Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty TNHH vận tải thương mại hà anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.42 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập vào
nền kinh tế thế giới là một tất yếu. Cùng với sự phát triển của đất nước các
doanh nghiệp cũng không ngừng vươn lên từ chỗ thực hiện sản xuất kinh
doanh thủ công sang xản xuất kinh doanh hiện đại. Doanh nghiệp đã tự mình
làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tạo vốn, tự lập chiến lược kinh
doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc điểm của công ty mình
và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Có thể nói cơ chế thị trường đã
tạo ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, tạo cho danh nghiệp tính tự chủ
trong khai thác cơ hội kinh doanh nhưng nó cũng đem đến không it những
khó khăn.Vì thế muốn thu được lợi nhuận cao các công ty phải bằng mọi cách
thu hút khách hàng về phía mình. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào
cũng thành công trong việc tiếp cận thị trường và dành thắng lợi trong cạnh
tranh. Vì thế các công ty phải thiết lập hệ thống marketing-mix trong quá
trình hoạt động của mình. Cuộc chạy đua đang sôi nổi hơn lúc nào hết, phần
thắng thuộc về những công ty có chính sách kinh doanh đúng đắn, trong đó có
chính sách về marketing. Vì trong cơ chế thị trường, để doanh nghiệp có thể
tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp phải có chính sách marketing hiệu
quả như là cầu nối liền giữa doanh nghiệp với thị trường và công ty TNHH
Vận Tải Thương Mại Hà Anh cũng không nằm ngoài cuộc đua đó.
Sau thời gian thực tập tại công ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà
Anh được sự hướng dẫn của anh chị phòng kinh doanh và thầy giáo hướng
dẫn TH.S Nguyễn Trí Long em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
Marketing-Mix tại công ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà Anh” làm chuyên
đề tốt nghiệp. Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài
được kết cấu thành 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác Marketing-mix
Chương 2: Thực trạng công tác Marketing-Mix tại công ty TNHH Vận
Tải Thương Mại Hà Anh
Chương 3: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Marketing-mix tại


công ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà Anh.

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC MARKETINGMIX
1.1 Khái niệm và nội dung cơ bản của Marketing-mix
1.1.1 Khái niệm
Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường
mục tiêu (theo Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ-1953)
Vai trò và sự cần thiết của việc áp dụng Marketing trong doanh nghiệp
Ngoài các hoạt động chức năng như sản xuất, tài chính, nhân lực thì
công ty phải thực sự chú trọng đến chức năng kết nối doanh nghiệp với thị
trường đó là chức năng quản trị Marketing. Marketing đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp thể hiện:
- Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách về
sản phẩm, giá, phân phối, khuyếch trương
- Tối đa hoa sự thoả mãn của ngời tiêu dùng
- Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng
Tóm lại với các vai trò cơ bản trên, hoạt động Marketing đã trở nên hết
sức cần thiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống xã. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp trên
cùng một thị trường, nếu không có sự trợ giúp của các hoạt động Marketing
thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầu thị trường. Khi thiếu hiểu biết về
thị trường sẽ không có cơ sở đề ra chính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá
lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận, thậm chí sẽ không thoả mãn được khách
hàng dẫn đến nguy cơ mất dần khách hàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh
tranh.

Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hỏi của khách hàng
về chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng
hơn, việc áp dụng tư duy Marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu
2


cầu đa dạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân
biệt để thỏa mãn tất cả các đoạn thị trường mục tiêu.
Tóm lại, với khả năng giải quyết hầu hết các vấn đề của thị trường, đặc
biệt là những vướng mắc trong vấn đề dự trữ, tiêu thụ, vận chuyển…
Marketing được xem như là một chức năng quan trọng trong quản trị doanh
nghiệp.
1.1.2 Nội dung công tác Marketing-mix
1.1.2.1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ quan trọng, giúp người làm
marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và từ đó mang lại hiệu quả cao
Vai trò
+ Nhận dạng, xác định cơ hội và vấn đề của Marketing
+ Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing
+ Theo dõi việc thực hiện các hoạt động Marketing
+ Phát triển sự nhận thức về Marketing
1.1.2.2 Xác định thị trường mục tiêu
Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc chúng ta đã thu
hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh của mình hướng tới, từ đó dễ
dàng đưa ra được chính sách thích hợp cho thị trường đó. Tất cả các hoạt
động kinh doanh thành công đều có một thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu
cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng. Nắm rõ được điều
này, công ty có thể chiếm được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng
thời đạt được các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị đã khẳng định. Sau khi đã

phân đoạn thị trường, nhà quản trị cần phải tiến hành lựa chọn thị trường mục
tiêu. Việc này sẽ mang lại các lợi ích cơ bản sau:
- Hiểu biết một cách thấu đáo hơn những nhu cầu và mong muốn của
khách hàng
3


- Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí của công ty dành cho
hoạt động Marketing
- Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh
doanh, đồng thời thực hiện tốt nhất chiến lược tiếp thị của công ty
- Đảm bảo tính khách quan và có căn cứ khi đề xuất các chính sách tiếp thị
hỗn hợp
- Nâng cao hiệu quả của việc xác định thị trường, đồng thời tạo ra và sử
dụng tốt những ưu thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh
Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần
tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng. Những khách hàng
tiềm năng là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, hay
sử dụng dịch vụ của chúng ta. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể từ vài
trăm người lên đến hàng triệu người. Nhà quản trị cần nghiên cứu sản phẩm,
dịch vụ của mình để xác định ai sẽ quan tâm đến chúng nhiều nhất. Điều quan
trọng là cần thống kê rõ tuổi tác, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập cá nhân
của những khách hàng trong tương lai. Sau đó giải thích động cơ mua hàng
của các khách hàng tiềm năng này, trả lời xem tại sao họ lại mua sản phẩm
hay dịch vụ của mình. Sản phẩm, dịch vụ của chúng ta sẽ giúp ích được gì
cho khách hàng? Không nên giả sử hay phán đoán mà hãy tiến hành các cuộc
điều tra, thăm dò ý kiến để thu thập những dữ liệu cần thiết.
Không chỉ có cá nhân là đối tượng cần quan tâm, chúng ta cũng nên chú
ý đến các tổ chức với tư cách là khách hàng tiềm năng sau này. Nhà quản trị
nên tìm hiểu và xác định công ty nào sẽ được lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của

