Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tổng hợp Phỏng vấn sâu Xã Hội học Tình yêu học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.26 KB, 11 trang )

DANH SÁCH NHÓM
15034521

Bùi Thị Thu Hà

Quản trị Văn phòng K60

14031962

Lê Thu Hương

Ngôn ngữ K59 ĐCQT

15030740

Đinh Thị Thúy Trang

15032435

Bùi Xuân Tùng

Lưu trữ học K60

Lịch sử K60

ÁP DỤNG LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp dẫn, tuy nhiên tình yêu hay bất cứ thứ
tình cảm nào cũng luôn luôn chịu sự chi phối bởi rất nhiều nhân tố khác nhau, trong
đó tác động bởi các yếu tố xã hội là rất lớn. Trong đó học sinh – sinh viên, những đối
tượng chưa thực sự trưởng thành về mặt tâm sinh lý, họ là những người chịu tác động
nhiều nhất. Hiểu được điều đó, vậy nên sau khi được giảng viên môn học Xã hội học


đại cương giao bài tập, chúng tôi đã chọn đề tài “Tình yêu học đường dưới tác động
của một số yếu tố trong xã hội”. Chúng tôi mong rằng đề tài này sẽ góp một phần
nhỏ vào việc nhìn nhận một cách toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến
tình yêu học đường.
Trong quá trình thực hiện bài tập này chúng tôi đã phỏng vấn sâu với bốn đối
tượng học sinh, sinh viên khác nhau. Với tinh thần khách quan và tôn trọng đối tượng
được phỏng vấn, chúng tôi đã thực hiện việc giấu danh tính khi được họ yêu cầu.
Cũng chính vì vậy mà chúng tôi sẽ phân tích đối tượng phỏng vấn theo số thứ tự được
đánh dấu như dưới bảng sau thay vì gọi tên cụ thể.
STT Đối tượng phỏng vấn
Nam, hiện là sinh viên năm 2 đang du học tại bên Đức, cấp 3 học THPT Nhân
1
Chính, quận Thanh Xuân, cấp 2 học chuyên Amsterdam.
2
Nữ, đang học lớp 12 chuyên Khoa học Tự Nhiên, từ Lạng Sơn xuống Hà Nội
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 1


học.
Nữ (LGBT), học lớp 11 chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Nữ, đang học lớp 10 chuyên Khoa học Tự Nhiên, từ tỉnh Nam Định xuống Hà
Nội học.

3
4

Trong quá trình phỏng vấn và tổng hợp kết quả phỏng vấn chúng tôi đã cố gắng
áp dụng một số lý thuyết xã hội học như: lý thuyết kịch xã hội; lý thuyết xã hội hóa; lý

thuyết hành động và tương tác xã hội; lý thuyết phân tầng xã hội và lý thuyết quyền
lực xã hội.
Dưới đây là kết quả của chúng tôi:
I.

TÓM TẮT VỀ TÌNH YÊU CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG
VẤN:

Người (1):
Chuyện tình của một bạn nam (người được phỏng vấn), yêu đơn phương một
lần vào năm lớp 10. Từ hồi lớp 7 hai người có chơi thân với nhau. Năm lớp 10 chuyển
trường thì cảm giác mãnh liệt hơn. Và khi định thổ lộ thì bạn nữ ấy đi du học. Sau
đấy, hai người vẫn giữ liên lạc với nhau qua Facebook nhưng theo thời gian cũng
giảm dần. Vì cách xa nhau nên cũng ngắt quãng, dần dần tình cảm cũng tự phai nhạt
đi.
Quan điểm tình yêu: Tình yêu bắt đầu từ tình bạn.
Người (2):
Chuyện tình học trò của một bạn nữ (người được phỏng vấn) đang học chuyên
toán – chuyên KHTN và một bạn nam học chuyên Lý cùng trường. Hai bạn bằng tuổi
nhau và bắt đầu yêu nhau từ năm lớp 11, bạn nữ là người chủ động bày tỏ cảm xúc
của mình và bạn nam cũng đã đón nhận. Tuy nhiên họ đã chia tay cách đây 2 tháng.
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 2


