cây lương thực chủ lực trong kim ngạch xuất

khẩu, mang lại ngoại tệ cho đất nước, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập
cho người nông dân. Tuy nhiên, sản xuất lạc phải đặt ra yêu cầu đạt năng suất cao nhất
trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí sản xuất và tăng giá trị lợi nhuận. Bên cạnh đó,
còn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng và giá cả của người
tiêu dùng. Song do tập quán canh tác bao đời nay của người nông dân trong sản xuất
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chậm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
nên năng suất lạc vẫn thấp và chất lượng chưa cao. Ngày nay, khi sản lượng lạc đã đáp
ứng nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu thì vị trí của các giống lạc chất lượng
cao ngày càng quan trọng, trong khi đó hầu hết các giống lạc này đều trong tình trạng
thoái hóa và giảm dần về diện tích.
Phường Hương Vân thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong
những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng để sản xuất lạc hàng hóa. Trong
7

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

những năm gần đây, giá trị sản xuất lạc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp của địa phương. Nếu như diện tích lúa trên địa bàn phường khoảng
250 ha, trong khi lạc chỉ 150 ha, nhưng giá trị sản xuất của cây lạc chiếm đến 70%.
Theo đánh giá của UBND phường Hương Vân, cây lạc giữ một vị thế đặc biệt quan
trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trở thành cây trồng hàng hóa chủ lực góp phần
xóa thế độc canh cây lúa, giúp giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động ở khu
vực nông thôn phường Hương Vân.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất lạc ở trên địa bàn phường Hương Vân đang bộc lộ

nhiều vấn đề bất cập, cụ thể là: sản xuất gặp nhiều rủi ro do thời tiết, khí hậu khắc
nghiệt; giá cả đầu vào và đầu ra ở trên thị trường thường xuyên biến động. Đặc biệt,
trình độ kỹ thuật canh tác của người dân còn thấp; khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật còn hạn chế, do đó năng suất và sản lượng lạc chưa cao. Về thị trường
tiêu thụ, thương lái thu mua thường xuyên ép giá; do đó thu nhập của người trồng lạc
chưa cao, chưa thực sự là nguồn thu nhập vững chắc.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài ‘‘Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sản xuất
lạc hàng hóa ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế’’làm
chuyên đề tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích và có cơ sở
khoa học nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương
trong việc xây dựng chiến lược phát triển sản xuất lạc hàng hóa mang tính bền vững
trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa của các nông hộ ở phường
Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc cho các nông hộ trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật sản
xuất lạc.

8

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh


- Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các nông
hộ ở phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc
ở phường Hương Vân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc ở địa
bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sản xuất lạc hàng hóa
ở trên địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở trên địa bàn phường Hương Vân,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lạc trong giai đoạn 20132015; phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2015; đề xuất
giải pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp duy vật biện chứng
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên
cứu đề tài, như là cơ sở phương pháp luận để giải quyết vấn đề theo quan điểm khách
quan, toàn diện, phát triển và hệ thống.
Vận dụng phương pháp luận trên vào phân tích hiệu quả kỹ thuật của sản xuất,
đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu ảnh hưởng tác động của các nhân tố cơ bản của quá
trình sản xuất và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Đánh giá về
hiệu quả kỹ thuật trong mối tương quan giữa hiệu quả kỹ thuật và trình độ phát triển
kỹ thuật sản xuất hiện tại và sự cải thiện hiệu quả của kỹ thuật qua thời gian.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê Việt Nam, tỉnh
Thừa Thiên Huế, thị xã Hương Trà, đặc biệt là các báo cáo của UBND phường Hương
9


SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

Vân liên quan đến tình hình sản xuất lạc ở địa phương. Ngoài ra, nghiên cứu thu thập
thông tin đã được công bố trên các tạp chí khoa học, công nghệ và đề tài khoa học, từ
các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra các hộ nông dân sản xuất
lạc của phường Hương Vân dựa trên bảng hỏi đã được thiết kế sẵn. Số liệu thông tin
sơ cấp được thu thập thông qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Mẫu điều tra được lựa
chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Áp dụng công thức chọn mẫu của
Slovin: n=N/1+Ne2
Trong đó:
n - cỡ mẫu điều tra
N - Tổng số hộ trồng lạc ở phường Hương Vân
e - sai số kì vọng
Theo thống kê của UBND phường Hương Vân, số lượng hộ trồng lạc là 1235 hộ
(N=1235), với sai số kỳ vọng là 10%, do đó quy mô mẫu điều tra là:
n=1235/1+( 0,1)2.1235=93 (hộ)
- Cách thức chọn hộ điều tra:
Nghiên cứu này lựa chọn 3 tổ dân phố (Sơn Công 1, Sơn Công 2, Lại Bằng 1) có
thế mạnh về sản xuất lạc để điều tra và thu thập số liệu sơ cấp. Dựa trên danh sách các
hộ trồng lạc ở tổ dân phố, việc chọn hộ điều tra được thực hiện như sau: Xác định hệ
số k- bước nhảy (k=N/n=13 hộ). Điều này có nghĩa là hộ thứ nhất trong danh sách hộ
điều tra sẽ được chọn để điều tra và hộ thứ 2 được xác định là hộ thứ 14 trong danh

sách của tổ dân phố. Trong trường hợp không tiếp cận được hộ đã chọn theo danh
sách, nghiên cứu có thể chọn hộ thứ tự +1 hoặc -1 để điều tra và hộ tiếp theo trong
danh sách vẫn giữ theo nguyên tắc của bước nhảy k.
4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu
- Bộ số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý trên các phần mềm máy tính thông
dụng như Excel, SPSS và Chương trình Frontier 4.1.
- Số liệu tính toán được tổng hợp theo các tiêu thức thống kê phù hợp với các chỉ
tiêu đánh giá.
10

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

4.4. Phương pháp phân tích
- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả nhằm làm rõ nội dung
nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt nội dung đề tài.
- Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan
bằng việc xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả kỹ
thuật sản xuất lạc, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc của các hộ điều tra (được trình bày chi
tiết ở mục 1.1.2.2 ở chương I phần II).

11

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh



Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận cơ bản về cây lạc
1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khỏe con
người. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của lạc là Lipit và Protein. Trong công nghiệp ép
dầu người ta thu được sản phẩm chính là dầu và khô dầu.
Dầu lạc là dầu thực phẩm tốt được cơ thể hấp thu dễ dàng, thành phần chủ yếu
của dầu lạc là các axit béo chưa no (80%) còn lại (20%) là các axit béo no. Axit béo
trong dầu lạc chủ yếu là bốn loại sau đây: axit oleic (C 18H34O2); axit linoleic
(C18H32O2); axit panmitic (C16H32O2); axit stearit (C18H36O2)[1].
Ngoài ra trong thành phần của lạc có cacbuahidro thơm: C 15H30; C19H38 và các
vitamin B1, B2, PP và A. Protein lạc chứa đầy đủ 8 axit amin không thay thế trong đó
có 4 axit amin đạt hàm lượng quy định của FAO về hàm lượng các axit amin không
thay thế trong thành phần protein thực phẩm. Đó là loxin, Izoloxin, valin,
phenilalanin[2]. Do hạt lạc có giá trị kinh tế cao như vậy nên từ lâu con người đã sử
dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa
dạng, phong phú như luộc, rang, bột dinh dưỡng, bánh kẹo. Ngày nay nhờ nền công
nghiệp phát triển người ta chế biến nhiều mặc hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như rút
dầu, bơ lạc, chao, phomac lạc, sữa lạc... Một giá trị khác của lạc mà không thể không

nhắc tới đó là thức ăn gia súc. Khô dầu lạc chứa 50,8% protein; 7,8% lipit; 24,3%
gluxit; 4,4% xenlulo là nguồn thức ăn giàu protein trong chăn nuôi. Do giá trị dinh
dưỡng cao nên trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc có thể chiếm tới 25 35%. Trong thân lá lạc chứa tới 11,75% protein; 1,84% lipit; 46,95% gluxit[1]. Do đó
nó cũng là nguồn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi.
12