của mình. Liệu công ty có đáp ứng nhu cầu của một hay một vài ngành công
nghiệp cụ thể nào đó không? Các tổ chức kinh doanh lớn hay nhỏ? Đối tượng
kinh doanh nào sẽ mua sản phẩm, dịch vụ…
Những năm gần đây, tình hình kinh doanh trên thị trường toàn cầu hết
sức sôi động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt ... Để sản phẩm, dịch
4


vụ của mình nâng cao sức cạnh tranh và có được những thành công nhất định,
chúng ta cần sớm hình thành cho mình thị trường mục tiêu riêng biệt, từ đó đề
ra các chính sách tiếp thị và phát triển cho phù hợp. Chỉ có như vậy, mới có
thể duy trì hoạt động kinh doanh và giữ chân được các khách hàng hiện tại,
đồng thời thu hút thêm được các khách hàng mới trong tương lai.
1.1.2.3 Xây dựng hệ thống Marketing-Mix:
Marketing là một nội dung chủ chốt trong quá trình quản trị Marketing,
đó là tập hợp các công cụ mà công ty sử dụng để theo đuổi mục tiêu của mình
trên thị trường đã chọn. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá, các
công cụ Marketing được xem xét bao gồm 4P: gía cả, sản phẩm, phân phối,
xúc tiến hỗn hợp. Ngoài ra trong ngành dịch vụ bổ sung thêm 3 nhân tố khác
là: con người, quá trình dịch vụ và dịch vụ khách hàng.
*Giá cả
Là một yếu tố marketing – mix đã được hoạch định, ngoài vai trò chức năng
như các chính sách marketing – mix khác thì chính sách giá có đặc thù là có
liên quan trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trên giác độ
người cung cấp dịch vụ và yêu cầu tái sản xuât xã hội đòi hỏi giá phải bù đắp
chi phí và có lãi. Tiếp đó là việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế – xã hội.
Quyết đinh về giá doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến tất cả các thành viên
tham gia, vào kênh phân phối của marketing đó là khách hàng, trung gian
marketing, đối tác của công ty, đối thủ cạnh tranh… xây dựng giá cả dịch vụ
sẽ liên quan đến xác định giá trị dịch vụ, nhận thức của khách hàng về chất

lượng dịch vụ và uy tín của công ty trên thị trường các quyết định của giá
phải căn cứ vào:
- Nhu cầu dịch vụ: các nhà cung ứng cần hiểu rõ đặc điểm của nhu cầu là
luôn biến động theo không gian và thời gian đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về
phân bố của nhu cầu theo thời gian, quy mô, tần suất, biên độ, chu kỳ và cơ
cầu đặc điểm của nhu cầu. Doanh nghiệp cần tìm hiểu giữa giá cả với nhu
cầu, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng để đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
5


- Chi phí dịch vụ: chi phí dịch vụ giữ vai trò quan trọng đối với việc cạnh
tranh về giá trên thị trường. Chi phí dịch vụ bao gồm chi phí cố định và chi
phí biến đổi. Hai loại chi phí này cần được xác định rõ để làm căn cứ cho việc
xây dựng giá.
- Cạnh tranh: trong công nghiệp dịch vụ, chi phí cố định luôn có xu hướng
hạ thấp trong mỗi đơn vị dịch vụ. Tiêu dùng cận biên trở nên hấp dẫn và thu
hút nhiều khách hàng. Sự hạ giá sẽ đối lập với các hãng cạnh tranh để duy trì
khối lượng bán. Doanh nghiệp cần nghiên cứu chi phí và phương thức định
giá của hãng cạnh tranh, mức giá và lợi nhuận của họ. Cần so sánh mức giá và
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và các hãng cạnh tranh chính nhằm dự
đoán được cấu trúc giá của đối thủ cạnh tranh.
Nhu cầu thị trường, chi phi, giá và chi phí của các đối thủ cạnh tranh cũng
như những nhân tố liên quan khác là căn cứ của việc cân nhắc, xem xét trong
việc định giá và qua đó lựa chọn phương án định giá cho thích hợp. Chúng ta
có thể tham khảo một số phương pháp định giá:
+ Định giá theo chi phí từng khâu
+ Định giá với mục tiêu thu hồi vốn
+ Định giá trọn gói dịch vụ
+ Định giá kiểm soát nhu cầu
* Sản phẩm

Gồm các thuộc tính của hàng hoá hay dịch vụ cung cấp cho người mua chuỗi
sản phẩm và chất lượng của chúng, tên nhãn hiệu…Sản phẩm nói chung là
một khái niệm bao gồm những sự vật hoặc những tập hợp hoạt động nào đó sẽ
đem lại giá trị cho khách hàng. Theo quan niệm này, sản phẩm bao hàm cả
những vật thể hữu hình và vô hình, những yếu tố vật chất và phi vật chất.
Khái niệm sản phẩm dịch vụ có thể được nghiên cứu tiếp nhận theo hai
hướng: phân tích các mức độ lợi ích mà sản phẩm dịch vụ mang lại cho khách
hàng hoặc trên cơ sở phân tích chi phí và hiệu quả của dịch vụ. Các quyết
định cơ bản liên quan đến chính sách sản phẩm dịch vụ.
6


