Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tìm hiểu xây dựng phần mềm phát triển nội dung và SEO tự động áp dụng với Website thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong suốt khóa học,
đồng thời giúp sinh viên gắn liền kiến thức lý thuyết đã học với thực tiễn ứng dụng.
Được sự nhất trí của trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội, khoa Công
nghệ thông tin em đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đồ án: “Tìm hiểu xây dựng
phần mềm phát triển nội dung và SEO tự động áp dụng với Website thương mại
điện tử”
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các bạn học
tại trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội. Em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ và động viên nhiệt tình đó.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thùy đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức bản
thân còn nhiều hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các
bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm
Sinh viên thực hiện

Nghiêm Xuân Hải


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án tập trung vào việc tìm hiểu về các kỹ thuật và chiến lược SEO cho


trang web thương mại điện tử. Phân tích, thiết kế công cụ SEO có thể phát triển nội
dung tự đông. Sử dụng công cụ đó để xây dựng một trang web thương mại điện tử.
Đồ án được chia làm 4 phần như sau:
LỜI MỞ ĐẦU
Trình bày về tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu thực tế và mục
đích xây dựng đề tài.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SEO
Trình bày lý thuyết tổng quan về SEO, quy trình làm SEO và các mô hình
làm SEO phổ biến.
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
Đưa ra các giải pháp công nghệ giải quyết bài toán đặt ra
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Chương này tập trung trình bày phân tích và thiết kế bài toán theo các bước,
sử dụng ngôn ngữ đặc tả UML để phân tích và thiết kế cho hệ thống.
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG SEO WEB THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ứng dụng phần mềm vào SEO Website thương mại điện tử mavang9999.vn
nhằm tăng thứ hạng từ khóa của Website trên bảng kết quả tìm kiếm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương này đưa ra những vấn đề đã làm được và chưa làm được trong quá
trình thực hiện và định hướng phát triển, ý tưởng phát triển hệ thống.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................8
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2 Tình hình nghiên cứu thực tế................................................................................2

3 Mục tiêu xây dựng đề tài.......................................................................................3
4 Kết luận.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SEO.........................................................................5
1.1 Công cụ tìm kiếm...............................................................................................5
1.1.1 Hoạt động của công cụ tìm kiếm.....................................................5
1.1.2 Tương tác của con người với công cụ tìm kiếm..............................6
a. Sứ mạng của công cụ tìm kiếm.............................................................6
Hình 1.2: Kết quả tìm kiếm phải trả phí để xuất hiện..........................7
Hình 1.3: Thống kê thị phần thị trường tìm kiếm tại Mỹ tháng 2 năm
2015..................................................................................................................8
Hình 1.4: Ví dụ về tìm kiếm điều hướng............................................10
Hình 1.5: Ví dụ về tìm kiếm thông tin................................................11
Hình 1.6: Ví dụ về tìm kiếm giao dịch...............................................12
1.2 SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm................................................................12
1.2.1 Khái niệm căn bản về SEO............................................................12
1.2.2 Quy trình làm SEO.........................................................................13
1.2.3 Mục đích làm SEO (SEO Goals)...................................................14
1.2.4 Nghiên cứu từ khóa........................................................................15
1.2.5 Tối ưu trong trang (On-page SEO)................................................17
1.2.6 Tối ưu ngoài trang (Off-page)........................................................22
Hình 1.7: Mô hình xây dựng liên kết truyền thống............................23


Hình 1.8: Mô hình xây dựng liên kết Kim tự tháp.............................25
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................................27
2.1 Công nghệ .NET...............................................................................................27
2.1.1 Giới thiệu về .NET.........................................................................27
2.1.2 NET Framework.............................................................................28
2.1.3 Ngôn ngữ C#..................................................................................29
2.2 HtmlAgilityPack..............................................................................................30

2.3 Blogger API......................................................................................................31
2.3.1 Các khái niệm về Blogger..............................................................31
2.3.2 Blogger API data model.................................................................31
Hình 2.1: Blogger API data model.....................................................32
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................33
3.1 Xác định yêu cầu của phần mềm.....................................................................33
3.2 Xác định các tác nhân tác động vào hệ thống.................................................34
3.3 Xác định các Use Case của hệ thống...............................................................34
3.4 Vẽ biểu đồ Use Case........................................................................................35
Hình 3.1: Biểu đồ Use Case tổng quát................................................36
Hình 3.2: Biểu đồ Use Case Người làm SEO.....................................37
Hình 3.3: Biểu đồ Use Case của Quản trị hệ thống............................38
3.5 Đặc tả Use Case...............................................................................................38
3.6 Tìm lớp lĩnh vực...............................................................................................43
Hình 3.4: Biểu đồ lớp..........................................................................46
3.7 Xác định các lớp tham gia vào Use Case........................................................46
Hình 3.5: Biều đồ lớp tham gia Use Case Đăng nhập của Người Làm
SEO.................................................................................................................46
Hình 3.6: Biểu đồ trình tự đăng nhập hệ thống luồng chính..............47
Hình 3.7: Biểu đồ trình tự Đăng nhập luồng phụ...............................48
Hình 3.8: Biểu đồ lớp tham gia Use Case Đăng ký thành viên..........49
Hình 3.9: Biểu đồ trình tự đăng ký thành viên...................................49