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

Về mặt dinh dưỡng, thành phần hạt lạc chủ yếu chứa dầu 44 - 56%, protein 25 34%, ngoài ra còn các vitamin và chất khoáng khác. Lạc là một loại thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp chất béo và bổ xung protein cho con người.
1.1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường
Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chân
đất khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường thương mại thế giới,
lạc là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của
FAO (2013), hiện đang có hơn 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan giá trị từ lạc chiếm 1/2
thu thập, chiếm 80% giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60% giá trị xuất khẩu.
Trong các loại cây có dầu trồng hằng năm trên thế giới, lạc là loại cây đứng thứ
hai sau đậu tương về diện tích và sản lượng. Ở châu Á, có hơn 25 nước trồng lạc.
Năng suất lạc ở Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Mỹ, Argentina. Hiện nay, ở
nước ta lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu
hằng năm là 100 triệu USD. Những năm gần đây chúng ta đã xuất khẩu khoảng 70 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nước như: Đức, Pháp, Ý... cho nên lạc cũng là loại cây
đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [5].
Thị trường xuất khẩu lạc chính hiện nay của Việt Nam là Singapo, Pháp, Cộng
Hòa Liên Bang Đức, Nhật, Indonexia, Đài Loan, Hồng Kông. Đến năm 1999 do

chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như Hồng Kông, Đài
Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất
cao, tỷ xuất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và xuất khẩu lạc
góp 15,11% cho nguồn vốn xuất khẩu[5].
Hiện nay Việt Nam đứng vào hàng thứ 5 trong 10 nước xuất khẩu lạc lớn nhất
thế giới. Do đó việc đầu tư ngiên cứu để cải tạo giống, kích cỡ hạt, chất lượng cần
được quan tâm hơn. Xuất khẩu lạc trong những năm qua đóng góp khoảng 15%
trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng xuất khẩu lạc của Việt
Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu của một số nước. Vì
vậy cần nâng cao giá trị chất lượng nông sản phẩm để đạt được kim ngạch cao và
mở rộng thị trường xuất khẩu. Muốn tăng được thu nhập từ lạc chúng ta phải đa

13

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

dạng sản phẩm, ngoài lạc nhân còn phải xuất khẩu cả dầu lạc, khô dầu, nắm bắt thị
trường nhạy bén để đầu tư tích trữ lạc quả khô.
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn xác định lạc là một trong những cây
trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta. Trên
cơ sở hệ thống giải pháp kỹ thuật tổng hợp đồng bộ, tiếp thu kinh tế và những
thành tựu mới của các nước trong thời gian tới về sản xuất lạc, nước ta sẽ có điều
kiện để đạt được đầy đủ các tiêu chí về xuất khẩu, góp phần phát triển về một nền
nông nghiệp bền vững, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thu nhập và đời sống

của nhân dân.
1.1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của cây lạc
- Là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên
liệu quan trọng của công nghiệp chế biến.
- Cây lạc còn là cây trồng có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần sống
cộng sinh trên rễ. Đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa dạng hóa cho sản xuất
nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và che phủ bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi.
- Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều
kiện sinh thái khá rộng. Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-330C.
Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định,
nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh
trưởng sinh thực.
- Cây lạc không đòi hỏi đất đai nghiêm ngặt, thường được trồng trên các vùng
đất: cát ven biển, đất bạc màu, đất xám, đất đỏ bazan, đất dốc miền núi và đất phù sa.
Lạc cho năng suất cao nhất trên đất thịt nhẹ, cát pha, có kết cấu tơi xốp, có khả năng
giữ nước và thoát nước tốt, pH 5,5-6,5.
- Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100-130 ngày. Củ lạc là quả của cây
lạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanh
chóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ.