Quyết định về cung ứng cho thị trường cần phải cân nhắc dịch vụ cung cấp
cho thị trường căn cứ vào chiến lược của công ty và dịch vụ của đối thủ cạnh
tranh. Mỗi quyết định về loại dịch vụ thường gắn với một chiến lược tăng
trưởng của công ty bởi vì một dịch vụ mới được hình thành và phát triển
thường cuốn hút mọi nguồn lực và các hoạt động của công ty. Do vậy quá
trình phát triển dịch vụ đồng nghĩa với quá trình vận động và tăng trưởng của
doanh nghiệp dịch vụ.
* Phân phối
Gồm hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc vận tải và lưu kho
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng nhằm phục vụ nhu cầu
của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu và thu được lợi nhuận cao nhất.
Quyết định phân phối dịch vụ vật chất
+ Xử lý đơn đặt hàng ký kết hợp đồng
Việc phân phối vật chất bắt đầu đầu với đơn đặt hàng của khách hàng,
bộ phận xử lý thực hiện công việc xử lý nhanh chóng, kiểm tra khách hàng
cũng như khả năng thanh toán của khách hàng sau đó lập hóa đơn gửi các bộ
phận khác để tiến hành các thủ tục giao hàng cho khách hàng tiến hành kịp
thời

+ Quyết định kho bãi dự trữ hàng
Việc dự trữ hàng trong các khâu phân phối là cần thiết bởi sản xuất và
tiêu thụ ít khi cùng nhịp, giúp giải quyết các mâu thuẫn về thời gian, địa điểm
tiêu dùng. Doanh nghiệp quyết định số lượng kho bãi, nhiều kho bãi giúp đưa
hàng tới khách hàng nhanh hơn nhưng làm tăng chi phí kho bãi. Do vậy
doanh nhiệp cần cân bằng chi phí kho bãi với dịch vụ khách hàng.
+ Quết định về vận tải: gồm thời gian lịch vận chuyển và quá trình vận
chuyển. Các yếu tố cần quan tâm ở đây là thời gian giao hàng có đúng hẹn,
tình trạng hàng hóa khi đến nơi. Trong vận chuyển hàng hóa có 5 phương tiện
vận tải: đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường ống và đường hàng không.
Mỗi loại hàng hóa có tốc đọ vận chuyển khác nhau, khả năng đảm bảo hàng
7


hóa không bị hư hỏng khác nhau ví vậy chúng thích hợp với hàng hóa nhất
định tùy theo nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp sẽ có phương tiện vận
tải thích hợp.
*Xúc tiến hỗn hợp:
Xúc tiến hỗn hợp là sự kết hợp những công cụ truyền thông khác nhau để
cung cấp những thông tin về hàng hoá dịch vụ, về doanh nghiệp tới khách
hàng tiềm năng. Trong lĩnh vực hàng hoá các doanh nghiệp thường sử dụng
bốn công cụ truyền thông cơ bản: quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp
và quan hệ công chúng. Nhưng trong lĩnh vực dịch vụ, xúc tiến hỗn hợp đa
dạng hơn, phức tạp hơn, sử dụng nhiều công cụ truyền thông hơn ta có thể
thấy được điều này qua sơ đồ sau:
Cơ sở vật chất
Doanh nghiệp dịch vụ

Con người


Khách hàng

Các công cụ truyền thông
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố xúc tiến hỗn hợp trong doanh nghiệp dịch vụ
- Truyền tin qua cơ sở vật chất: đây là công cụ đặc thù được dùng để thông
tin về dịch vụ của doanh nghiệp, giúp cho khách hàng nhanh chóng nhận biết
được các dịch vụ hiện có và chủ đông tham gia vào các dịch vụ của doanh
nghiệp nhằm thu hút được nhiều khách hàng hơn.
- Truyền tin qua yếu tố con người.
+ Qua nhân viên tiếp xúc: nhân viên tiếp xúc còn có thể được sử dụng như
một công cụ thông tin đặc thù hiệu quả nhưng rất khó sử dụng đối với các
doanh nghiệp dịch vụ. Thông qua giao tiếp trực tiếp với khách hàng, nhân
viên tiếp xúc sẽ hiểu khách hàng, thuyết phục và giúp khách hàng tiêu dùng
các dịch vụ của doanh nghiệp.
+ Qua truyền miệng: đây là cách thông tin dịch vụ độc đáo và riêng có của
lĩnh vực dịch vụ, đó là sự truyền tin từ khách hàng quá khách hàng cũ đến
khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Cơ chế của sự truyền tin này gần
giống như tin đồn nhưng với phạm vi hẹp hơn, nội dung liên quan đến dịch vụ
8


và doanh nghiệp dịch vụ. Quá trình truyền tin này diễn ra một cách tự phát
ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn thường xuyên
sử dụng nó như một công cụ truyền tin để đạt được những ý đồ của mình.
- Các công cụ truyền thông
+ Quảng cáo: quảng cáo là một trong những hình thức chính của giao tiếp
xác định thông tin về dịch vụ, định vị dịch vụ, nhận thức tốt hơn về số lương
và chất lượng dịch vụ, hình thức mức độ mong đợi và thuyết phục khách hàng
mua hàng. Do đặc điểm không hiện hữu của dịch vụ đã mạng lại nhiều khó
khăn cho hoạt động quảng cáo.

