Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng của việc gia nhập cộng đồng này tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.51 KB, 64 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Bảng 2.1: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2014-2015
Biểu đồ 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo lĩnh vực đầu tư
Biểu đồ 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo lĩnh vực đầu tư
Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo đối tác đầu tư
Biểu đồ 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo đối tác đầu tư
Biểu đồ 2.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2014 theo địa phương
Biểu đồ 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 theo địa phương
Bảng 2.2: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN năm 2014
Bảng 2.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN năm 2015
Biểu đồ 2.7: Số dự án đầu tư cấp mới của các quốc gia ASEAN vào Việt Nam
giai đoạn 2014-2015
Biểu đồ 2.8: Vốn đăng ký đầu tư cấp mới của các quốc gia ASEAN vào Việt
Nam giai đoạn 2014-2015 (Đơn vị: triệu USD)
Biểu đồ 2.9: Số lượt dự án đầu tư tăng vốn của các quốc gia ASEAN vào Việt
Nam giai đoạn 2014-2015
Biểu đồ 2.10: Vốn đăng ký tăng thêm của các quốc gia ASEAN vào Việt Nam
giai đoạn 2014-2015(Đơn vị: triệu USD)
Biểu đồ 2.12: Số quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam qua các giai đoạn
Biểu đồ 2.12: Số dự án từ ASEAN vào Việt Nam qua các giai đoạn


Biểu đồ 2.11: Số vốn đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam qua các giai đoạn

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AANFTA

ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Agreement

ACFTA

ASEAN – China Free Trade Agreement

ACIA

ASEAN Comprehensive Investment Agreement

AEC

Asean Economic Community

AEM

ASEAN Economic Ministers


AFAS

ASEAN Framework Agreement on Services

AFEED

ASEAN Framework for Equitable Economic Development

AIA

ASEAN Investment Area

AICO

ASEAN Industrial Cooperation

AIFTA

ASEAN – India Free Trade Agreement

AJCEP

ASEAN – Japan Comprehensive Economic Partnership

AKFTA

ASEAN – Korea Free Trade Agreement

AMCAP


ASEAN Minerals Cooperation Action Plan

APAEC

ASEAN Plan of Action for Energy Cooperation

AQRF

ASEAN Qualification Reference Framework

ASCC

ASEAN Socio-Cultural Community

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

ASW

ASEAN Single Window

ATIGA

ASEAN Trade in Goods Agreement

CCI

Coordinating Committee on Investment


FAF

Food, Agriculture and Forestry

FDI

Foreign Direct Investment

FTA

Free Trade Agreement

GDP

Gross Domestic Product

GRTKTCE

Genetic Resources, Traditional Knowledge, and Traditional
Cultural Expressions

GVC

Global Value Chains

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 3



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
IAI

Initiative for ASEAN Integration

ICT

Information and Communications Technology

IGA

ASEAN Agreement for the Promotion and Protection of
Investments

IP

Intellectual Property

MNC

Multinational Corporation

MNP

Movement of natural persons

MFN

Most Favoured Nation


MPAC

Master Plan on ASEAN Connectivity

MRAs

Mutual Recognition Arrangement

NAFTA

North American Free Trade Agreement

NT

National Treatment

PR

Performance Requirements

RCEP

Regional Comprehensive Economic Partnership

SRL

Single Reservation List

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà

Mã sinh viên: 46771

Trang 4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nói chung và hội
nhập vào nền kinh tế khu vực nói riêng đang diễn ra rất phổ biến. Việc thành lập
lên các tổ chức kinh tế, sự ra đời của các hiệp định hợp tác song phương và đa
phương là những minh chứng cho xu hướng đó. Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật này. Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế thì đầu tư được coi
là một lĩnh vực trọng yếu. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đang đánh giá lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như là một thước đo cho sự phát triển kinh tế.
Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có những chính sách đúng đắn nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư thuận lợi, tự do, có tính cạnh tranh cao để thu hút các
nhà đầu tư vào nước mình.
Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày 31/12/2015
đã đánh một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín của ASEAN
nói chung và của Việt Nam nói riêng trong lĩnh vực đầu tư. Vậy Việt Nam đã
tham gia và thực hiện các hiệp định hợp tác về đầu tư như thế nào? Những
thành tựu trong lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam đã đạt được là gì? Trong thời gian
tới, các cam kết thực hiện của Việt Nam sẽ có tác động như thế nào đến hoạt
động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng và các nhà đầu tư ASEAN
nói chung? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, em xin đưa ra đề tài luận văn
tốt nghiệp mang tên gọi: “Cộng đồng kinh tế ASEAN và ảnh hưởng của việc gia
nhập cộng đồng này tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN
vào Việt Nam”. Kết cấu bài luận gồm có ba phần:
Chương 1: Khái quát về AEC và các cam kết của Việt Nam khi tham gia
AEC trong lĩnh vực đầu tư

