TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP
Đề tài: Vận dụng nội dung quản trị tác nghiệp vào hoạt động của
công ty CP bia Hà Nội -Hải Phòng
Giáo viên hướng dẫn
: TS. Đinh Hữu Quý
Học viên
: Lê Thị Thu Hà
Lớp
: Cao học Quản trị kinh doanh K6-C
Hải Phòng, năm 2014
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu ………………………………………………………………………..3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CP BIA HÀ NỘI -HẢI PHÒNG……………………4
1.1.Quá trình hình thành và phát triển………………………………………….4
1.2. Chức năng ,nhiệm vụ của công ty ..................................................................7
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty ………………………………………………….9
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật ..................................................................................12
1.5.Tổ chức lao động tiềlương...............................................................................14
1.6. Chế độ tiềnlương.............................................................................................15
1.7. Tình hình tài chính của công ty ……………………………………………16
CHƯƠNG 2:ĐỀ XUẤT VẬN DỤNG QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY…………………………………………...............17
2.1. Nội dung chủ yếu của quản trị tác nghiệp ………………………………...17
2.2. Vận dụng vào thực tiễn sản xuất tại công ty CP bia Hà Nội -Hải Phòng..18
2.3.Đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị sản xuất và
tác nghiệp tại công ty CP bia HN-HP…………………………………...............24
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..26
LỜI NÓI ĐẦU
2
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của công nghệ
thông tin và mở cửa của thị trường thế giới, rất nhiều DN được thành lập và đi vào hoạt
động với các ngành nghề kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhưng đều có
chung mục tiêu đó là có được lợi nhuận, tìm kiếm được khách hàng, tạo dựng hình ảnh đẹp
của DN trong mắt các khách hàng, quan hệ tốt với nhân viên với công chúng.
Một doanh nghiệp muốn phát triển được buộc phải có đầy đủ các nguồn lực, các loại
tài sản ,vốn cố định, vốn lưu động…Nếu không có chúng thì doanh nghiệp không thể tiếp
tục quá trình sản xuất kinh doanh của mình và không thể mở rộng đầu tư sản xuất , tạo ra
nhiều lợi nhuận - mục tiêu kinh doanh cuối cùng mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Mỗi
doanh nghiệp đều ý thức được về nguồn lực của mình và vận dụng nó sao cho có hiệu quả
nhất. Trong đó không thể không kể đến nhu cầu về nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp đầu vào có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc
hoạch định chính xác và quản lý tốt nhu cầu về nguyên vật liệu sẽ góp phần đảm bảo cho
sản xuất diễn ra ổn định, nhịp nhàng , kịp thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng .Đối với
các doanh nghiệp , đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nhiều loại hình sản phẩm thì hoạch
định nguyên vật liệu còn giúp giảm chi phí sản xuất, vấn đề vướng mắc tồn tại chung của
nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạch định nhu cầu
nguyên vật liệu , cùng sự hướng dẫn của T.S Đinh Hữu Quý, tôi lựa chọn đề tài tiểu luận :
" Vận dụng nội dung quản trị tác nghiệp vào hoạt động của công ty CP bia Hà Nội -Hải
Phòng
Đề tài của tôi được chia làm 3 chương :
Phần I: Tổng quan về thực trạng hoạt động của công ty CP bia Hà Nội - Hải Phòng
Phần II : Một số đề xuất vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty CP bia
Hà Nội -Hải Phòng
CHƯƠNG 1:
3
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CP BIA HÀ NỘI -HẢI PHÒNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên Công ty
: Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng.
Tên giao dịch Quốc tế : Hanoi – Haiphong Beer Joint stock Company.
Loại hình doanh nghiệp
: Công ty cổ phần.
Cơ quan quản lý cấp trên
: Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải
khát Hà Nội
Địa chỉ trụ sở chính : Số 16 Lạch Tray – Ngô Quyền - Hải Phòng.
Cơ sở 2
: Số 85 Đường Lê Duẩn - Kiến An - Hải Phòng.
Điện thoại
: 031.3 640.681 – 031.3 847 004
Fax
: 84-31-3 845 157
Email
:
Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng tiền thân là xí nghiệp Nước đá Việt Hoa
được thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/ QĐUB của UBHC
Thành phố Hải Phòng theo hình thức Công Tư hợp doanh.
Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp Nước ngọt
Hải Phòng.
Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phòng được đổi tên thành Nhà máy bia
nước ngọt Hải Phòng.
Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy bia nước
ngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số 81/QĐ -TCCQ ngày
14/1/1993).
Năm 1995 thực hiện chủ trương về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, UBND thành
phố Hải Phòng đã có quyết định đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành Công ty bia Hải
Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995).