+ Giao tiếp cá nhân được coi là bán hàng trong dịch vụ, đó là quá trình thực
hiện chuyển giao dịch vụ giữa nhân viên cung ứng với khách hàng. Giao tiếp
cá nhân phải đảm nhận đồng thời ba chức năng là bán hàng, hoạt động tạo ra
dịch vụ và kiểm soát dịch vụ.
*Con người
Chúng ta biết được những điểm khác biệt của dịch vụ với hàng hoá thông
thường trong đó con người là nhân tố vô cùng quan trọng trong sản xuất cung
ứng và chuyển giao dịch vụ khách hàng, làm tăng khác biệt hóa và hơn tất cả
là làm tăng giá trị dịch vụ và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Lực lượng
này quyết định trực tiếp tới chất lượng dịch vụ. Để phát huy triệt để ưu thế
của nhân viên trong việc xây dựng và tạo ra dịch vụ chúng ta phải giải quyết
một số vấn đề sau:
+ Trước hết tổ chức doanh nghiệp phải coi nhân viên của mình như những
khách hàng đầy tiềm năng. Điều này yêu cầu doanh nghiệp luôn phải quan
tâm tới nhân viên, tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của họ và có chiến lược để
thoả mãn nhu cầu đó. Đội ngũ nhân viên thấy được tổ chức tin cậy và đãi ngộ
xứng đáng họ sẽ cống hiến nhiều hơn. Họ không nhũng hoàn thành tốt công
việc hiện tại mà còn suy nghĩ cho công việc tương lai của doanh nghiệp, hăng
hái sáng tạo, quan tâm tới khách hàng nhiều hơn.

9


+ Doanh nghiệp phải coi trọng vai trò mà họ đang đảm nhận trong dịch vụ
hiện tại. Khi vai trò dịch vụ được coi trọng sẽ có tác động lớn đến lòng yêu
nghề, tới vị trí của cá nhân trong tổ chức và trong xã hội
+ Doanh nghiệp phải chú trọng thu hút các nhân viên vào quá trình hình
thành dịch vụ mới, đồng thời phải chú ý tới phương thức và môi trường dịch
vụ, đòi hỏi các nhân viên phải đạt được một trình độ nhất định.
+ Hướng các nhân viên tham gia nhiều hơn vào việc thực hiện kiểm tra dịch

vụ đối với khách hàng, tùy theo mức độ cung ứng dịch vụ các doanh nghiệp
phải có kế họach thích hợp.
+ Các nhà quản trị cần chú ý phát hiện các mâu thuẫn và xử lý kịp thời bằng
biện pháp hòa giải mềm mỏng linh hoạt.
*Quá trình dịch vụ
Các hoạt động của quá trình gồm việc thiết kế, sáng tạo và thử nghiệm
dịch vụ theo thủ tục cơ chế và thách thức của một dịch vụ để tạo ra dịch vụ
chuyển giao cho khách hàng bao gồm các chính sách các quyết định trong
quan hệ giao tiếp với khách hàng và làm việc thận trọng trong các mối quan
hệ đã thiết lập và duy trì tất cả các mối quan hệ đó.
*Dịch vụ khách hàng
Thực chất là các hoạt động của doanh nghiệp vào khách hàng, đó là quá
trình phân tích tìm hiểu và giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chúc dịch vụ và
khách hàng mục tiêu. Khách hàng ngày càng trở nên phức tạp, nhu cầu mong
muốn của họ càng trở nên chi tiết, tinh tế cho nên nhiều công ty nghiên cứu
cải tiến dịch vụ khách hàng nhằm giành lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.
Chúng ta cần xem xét các vấn đề như:
+Những yếu tố chi phối dịch vụ khách hàng
+ Sự thay đổi mức độ mong đợi người tiêu dùng đã thay đổt mức độ mong
đợi theo chiều hướng tăng lên, dịch vụ nhiều giá trị hơn.

10


+ Phục vụ cho nhu cầu của chiến lược quan hệ. Dịch vụ khách hàng thiết
lập được các mối quan hệ với khách hàng và duy trì lâu dài thông qua việc
tăng giá trị dịch vụ cho người tiêu dùng một cách hệ thống.
+ Sự thay đổi nhận thức về dịch vụ khách hàng trong các doanh nghiệp
dịch vụ. Các doanh nghiệp dịch vụ đều thừa nhận một phạm vi rộng lớn của
dịch vụ khách hàng.

- Chính sách dịch vụ khách hàng: Các công ty luôn quan tâm để xây dựng
chính sách dịch vụ khách hàng hiệu quả bằng những công việc sau:
+ Xác định nhiệm vụ của dịch vụ, doanh nghiệp cần bảo đảm
những cam kết về giá trị dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
+ Xác định mục tiêu của dịnh vụ khách hàng, xác định vị trí dịch
vụ khách hàng, xác định những yếu tố quan trọng vủa dịch vụ khách hàng, sự
biến động vủa các yếu tố trên các loại thị trường mục tiêu
1.2 Chỉ tiêu đánh giá công tác Marketing-mix.
1.2.1 Chỉ tiêu định lượng
- Mức độ tăng trưởng khi triển khai các hoạt động Marketting so với
cùng kỳ năm trước.
- Mức độ đầu tư cho hoạt động Marketing
- Doanh thu và lợi nhuận của các hoạt động đã mang lại
1.2.2 Chỉ tiêu định tính
- Hình ảnh thương hiệu trước và sau khi tiến hành chương trình
Marketing.
- Uy tín của doanh nghiệp.
- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá (liên quan đến đăng ký nhãn
hiệu hay thương hiệu của doanh nghiệp, hàng hoá). Khác với các chỉ tiêu định
lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi người phân tích cần phải thu
thập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xem sự đánh giá của
họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thế nào.
Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng
11


được khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
1.3Nhân tố ảnh hưởng công tác Marketing-mix.
1.3.1 Nhân tố thuộc môi trường Marketing vĩ mô