Người (3):
Chuyện kể về tình yêu học trò của một nữ sinh (người được phỏng vấn) với
người bạn thân từ hồi cấp 1 của mình , hai bạn cùng tuổi và yêu nhau lúc hai bạn học
lớp 9, yêu nhau được 9 tháng thì chia tay, và bây giờ bạn phỏng vấn đã có người mình

thích khác, bạn kia đã có người yêu, hai bạn vẫn là bạn thân của nhau
Người (4):
Chuyện tình cảm trong quá khứ của một bạn học sinh nữ (đối tượng PV) với
một bạn nam học cùng lớp thời cấp 2. Những rung động đầu đầu đời rất ngô nghê,
trong sáng nhưng gặp sự phản đối của gia đình, và áp lực từ môi trường xung quanh
nên tình cảm này phải chấm dứt. Nguyên nhân chia tay chủ yếu là do sự ngăn cấm của
gia đình hai bên. Họ đã chia tay được gần 1 năm.
II.
1.

CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH YÊU HỌC ĐƯỜNG.
Sự khác biệt về giới

Trong chuyện tình yêu, con trai và con gái lại có những cách biểu lộ tình cảm khác
nhau.
Bạn nữ (2) rất bạo dạn, chủ động trong việc bày tỏ tình cảm cũng như những việc
khác trong tình yêu. “Em cũng không chắc là tỏ tình hay không nhưng em là người
bộc lộ tình cảm trước”, ”bọn em cũng có đôi lần đi chơi với nhau. Cái lần đấy thì…
trong một lần em đã chủ động cầm tay bạn đấy”. Cũng như vậy, bạn nữ (4) cũng là
người chủ động trong chuyện tình yêu của mình.
Đặc điểm chung qua hai cuộc phỏng vấn của chúng tôi (1) và (2) là đối tượng nam
khá nhát trong việc biểu lộ tình cảm của mình. “Tại vì anh cũng nhát. Anh chỉ kiểu
chơi thân bình thường thôi, không tiến xa hơn.”(1) hay “Thời đấy (thời học sinh) anh
thích ai anh thường hơi rụt rè, tự dưng mình cảm giác ngại khi nói chuyện với họ...
mối quan hệ bị phai đi, nói chuyện ít dần đi, không nói chuyện thoải mái được như
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 3



những lần trước nữa”. Bạn nam trong cuộc phỏng vấn (2) rụt rè và tỏ ra ngại ngùng.
“Mới đầu bạn đấy cũng hơi ngại. Bạn đấy trố mắt ra nhìn em vì không nghĩ em lại
dám hành động như thế.” Khác với bạn nam trong chuyện (1) và (2), trong cuộc
phỏng vấn của đối tượng (4) thì bạn nam lại là một người mạnh mẽ, biết bảo vệ và giữ
gìn tình cảm của mình quan tâm bạn nữ, biết duy cách duy trì mối quan hệ của
mình.“Ví dụ như là bức thư em chia tay bạn ấy, em nói thế thì bạn ấy nói thái độ như
kiểu là cậu muốn chia tay nhưng mà tớ không đồng ý thì cũng không được đâu nhé
hay đại khái như thế”, “bạn ý thì lại đi xe đạp thế là hai đứa cứ lững thững đi đi lại lại
trên cái vỉa hè trước sân trường. Bạn ấy thì ngồi trên xe đạp đẩy đẩy chân xuống đất
cứ đi đi thế, còn em thì đi bộ bên cạnh.”
2.
-