Chương 2: Ảnh hưởng của việc gia nhập AEC tới tình hình thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ASEAN vào Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ ASEAN vào Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ AEC VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT
NAM KHI THAM GIA AEC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
1.1. Các khái niệm
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là một liên minh chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): là một liên kết kinh tế của ASEAN,
hình thành trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng
ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, có tính cạnh
tranh cao, phát triển đồng đều giữa các thành viên và hội nhập hoàn toàn vào
nền kinh tế toàn cầu.
- Đầu tư: là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công
nghệ, đất đai,… vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều
sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận. Người bỏ ra một số lượng tài sản được
gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là các tổ chức, cá nhân và
cũng có thể là nhà nước.
- Đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như
vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác để kinh doanh
nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Đôi nét về AEC

1.2.1. Khái quát về ASEAN
ASEAN, hay còn được gọi là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được
thành lập vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, với 5
nước thành viên ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thailand. Sau gần 50 năm tồn tại và phát triển với nhiều biến cố thăng trầm,
ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao
gồm 10 quốc gia Đông Nam Á (5 nước gia nhập sau đó là: Brunei gia nhập
ngày 07/01/1984, Việt Nam gia nhập ngày 28/07/1995, Laos và Myanmar gia
nhập ngày 23/07/1997 và Cambodia gia nhập ngày 30/04/1999), là một thực thể
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
chính trị - kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không
thể thiếu trong khu vực của các quốc gia lớn và các trung tâm kinh tế - xã hội
quan

trọng

trên

thế

Hình 1.1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

ASEAN là một khu vực có nền kinh tế năng động với:
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà

Mã sinh viên: 46771

Trang 7

giới.


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Diện tích: 4.464.322 km2
- Dân số: 626.000.000 người (Ước lượng 2010)
- Mật độ dân số: 135 người/km2
- GDP (sức mua tương đương): Ước lượng 2010
Tổng số: 3.084.000 triệu USD
Bình quân đầu người: 5.131 USD/người
- GDP (danh nghĩa): Ước lượng 2010
Tổng số: 1.800.000 triệu USD
Bình quân đầu người: 2.995 USD/người
- Tổng giá trị thương mại: 2.113.658 triệu USD
- Tổng giá trị đầu tư: 74.277 triệu USD
- Các đối tác thương mại chính: China, EU, Japan, USA, Korea, India,...
1.2.2. Quá trình hình thành AEC
Tại tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua vào tháng 12 năm 1997, các
nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã có ý định thành lập lên một Cộng đồng
trong ASEAN, trong đó sẽ thiết lập một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, phát
triển phồn thịnh, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư, vốn và lao động được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng
đều, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội giảm bớt, thu hẹp khoảng cách giàu
nghèo.
Tuyên bố đó được khẳng định lại tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9
(Bali, Indonesia, tháng 10/2003), thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II

(hay còn gọi là Tuyên bố Bali II). Theo đó, các quốc gia thành viên đồng lòng
hướng tới mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào
năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh
ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp
tác văn hóa xã hội (Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN – ASCC). Quyết định
xây dựng AEC vào năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II ghi rõ: xây
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, phồn thịnh và cạnh tranh cao, nơi có
sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, dịch chuyển tự do hơn
của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách chênh lệch về kinh tế - xã hội.
Để đẩy nhanh mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN, tại Hội nghị Cấp
cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Philippines diễn ra vào tháng 01 năm 2007,
thời hạn quyết định hình thành các Cộng đồng đã được rút ngắn lại, trong đó có
Cộng đồng Kinh tế, từ năm 2020 xuống năm 2015. Hội nghị cũng thông qua
Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trong dịp này.
Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực.
1.2.3. Yếu tố cấu thành AEC
“Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông
qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển
đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ
chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát
triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.

Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập SME
nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham
vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới
cung cấp toàn cầu.” (Trung tâm WTO, 2015)
1.2.3.1. Một thị trường đơn nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất
Để hướng đến mục tiêu xây dựng một thị trường đơn nhất và một cơ sở
sản xuất thống nhất, ASEAN đã đưa ra các biện pháp và nghiêm túc thực hiện
theo như: gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; tạo điều kiện thuận lợi
cho thương mại phát triển, các tiêu chuẩn sản phẩm và các quy chế được hài
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
hòa, hợp chuẩn; đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết nhanh chóng thủ tục xuất
khẩu nói chung và thủ tục hải quan nói riêng; hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm
túc các quy tắc về xuất xứ; các lĩnh vự dịch vụ, đầu tư cũng được cân nhắc tạo
điều kiện; tăng cường phát triển thị trường vốn của ASEAN đồng thời giúp cho
hàng hóa, vốn, lao động có tay nghề dịch chuyển được tự do, dễ dàng hơn trong
nội khối ASEAN song song với việc củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông
qua đẩy mạnh kết nối về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng
lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như phát
triển các kỹ năng thích hợp.
Các biện pháp thực hiện AEC đã và đang được các nước thành viên
ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như
Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại

Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS),
Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn
diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN
(AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiện tệ ASEAN, v.v. ...
Về tự do hóa thương mại hàng hóa: Cho đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm
được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm
2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và từ 2015 với 4 nước thành viên mới,
hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng
hóa, biến thị trường ASEAN trở thành một ngôi nhà chung cho tất cả các quốc
gia thành viên. Để hỗ trợ tự do hóa thương mại, ASEAN đang nỗ lực đưa vào
hoạt động Cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW) và các quy định về áp dụng
chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điều kiện
hưởng các ưu đãi về thuế quan, trong đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tới việc
cho phép các doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, cùng với việc hài hóa các
quy trình về hợp chuẩn hàng hóa v.v.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Về tự do hóa thương mại dịch vụ, ASEAN đã hoàn tất Gói chín cam kết
dịch vụ theo Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) trong năm 2013.
Hiện nay, hoạt động luân chuyển dịch vụ trong khu vực diễn ra khá thuận lợi.
Các cam kết trong thương mại dịch vụ bao gồm rất nhiều lĩnh vực: dịch vụ
chuyên nghiệp, viễn thông, môi trường, kinh doanh, phân phối, vận tải biển và
du lịch. Bên cạnh gói chín cam kết còn có gói 6 cam kết về vận tải hàng không
và 4 gói cam kết về dịch vụ tài chính. Một yếu tố giúp cho các dịch vụ chuyên

nghiệp được lưu chuyển tự do trong ASEAN là cam kết về các thỏa thuận công
nhận lẫn nhau (MRAs) về tiêu chuẩn, kỹ năng, chuyên môn, trình độ… Các
quốc gia thành viên ASEAN hiện nay đã có những thỏa thuận công nhận lẫn
nhau trong các ngành dịch vụ kiến trúc, cơ khí, kế toán, y tá và du lịch.
Về tự do hóa đầu tư, trong khuôn khổ Hiệp định Đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA), ASEAN sẽ biến mình trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn
trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. ACIA tiếp nối và phát huy thế mạnh từ
các hiệp định đầu tư trước đó, hứa hẹn sẽ mang tới một môi trường đầu tư thông
thoáng và tự do hơn. Năm lĩnh vực chính của Hiệp định ACIA là sản xuất – chế
tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và các dịch vụ phụ trợ
cho các ngành này. Trong thời gian tới, ACIA sẽ nghiên cứu và đưa ra thêm
nhiều hơn nữa các lĩnh vực mở cửa cho đầu tư. Điều này giúp cho vị thế của
ASEAN được nâng cao hơn, khiến ASEAN hấp dẫn hơn từ đó luồng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẽ đổ vào ASEAN nhiều hơn.
1.2.3.2. Một khu vực cạnh tranh về kinh tế
ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ , bảo hộ người tiêu dùng trong khu vực, phát triển thương mại điện tử,
phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay,
năng lượng, …
1.2.3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
AFEED, hay còn gọi là Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng
đều là một cách để ASEAN hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

giữa các quốc gia trong khu vực. Trong khuôn khổ này, các quốc gia thành viên
sẽ đặc biệt hỗ trợ cho các nước thành viên mới gia nhập, các nước kinh tế chậm
phát triển hơn, khuyến khích giúp đỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
1.2.3.4. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
ASEAN đang nỗ lực trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thể
hiện ở việc đưa ra và thực thi các cam kết liên kết kinh tế trong khu vực và trên
thế giới. ASEAN đã ký kết 6 Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTAs) với các
đối tác quan trọng là China, Japan, Korea, India, Australia và New Zealand,
thêm vào đó ASEAN còn đang trong tiến trình thỏa thuận đàm phán Hiệp định
Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Một khi đàm phán thành công Hiệp
định này, một không gian kinh tế mở toàn Đông Á sẽ mở ra với một môi trường
kinh tế vô cùng năng động, với GDP chiếm 1/3 tổng GDP toàn cầu và quy mô
thị trường chiếm ½ dân số thế giới.
1.2.4. Bản chất của AEC
- Theo nhận định của các lãnh đạo cấp cao ASEAN, AEC tuy được gọi là
một “Cộng đồng kinh tế” nhưng nó chưa thực sự gắn kết như một Cộng đồng
kinh tế thực sự. Lấy ví dụ về Cộng đồng Kinh tế EU, đây thực sự là một mô
hình Cộng đồng Kinh tế kiểu mẫu do nó có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, sử dụng
chung một ngôn ngữ, một đồng tiền tệ và có những cam kết ràng buộc các quốc
gia thành viên với lộ trình thực hiện cụ thể.
- Có thể nói AEC là một đích đến thông qua việc thực hiện bốn mục tiêu
đã được nêu ở phần trên của các quốc gia ASEAN “trong đó chỉ mục tiêu một là
được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa
thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình
và thực hiện một số sáng kiến khu vực”.
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 12