14

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh


Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ
chỉ khoảng 10-15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển.
1.1.14. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc
* Thời vụ:
-Vụ Xuân: + Vùng đất thấp, ven sông bố trí sớm tránh lụt tiểu mãn, vùng trung
du miền núi bố trí sớm để tránh hạn đầu vụ. Thời gian gieo từ 20 - 30/1.
+ Vùng đồng bằng nên gieo tập trung từ 1 - 15/2.
- Vụ Hè thu: Gieo lạc từ 1 - 15/6, gieo ngay khi thu hoạch cây vụ xuân.
- Vụ Thu Đông: Thời vụ 25/8 - 15/9. Tranh thủ trời nắng ráo làm đất gieo ngay.
* Chọn đất:
+ Đất có thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, tiêu nước nhanh khi gặp mưa to
không bị ngập úng.
+Vùng đất trồng lạc trước đây thường bị bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) nên
bố trí loại cây trồng khác thay thế, hoặc sử dụng giống kháng bệnh
* Làm đất, lên luống:
- Cày bừa kỹ 2 - 3 lần, cày sâu từ 25 - 30cm, đảm bảo sạch cỏ và nhỏ, tơi xốp.
- Đối với lạc không phủ nilon :
+ Vùng bãi bồi ven sông, đất cát ven biển: bố trí theo băng, mỗi băng rộng 2 - 2,5m
+ Các vùng đất khác: Lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc.
- Đối với lạc che phủ nilon thì tuỳ thuộc vào kích cỡ nilon để bố trí: Lượng nilon cho 1
sào: 5 kg.
+ Nilon khổ rộng 1,2m: lên luống rộng 1m, gieo 4 hàng lạc.
+ Nilon khổ rộng 0,6m: lên luống rộng 0,5m, gieo 2 hàng lạc.
* Phân bón (cho 500m2):
- Lượng phân và loại phân bón (tính trên sào):
+ Bón phân đơn: 25 - 30 kg vôi bột, 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 25 kg
Lân supe + 5 - 6 kg Kali clorua + Đạm urê 3 - 4 kg.
+ Dùng phân tổng hợp: 35 - 40kg NPK(3: 9: 6) + 4 - 5 tạ phân chuồng hoai mục
+ 25 - 30 kg vôi bột.

15

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

- Phương pháp bón
+Bón phân cho lạc phủ nilon: Chủ yếu bón phân NPK 3:9:6.
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân NPK, 50% vôi bột. Lượng vôi bột
còn lại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ.
+ Bón phân cho lạc không phủ nilon:
Bón phân đơn: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân super, 50% đạm Urê, 50% Kali
và 50% vôi bột. Bón thúc khi lạc có 3 - 4 lá lượng đạm và Kali còn lại, lượng vôi còn
lại bón vào gốc khi lạc ra hoa rộ.
Bón phân NPK 3:9:6: Bón lót toàn bộ phân chuồng, toàn bộ phân NPK, 50%
lượng vôi bột. Lượng vôi còn lại bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ.
* Lượng giống và mật độ gieo:
- Giống vụ Đông xuân: 240 - 250kg.
- Xử lý hạt giống bằng 3 lạnh 2 sôi: đổ 3 lít nước lạnh vào xô, chậu, đổ tiếp 2 lít nước
sôi vào khuấy đều, đổ 4kg lạc nhân vào ngâm 5 - 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch nhớt đem ủ 1
ngày đêm, chọn những hạt nảy mầm đem gieo trước số còn lại tiếp tục ủ cho nảy mầm.
Không nên dùng lạc nẩy mầm ở lần thứ 3.
- Mật độ: Khoảng cách gieo: 20 - 25cm x 10cm, gieo 1 hạt/hốc. Mật độ: 38 - 40
khóm/m2.
* Chăm sóc:
- Làm cỏ, bón phân: Đối với lạc không che phủ nilon.

+ Làm cỏ lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật. Yêu cầu cuốc cạn, nhổ sạch cỏ ở gốc lạc làm
thoáng gốc để lạc phân cành thuận lợi. Kết hợp bón phân thúc lần 1 cho lạc.
+ Làm cỏ lần 2: Khi lạc có 7 - 8 lá. Yêu cầu cuốc sâu hơn lần 1 tạo đất tơi xốp
sạch cỏ.
+ Làm cỏ lần 3: Khi lạc ra hoa được 7 - 10 ngày, lần này làm cỏ kết hợp vun gốc
và bón lượng vôi còn lại cho lạc 200 - 250kg/ha.
+ Tưới nước: Thời tiết khô hạn, nếu có điều kiện nên tưới cho lạc được càng tốt,
đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và đâm tia. Nhất thiết không được để lạc ngập úng nước.
Có thể tiến hành tưới theo 2 cách sau:
16