Gia đình:
Lựa chọn hình mẫu lý tưởng

Có không ít người đặt hình mẫu lý tưởng cho bạn đời của mình theo hình mẫu của
bố hoặc của mẹ. Tức là hình mẫu lý tưởng mang tính cách giống như bố hoặc mẹ
mình. Ví dụ như theo bạn (2), hình mẫu lý tưởng trong việc chọn lựa người yêu là bố
mình.“Bố em tác động rất lớn đến việc chọn người yêu.”, “Bố em thì gọi là… cũng
vui tính, ga lăng và ngoại hình cũng khá, nói chuyện có duyên và cũng phải có học
vấn cao một chút.” Cũng như vậy, theo bạn (3), mẹ là người có ảnh hưởng đến hình
tượng người yêu của đối tượng, ngoại hình bạn người yêu đầu có nét giống mẹ bạn ý ,
nên có ấn tượng thân thiết ngay từ đầu, “bạn ý có rất nhiều nét giống mẹ em.”
Đôi khi, hình mẫu lý tưởng được chọn lại trái ngược hoàn toàn với tính cách của
bố, mẹ. Do có sự mâu thuẫn với bố, đối tượng (4) không muốn người yêu mình có
tính cách như bố mình: “Nóng tính thì cục, nhưng mà em không thích bạn ý ở điểm
ấy, với lại bạn ấy rất ít khi nóng tính”. Nhưng mẹ lại là người có ảnh hưởng nhất định
đến chuyện tình yêu của (4): “Em chỉ nghĩ nó sai vì nó làm cho mẹ em phải suy nghĩ
nhiều”, “Chuyện ấy thì, mẹ em cũng rất nhạy cảm cho nên một phần cắt đứt mối

quan hệ này là do em cũng không muốn mẹ phải buồn.”
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 4


Mâu thuân và chuyện gia dình cũng ảnh hưởng không nhỏ trong xu hướng lựa
chọn tình yêu. Bạn (3) có tâm sự: “Chứng kiến cảnh người thân suy sụp nên bạn đó
có suy nghĩ sẽ phải bảo vệ và chăm sóc người khác đó là lí do dẫn đến xu hướng thích
được chăm sóc người khác hơn.”
Tuy nhiên, có người với cách sống tự lập, không gắn bó nhiều với gia đình thì lại
cho rằng bản thân chọn người yêu không dựa vào yếu tố gia đình. Khi được hỏi có
chọn hình mẫu lý tưởng dựa trên mẹ mình không, người được phỏng vấn (1) khẳng
định việc chọn người yêu không liên quan đến tính cách của mẹ mà dựa theo cảm xúc
và sự hiểu biết của bản thân.
-

Sự quản lí của gia đình

Ở lứa tuổi học sinh, việc học của con thường được bố mẹ đặt lên hàng đầu. Như
chia sẻ của bạn (1): “Bố mẹ nghiêm khắc chủ yếu là trong vấn đề bắt anh học thôi.
Còn những vấn đề khác không kiểm soát anh nhiều”
Hay có gia đình thì lại có tâm lý thoải mái trong chuyện tình cảm yêu đương: “Lúc
mà bắt đầu có tình cảm, còn chưa thổ lộ với nhau thì em có tâm sự với mẹ. Em cũng
kể cho mẹ em biết sơ qua về bạn đấy. Mẹ em cũng bảo là bậy giờ tiếp xúc mà cảm
thấy tốt thì tiến triển một chút cũng được.”, “Em không chắc là hoàn toàn ủng hộ hay
không nhưng em chưa thấy có sự ngăn cản.”(2)
3.
-


Nhà trường và bạn bè
Giáo viên:

Qua phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa
giáo viên các trường với nhau. Ở trường THPT chuyên Amsterdam, thầy cô thường
khá thoải mái trong việc yêu đương của học sinh. “các thầy cô trong Ams, anh thấy
cũng thoải mái hơn bởi vì các thầy cô cũng chứng kiến nhiều rồi. Bọn trẻ nó phát

Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 5


triển nó phát triển ngày càng nhanh mà. Trừ khi mà yêu nó ảnh hưởng quá nhiều đến
học tập thì các cô mới nói thôi chứ không cấm đoán gì nhiều” (1).
Thầy cô thoải mái, tâm lý là yếu tố khiến đối tượng phỏng vấn (3) không ngại ngần
việc giáo viên của mình biết. “cô giáo cũng coi đó là bình thường, sau khi có mối tình
đầu em đã nói chuyện với cô để tìm giải pháp thì cô bảo em cứ sống thật đi xã hội này
chấp nhận em. Đó là người đầu tiên em tâm sự.”
Còn ở trường THPT chuyên Khoa học Tự Nhiên, đối tượng phỏng vấn (2) lại sợ để
lộ chuyện tình cảm cho thầy cô giáo biết. “Thầy cô thì… em cảm thấy sợ giáo viên
biết. Ví dụ như là mình học hành, không phải là vì mình yêu đương mà sa sút học
hành nhưng vẫn nghĩ mình như thế thì em cũng rất là ngại để cho thầy cô biết.”
Tuy nhiên, theo bạn (2) thì cô giáo vẫn biết và có khuyên răn “Cô giáo chủ nhiệm
em rất là tâm lý. Cô rất quan tâm đến mọi người, dù là một sự thay đổi nhỏ cô cũng
tinh ý phát hiện ra. Hôm ấy, sau giờ sinh hoạt cô gọi em ở lại lớp, nói chuyện với cô.
Cô bảo dạo này thấy em có sự thay đổi, hỏi em có phải đang yêu không. Cô bảo yêu
thì cô không cấm, bởi nó không xấu, nhưng yêu vẫn phải giữ lý trí, phải biết dung hòa
giữa tình yêu và các mối quan hệ khác, không được làm ảnh hưởng đến việc học.”
Đối tượng phỏng vấn (1) thì có sự so sánh giữa trường cấp 2 Amsterdam và cấp 3

Nhân Chính với nhau: “Nhân Chính về kỷ luật của nó khá là nghiêm”, chuyện yêu
đương ở Nhân Chính cũng không phổ biến và tự do được như ở Ams.
Không được suôn sẻ về vấn đề thầy cô như các trường hợp trên, đối với bạn số (4)
thì thầy cô lại là nguyên nhân dẫn đến việc mối quan hệ tình cảm của đối tượng gặp
rắc rối. “Trong một lần em viết thư cho bạn ấy thì bạn ấy lại đọc trong giờ trực nhật
của cô giáo chủ nhiệm, cô bắt được thế là cô ấy gọi điện cho mẹ rồi từ đấy mẹ biết.”
Thậm chí thầy cố còn là yếu tố khiến đối tượng (4) phải chuyển trường, xa cách người
mình yêu: “Em chuyển trường cũng bởi vì cô ấy. Ngày đấy em là học sinh được điểm
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 6


văn cao nhất trong lớp chuyên văn nên là cô ý kì vọng ở em rất nhiều nhưng mà em
lại thích học toán cho nên là cô rất là tức giận ạ. Thành ra là cô ấy hơi có thành kiến
với em. Cho nên là nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của em ở trường cho nên là
em chuyển trường một phần là vì thế.”
-

Bạn bè

Vì chơi thân nhiều với những bạn gái, đối tượng phỏng vấn (1) có sự ảnh hưởng
rất lớn từ bạn bè tới việc lựa chọn người yêu của bản thân: “ít nhất phải là bạn thân
đã. Từ bạn thân mới trở thành người yêu. Không có kiểu là quen nhau, thích nhau và
yêu. Đầu tiên phải là bạn”, “nếu khi mà em yêu nhau từ bạn bè, trong lúc yêu em vẫn
biết giữ cái tình bạn, vừa là tình bạn vừa là tình yêu.” Hơn nữa, đối tượng (1) cũng
cho biết mình thích những bạn nữ chơi thân với con trai vì có thể hiểu và thông cảm,
tạo không gian riêng cho nhau “mặc dù rất yêu nhưng vấn giữ khoảng cách nhất
định, không quá kiểu muốn lao vào cuộc sống người kia, vẫn để họ một không gian
riêng”, “anh chơi với con gái nhiều hơn con trai... bây giờ anh yêu một bạn nào đó,