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Trung tâm WTO, 2014)
- AEC thực chất không phải một thỏa thuận hay hiệp định được quy định
bằng các cam kết ràng buộc mà nó là một tiến trình, quá trình hình thành AEC
phải mất một khoảng thời gian, và sau khi hình thành các quốc gia ASEAN vẫn
phải tiếp tục hội nhập vào kinh tế khu vực bằng việc ký kết với nhau rất nhiều
các hiệp định, thỏa thuận, tuyên bố… mà có thể ràng buộc thực thi hoặc có thể
mang tính chất tham khảo, tự nguyện áp dụng.
Để đi đến hình thành lên AEC ngày nay, các quốc gia thành viên ASEAN
đã phải trải qua một quá trình thông qua việc thực hiện các cam kết đã được ký
kết trước đây (tiếp tục thực hiện theo lộ trình trong thời gian tới)
Thực thi từ phía Chính phủ: Theo thông tin của Bộ Công Thương, trong
các đợt rà soát hàng năm về lộ trình tổng thể cho việc thành lập AEC, Việt Nam
thường đạt được kết quả rà soát là đã hoàn thành được 85-90% khối lượng công
việc, tỷ lệ này là cao so với các nước trong khu vực. Trong kỳ rà soát tháng
10/2014, Việt Nam và Singapore đạt tỷ lệ hoàn thành 90% các biện pháp, trong
khi bình quân chung của các nước ASEAN là 82,1%.
1.2.5. Các khuôn khổ và lĩnh vực hợp tác trong AEC
- Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM)
- Hội đồng AFTA và các FTA ASEAN và các nước đối tác
+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – China (ACFTA)
+ Hiệp định Khung về Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Japan
(AJCEP)
+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Korea (AKFTA)
+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - India (AIFTA)
+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Australia – New Zealand
(AANFTA)
+ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – EU

+ Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Hội đồng Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA)
- Kế hoạch Tổng thể và Kết nối ASEAN (MPAC)
- Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI)
- Hợp tác chuyên ngành
+ Hợp tác về năng lượng
+ Hợp tác về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp
+ Hợp tác về tài chính
+ Hợp tác về khoáng sản
+ Hợp tác về giao thông vận tải
- Hợp tác Tiểu vùng Mê Công
1.2.6. Các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN
1.2.6.1. Khái quát các hiệp định hợp tác về đầu tư của ASEAN
Bên cạnh hợp tác về thương mại và dịch vụ thì hoạt động hợp tác về đầu
tư của ASEAN đã được khởi nguồn từ lâu thông qua các Hiệp định hợp tác
trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong quá khứ khi mà Hiệp hội chưa được thành
lập thì các diễn biến hợp tác trong lĩnh vực đầu tư còn khá chậm, không mấy
tích cực. Các hoạt động ấy chủ yếu dựa trên việc thực hiện các thỏa thuận song
phương giữa các quốc gia nội khối ASEAN. Dần dần, khi mà hội nhập khu vực
diễn ra rộng rãi theo cả chiều rộng và chiều sâu bằng sự ra đời của nhiều thỏa
thuận thương mại song phương trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia trong
khối, các lãnh đạo cấp cao của ASEAN, đứng trên quan điểm của các Bộ trưởng
kinh tế của các nước ASEAN+6, vào ngày 15 tháng 12 năm 1987 đã ký kết

Hiệp định hợp tác về đầu tư đầu tiên của ASEAN. Hiệp định này ban đầu có tên
là Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (IGA), chính thức có hiệu lực thực
thì vào ngày 02 tháng 08 năm 1988. Vào năm 1996, Hiệp định này được sửa đổi
bổ sung, tuy nhiên nhìn chung thì nội dung của Hiệp định còn hạn chế, chỉ bao
gồm 13 điều khoản chung nhất nhằm bảo hộ và khuyến khích đầu tư như “đảm
bảo đối xử công bằng, bình đẳng trong đầu tư, các quy định về quốc hữu hóa và
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
bồi thường, quyền chuyển vốn và lợi nhuận về nước của nhà đầu tư, thế quyền,
cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của hiệp định” (Bùi Thị Ngọc
Lan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016).
Vào những năm 90, tình hinh kinh tế chính trị của thế giới nói chung và
của khu vực ASEAN nói riêng có nhiều biến động lớn, điển hình nhất là sự kết
thúc của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai thái cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ
nghĩa trên thế giới. “Đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng, sự kiện này đã
làm giảm bớt các cam kết an ninh mà đi kèm với nó là những giúp đỡ về kinh tế
của USA và China đối với các quốc gia thành viên ASEAN, khiến các nước
trong khối bắt đầu phải tự mình đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế từ
một số nước có nền kinh tế mới nổi như China, India và một số tổ chức quốc tế
khu vực đang ngày một lớn mạnh như Liên minh Châu Âu (EU), NAFTA,
MERCOSUR” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016).
Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu
vực nói riêng diễn ra ngày càng sôi động, các nước tích cực mở cửa giao thương
và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào nước mình. Dần dần, vốn đầu
tư nước ngoài trở thành chiếc chìa khóa vàng cho sự phát triển kinh tế của các