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

+ Tưới phun đều ruộng lạc, ướt thấm đất.
+ Tháo nước đầy các rãnh, ngập hết mặt luống thì tháo nước ra.
- Sử dụng các loại phân bón qua lá, chất kích thích sinh trưởng cho cây lạc vào
các giai đoạn thích hợp.
* Phòng trừ sâu bệnh:
- Bắt thủ công, khi mật độ cao nên dùng thuốc hoá học để xử lý. Có thể sử dụng 1 trong
các loại thuốc sau: Padan 95%, BESTOX 5 EC: 25 EC, Ammate 150SE, Virtako 40WG
và các thuốc có nguồn gốc sinh học như Angun 5 WDG, Map Winnerr 5 WG, đầu trâu
Bi-sad0.5ME... theo khuyến cáo trên bao bì.
- Có thể dùng các loại thuốc sau: Bassa 50EC; Aplan 10%; Conpidor 100SL 15
-21ml, Nissorun 5EC, Comite 73EC, Nhện và bọ trĩ cú thể dựng Confidor 100SL,

Admire 50EC, Actara 25WG, … và phải luân phiên các loại thuốc.
* Thu hoạch:
- Khi lạc có số củ già đạt từ 85 - 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Chọn
ngày nắng ráo để thu hoạch để thuận tiện trong việc phơi và bảo quản.
- Lạc phủ nilon chín sớm hơn lạc không phủ nilon từ 7 - 10 ngày nên lạc phủ
nilon thu hoạch sớm hơn lạc không phủ nilon gieo cùng thời gian. Sau khi thu hoạch
lạc xong thu gom nilon để cày bừa vụ sau.
- Chọn lạc để giống: Lạc giống được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và
phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao.
+ Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ
đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.
+ Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt
mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống
vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân).
1.1.2. Lý luận về hiệu quả kỹ thuật
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào của nguồn lực được sử dụng vào sản xuất với những điều kiện cụ thể về
17

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

kỹ thuật hay công nghệ áp dụng sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả
năng, chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu

quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một nguồn lực
được dùng vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đầu ra sản phẩm.
Hiệu quả kỹ thuật của việc áp dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối
quan hệ giữa đầu vào - đầu ra, giữa các đầu vào với nhau, và giữa các sản phẩm khi ra
quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất kỹ thuật và công nghệ
áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường
kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
1.1.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt năng suất tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ
thuật hiện có. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số hoặc phi
tham số. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp
tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function), hàm
này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977); và
được phát triển bởi Battese (1992)[8]. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng sau:
(1) Yi =f(xj;)exp(Vi – Ui)
Trong đó: Yi là năng suất hoặc sản lượng của hộ i; x j là yếu tố sản xuất đầu vào thứ
j; β là hệ số cần ước lượng; vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên
và được giả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N(0,σv2)) và độc lập với ui. Ui là phần phi
hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc bằng 0 (non-negative) và có phân phối
bán chuẩn (u ~|( N (0, δ u )|). Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản
2

xuất biên (frontier), tức là đạt mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố
sản xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản
xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lượng thực tế (Y i) thấp hơn năng suất, sản
lượng tối đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Yi là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số
này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005). Hiệu quả kỹ
thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất hoặc sản lượng tối
18


SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

đa. TE được tính như sau:
TE = Y / Y* = f(xj;)exp(Vi – Ui ) / f(xj;)exp(Vi) = exp(-Ui) (2)
Trong đó, Y là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ ; Y * là mức năng suất
hoặc sản lượng tối đa của hộ. f(xj;) trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier
production function), có thể sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas hoặc Translog. Dựa
vào đặc điểm của số liệu trong nghiên cứu này, mô hình Cobb–Douglas phù hợp hơn mô
hình Translog. Mô hình Cobb–Douglas có dạng như sau:
LnYi = 0 + jlnXji +Vi - Ui (3)
Trong đó, Yi là năng suất lạc của hộ i (kg/sào )
Xji-là các yếu tố đầu vào trong sản xuất lạc bao gồm :
X1i- lượng giống của hộ i (kg/sào);
X2i- là công lao động của hộ i (ngày công/sào);
X3i là lượng lân của hộ i (kg/sào);
X4it là lượng đạm ure của hộ i (kg/sào);
X5i- là lượng kali của hộ i (kg/sào);
X6i- là lượng phân bón tổng hợp NPK của hộ i (kg/sào);
X7i- là lượng vôi (kg/sào);
X8i- là thuốc bảo vệ thực vật (ml/sào).
* Các yếu số ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật :
Ui trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function)
hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay
ngược lại là hiệu quả kỹ thuật có dạng sau :

TIEi = Ui = 0 + +
Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i.
Zj ( j = 1,2,3...7 ) là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại
là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm :
Z1 : loại đất (1 = đất ruộng khô; 0 = đất bãi bồi ven sông).
Z2 : loại giống (1 = giống L14; 0 = giống SVL1).
Z3 : số năm đến trường của chủ hộ.
19

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

Z4 : tuổi của chủ hộ.
Z5 : lao động tham gia sản xuất lạc.
Z6 : diện tích đất trồng lạc.
Z7 : tham gia tập huấn (1 = có; 0 = không).
Số liệu được đưa vào phân tích trong mô hình làm sản xuất là dạng dữ liệu chéo
(Cross – Sertron data). Hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng 1
bước (One – Stageestima) bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (MLE) với sự hỗ
trợ Chương trình Frontier 4.1 của Tim Coelli.
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lạc
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Cho biết trong 1 năm hoặc một chu kì sản xuất, đơn
vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu.
GO = Qi x Pi ( i= 1...n )

Trong đó:
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá của sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng
trong quá trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón...Nói cách khác IC là
toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất.
- Giá trị tăng thêm (VA): là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng
thêm hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể
khấu hao tài sản cố định và chi phí lao động gia đình).
VA= GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động
của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA - (A+T)
Trong đó:
T: là tiền thuế.
A: là khấu hao tài sản cố định được phân bố trong chu kì sản xuất.
20

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất lạc
- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết,
cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): chỉ tiêu này cho

biết, cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giới hạn nguồn
lực chi phí.
- Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): chỉ tiêu này cho
biết, cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Lạc được du nhập vào châu Âu khoảng 500 năm trước nhưng thực sự phát triển
rộng khắp trên thế giới vào khoảng 125 năm trở lại đây khi công nghiệp ép dầu lạc ra
đời. Hiện nay, lạc là cây đứng thứ hai trong số các loại cây lấy dầu (về diện tích và sản
lượng) sau đậu tương.
Bảng 1 cho thấy, lạc chủ yếu được trồng tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ. Trong đó Diện tích trồng lạc Châu Á lớn nhất, chiếm 63,17% tổng diện tích, Châu
Phi 31,81%, Châu Mỹ 5,8%, Châu Âu 0,22%. Tính hết năm 2013, diện tích lạc trên
thế giới có khoảng 25,41 triệu ha. Trong đó quốc gia có diện tích lớn nhất là Ấn độ
5,25 triệu ha, tiếp theo là Trung Quốc 4,65 triệu ha, Nigeria 2,36 triệu ha và Sudan
2,16 triệu ha.
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới

Nước
Thế giới
Trung Quốc

Diện tích (triệu ha)
2011 2012 2013
24,74 24,80 25,41
4,60
4,71
4,65


21

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh

Năng suất (tạ/ha)
2011 2012 2013
16,30 16,40 17,90
34,90 35,70 36,5

Sản lượng (triệu tấn)
2011 2012 2013
40,47 40,79 45,65
16,11 16,85 17,01


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng
Ấn Độ
Nigeria
Indonesia
Mỹ
Senegal
Xudan
Cameroon
Việt Nam