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước,
tháng 9/2004, Công ty Bia Hải Phòng đã tiến hành cổ phần hóa theo Quyết định số
2519/QĐ – UB ngày 23/9/2004 của UBND thành phố Hải Phòng về việc chuyển Công ty
4
Bia Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần với 65% vốn Nhà nước
(do thành phố Hải Phòng quản lý).
1.2. Chức năng ,nhiệm vụ của công ty
Các chức năng và nhiệm vụ của công ty hiện nay là:
Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng là một đơn vị sản xuất kinh doanh, sản
phẩm chính của Công ty là bia các loại, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố
và các tỉnh bạn. Công ty có những nhiệm vụ sau:
1.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các KH sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng
chế độ của Nhà nước và quy chế hiện hành của Công ty.
2.
Khai thác, bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, tự tạo ra nguồn
vốn đảm bảo đủ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, sử dụng đúng
chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
3.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường để cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, thỏa mãn
nhu cầu người tiêu dùng.
4.
Tuân thủ các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện chế độ kế toán thống kê, chế độ thu chi
tài chính theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, cũng như những doanh nghiệp khác Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải
Phòng có những nhiệm vụ:
5.
Hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường.
6.
Thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng về chất lượng, số lượng sản phẩm,
dịch vụ, giải quyết thỏa đáng các lợi ích với chủ thể kinh doanh khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
a.Cơ cấu nhân sự:
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng có 270 cán
bộ công nhân viên. Kể từ sau khi tiến hành cổ phần hóa, số lượng lao động của công ty
không có biến động lớn, thường xuyên ổn định ở con số trên 250 người, trong đó lao động
có trình độ chuyên môn cao chiếm phần lớn. Đây là những cán bộ công nhân viên gắn bó
ổn định lâu dài với công ty, nắm những nhiệm vụ nhất định. Ngoài ra với đặc thù của
ngành sản xuất, gắn với yêu cầu của từng chu trình sản xuất cụ thể, người được giao nhiệm
5
vụ quản sẽ thuê thêm một số lao động thời vụ để thực hiện hoàn thành tiến độ sản xuất
được giao.
b. Sơ đồ tổ chức của công ty
* Giám đốc Công ty
Giám đốc có quyền quyết định việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch SXKD, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước, Hội đồng quản trị và tập thể người lao động Công ty về kết
quả hoạt động SXKD, kết quả thực hiện các mục tiêu được Đại hội đồng cổ đông hàng
năm thông qua.
Giám đốc có quyền quyết định về tổ chức bộ máy và lựa chọn, quy hoạch cán bộ theo
phân cấp quản lý và nghị quyết của Đảng ủy Công ty.
Có trách nhiệm ban hành các nội quy, quy chế của Công ty, có quyền quyết định khen
thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích hoặc xử lý kỷ luật người lao động vi phạm nội
quy, quy chế của Công ty theo quy định của Nhà nước.
* Phó giám đốc Công ty
Là người giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành các công việc thuộc lĩnh vực
được phân công; đề xuất phương án, giải pháp quản lý, xử lý kịp thời và giải quyết dứt
điểm công việc được phân công; chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, Giám đốc về lĩnh vực
công tác được phân công phụ trách.
* Các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật
+ Phòng Tài chính - Kế toán
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có chức năng khai thác và quản lý nguồn
vốn phục vụ các hoạt động SXKD của Công ty. Thực hiện công tác hạch toán, thống kê
theo quy định của Nhà nước, phân tích hoạt động kinh tế để cung cấp các thông tin về hiệu
quả SXKD, về tài sản của Doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
+ Phòng Tổng hợp
Thực hiện các chức năng về tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương, giải quyết
các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước và quy chế của
Công ty; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm, kế hoạch giá
thành sản phẩm, điều độ, tác nghiệp chỉ đạo sản xuất và thống kê tổng hợp các chỉ tiêu sản
6
xuất, tiêu thụ sản phẩm, chỉ tiêu tài chính. Thực hiện các chức năng về bảo vệ trật tự trị an,
bảo vệ tài sản, công tác hành chính, văn thư lưu trữ, vệ sinh cảnh quan 2 nhà máy.
*Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trong công tác xây dựng, tiếp nhận chuyển giao và quản lý các quy trình
vận hành thiết bị, công nghệ sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và vệ
sinh an toàn thực phẩm; Thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,
cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất; Xây dựng các yêu cầu, tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng
hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ sơ lý lịch hệ
thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc thiết
bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dung chương trình đào
tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm. Chỉ đạo thực hiện Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm
HACCP. Chịu trách nhiệm về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản và công tác môi trường.