quốc gia. Một số thị trường có sức hút đầu tư rất lớn như là China, Russia, West
Europe, các quốc gia này có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, và một
lợi thế quan trọng hàng đầu chính là chính sách mở cửa đầu tư. Trước tình hình
đó, để không bị tụt hậu về phía sau thì ASEAN buộc phải thay đổi những chính
sách của mình. Những chính sách mới phải có tác động làm nâng cao tính hấp
dẫn của khu vực trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu
tư từ các thành viên ASEAN nói riêng, khuyến khích dòng vốn đầu tư tăng
nhanh và tăng mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh của về đầu tư cho toàn khối.
Thống nhất với mục tiêu trên, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 diễn ra
vào tháng 12 năm 1995, ASEAN đã có những sáng kiến mới trong lĩnh vực hợp
tác đầu tư mà cụ thể là đưa ra Chương trình hành động ASEAN về hợp tác và
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và sáng kiến thành lập Khu vực thương mại
đầu tư ASEAN. Gần ba năm sau, vào ngày 07 tháng 10 năm 1998, tại Hội nghị
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 30 được tổ chức tại Manila, Philippines,
Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) chính thức ra đời. Hiệp định
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21 tháng 06 năm 1999. AIA phát huy các điểm
mạnh của IGA, đồng thời phát triển ở mức cao hơn do AIA có thêm nhiều “các
thỏa thuận nâng cao hơn nữa tiến trình tự do hóa, xúc tiến, thuận lợi hóa và hài
hòa hóa chính sách đầu tư nước ngoài đang được thực hiện trong ASEAN; loại
trừ danh mục đầu tư và bổ sung điều khoản về áp dụng nguyên tắc đối xử quốc
gia đối xử tối huệ quốc, bảo hộ đầu tư” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn Quỳnh
Thương, 2016). Tất cả những điểm mạnh trên khiến cho AIA hơn hẳn IGA trong
việc tạo ra một môi trường đầu tư cạnh tranh, tự do và minh bạch hơn.

IGA và AIA đã thực hiện rất tốt vai trò của mình trong việc thúc đẩy
lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào ASEAN trong thời kỳ trước.
Năm 1970, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN là 460 triệu USD
và đến năm 1997 thì con số này đã tăng lên 34100 triệu USD, tức là trong còn
27 năm, tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên gấp 74 lần.
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây nhất bắt nguồn từ cuộc
khủng hoảng tài chính USA, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nội khối vẫn
tăng mạnh mẽ, tăng 74,4 triệu USD so với dự đoán của giới chuyên môn. Tuy
vậy, hiệp định AIA vẫn chưa thực sự hấp dẫn những nhà đầu tư khó tính vì vẫn
còn tồn tại những mặt hạn chế.
Năm 2003, các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN đã có những đề xuất
đầu tiên về ý tưởng thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. “Tuyên bố Bali 2 ghi
nhận rằng hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN sẽ xây dựng cơ chế và
các biện pháp mới để tăng cường thực hiện các sáng kiến kinh tế hiện có bao
gồm Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ (AFAS) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); thúc đẩy hội nhập khu vực
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
các lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện cho sự di chuyển của thể nhân, lao động lành
nghề và nhân tài; củng cố các thể chế của ASEAN, bao gồm cả việc cơ chế giải
quyết tranh chấp hiện có để giải quyết các tranh chấp về kinh tế nhanh chóng và
ràng buộc về mặt pháp lý; hướng tới mục tổng thể là tạo lập một khu vực kinh
tế ASEAN phát triển ổn định, thịnh vượng, đồng đều, có tính cạnh tranh cao và
hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Với những mục tiêu mới của AEC, nhiều
điều khoản trong AIA và IGA không đáp ứng được mục tiêu mà AEC đặt ra như

AIA chỉ bao gồm các thỏa thuận về tiếp cận thị trường, các thỏa thuận về bảo hộ
đầu tư theo IGA cũng trở nên lạc hậu với tình hình đầu tư, thương mại trong khu
vực” (Bùi Thị Ngọc Lan & Đoàn Quỳnh Thương, 2016). Nhận thức được sự
thay đổi đó, vào ngày 26 tháng 02 năm 2009, Hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA) chính thức được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN
sau gần 3 năm chuẩn bị và biên soạn. Là một Hiệp định thừa hưởng những điểm
mạnh của những hiệp định cũ và phát huy thêm các điểm mạnh khác của mình,
ACIA hứa hẹn hướng ASEAN trở thành một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn bao
giờ hết. Hiệp định ACIA có hiệu lực vào ngày 29 tháng 03 năm 2012.
1.2.6.2. Những điểm mới cơ bản theo qui định của ACIA so với qui định của
AIA và IGA
* Khác biệt về hình thức
Nói về số lượng thì số lượng các điều khoản trong AIA và IGA đều ít hơn
so với ACIA. Cụ thể đó là AIA có 21 điều khoản, IGA có 14 điều khoản, trong
khi đó ACIA có tới 49 điều khoản. Điều này là dễ hiểu do ACIA là sự kế thừa và
bổ sung từ hai hiệp định trước đó. Thêm vào đó, ACIA kèm thêm hai phụ lục và
một danh sách bảo lưu các quốc gia thành viên ở phía cuối Hiệp định.
* Khác biệt về nội dung
- ACIA chứa định những qui định khá toàn diện về khu vực đầu tư
ASEAN theo đó hoạt động đầu tư trong ASEAN bao gồm bốn trụ cột: tự do hóa
đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư (Điều 2).
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
IGA là văn bản đầu tiên ghi nhận những qui định về hoạt động đầu tư
trong phạm vi khu vực ASEAN, tuy nhiên văn bản này chỉ dừng lại ở những qui