5,31
2,35
0,53

1,01
0,86
1,69
0,50
0,22

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

4,77
2,65
0,55
1,27
0,70
1,61
0,42
0,22

5,25
2,36
0,51
1,15
0,76
2,16
0,46
0,21

13,1
12,50
21,3
29,6

6,10
6,90
11,10
20,9

9,80
12,40
22,3
35,10
9,50
6,30
15,00
21,30

18,00 6,960 4,60
9,47
12,70 2,96
3,31
3,00
25,80 1,15
1,25
1,34
32,10 3,00
4,46
3,71
9,20 0,52
0,67
0,70
8,10 1,18
1,03

1,76
13,7 0,56
0,63
0,63
22,80 0,46
0,47
0,49
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)

Năng suất lạc của các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn
định qua các năm. Nước có năng suất lớn nhất là Trung Quốc 36.5 tạ/ha tiếp theo là
Mỹ 32,1 tạ/ha, Indonesia 25,8 tạ/ha, Việt Nam 22,8 tạ/ha. Mặc dù Ấn Độ là nước
có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất lại không cao.
Như vậy, hướng sản xuất lạc trên thế giới trong những năm tới tốc độ phát
triển sẽ chậm hơn so với những năm trước. Diện tích trồng lạc sẽ có thay đổi nhiều
do các chính sách quản lý, thương mại. Năng suất là chỉ tiêu để phản ánh tiến bộ
nghiên cứu về cây lạc và cây đậu tương, và chính sách là yếu tố quan trọng quyết
định tương lai của cây trồng này. Những yếu tố quan trọng quyết định năng suất
cao là:
- Cải tiến kỹ thuật canh tác và mở rộng diện tích ở các nước nhiệt đới và Á
nhiệt đới, đặc biệt các nước đang phát triển.
- Chú trọng đến công tác chọn tạo giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chất
tốt, giống phải phù hợp với từng điều kiện sinh thái, hình thành vùng sản suất hàng
hoá, cơ giới hoá sản xuất. Thuốc trừ sâu, trừ cỏ, bệnh tốt hơn.
- Chế biến, đi sâu vào lĩnh vực chế biến dầu thực vật, hỗ trợ và giúp đỡ các
nước đang phát triển về xuất khẩu và nhập khẩu lạc nhân.
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieo
trồng trên diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực
phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng
22


SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô
ngày càng mở rộng.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất và sản
lượng ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân
của thế giới xấp xỉ 1,3 tấn trên hecta, ở Trung Quốc thử nghiệm trên diện tích hẹp
đã thu được năng suất khoảng 12 tấn trên hecta, cao hơn 9 lần so với năng suất bình
quân của thế giới. Trên diện tích hàng chục hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6
tấn/ha. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn
(ICRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc trên các trạm trại
nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4 - 5 tấn/ha. Trong khi
năng suất các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã đạt gần tới trần và có xu
hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn
khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao
năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất để khai thác những tiềm năng. Chiến lược này đã được áp dụng
thành công ở nhiều nước và đã trở thành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản
xuất lạc ở nhiều nước trên thế giới[3].
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, lạc được trồng lâu đời, nhưng không được quan tâm và phát
triển. Trong những năm trở lại đây, cây lạc đã được quan tâm và phát triển hơn,
nhưng so với một số cây trồng khác thì diễn biến tăng về diện tích, năng suất và sản

lượng đều giảm.
Từ năm 1990 đến nay, công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật trồng lạc ở nước đã được quan tâm hơn trước. Các đề tài nghiên cứu cấp nhà
nước và cấp ngành, các dự án trong nước và quốc tế về nghiên cứu và chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật trên cây lạc đã được triển khai thu hút sự tham gia của đội ngũ
đông đảo cán bộ nghiên cứu đã được khuyến nông trong cả nước. Phát triển cây lấy
dầu, trong đó có cây lạc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định là
một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình phát triển nông nghiệp và nông
23