Theo dõi và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
*Đội kho:
Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ dụng cụ phục vụ
sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu, theo dõi, đối chiếu,
lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi các phòng
ngiệp vụ của công ty và tổng công ty theo quy định
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Tài sản của xí nghiệp được phân thành các loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: được xây dựng, nghiêm thu và đưa vào sử dụng để tiến hành hoạt
động chế tạo sản xuất. Đây là loại tài sản có giá trị cao, thời gian sử dụng lâu dài thường
xuyên, được phân cho các tổ sản xuất để tiến hành sản xuất. Đây là những tài sản đặc trưng
của công ty, nó phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
- Phương tiện vận tải: là những thiết bị phân xưởng, gồm các loại xe vận tải để vận chuyển
hay những xe ô tô nhằm phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, được sử dụng
trong các chuyến công tác, tham quan du lịch, vận chuyển hàng hoá, thành phẩm.
- Máy móc thiết bị: gồm máy móc thiết bị và các công cụ lao động, loại tài sản này có số
lượng tương đối nhiều nhưng giá trị thấp. Được dùng trong các nhà xưởng, nhà gia công
7
chế tạo, là công cụ giúp cho người công nhân làm việc được thuận tiện và nhanh chóng,
đạt hiệu quả cao trong công tác sản xuất.
*Hiện nay Công ty có hai dây chuyền sản xuất tại hai nhà máy:
Nhà máy số 1 đạt công suất là 30 triệu lít/ năm.
Nhà máy số 2 đạt công suất 25 triệu lít/ năm. Dây chuyền chiết chai đồng bộ.
Hệ thống máy móc trong dây chuyền sản xuất hoạt động đạt 95% công suất định mức của
máy. Tuy nhiên, mức độ tự động hóa chưa đạt 100% Công ty cần đầu tư hơn nữa để nâng
mức độ tự động hóa của dây chuyền sản xuất, tạo sự đồng nhất cho sản phẩm.
* Đầu tư, đổi mới công nghệ
Năm 2009– 2010, Công ty đã đầu tư bổ sung hệ thống thiết bị nhà nấu, lên men…
nâng công suất nhà máy số 2 từ 10 triệu lên 15 triệu lít/ năm.
Từ quý IV năm 2009 Công ty bắt đầu triển khai thực hiện “Dự án đầu tư chiều sâu
đổi mới thiết bị công nghệ, nâng công suất từ 15 triệu lên 25 triệu lít/ năm tại Nhà máy bia
số 2 – Quán Trữ” với tổng mức đầu tư là 128.7 tỷ VNĐ từ các nguồn vốn tự có, tăng vốn
điều lệ, vốn vay và huy động khác. Và đến cuối tháng 6/2010 bắt đầu đi vào hoạt động.
*Công tác quản lý tài sản cố định tại công ty:
TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. Nguyên giá
TSCĐ hữu hình do mua mới bao gồm giá mua và toàn bộ chi phí lien quan khác liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ hữu hình
do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên
quan trực tiếp khác. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí
xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác
có liên quan.
Đối với các TSCĐ được bàn giao từ đầu tư xây dựng trong năm hoàn thành nhưng
chưa được phê duyệt quyết toán, giá trị ghi tăng nguyên giá TSCĐ là chi phí thực hiện đầu
tư tính đến thời điểm bàn giao. Khi quyết toán công trình được duyệt, nguyên giá TSCĐ sẽ
được điều chỉnh theo giá trị quyết toán.
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao là phương pháp khấu hao đường
thẳng: mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và
được xác định bằng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng (thời gian doanh nghiệp
dự kiến sử dụng TSCĐ). Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản,
8
tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây
ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược
điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao
mòn vô hình của TSCĐ (sự giản thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ
yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ). Công ty áp dụng phương pháp này dựa
trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo quy định tại Quyết định
số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ tài chính, cụ thể như sau:
Tài sản
Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa vật kiến trúc
05-25
Máy móc thiết bị
05-10
Phương tiện vận tải
05-10
Tài sản khác
03-08
TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn đồng
thời cả 4 điều kiện TSCĐ hữu hình, mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là
TSCĐ vô hình.