định liên quan tới các yếu tố về bảo hộ đầu tư và xúc tiến đầu tư. Cụ thể,theo
qui định tại Khoản 1 Điều IV “Mỗi bên kí kết trong phạm vi lãnh thổ của mình
sẽ đảm bảo bảo hộ đầy đủ đối với các khoản đầu tư được thực hiện bởi nhà đầu
tư của bên kí kết khác theo qui định của bên kí kết đó”. Tiếp theo các qui định
tại Điều VI, VII, VIII, IX, X lần lượt ghi nhận các qui định liên quan tới bảo hộ
đầu tư như: tịch biên và bồi thường, chuyển tiền, thế quyền và giải quyết tranh
chấp. Nếu như IGA tập trung vào hai nội dung bảo hộ đầu tư và xúc tiến đầu tư
thì AIA ghi nhận những qui định liên quan tới các thành tố của hoạt động tự do
hóa đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến dầu tư. Theo qui định tại Khoản 1
Điều 6 các quốc gia thành viên cùng cam kết xây dựng và thực hiện các chương
trình sau: hợp tác và thuận lợi hóa, xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết,
thuận lợi hóa đầu tư. Như vậy, những nội dung được qui định trong IGA và AIA
không mang tính toàn diện như ACIA, bởi lẽ xét đến bối cảnh IGA được ban
hành xuất phát từ những nỗ lực ban đầu của ASEAN nhằm khuyến khích và
bảo hộ nguồn di chuyển vốn trong nội bộ ASEAN cho nên văn bản này chỉ tập
trung vào hai nội dung chính là bảo hộ và xúc tiến đầu tư.
Trong khi đó, với bối cảnh như đã được trình bày tại phần 1 nhằm thiết
lập Khu vực đầu tư ASEAN cho nên những nội dung pháp lý được ghi nhận
trong AIA ở phạm vi rộng hơn so với IGA. Tuy nhiên văn bản này vẫn chưa bao
quát hết được những nội dung pháp lý cần thiết để khuyến khích hoạt động đầu
tư trong ASEAN một cách hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng
đồng kinh tế ASEAN nói riêng, ACIA được ban hành trên cơ sở tích hợp những
qui định của hai văn bản trước đồng thời bổ sung thêm những qui định mới. Nói
cách khác, các nội dung pháp lý của ACIA mang tính toàn diện hơn và theo đó
hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột: tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 18



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó ACIA còn qui định rõ
ràng mối quan hệ giữa các qui định về tự do hóa đầu tư và bảo hộ đầu tư, ngược
lại IGA và AIA là hai hiệp định riêng rẽ và không có sự phân định rõ ràng các
qui định giữa hai hoạt động này.
- ACIA ngay lập tức dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu
tư nước ngoài tại ASEAN với thời hạn đạt được môi trường đầu tư mở và tự do
được rút ngắn vào năm 2015. Trong khi đó, AIA dành ưu đãi cho nhà đầu tư
ASEAN đầu tiên và sau đó sẽ dành ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài tại
ASEAN vào năm 2020.
Có thể thấy rằng những qui định trong IGA và AIA còn mang tính phân
biệt đối xử đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Điều này có thể được lý
giải bởi trong bối cảnh ban hành hai hiệp định trên khi ASEAN đã bắt đầu có
những động thái tích cực nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài trong khu vực,
nhưng vẫn lựa chọn những bước đi an toàn tức là ưu tiên cho quyền lợi của các
nhà đầu tư ASEAN. Tuy nhiên, chuyển sang bối cảnh ban hành ACIA có thể
thấy rằng văn bản này được ban hành khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa
diễn ra mạnh mẽvà để đảm bảo cho nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, ACIA dành ưu đãi ngay lập tức đối với
nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự phân biệt đối xử với nhà đầu tư ASEAN.
Điều này thể hiện sự tiến bộ lớn trong chính sách của ASEAN cũng như việc
đảm bảo thực hiện tuân thủ những qui tắc chung của cuộc chơi mà các tổ chức
quốc tế đã đặt ra, tiêu biểu là những qui định được đưa ra trong các văn bản của
WTO.
- ACIA đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một
cách toàn diện hơn và phù hợp với những hoạt động đầu tư hiện hành.
Thứ nhất, định nghĩa về “nhà đầu tư”. Theo qui định của IGA, nhà đầu tư
bao gồm hai chủ thể: công dân (nationals) và công ty (company). Như vậy phạm

vi chủ thể nhà đầu tư theo IGA tương đối hẹp chỉ dừng lại công dân của quốc
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 19