1.3.1.1 Môi trường tự nhiên
Việt nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đây là lợi thế
tuyệt đối của Việt Nam. Môi trường tự nhiên nước ta có một cách nhiều thuận
lợi cho việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Vị trí nước ta rất thuân lợi cho việc phát triển kinh tế, có đường giao
thông đường biển, đường hàng không Quốc tế đi qua và là cửa ngõ ra biển
của các nước Đông Nam Á, vị trí này tạo điều kiện phát triển việc xuất khẩu
hàng hóa. Bên cạnh đó những rào cản môi trường tự nhiên cũng có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing, thông tin liên lạc và phân phối sản
phẩm.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là tập hợp gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng
theo nhiều chiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. Các yếu tố gồm: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát. Các yếu tố kinh tế tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nắm bắt thời cơ sẽ phát
triển nếu không sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp tình hình mới của doanh
nghiệp.
1.3.1.3Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm thể chế xã hội, giá trị xã hội,
truyền thống dân tộc, văn hóa, xã hội. Các yếu tố văn hóa xã hội ảnh hưởng
hành vi tiêu dùng và hành vi kinh doanh. Các hoạt động Marketing ở một khu
vực trên thị trường trong một nền văn hóa, xã hội sẻ phải tuân thủ các quy tắc,
theo giá trị vốn có, phù hợp văn hóa kinh doanh.
1.3.1.4 Môi trường chính trị pháp luật

12


Các yếu tố chính trị pháp luật đều tác động mạnh đến doanh nghiệp,
nếu pháp luật của một nước khoa học rõ ràng thí sẽ có nhiều nhà đầu tư vào

nước đó và tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp. Ngược lại nếu pháp
luật một nước không rõ ràng sẽ là rào cản doanh nghiệp tham gia tiến hành
kinh doanh.
1.3.1.5 Môi trường công nghệ kỹ thuật
Môi trường công nghệ kỹ thuật gồm các yếu tố nhu tốc độ phát triển và
đỏi mới công nghệ kỹ thuật, chi phí dành cho nghiên cứu phát triển, khả năng
ứng dụng công nghệ…khoa học kỹ thuậttrường ảnh hưởng lớn đến toàn
ngành, các doanh nghiệp trong ngành này phải theo dõi thay đổi điều chỉnh
Marketing-mix cho phù hợp tạo ưu thế cạnh tranh.
1.3.2 Nhân tố thuộc môi trường Marketing vi mô
1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh
trong cùng một ngành nghề trong cùng một khu vực thị trường. Các nhà quản
trị Marketing phân tích đối thủ cạnh tranh nhất đối thủ cạnh tranh trực tiếp để
biết sức mạnh khả năng phản ứng của từng đối thủ trước quyết định
Marketing của mình.
1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập
của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Doanh nghiệp phải đối mặt với đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn ở mức độ cao trong điều kiện:
- Chi phí gia nhập ngành thấp
- Khác biệt hóa doanh nghiệp thấp
- Còn nhiều lỗ hổng hay khoảng trống trên thị trường.
Mối de dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng cần quan tâm, nhiều khi
cán cân cạnh tranh có thể thay đổi khi có đối thủ mới nhất trong tương lai với
môi trường thuận lợi thì việc xuất hiện một vài đối thủ mới là điều rất dễ xảy
ra.
1.3.2.3 Nhà cung cấp
13



Nhà cung cấp tạo áp lực với doanh nghiệp bằng cách đe dọa doanh
nghiệp về khả năng không giao hàng đúng hạn làm lợi nhuận doanh nghiệp
giảm do ảnh hưởng chi phí sản xuất cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng.
1.3.2.4 Sản phẩm, dịch vụ thay thế
Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế có thể là áp lực cạnh tranh, người làm
Marketing biến sản phẩm dịch vụ của mình thành cái khó bị thay thế có cái
khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp thành công trên thị trường.
1.3.2.5 Khách hàng
Dưới góc độ cạnh tranh khách hàng gây sức ép tới công ty cung ứng sản
phẩm cho mình khi có điều kiện. Họ thường đòi giảm giá hay nâng cao chất
lượng sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí hơn. Doanh nghiệp cần tránh
phu thuộc vào số ít khách hàng, đồng thời cần lập hồ sơ theo dõi quản lý, thiết
lập Marketing quan hệ bền vững.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MARKETING - MIX
TẠI CÔNG TY TNHH VẬN TẢI THƯƠNG MẠI HÀ ANH
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà Anh.
14


2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Công Ty TNHH Vận Tải Thương
Mại Hà Anh.
Trong thời đại ngày nay, ngành kinh tế dịch vụ dã mang lại lợi nhuận
cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong GDP của hầu hết các nước
trên thế giới nhát là những nước có trình độ phát triển cao. Nước ta sau hơn
10 năm đỏi mới đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Trong dó có
một phần đóng góp không nhỏ của ngành kinh tế dịch vụ. Dịch vụ giao nhận
vận tải là một ngành kinh doanh có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mở

và hội nhập sâu sắc của kinh tế thế giớ cũng như Việt Nam. Vói nhu cầu ngày
càng lớn, thị trường ngày càng mở rộng triển vọng của ngành là rất sáng sủa.
Hoà cùng dòng chảy với sự ra đời và phát triển của nhiều doanh nghiệp kinh
doanh vận tải và dịch vụ giao nhận vận tải, Công ty TNHH Vận tải Thương
mại Hà Anh được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp đã được
Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày
12/6/1999 (gọi là luật doanh nghiệp…) và đăng ký kinh doanh tại Sở kế
hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và được mở tài khoản
tại ngân hàng. Công ty được Nhà nước công nhận tồn tại lâu dài và tính sinh
lợi hợp pháp của việc kinh doanh. Mọi hoạt động của Công ty tuân thủ theo
các quy định của pháp luật, Công ty có quyền kinh doanh và chủ động trong
mọi hoạt động kinh doanh, được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa
kế về vốn, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác.
Tên gọi của Công ty: Công ty TNHH Vận tải Thương mại Hà Anh
Tên giao dịch: Hà Anh trade transport co.ltd
Địa điểm trụ sở chính của Công ty: Hạ Đoạn 2 - Đông Hải – Hải An- Hải
Phòng.
Từ khi xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập chung bao cấp chuyển sang
nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, công ty đã nhanh chóng đi vào ổn định hoạt động kinh doanh, bắt kịp
15


với sự biến động của nền kinh tế, công ty đã luôn luôn đề ra những phương
hướng phát triển theo kịp cơ chế thị trường.
Năng lực về tài chính lành mạnh .Trong những năm qua với sự quản lý
sản xuất của cán bộ lãnh đạo của Công ty và sự nhiệt tình của cán bộ công
nhân viên đã đưa công ty ngày một phát triển, đáp ứng được nhu cầu của con
người. Công ty ngày càng mở rộng qui mô hoạt động, đời sống công nhân