1.5.Tổ chức lao động tiền lương:
a. Đặc điểm về lao động:
+Số lượng lao động:
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Phòng có 270 cán
bộ công nhân viên, trong đó cơ cấu lao động của công ty được thể hiện cụ thể ở bảng sau
Bảng 1.2: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NĂM 2013
Đối tượng lao động
Số
Tỉ lệ
người
Lao động trực tiếp SX-KD
Lao động gián tiếp (Quản lý NV - KT)
Lao động nữ
Lao động hợp đồng theo thời vụ, theo
việc
9
212
86,84%
40
13,15%
111
36,51%
45
14.80%
Nhìn vào cơ cấu lao động có thể thấy phần lớn lao động là thuộc bộ phận lao động
trực tiếp sản xuất, kinh doanh (86,84%).
b.Chất lượng lao động
*Trình độ văn hóa
Bảng 1.3: TRÌNH ĐỘ ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Trình độ
Số người
Tỉ lệ
Từ Cao đẳng trở lên
112
36,84%
Trình độ trung cấp
18
5,92%
Công nhân kỹ thuật, lao động phổ 174
57,23%
thông
* Trình độ tay nghề công nhân
Bảng 1.4 TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CỦA CN TRỰC TIẾP SX
Bậc thợ
7
6
5
4
3
2
Số
38
60
68
55
40
3
14,4
22,73 25,76 20,83
lượng
Tỷ lệ %
15,15 1,13
1.6. Chế độ tiền lương
Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của người lao động: Tất cả các lao động đó ký
hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đều được tham gia BHXH và BHYT.
- Công ty đóng 16% BHXH, 3% BHYT và 1% BHTN cho người lao động
- Người lao động đóng 6% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN theo lương người lao động.
Quy chế trả lương thì tiền lương trả cho người lao động dựa trên cơ sở chế độ chính sách
của Nhà nước quy định và kết quả lao động theo chức danh mà người lao động đảm nhận.
Tiền lương được trả như sau:
10
- Trả lương theo thời gian (theo cấp bậc và chức vụ): Tiền lương thời gian trả cho nhân
viên thường được tính trên cơ sở số lương thời gian làm việc và đơn giá tiền lương trong 1
đơn vị thời gian
-Trả lương theo sản phẩm (theo khối lượng sản phẩm làm được). Đây là hình thức trả
lương căn cứ trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản
phẩm. Hình thức trả lương này gắn thu nhập của nhân viên với kết quả thực hiện công việc
của họ, có tính kích thích mạnh, mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trong các
doanh nghiệp.
1.7. Tình hình tài chính của công ty
CHỈ TIÊU
Bảng 1.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
2011
2012
2013
I. Nhóm hệ số khả năng thanh toán
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn
2.01
2.62
2.45
2. Hệ số thanh toán nhanh
1.82
2.53
2.18
1. Hệ số nợ vốn cổ phần
0.33
0.24
0.32
2. Hệ số nợ tổng tài sản
0.48
0.32
0.47
1. Vòng quay hàng tồn kho
9.09
9.55
7.69
2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
0.63
1.00
3.78
3. Hiệu quả hoạt động của TSCĐ
2.19
3.10
4.34
4. Hiệu quả hoạt động của TSLĐ
6.48
3.46
2.29
5. Hiệu quả hoạt động của TTS
1.63
1.61
1.48
0.12
0.25
0.29
II. Nhóm hệ số về tỷ số nợ (cơ cấu tài chính)
III. Nhóm hệ số về hiệu quả hoạt động
IV. Nhóm hệ số về khả năng sinh lợi
1. Hệ số sinh lợi doanh thu
11
2. Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA)
0.58
1.00
0.88
3. Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu
0.86
1.32
1.30
* Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tới:
Hiện nay, Cty đang triển khai dự án xây dựng NM sản xuất bia chai Hà Nội với công
suất ban đầu là 25 triệu lít, sau nâng lên 50 triệu lít giai đoạn 2 tại Hải Phòng, đảm bảo
cung ứng ổn định cho thị trường Hải Phòng và các tỉnh miền Duyên Hải sản lượng 25 triệu
lít bia chai và 50 triệu lít bia hơi các loại. Từ những thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, đến
nay, Cty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng đã được đầu tư với những thiết bị hiện đại, tiên tiến,
trình độ tự động hóa cao. Cty đã không ngừng nâng cao chất lượng và sản lượng.