bạn đấy lại cứ thấy anh đi với con gái lại ghen thì làm sao mà chịu được”. Cũng như
bạn (1), bạn (2) có sự so sánh việc lựa chọn người yêu so với bạn bè xung quanh :
“Môi trường thì em nghĩ là tác động rất lớn đến con người của mình. Bởi vì là bây
giờ mà yêu một ai đấy quá kém cỏi so với mặt bằng chung thì cũng khó chấp nhận
đấy ạ. Chọn lựa người yêu không đến mức là phải vượt trội nhưng mà ít nhất cũng có
những tiêu chuẩn phù hợp với mặt bằng chung của xã hội. Ví dụ như là về ngoại hình,
cũng phỉa ưa nhìn; tính cách thì con trai phải ga lăng, thêm một chút vui tính, biết ăn
nói và đôi khi cũng phải biết thấu hiểu nữa”
Bạn bè không những tác động đến việc lựa chọn người yêu, mà còn tác động đến
những yếu tố khác như: chia sẻ, khuyên răn hay đôi khi cũng là yếu tố dẫn đến sự chia
tay. Bạn (2) có chia sẻ: “Nhiều lúc thì trẻ con, chưa lớn hẳn, đôi khi cũng vô tâm.
Những lúc mà bạn ấy vô tâm với em thì mọi người, các bạn nhìn thấy thì cũng bảo là
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 7


“Mày có thể chọn được một người tốt hơn như thế”, khuyên em từ bỏ bạn ấy để tiến
tới với một người khác tốt hơn.”, “Em về thì em cũng có suy nghĩ nhiều, cũng bị tác
động một tí. Đôi khi thì những lời nói của bạn bè một vài lần cũng là nguyên nhân
khiến bọn em cãi nhau, đôi lần nói lời chia tay. Về sau thì suy nghĩ lại và quay trở về
với nhau.”;
Bạn bè tác động là nguyên nhân dẫn đến sự chia tay: “Lý do chia tay cũng bởi vì
tác động từ phía bạn bè. Bạn bè của bạn ấy cũng có nói làm tác động đến bạn ấy và
bạn bè của em cũng tác động đến em, cuối cùng hai người xảy ra mâu thuẫn và dẫn
đến chia tay. Một vài lần chia tay rồi quay lại thì cảm thấy nhàm chán, cuối cùng là
đi đến kết thúc hẳn.”.
-

Tầng lớp xã hội


Đối tượng được phỏng vấn (1) có so sánh sự khác biệt về tầng lớp xã hội tác động
đến chuyện nhận thức về vấn đề tình yêu: “Ở Ams thì thực sự mà nói, cái tầng lớp
trung lưu khá đến thượng lưu nó nhiều nên là cách giáo dục khác và cái nhận thức nó
cũng khác... Khi mà anh học ở Nhân Chính, thì Nhân Chính thì trường nó cũng là
trường bình thường thôi. Học sinh nó ngây thơ hơn.”
4.

Văn hóa và trào lưu văn hóa:

Trong xã hội hội nhập như ngày nay, việc nhiễm luồng văn hóa từ nước ngoài
không phải là ít. Các yếu tố về văn hóa có ảnh hưởng nhất định tới việc lựa chọn cho
mình một hình mẫu lý tưởng.
Đối tượng (2) bị ảnh hưởng nặng nề trong việc chọn lựa người yêu bởi văn hóa –
trào lưu Hàn Quốc. “Bây giờ thì văn hóa Hàn đang du nhập vào Việt Nam rất là
nhiều. Bản thân em cũng hay xem phim Hàn, nghe nhạc Hàn Quốc, ngắm các anh
diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc thì rất là thích, rất là đẹp trai, phong cách ăn mặc rất là

Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 8


hợp mốt. Nên em cũng muốn là tìm được một người yêu sau này được “ngầu” như
thế.”
Không chỉ thế, đối tượng (2) còn mong muốn người mình yêu có những cử chỉ,
hành động yêu đương giống trong phim ảnh. “Không cần phải có những món quà
mang giá trị quá lớn, bé bé như con gấu bông ở trong phim thì cũng thích rồi ạ.”
Tuy nhiên, đối tượng được (2) cho rằng hình tượng các chàng trai Hàn Quốc chỉ là
quy chuẩn lựa chọn ban đầu. “Thực ra cái này chỉ mang tính xét đoán ban đầu bề

ngoài thôi chứ còn cái bản chất bên trong với lại tình yêu thật lòng hay không mới là
điều quan trọng, thì đấy chỉ là cái quy chuẩn ban đầu để chọn người yêu còn khi yêu
nhau, cái sự hòa hợp về tâm hồn quan trọng hơn. Và quan trọng họ có yêu mình hay
không, đấy, cái đấy mới là quan trọng.”
Hay như ở các trường chuyên về ngoại ngữ, như chuyên Ams, thì việc thể hiện tình
yêu cũng thoáng hơn. Ví dụ như việc hôn trong trường, đối tượng phỏng vấn (1) có
khẳng định: “Các trường nào mà nó chuyên học ngoại ngữ nhiều thì thường các
trường đấy học sinh nó thoáng lắm. Vì bọn nó nhiễm luồng văn hóa mà”
5.