được nâng cao.
Ra đời trong điều kiện luật doanh nghiệp đã có hiệu lực với nhiều quy
định mới, xúc tích hơn, đầy đủ hơn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
của Việt Nam và gắn liền với cấc thông lệ quốc tế, tạo sự thông thoáng cho
môi trường đầu tư kinh doanh. Điều này đã tạo cơ hội tốt cho các công ty có
những quyết định linh hoạt, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, tự do
tìm kiếm bạn hàng, cạnh tranh lành mạnh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị
trường.
Lúc đầu khi mới thành lập Công ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà
Anh chỉ hoạt động với một quy mô nhỏ bé và thị trường chủ yến là các thị
trường ngõ ngách. Với các khách hàng xuất nhập khẩu hàng hoá với số lượng
rất hạn chế. Đội ngũ nhân viên của Công ty rất ít và phải đảm nhận trách
nhiệm và phần lớn đều phải đi tìm kiếm khách hàng cho Công ty trên những
đoạn thị trường nhỏ hẹp và ít (màu mỡ). Trải qua hơn10 năm hoạt động, hiện
nay Công ty đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về quy mô, tổ chức và
chất lượng sản phẩm của Công ty. Với mảng thương mại Công ty không
ngừng mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá do Công ty nhập về từ nước
ngoài; xây dựng các kênh phân phối trung thành và vươn tới nhiều tỉnh thành
trong cả nước. Trong mảng kinh doanh chính là giao nhận vận tải thì Công ty
đã có được đội ngũ nhân viên ưu tú năng động, sáng tạo, đoàn kết, cùng hết
lòng vì Công ty.

16


2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công Ty TNHH Vận Tải Thương
Mại Hà Anh.
Như chúng ta đã biết, loại hình Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở
lên là loại hình công ty đối vốn, các thành viên góp vốn cùng nhau thành lập
nên công ty và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng chính tài

sản của mình. Do vậy tổ chức quản lý của Công ty gồm có: Hội đồng thành
viên gồm các thành viên góp vốn thành lập Công ty, vị giám đốc do hội đồng
thành viên bổ nhiệm để điều hoạt động hàng ngày của Công ty. Để giúp đỡ
cho giám đốc là những người trợ lý do chính giám đốc đề cử và lựa chọn.
Phía dưới là các phòng ban trực thuộc theo chức năng hoạt động:
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng kế toán
tài chính

Phòng kỹ
thuật thi công

Phòng kinh
doanh

Phòng
hành chính

(Nguồn: Phòng hành chính)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (trong mảng
dịch vụ)
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc và phó giám đốc.
+ Giám đốc: là người có quyền cao nhất và phải chịu trách nhiệm trước
nhà nước và công ty về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phó giám đốc: Hoạt động theo sự phân công ủy quyền của giám đốc
và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực được giao. Ngoài ra còn

phải giúp đỡ giám đốc quản lý công ty.

17


- Các phòng ban có nhiệm vụ theo dõi, hưỡng dẫn và đôn đốc việc
thực hiện tiến độ công việc, lập kế hoạch cho ban giám đốc để từ đó ban giám
đốc sẽ nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các
chính sách, chiến lược mới.
+ Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo toàn vốn
cho kinh doanh và công tác chi phí trong toàn công ty, theo dõi thanh toán các
khoản chi phí phát sinh, hạch toán kinh tế, tổng kết và báo cáo thanh toán tiền
lương, lập quyết định,v.v…
+ Phòng kinh doanh: Lên kế hoạch và phương án kinh doanh, tìm kiếm
đối tác hợp tác kinh doanh. Lập kế hoạch làm việc, theo dõi và hướng dẫn cho
đội ngũ lái xe thực hiện các quy định của công ty.
+ Phòng kỹ thuật thi công: Theo dõi quản lý vật tư thiết bị, cung cấp đầy
đủ, kịp thời đúng chủng loại, chất lượng vật tư cho các công trình theo kế hoạch,
quản lý tham mưu sử dụng toàn bộ máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho
toàn công ty.
+ Phòng hành chính: Có nhiệm vụ quản lí doanh nghiệp, lo toan cho
công nhân về tất cả mọi việc như họp bàn, liên hoan, nghỉ mát v.v…
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 5 năm và chủ yếu vẫn là khai thác
thị trường nội địa, như thị trường còn nhỏ bé nhưng công ty TNHH vận tài
thương mại Hà Anh với mảng cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải đã đạt được
những kết quả khá khả quan và đang tiến dần từng bước vững chắc vào những
đoạn thị trường rộng lớn hơn, chứng tỏ ta thấy rõ điều đó qua một số bảng
biểu sau.