*Kế hoạch lâu dài của công ty trong dài hạn:
+Về đầu tư phát triển:
Tập trung nghe hướng dẫn chỉ đạo, năm 2013 từ đó đưa năng lực,giúp công suất của công
ty mẹ HABECO đạt 300 triệu lít/năm vào năm 2013. Đồng thời với việc đầu tư tại các cơ
sở sản xuấtcùng triển khai thực hiện đầu tư tại các chi nhánh con để từng bước tăng năng
lực sản xuất cho các năm 2012-2013 và những năm tiếp theo như kế hoạch của công ty mẹ:
- BiaHà Nội- Vũng Tàu: 100 triệu lit/ năm
- Bia Hưng Yên của Công ty HABECO-ID: 50 triệu lít/ năm
- Bia Hà Nội- Quảng Trị: 25- 50 triệu lít/ năm
- Bia HABECO- Hải Phòng: 25-50 triệu lít/ năm
- Bia Hà Nội - Nghệ An: 25- 30 triệu lít/ năm
- Rượu Hà Nội – Yên Phong: 20 triệu lít/ năm (của công ty cồn Rượu Hà Nội)
- Cụm công nghiệp và Đô thị Hà Tây của Công ty Cổ phần Hà Nội – Hà Tây với diện tích
100 ha.
+Về tiêu thụ và thị trường:
Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh phát triển
thị trường là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu đến năm 2013sản lượng bia tiêu thụ mang thương hiệu HABECO phấn đấu
đạt 150 triệu lít thì công tác thị trường cần được tập
12
+Về đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và công nghệ:
Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới làm
phong phú thương hiệu Bia Hà Nội Hải Phòng. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy định quản
lý theo ISO để bảo đảm chất lượng sản phẩm tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao
trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các mặt từ kỹ thuật, công nghệ, thị
trường, đầu tư, quản lý kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu sự phát triển các mặt của
HABECO.
Trong không khí tự hào, phấn khởi, phát huy truyền thống của Bia Hà NộiHABECO trong thế và lực mới, cán bộ công nhân viên và lao động trong Tổng công ty cổ
phần Bia Hà Nôi-Hải Phòng đoàn kết chung sức xây dựng hình ảnh, thương hiệu Bia Hà
Nội- HABECO lên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và khu vực
góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
CHƯƠNG 2:
ĐỀ XUẤT VẬN DỤNG QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.1. Nội dung chủ yếu của quản trị tác nghiệp
2.1.1. Dự báo cầu sản xuất
13
Nội dung quan trọng đầu tiên trong công tác quản trị sản xuất và tác nghiệp là dự
báo: Cần sản xuất loại sản phẩm hoặch dịch vụ gì? Khả năng tiêu thụ? Thời điểm tiêu thụ?
Những nhân tố nào tác động lớn nhất tới nhu cầu của thị thường?
Để trả lời câu hỏi trên, nhà quản trị phải hiểu biết và kết hợp áp dụng 1 cách khoa
học những phương pháp dự báo định vị tính với định lượng sẽ được giới thiệu ở nội dung
này. Kết quả dự báo cho biết khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần tạo ra trong từng thời
kỳ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất, từ đó xác định năng lực tương ứng. Đây là cơ
sở để hình thành các quyết định về sản phẩm hoặc dịch vụ, cung x như quá trình sản xuất,
và công suất cần thiết cho doanh nghiệp.
2.1.2. Quyết định về sản phẩm dịch vụ. Quá trình sản xuất và hoạch định công suất.
Trên cơ sở những thông tin thu được từ công tác dự báo; doanh nghiệp thực hiện
việc lựa chọn, thiết kế sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường và phù
hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Tiếp theo là hoạch định công suất mà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng và
lựa chọn phương án công suất hợp lý, hiệu quả nhất. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng phát triển của doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu
hiện tại, vừa có khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh khi nhu cầu thị trường tăng lên trong
tương lai.
2.1.3. Định vị sản phẩm
Định vị sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản trị sản xuất và
tác nghiệp. Hoạt động này được đặt ra khi phải tìm địa điểm để xây dựng doanh nghiệp,
chi nhánh, bộ phận sản xuất mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất hiện có. Lựa chọn địa
điểm xây dựng là 1 nội dung có ý nghĩa chiến lược, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến mọi
quá trình sản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của doanh nghiệp.
2.1.4. Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệp
Bố trí mặt bằng sản xuất là nội dung tiếp theo sau khi đã xác định được quá trình sản
xuất, công suất và địa điểm xây dựng thích hợp. Bố trí sản phẩm giúp tìm ra hình thức tổ
14
chức, sắp xếp các phương tiện vật chất một cách khoa học, hợp lý. Mục tiêu cơ bản của
hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển nguyên vật liệu, lao động
và sản phẩm trong quá trình gia công nhằm tiết kiệm diện tích mặt bằng, tiết kiệm thời gian
di chuyển các yếu tố sản xuất.