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
gia thành viên và công ty dưới các loại hình công ty cổ phần, công ty hợp danh
và hiệp hội kinh doanh khác. AIA có sự mở rộng về phạm vi nhà đầu tư theo đó
nhà đầu tư bao gồm công dân của quốc gia thành viên và pháp nhân. Tuy nhiên
đến khi ACIA được ban hành, định nghĩa về nhà đầu tư được mở rộng hơn rất
nhiều và phù hợp với các qui định hiện hành trong các hiệp định đa phương
cũng như mục tiêu hoàn thành việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào
năm 2015. Theo qui định tại Khoản d Điều 4 nhà đầu tư bao gồm thể nhân và
pháp nhân của quốc gia thành viên đang hoặc đã tiến hành hoạt động đầu tư
trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác. Thể nhân được hiểu là người mang
quốc tịch hoặc quyền công dân hoặc quyền thường trú trên lãnh thổ của quốc
gia thành viên theo qui định của pháp luật quốc gia đó. Như vậy không chỉ dừng
lại ở chủ thể là công dân của quốc gia thành viên, ACIA còn mở rộng những ưu
đãi cho nhà đầu tư được quyền thường trú theo luật định của quốc gia thành
viên. Đối với chủ thể tiếp theo là pháp nhân được hiểu là bất cứ thực thể pháp lí
nào được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của một quốc gia thành viên vì
lợi nhuận hay phi lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước bao
gồm công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, doanh nghiệp một chủ, hiệp hội
hoặc tổ chức. Bên cạnh đó pháp nhân theo qui định của ACIA còn mở rộng đối
với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của một quốc gia
thành viên ASEAN, khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương nhiên là
nhà đầu tư ASEAN.
Thứ hai, bên cạnh giải thích chi tiết một số thuật ngữ đã được qui định ở

các văn bản trước, ACIA bổ sung một số định nghĩa mới nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc áp dụng các qui định liên quan một cách thống nhất trên thực
tế như “đồng tiền tự do sử dụng”, “khoản đầu tư”.
- Hoạt động tự do hóa đầu tư theo qui định của ACIA rộng hơn rất nhiều
so với qui định trong IGA và AIA.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 20


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ACIA qui định tự do hóa đầu tư sẽ được thực hiện trong những lĩnh vực
sau: sản xuất công nghiệp; nông nghiệp; nghư nghiệp; lâm nghiệp; khai khoáng
và khai thác đá; các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá. Bên cạnh đó
để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai
ACIA qui định hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực
nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.
Để tiến hành xóa bỏ rào cản đối với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư,
Điều 7, Điều 8 của ACIA qui định xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư cụ thể cấm
các yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài (PR) và biện pháp liên quan đến quản trị
doanh nghiệp. Đây là qui định hoàn toàn mới so với IGA và AIA. Theo đó đối
với các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài các quốc gia không được
áp dụng các nhóm biện pháp sau: các biện pháp về “yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa”,
các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”.
- ACIA qui định một cách chi tiết trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp
giữa nhà đầu tư với quốc gia thành viên.
Nếu như AIA dẫn chiếu quy định của Nghị định thư về cơ chế giải quyết

tranh chấp làm cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên về
hoạt động đầu tư, nhưng chỉ dừng lại ở phạm vi các tranh chấp liên quan tới
việc giải thích và áp dụng AIA hoặc bất kì thỏa thuận nào khác phát sinh từ
AIA thì ACIA qui định một phần riêng về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
và quốc gia thành viên từ Điều 28 đến Điều 41. Phạm vi giải quyết tranh chấp là
những tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của các bên liên quan cụ thể
những tranh chấp về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, quản trị cấp cao và
Hội đồng quản trị, đối xử đầu tư, bồi thường trong trường hợp xung đột; chuyền
tiền; quản lý, điều hành, bán hoặc hủy bỏ một khoản đầu tư được cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia thành viên có tranh chấp xác nhận bằng văn bản;

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
khoản đầu tư của nhà đầu tư được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của quốc gia thành viên bị thiệt hại di hành vi vi phạm gây ra.
Có thể thấy rằng đây không phải là qui định hoàn toàn mới mà còn là một
điểm tiến bộ trong các qui định của ACIA. Tranh chấp, xung đột xảy ra trong
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là hoạt động đầu tư là một điều không thể tránh khỏi
trên thực tế. Cho nên để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với nhà đầu tư
ASEAN đã có những nỗ lực trong việc ban hành những qui định về giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực này một cách thống nhất, tiến bộ và phù hợp với đặc
thù riêng của ASEAN.
1.3. Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trong khuôn khổ
AEC
Việt Nam cùng chung quan điểm với các nước thành viên ASEAN khác