18


Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 - 2015
Chỉ tiêu

1


số
2

Năm 2013

Năm 2014

3

Năm 2015

4

5

Chênh lệch (%)
Năm

Năm

2013-


2014-

2014

2015

1. Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp dịch

11

59.826.105.337

67.195.298.870

109.451.208.137

12.26%

62.89%

vụ
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp về

12

55.578.642.551


62.499.846.150

101.527.946.685

12.45%

62.45%

bán hàng và cung cấp

20

4.247.462.786

4.695.452.720

7.923.261.452

10.54%

68.74%

21

41.145.108

30.526.490

25.429.518


-25.81%

-16.69%

22

539.232.107

495.221.513

328.445.089

-8.16%

-66.32%

23

539.232.107

495.221.513

328.445.089

-8.16%

-66.32%

24


5.038.307.580

5.671.424.217

3.322.635.317

12.57%

-41.41%

30

(1.288.931.793)

(1.440.666.520)

(297.610.564)

11.77%

-79.34%

31
32
40

81.575.250
266.631.999
(185.056.749)


528.758.923
350.996.455
(177.762.468)

246.089.434
366.684.523
(120.595.089)

548.2%
31.64%
-3.94%

-53.45%
4.47%
-32.15%

50

(1.473.988.542)

(1.262.904.052)

(177.015.475)

-14.32%

-85.98%

dịch vụ
4. Doanh thu từ hoạt

động tài chính
5. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi
vay
6. Chi phí quản lý kinh
doanh
7. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
8. Thu nhập khác
9. Chi phí khác
10. Lợi nhuận khác
11. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
12. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
13. Lợi nhuận doanh
nghiệp sau thuế

51
60

0
(1.473.988.542)

(1.262.904.052)

177.015.475

-14.32%


-85.98%

(Nguồn: phòng kế toán tài chính)

19


Qua bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy:
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 tăng so với
năm 2013 là 12.26% tương ứng với số tiền là: 7.369.193.540 đồng (nguyên
nhân do sự tác động tích cực của thị trường và cách thức bán hàng của doanh
nghiệp). Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013 tăng 12.45% tương
ứng với số tiền tăng là 6.921.203.600 đồng. Chi phí từ hoạt động tài chính
giảm 44.010.594 đồng tương ứng giảm 8.16%, chi phí quản lý kinh doanh
năm 2014 tăng so với năm 2013 với số tiền là 633.116.637 đồng. Do đó tổng
lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với năm 2013 của doanh nghiệp là giảm với
số tiền 211.084.490 đồng tương ứng 14.32% chủ yếu do doanh thu bán hàng
và doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2013 là chưa cao trong khi đó chi
phí quản lý kinh doanh thì lại lớn làm cho lợi nhuận sau thuế giảm
211.084.490 đồng tương ứng 14.32%.
- Qua bảng 2.1 ta lại thấy doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ năm 2015 tăng so với năm 2014 là 62.89%, tương ứng với số tiền
42.000.000.000 đồng ( nguyên nhân do chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp
ngày càng được nâng cao), giá vốn bán tăng 62.45% tương ứng với số tiền là
39.000.000.000 đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2015 so với năm
2014giảm 25.81% tương ứng với số tiền 5.096.972, lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh giảm 79.34% ứng với số tiền 1.143.055.956 đây cũng là nguyên
do khiến cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế của côngty năm 2015 giảm
85.98% tương đương số tiền 1.085.888.577 so với năm 2014.Qua đây, ta thấy
được tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận kế toán trước thuế tăng chậm hơn so

với tốc độ tăng của doanh thu điều đó chứng tỏ các khoản chi phí của doanh
nghiệp tăng, tốc độ tăng của chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính đều
cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp chưa có những
biện pháp hợp lý trong việc sử dụng các chi phí trong quá trình hoạt động.

20


2.1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật.
2.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của công ty.
Tuy chức năng nhiệm vụ kinh doanh của công ty là rộng lớn. Song trên
thực tế do điều kiện của doanh nghiệp còn hạn chế về việc công nghệ, nhân
lực, kinh nghiệm nên hoạt động của công ty thưch sự chỉ đặc biệt chú ý đến
một lĩnh vực chính và công ty luôn nỗ lực cung cấp cho khách hàng những
dịch vụ có chất lượng cao nhất.
Dịch vụ là là vô hình không tồn tại dưới dạng vật thể.
Dịch vụ có tính không đồng nhất, sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn
hoá được, các nhân viên cung cấp dịch vụ không tạo được dịch vụ như nhau
trong những thời gian làm việc khác nhau đồng thời khách hàng tiêu dùng là
người quyết định chất lượng dịch vụ đưa vào cảm nhận của họ.
Dịch vụ có tính không tách rời, sản phẩm dịch vụ gắn lền với hoạt động
cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ mau hỏng, dịch vụ không thể tồn kho cất giữ và
không thể vận chuyển tới các khu vực khác nhau được.
Dịch vụ đại lý vận tải, đặc biệt là container công ty làm đại lý cho một
số hãng tải lớn trên thế giới với nhiệm vụ là mở rộng thị trường khai thác
nguồn hàng, thay mặt cho chủ tàu cho giá cước và phát hành vận đơn.
2.1.4.2 Tình hình tiền lương nhân viên
Quỹ tiền lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ công
nhân của Công ty. Hiện nay, công ty xây dựng quỹ tiền lương trên tổng số

tiền lương cơ bản, các khoản tiền phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên,
tiền thưởng của công nhân viên trong một tháng.
Kế toán tiền lương tại công ty áp dụng đơn giá tiền lương theo thời gian
cho toàn bộ cán bộ công nhân trong Công ty.