2.1.5. Hoạch định tổng hợp và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Trên cơ sở nhu cầu thị trường đã được dự báo, Hoạch định tổng hợp bao gồm những
nội dung đề cập tới các quyết định về khối lượng sản phẩm, thời gian sản xuất dư thừa
hoặc thiếu hụt để xây dựng phương án tốt nhất nhằm huy động hợp lý mọi nguồn lực phục
vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.6. Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
Điều độ sản xuất được tiến hành ngay sau khi hoàn thành thiết kế hệ thống sản xuất,
xây dựng kế hoạch sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là toàn bộ các hạot động: Lập lịch trình sản
xuất; điều phối; phân giao công việc cho từng người, nhóm người, máy móc thiết bị và sắp
xếp thứ tự các công việc ở mỗi nơi làm việc. Điều độ và quá trình sản xuất quan hệ chặt
chẽ với nhau. Mỗi loại hình bố trí sản xuất đòi hỏi phải có 1 phương pháp điều độ thích
hợp.
2.1.7. Quản trị hàng dự trữ
Thực tế cho thấy giá trị hàng dự trữ chiếm trên 40% tổng gia strị tài sản của doanh
nghiệp. Quản trị loại hàng này là công việc khá phức tạp. Một mặt doanh nghiệp chủ
trương tăng lượng dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liêm tục và
có điều kiện đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi tình huống. Mặt khác, lượng dự trữ
nhiều lên đòi hỏi phải tăng thêm chi phí quản lý, lưu kho, lưu bãi.... Vì vậy cần xác định
điểm cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng dự trữ và lợi ích thu được từ việc thoả mãn
nhu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.
2.1.8. Quản trị chất lượng trong sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ
Trong điều kiện nguồn lực ngày càng khan hiếm, cạnh tranh trở nên gay gắt thì quản
trị chất lượng được xem là hoạt động có tính chất quyết định. Mang ý nghĩa chiến lược đối
15
với quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Việc thường xuyên kiển tra, kiểm
soát cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các yếu tố đầu vào và toàn
bộ quà trình sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có tính chất lượng cao, giá
thành hạ, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
2.2. Vận dụng vào thực tiễn sản xuất tại công ty CP bia Hà Nội -Hải Phòng
Với tính chất là 1 doanh nghiệp kinh doanh thương mại và hạch toán độc lập, nên
Công ty sẽ phải thực hiện quản trị sản xuất và tác nghiệp các vấn đề sau:
- Dự báo nhu cầu sản phẩm
- Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
- Định vị doanh nghiệp
2.2.1 Dự báo nhu cầu sản phẩm
Đối với loại hình kinh doanh của công ty , bao gồm cả bán buôn và có cả cử hàng
phân phối bia lẻ, tuy nhiên công ty cũng có rất nhiều các chi nhánh nhằm phân phối sản
phẩm nhỏ lẻ tới khách hàng ở khu vực trung tâm thành phố và các vùng lân cận. Do vậy
công ty cũng vẫn cần có lượng sản phẩm để dự trữ khá lớn. Công ty luôn luôn phải tính
toán số lượng bia sản xuất vì có rất nhiều các chủng loại bia cung cấp cho thị trường như
bia hơi, bia tươi, bia lon , bia đóng bom... Việc dự báo nhu cầu dự trữ lúc này sẽ vô cùng
quan trọng, muốn làm được điều này thì công ty lại phải dựa vào kiến thức dự báo theo
phương pháp bình quân di động giản đơn của quản trị sản xuất và tác nghiệp. Xí nghiệp dự
báo số sản phẩm dự trữ theo nhu cầu của tháng, như sau:
Số liệu thống kê số lượng bia thùng bán được từ tháng 1 -> tháng 12 năm 2012
16
1
500
2
420
3
460
4
300
5
420
6
330
7
450
8
370
9
320
10
400
11
380
12
410
Công ty sử dụng phương pháp bình quân di động 2 tháng giản đơn, hoặc 4 tháng giản đơn
để dự báo cho các tháng tiếp theo
Tháng
Số thùng
4 tháng
Dự báo
17
Độ lệch
1
500
2
420
3
460
4
300
5
420
420
0
6
330
400
-70
7
450
377.5
72.5
8
370
375
5
9
320
392.5
-72.5
10
400
367.5
32.5
11
380
385
-5
12
410
367.5
42.5
Tổng độ lệch tuyệt
5
đối
MAD
0.625
Qua bảng tính toán ta thấy rằng MAD theo 4 tháng bình quân giản đơn sẽ cho độ
lệch là nhỏ nhất nên công ty sử dụng cách tính bình quân di động theo 4 tháng để dự báo
nhu cầu cho tháng 1 năm tới.