Mạng xã hội và công nghệ:

Internet, mạng xã hội được coi là phương tiện để làm quen duy trì và liên lạc giữa
các đôi yêu nhau.
Đối tượng phỏng vấn (1) dùng mạng Yahoo để giữ mối liên hệ với bạn mình thích
khi bạn ấy đi du học: “khi bạn ấy mới sang thì bọn anh liên lạc rất là nhiều”
Đối tượng (2) dùng mạng xã hội, cụ thể là Zalo để làm quen bạn trai của mình.
“Mới đầu làm quen thì xin số nhau, về nói chuyện qua tin nhắn, qua Zalo, có thể nói
là nó đã gắn kết bọn em lại với nhau. Tại vì không phải lúc nào cũng có thể gặp nhau,
nói chuyện trực tiếp nên những tiện ích ấy rất là hữu dụng.” Mạng xã hội Facebook
và những nội dung trên Facebook có ảnh hưởng đôi chút đến tình cảm của đối tượng
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 9


PV. “Bạn đấy, trên Facebook rất hay like mấy trang Hot girl, mấy chị xinh xinh, lại
hay comment trêu các bạn nữ khác thì em cũng cảm thấy khó chịu ở trong lòng.“ Các
nội dung trên các trang mạng có ảnh hưởng tới cách yêu của đối tượng được PV. “Em
thì hay đọc mấy bài viết của Guu. Cái trang đấy rất hay viết về tình yêu. Tác động thì,

em nhớ có một bài viết nói về cách thử lòng người yêu để xem họ có yêu mình thật
lòng không, thì em cũng có đọc, và cũng có thử.”
Đối tượng phỏng vấn (3) cũng dùng mạng xã hội, cụ thể là facebook trong việc
duy trì mối quan hệ “Bạn ý cầm tất cả nick facebook của em, thấy bạn nào xinh là
unfriend luôn.”
III.

KẾT LUẬN

Chúng tôi hiểu rằng việc phỏng vấn bốn đối tượng và đưa ra những tổng kết về các
yếu tố từ xã hội có ảnh hưởng tới tình yêu học đường là còn sơ sài. Tuy là như thế
nhưng những gì mà chúng tôi đưa ra ở đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm
túc, là những gì tinh túy nhất được chắt lọc từ các cuộc phỏng vấn sâu với các bạn học
sinh – sinh viên đến từ nhiều các khu vực địa lý khác nhau. Dựa vào kết quả phỏng
vấn sâu thu được chúng tôi đã trình bày một cách cơ bản nhất những khía cạnh về
được một góc nhìn tương đối tin cậy về các nhân tố xã hội có tác động tích cực và cả
tiêu cực đến tình yêu học đường.
Cuối cùng chúng tôi xin phép được thưa vài lời ở cuối bài viết với bạn đọc và
Thầy/Cô rằng những gì chúng tôi viết ra ở đây là sản phẩm của ba tuần làm việc do
một nhóm sinh viên không học chung khoa và hầu hết là sinh viên năm nhất. Mặc dù
là sản phẩm đầu tay nhưng những gì chúng tôi viết ra ở đây đều mang trong mình sự
nghiêm túc trong công việc, lấy sự cần cù bù kinh nghiệm nên khi đọc mà quý bạn
đọc và Thầy/Cô thấy có gì cần góp ý xin cứ vui lòng. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe,
phần nào sai chúng tôi sửa phần đó, phần nào đúng mong mọi người đừng tiếc lời
khen.
Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 10



Hà Nội, tháng 04 năm 2016

Bài tập phỏng vấn sâu – Xã hội học ĐC

Trang 11



×