21


- Đơn giá tiền lương theo thời gian:
Mức lương thời gian

Mức lương cơ bản
=

Số ngày làm việc theo chế độ
(1 ngày công)
- Đơn giá tiền lương làm thêm giờ ngày thường x 1.5, ngày nghỉ x 2,
ngày lễ, tết x 3(theo mức lương ngày làm việc theo chế độ)
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Công thức tính:
Mức lương cơ bản

Số ngày làm
x việc thực tế
trong tháng
Số ngày làm việc theo chế độ
Các khoản trích theo lương

Lương
=
thời gian


x

Hệ số
lương

+ Quỹ BHXH: Dùng để chi trả cho 1 người lao động trong thời gian nghỉ
do ốm đau theo chế độ hiện hành. BHXH phải được tính là 26% trên tổng quỹ
lương trong đó:
- 18% tính vào chi phí kinh doanh của công ty
- 8% do người lao động góp trừ vào lương.
Công ty sẽ nộp hết 26% cho cơ quan bảo hiểm.
+ Quỹ BHYT: Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời
gian khám chữa bệnh. BHYT được tính 4,5% trên tổng quỹ lương trong đó:
- 3% tính vào chi phí của công ty
- 15% tính vào lương của công nhân viên
+ Quỹ BHTN: Dùng để chi trả cho người lao động bị thất nghiệp trong
thời gian quy định của Nhà Nước về hưởng trợ cấp BHTN. BHTN được tính
trên tổng quỹ lương trong đó: 1% người lao động góp tính trừ vào lương, 1%
Công ty đóng góp tính vào chi phí.
+ KPCĐ: Dùng để duy trì hoạt động của công đoàn doanh nghiệp
được tính 2% trên tổng quỹ lương, 1% nộp cho công đoàn cấp trên, 1% giữ lại
tại doanh nghiệp, 2% này được tính hết vào chi phí của Công ty.
Cách tính: Các khoản trích theo lương = quỹ lương * tỷ lệ % các khoản
trích theo lương.
22


Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên bằng các chế độ đãi ngộ khác
+ Công ty không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, năng cao trình độ cán bộ,

xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
+ Công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT cho toàn thể cán bộ, nhân
viên theo quy định.
+ Ngoài việc bố trí lao động phù hợp với năng lực của từng người,
công ty còn xây dựng chế độ lương bổng, thưởng, phạt phân minh hợp lý.
+ Lực lượng lao động của công ty không phải là lớn do đó công tác
quản lý có nhiều thuận lợi. Để phát triển công ty không ngừng thu hút thêm
lao động mới và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội
ngũ nhân viên hiện có trong công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng và để nâng cao
2.1.4.3. Tình hình vật tư, tài sản cố định
Bảng 2.2: Đánh giá giá trị của tài sản cố định giai đoạn 2013 - 2015
(ĐVT: đồng)

STT

1

2
3

Tài sản
cốđịnh
Nhà cửa,
kiến trúc
Phương tiện
vận tải
TSCĐ khác

So sánh So sánh

2014/201 2015/201
3(%)
4(%)

2013

2014

2015

286.382.429

254.281.329

202.110.286

10.517.588.6

15.209.460.6

18.368.383.5

34

28

29

832.588.325


753.692.588

632.528.345

(11.2)

(20.5)

44.6

20.7

(9.4)

(16.1)

(Nguồn: phòng tài chính)

Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy giá trị của tài sản cố định có sự biến động qua các
năm.Cụ thể là:
23


- Nhà cửa,vật kiến trúc: năm 2013 nguyên giá là 286.382.429 đồng
giảm 32.101.100 đồng so với năm 2014 tương ứng là 11.2%, năm 2015 giảm
52.171.043 đồng so với năm 2014 tương ứng là 20.5 %.
- Phương tiện vận tải: năm 2013 nguyên giá là 10.517.588.634 tăng
4.691.871.990 đồng so với năm 2014 tương ứng là 44.6%, năm 2015nguyên
giá là 18.368.383.529 tăng so với năm 2014 đồng tương ứng là 20.7%.

- TSCĐ khác: năm 2014 nguyên giá của TSCĐ là 753.692.588 đồng so
với năm 2013 giảm 78.895.737 đồng tương ứng là 9.4%, năm 2015 giảm
121.164.243 đồng so với năm 2014 tương ứng là 16.1 %.
Gía trị của tài sản cố định giảm chủ yếu do sự hao mòn tài sản trong
quá trình sản xuất, do điều kiện tự nhiên…
2.1.4.4 Tình hình quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2.3: Tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn
2013-2015
Đơn vị: triệu đồng

STT

Các khoản mục
chi phí

1

Chi phí nhân công
trực tiếp

2

Chi phí bán hàng

3

Chi phí quản lý
doanh nghiệp

4


Tổng chi phí

2013

2014

2015

223.110 243.132 250.145

So sánh
2014/2013

So sánh
2015/2014

(+/-)

(+/-)

(%)

(%)

22.022

20

7.013


2.8

347

32

10.7

15

4.5

90.494 139.243 147.582

48.749

53.9

8.237

6

313.904 382.707 398.074

68.803

21.9

15.367


4

300

332

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Nhận xét:
Nhìn vào kết quả so sánh ta thấy tình hình chi phí kinh doanh của công
Công Ty TNHH Vận Tải Thương Mại Hà Anh.có xu hướng tăng cụ thể:
24


+ Chi phí nhân công trực tiếp: năm 2014 là 243.132 triệu đồng tăng
22.022 triệu so với năm 2013 tương ứng với 20%. Năm 2015 tăng 7.013 triệu
so với năm 2014 tương ứng với 2.8%
+ Chi phí bán hàng: năm 2014 tăng 32 triệu đồng so với năm 2013
tương ứng với 10.7% và năm 2015 tăng 15 triệu đồngso với năm 2014 tương
ứng với 4.5%
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2014 là 139.243 triệu đồng tăng
48.749 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với 53.9%. Năm 2015 là
147.58 triệu đồng tăng 8.237 triệu đồng so với năm 2014 tương ứng với 6%.
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2015
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế (5)
Doanh thu thuần (6)
Tổng tài sản (7)
Nguồn vốn chủ sở hữu (8)

ROS (5/6)
ROE (5/8)
ROA (5/7)

ĐVT

đồng
đồng
đồng
đồng
%
%
%

2014

2015

(1.262.904.052)

(177.015.475)

67.195.298.870 109.451.208.137
45.278.403.667

60.303.342.640

33.408.298.329

35.695.313.804


0.019

0.0016

0.038

0.0049

0.029

0.0029

(Nguồn: phòng tài chính)

25


×