2.2.2. Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
18
Sau khi dự báo được sản lượng sẽ nhập hàng dự trữ cho tháng tới thì doanh nghiệp
sẽ tiến hành tổ chức, chỉ đạo nhập hàng và tìm nguồn hàng. Do đặc điểm của công ty là
bán buôn với một khối lượng nên công ty phải có đội ngũ cán bộ nhanh nhẹn, hoạt bát và
có trình độ chuyên môn cao. Muốn làm tốt điều này thì doanh nghiệp cần phải lập lịch
trình các công việc cần phải làm và bố trí cán bộ của mình vào những vị trí hợp lý.
Công việc lập lịch trình công việc cần phải làm ở xí nghiệp được lập theo cách như
sau biết:
- Tìm nguồn hàng mới (1)
- Thương lượng (2)
- Ký kết hợp đồng (3)
- Chuyển hàng về chi nhánh gần nhất của xí nghiệp (4)
Tìm
nguồn
hàng mới
Thương
lượng
Ký kết
hợp đồng
Chuyển
hàng
Với các công việc trên ban lãnh đạo sẽ giao cho phòng kinh doanh phải bố trí cán bộ
của mình vào các công việc hợp lý và số thời gian thực hiện là ngắn nhất:
P.Kinh doanh có các cán bộ được sắp xếp như sau :
Người
Minh
Thanh
Hà
Nam
Việc
1
100 = C11
X
150 = C12
200 = C13
X
X
19
90 = C14
1
2
50 = C21
300 = C22
X
1
3
120 = C31
70 = C41
X
55 = C33
X
95 = C34
1
40= C42
X
120 = C24
X
60 = C32
X
4
90 = C23
90 = C43
X
1
X
100 = C44
X
Bảng trên được lập bằng cách:
Công việc 1 có thời gian thực hiện ngắn nhất là 90 do Nam thực hiện
Công việc 2 có thời gian thực hiện ngắn nhất là 50 do Minh thực hiện
Công việc 3 có thời gian thực hiện ngắn nhất là 55 do Hà thực hiện
Công việc 4 có thời gian thực hiện ngắn nhất là 40 do Thanh thực hiện
Số lượng đường thẳng được kẻ = 4 = số hàng = số cột
2.2.3. Định vị doanh nghiệp.
Khi tiêu thụ, doanh nghiệp vẫn phải quan tâm đến chi phi. Việc đặt địa điểm, chi
nhánh, bán hàng thế nào để chi phí vận chuyển là thấp nhất.
Hiện tại công ty có 3 chi nhánh bán sản phẩm đặt tại Hải phòng, Hà Nội và Hải
Dương . 3 chi nhánh này cung cấp bia cho 4 khu vực miền Bắc , có cả hệ thống kênh phân
phối cho miền Trung và miền Nam. Ta có bảng số liệu về cước phí vận chuyển và lượng
hàng cung cấp cho từng điểm như sau:
Đơn vị tính: Số lượng: nghìn thùng
Chi phí vận chuyển: triệu/ nghìn thùng
20
Trạm phát
Hải Phòng
Thanh Hóa
Hải Dương
Hà Nội
(Trạm thu)
(100)
(200)
(50)
(250)
Hải phòng (200)
5
12
3
8
Hà Nội (300)
7
10
2
1
Thanh Hóa (100)
15
4
20
10
Qua số liệu trên, nếu chỉ thống kê như vậy ta vẫn chưa thể biết được việc sắp xếp
như vậy của công ty đã là tối ưu hay chưa? Việc kiểm tra này chỉ có thể dựa vào cách giải
của bài toán vận tải để kiểm tra và nếu chưa tối ưu thì phải tiến hành điểu chỉnh.
Trước hết ta tiến hành kiểm tra mức độ tối ưu của cách đặt địa điểm cũng như lượng
hàng.
Ta có bảng như sau:
Thu
Phát
HP (200)
H
TH
HD
HN
P (100)
(200)
(50)
(250)
5 = C11
12 = C12
3 = C13
8 = C14
100
100
21
HN (300)
TH (100)
7 = C21
10 = C22
x
x
15 = C31
4 = C32
X
x
x
2 = C23
1 = C24
50
250
20= C33
100
10 = C34
x
X
Bảng trên được lập bằng cách:
- Ở ô cước phí nhỏ nhất là 1, phân cho ô này một lượng hàng lớn nhất mà nó có thể
đảm nhận, vậy lượng hàng ở ô này có thể là 250, lúc này ô C 14; C34; đểu không thể có hàng
được nữa nên được đánh dấu x.
- Tương tự, ô cước phí nhỏ tiếp theo là ô C23 có cước phí là 2, lượng hàng ở ô này có
thể đảm nhận là 50, do vậy các ô C13; C33; đều không thể có hàng được nữa nên được đánh
dấu x.