trong việc tạo ra một thể chế đầu tư tự do, mở cửa, thuận lợi và cạnh tranh nhằm
thúc đẩy đầu tư nội khối và thu hút đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Luật Đầu tư
số 59/2005/QH11 được Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 8, thông qua ngày
29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài
năm 1987 và Luật Khuyến khích Đầu tư trong nước năm 1998 là một bước tiến
quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư tự do, thông thoáng, thuận
lợi và cạnh tranh hơn tại Việt Nam. Một số điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005
có thể kể đến là:
- Chính sách đảm bảo đầu tư: Đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản hợp
pháp của nhà đầu tư; Không bị tịch thu, quốc hữu hóa; Nhà đầu tư được lựa
chọn ưu đãi theo hướng thuận lợi nhất nếu có sự thay đổi về chính sách, pháp
luật; Áp dụng nguyên tắc “không hồi tố” theo thông lệ quốc tế; Áp dụng theo
quy định của điều ước quốc tế nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
có quy định khác với quy định của Luật đầu tư trong nước.
- Thủ tục gia nhập thị trường: Các thủ tục liên quan đến đăng ký, cấp giấy
phép kinh doanh, điều chỉnh hoạt động theo hướng ngày càng cởi mở và thuận
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
lợi hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ nhà đầu tư có giấy phép đầu tư thì không cần giấy
phép đăng ký kinh doanh nữa (trước đây là hai thủ tục khác nhau); Nhà đầu tư
tự chịu trách nhiệm về tính trung thực của dự án mà không cần đến sự thẩm tra
của Nhà nước... Ngoài ra, các thủ tục đầu tư được quy định cụ thể trong Luật
giúp rút ngắn thời gian xin giấy phép đầu tư.
- Lĩnh vực đầu tư: Luật quy định rõ ba nhóm bao gồm lĩnh vực ưu đãi đầu
tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài

được tự do đầu tư vào các lĩnh vực còn lại ngoài các lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh
vực đầu tư có điều kiện.
Ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 được Quốc hội
khóa XIII ban hành sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực từ
ngày 01/07/2015. Luật sửa đổi với 6 điểm cải cách quan trọng nhất. Bảo đảm
thực hiện nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân
trong các ngành, nghề mà Luật không cấm, trong đó, việc tập hợp, rà soát và
quy định cụ thể hai Danh mục nêu trên tại Luật này theo phương pháp loại trừ
(chọn bỏ) đã góp phần đổi mới căn bản nguyên tắc áp dụng pháp luật, từ việc
nhà đầu tư chỉ được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh những ngành
nghề mà pháp luật cho phép sang nguyên tắc được tự do đầu tư kinh doanh tẩt
cả các ngành nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện. Củng
cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Hiến pháp và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoàn thiện các quy định về ngành,
nghề ưu đãi đầu tư cũng như các nguyên tắc, điều kiện áp dụng ưu đãi nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư. Tiếp tục cải cách thủ tục hành
chính gắn liền với việc nâng cao trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc triển
khai thực hiện dự án đầu tư, trong đó, bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư đối với tất cả các dự án đầu tư trong nước, đơn giản hoá hồ sơ, trình tự,
thủ tục và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (xuống còn 15 ngày). Hoàn thiện chế độ phân
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 23


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư giúp giảm
đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định về hoạt

động đầu tư ra nước ngoài.
Có thể nói, Luật Đầu tư 2014 nhằm thể chế hóa nguyên tắc Hiến định về
quyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành, nghề pháp luật không
cấm và hoàn thiện môi trường cơ chế chính sách về đầu tư, tạo điều kiện thuận
lợi và minh bạch hơn nữa huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước. Luật Đầu tư 2014 góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ trương
của Đảng tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đồng thời hoàn thiện cơ chế khuyến khích và bảo hộ đầu tư, phù hợp các cam
kết của Việt Nam về mở cửa thị trường, tự do hóa đầu tư. Luật cũng tạo bước
chuyển biến về thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện đầu tư.
Ngoài Luật Đầu tư 2014 còn phải kể đến một số Luật như Luật Kinh
doanh Bất động sản 2014, Luật Doanh nghiệp 2015, Luật chuyển giao công
nghệ 2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015,...
Bên cạnh đó còn có các công văn, quyết định, nghị định cũng được ban
hành nhằm bảo hộ đầu tư, xúc tiến thúc đẩy hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư từ
các thành viên trong ASEAN cũng như từ các nước trên thế giới như:
- Nghị định số 120/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 về Danh mục công nghệ khuyến
khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục
công nghệ cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Ngày 25/11/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát
triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, có
hiệu lực từ ngày 15/01/2015. Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư phát triển 58
công nghệ cao và 114 sản phẩm công nghệ cao.

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 24



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Trong Quyết định 66/2014/QĐ-TTg nêu trên cũng quy đinh đối với các
công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao không nằm trong Danh công nghệ
cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được
khuyến khích phát triển, nhưng thuộc trường hợp cấp thiết phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội thì Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các
Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
- Ngày 15/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2015/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó quy định rõ
về thời gian, vốn đầu tư, điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động đối với các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ngày 18/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 123/2015/TT-BTC
hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
thay thế Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015. Thông tư nhấn mạnh
không hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Ngày 30/09/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2015/NĐ-CP về
hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư, thay thế cho Nghị định 113/2009/NĐ-CP
ngày 15/12/2009. Nghị định 84/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20/11/2015. Nghị định này quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án
đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối
với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí
giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư
vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh
giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư.


Họ và tên: Nguyễn Ngọc Hà
Mã sinh viên: 46771

Trang 25


×