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

thôn của nước ta. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển cây lạc đã được
tăng cường. Thông qua chương trình hợp tác với ICRISAT và Mạng lưới Đậu đỗ và
Cây cốc châu Á (CLAN), Việt Nam đã có điều kiện cử cán bộ nghiên cứu và khuyến
nông đi đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tiếp cận được với các thành tựu mới và
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển sản xuất lạc trên thế giới và khu
vực. Một số tiến bộ kỹ thuật phổ biến ở các nước khác đã được chọn lọc, thử nghiệm
và ứng dụng đem lại hiệu quả ở Việt Nam. Dự án nghiên cứu thử nghiệm tiến bộ kỹ
thuật trồng lạc trọng điểm ở Việt Nam đã được nông dân, cán bộ địa phương, mạng
lưới CLAN và các nước trong khu vực đánh giá cao.
Các yếu tố hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định và
trên cơ sở đó các hướng nghiên cứu chính nhằm đáp ứng nhu cầu của nông dân đã
được xây dựng và thực hiện bước đầu đem lại hiệu quả rất đáng khích lệ. Thí dụ, để

khắc phục tình trạng thiếu tro dừa bón cho cây lạc ở vùng Đông Nam Bộ, viện cây có
dầu đã nghiên cứu đề xuất chế phẩm thay thế sơ dừa (ACA) vừa tiện lợi trong sử dụng,
vừa hạ giá thành sản xuất 6% vừa tăng năng suất chất lượng lạc. Để nông dân chủ
động ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn, một bệnh rất phổ biến và khó phòng trừ ở nhiều
vùng trồng lạc nước ta Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã chọn ra
giống lạc MD7 kháng bệnh, năng suất chất lượng tốt vá khả năng thích ứng rộng và
đang phát triển nhanh trong sản xuất. Đáng chú ý là một số giống lạc mới có tiềm năng
năng suất cao như giống 1660, LVT.L02, VD1, LO5, ngắn ngày, chịu hạn, phục vụ
cho vùng nước trời và năng suất khá (18 - 25 tạ/ha) đã được đưa ra sản xuất. Một số
biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc cũng được áp dụng như phân bón NPK cân đối, mật
độ gieo thích hợp, kỹ thuật phủ nilon đã làm tăng năng suất 30 - 40%. Nhiều mô hình
thâm canh đạt năng suất cao trên 3 tấn/ha đã được trình diễn trên đồng ruộng nông dân
ở nhiều địa phương[4].
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta còn rất lớn. Kết quả nghiên cứu
trong những năm gần đây cho thấy trên diện tích rộng hàng chục ha, gieo trồng giống
mới và biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc 4 - 5
tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc bình quân trong sản xuất đại trà. Điều đó chứng
24

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh


Chuyên đề tốt nghiệp
Hùng

GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh

tỏ rằng các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất sẽ góp phần rất
đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta. Vấn đề chính hiện nay là
làm sao để các giống mới và các kỹ thuật tiến bộ đến được với nông dân và được nông

dân tiếp nhận.
Mặc dù cây lạc là một trong những cây trồng chính, có giá trị kinh tế về nhiều
mặt ở nước ta nhưng so với một số cây trồng khác diễn biến về diện tích, năng suất,
sản lượng đều chậm. Trong 10 năm gần đây, diện tích lạc hầu như không tăng và có xu
hướng giảm, tuy nhiên năng suất lạc có cải thiện nhờ việc đưa vào sử dụng các giống
lai mới như L23, L18, L14…Các vùng phía Nam có năng suất cao hơn, năng suất trên
diện rộng trăm ha, nhiều tỉnh đã được năng suất 30 - 35 tạ/ha như ở tỉnh Tây Ninh với
các giống lạc HL25, LO2.
Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý
trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy người dân có
điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa nước sang trồng các
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền
sản xuất nông nghiệp hàng hoá, cũng như góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất
đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới. Đồng thời, việc sử dụng những
giống mới có năng suất cao, kỹ thuật thâm canh lạc tiên tiến cũng được áp dụng rộng
rãi. Nhờ vậy năng suất và sản lượng lạc ở nước ta ngày càng tăng.
Bảng 2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2005


269,60

18,10

489,30

2006

246,70

18,70

462,50

2007

254,50

20,00

510,10

2008

255,30

20,80

530,20


2009

245,00

20,90

510,90

2010

231,40

21,10

487,20

2011

223,70

21,00

465,90

25

SVTH: Nguyễn Hoàng Anh



×