- Cứ lập luận như vậy ta sẽ có các ô có đóng khung là có hàng.
- Chi phí vận chuyển theo phương án này là:
Z0 = 100x5 + 12x100 + 2x50 + 250x1 + 4x100 = 2450
2.3.Đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị sản xuất và
tác nghiệp tại công ty CP bia HN-HP
2.3.1. Giải pháp đối với công tác dự báo:
Do so sánh giữa 2 phương pháp dự báo bình quân di động 2 tháng và 4 tháng thì
MAD của 4 tháng nhỏ hơn nên được chọn để dự báo cho các năm tiếp theo. Phương pháp
này cũng đã tính đến sự sai số tuy nhiên ta thấy rằng: tính theo phương pháp này chỉ xác
22
định dựa trên số liệu 6 tháng cuối năm. Số liệu của 6 tháng đầu năm không hề được chú ý
đến như vậy số liệu dự báo sẽ không được chính xác. Do vậy công ty nên sử dụng phương
pháp dự báo theo xu hướng thì độ chính xác cao hơn và sử dụng số liệu của ca 12 tháng.
2.3.2. Xác định cách vận chuyển lợi nhất:
Từ bảng đã lập được ở phần vận dụng, công ty cần phải kiểm tra xem phương pháp
vận chuyển đã hợp lý chưa, đã là phương án tối ưu chưa. Nếu đã tối ưu thì không cần điểu
chỉnh. Nếu chưa tối ưu thì phải có sự điều chỉnh cho hợp lý.
2.2.3. Giải pháp điều độ sản xuất trong doanh nghiệp
Quá trình sản xuất muốn hoạt động một cách trôi chảy thì doanh nghiệp cần phải có
một kế hoạch cụ thể. Việc lập lịch trình sản xuất của doanh nghiệp đã khá là hợp lý và phù
hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Trong phần lập lịch trình thì doanh nghiệp
không cần phải có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến việc bố trí, sắp
xếp người lao động phù hợp với công việc của mình.
2.3.4. Giải pháp về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty cần từng bước sắp xếp lại sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, quy mô sản
xuất phải phù hợp với năng lực và trình độ quản lý. Tăng cường đầu tư vào những khâu
còn yếu kém như in nhuộm, xử lý hoàn tất nâng cao chất lượng vài và tăng dần tỉ trọng vải
cung cấp cho may xuất khẩu. Công ty có thể mạnh dạn thí điểm việc thuê chuyên gia nước
ngoài nhất là vào khâu còn yếu kém để giúp tăng cường công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Xây dựng sản phẩm mũi nhọn, chiến lược, chú trọng nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng
các sản phẩm mũi nhọn dựa trên truyền thống sản xuất, nhu cầu thị trường và lợi thế cạnh
tranh của Công ty. Chú ý nghiên cứu đến những nguyên liệu mới
KẾT LUẬN
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, cơ chế quản lý của nhà nước được đổi mới
với chính sách mở cửa, mang lại những cơ hội cũng như những thách thức cho sự phát
23
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
chú trọng hơn trong công tác quản trị sản xuất, đồng thời hoạch định các chiến lược phát
triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ta thấy doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị
tài chính, quản trị sản xuất và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên thì sản xuất
được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm và giá trị gia tăng. Quá trình sản xuất có tốt thì
mới có thể tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng
suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung.
Nhờ những kiến thức của môn quản trị sản xuất và tác nghiệp, ta có thế phát hiện ra
những điểm chưa hợp lý trong hoạt động dự báo cũng như trong quá trình vận chuyển của
doanh nghiệp. Những đê xuất, phương án đưa ra giúp cho doanh nghiệp hoạt động dự báo
tốt hơn và tiết kiệm chi phí vận chuyển tới mức thấp nhất. Như vậy, công ty cần có sự áp
dụng nhiều hơn kiến thức của môn này vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình
nhằm giúp cho hoạt động của công ty ngày một hiệu quả hơn.
Với thời gian bị hạn chế, được sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty CP bia
Hà Nôi-Hải PHòng đã cung cấp cho tôi số liệu và với kiến thức thu nhận được thầy TS.
Đinh Hữu Quý, học viên đã có điều kiện tìm hiểu thêm về Công ty, xem xét tình hình thực
tế sản xuất của công ty.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp – Thạc sĩ Trương Đoàn Thể - NXB
Giáo dục – 1999
24
2.
Bài tập Quản trị sản xuất và tác nghiệp – Thạc sĩ Trương Đoàn Thể - NXB
Giáo dục – 1999
3.
Bài giảng Quản trị sản xuất và tác nghiệp – TS. Đinh Hữu Quý
25