Hình 3.10: Biểu đồ trình tự Đăng ký thành viên không thành công. .50
Hình 3.11: Biểu đồ lớp tham gia Use Case Cập nhật tài khoản Người
Dùng................................................................................................................51
Hình 3.12: Biểu đồ trình tự đổi mật khẩu của Khách hàng................52
3.8. Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................................................52
3.9.Thiết kế giao diện chương trình.......................................................................56

Hình 3.14: Giao diện chức năng Tổng hợp bài viết...........................57
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SEO CHO WEBSITE ĐỂ LÀM TĂNG THỨ
HẠNG TÌM KIẾM.....................................................................................................59
4.1 Quy Trình SEO cho website............................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................1
Hướng phát triển, ý tưởng phát triển đề tài.............................................................1


DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................8
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2 Tình hình nghiên cứu thực tế................................................................................2
3 Mục tiêu xây dựng đề tài.......................................................................................3
4 Kết luận.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SEO.........................................................................5
1.1 Công cụ tìm kiếm...............................................................................................5
1.1.1 Hoạt động của công cụ tìm kiếm.....................................................5
1.1.2 Tương tác của con người với công cụ tìm kiếm..............................6
a. Sứ mạng của công cụ tìm kiếm.............................................................6
Hình 1.2: Kết quả tìm kiếm phải trả phí để xuất hiện..........................7
Hình 1.3: Thống kê thị phần thị trường tìm kiếm tại Mỹ tháng 2 năm
2015..................................................................................................................8
Hình 1.4: Ví dụ về tìm kiếm điều hướng............................................10
Hình 1.5: Ví dụ về tìm kiếm thông tin................................................11
Hình 1.6: Ví dụ về tìm kiếm giao dịch...............................................12
1.2 SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm................................................................12
1.2.1 Khái niệm căn bản về SEO............................................................12

1.2.2 Quy trình làm SEO.........................................................................13
1.2.3 Mục đích làm SEO (SEO Goals)...................................................14
1.2.4 Nghiên cứu từ khóa........................................................................15
1.2.5 Tối ưu trong trang (On-page SEO)................................................17
1.2.6 Tối ưu ngoài trang (Off-page)........................................................22
Hình 1.7: Mô hình xây dựng liên kết truyền thống............................23
Hình 1.8: Mô hình xây dựng liên kết Kim tự tháp.............................25


CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ........................................................27
2.1 Công nghệ .NET...............................................................................................27
2.1.1 Giới thiệu về .NET.........................................................................27
2.1.2 NET Framework.............................................................................28
2.1.3 Ngôn ngữ C#..................................................................................29
2.2 HtmlAgilityPack..............................................................................................30
2.3 Blogger API......................................................................................................31
2.3.1 Các khái niệm về Blogger..............................................................31
2.3.2 Blogger API data model.................................................................31
Hình 2.1: Blogger API data model.....................................................32
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG................................................33
3.1 Xác định yêu cầu của phần mềm.....................................................................33
3.2 Xác định các tác nhân tác động vào hệ thống.................................................34
3.3 Xác định các Use Case của hệ thống...............................................................34
3.4 Vẽ biểu đồ Use Case........................................................................................35
Hình 3.1: Biểu đồ Use Case tổng quát................................................36
Hình 3.2: Biểu đồ Use Case Người làm SEO.....................................37
Hình 3.3: Biểu đồ Use Case của Quản trị hệ thống............................38
3.5 Đặc tả Use Case...............................................................................................38
3.6 Tìm lớp lĩnh vực...............................................................................................43
Hình 3.4: Biểu đồ lớp..........................................................................46

3.7 Xác định các lớp tham gia vào Use Case........................................................46
Hình 3.5: Biều đồ lớp tham gia Use Case Đăng nhập của Người Làm
SEO.................................................................................................................46
Hình 3.6: Biểu đồ trình tự đăng nhập hệ thống luồng chính..............47
Hình 3.7: Biểu đồ trình tự Đăng nhập luồng phụ...............................48
Hình 3.8: Biểu đồ lớp tham gia Use Case Đăng ký thành viên..........49
Hình 3.9: Biểu đồ trình tự đăng ký thành viên...................................49
Hình 3.10: Biểu đồ trình tự Đăng ký thành viên không thành công. .50


Hình 3.11: Biểu đồ lớp tham gia Use Case Cập nhật tài khoản Người
Dùng................................................................................................................51
Hình 3.12: Biểu đồ trình tự đổi mật khẩu của Khách hàng................52
3.8. Thiết kế cơ sở dữ liệu......................................................................................52
3.9.Thiết kế giao diện chương trình.......................................................................56
Hình 3.14: Giao diện chức năng Tổng hợp bài viết...........................57
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SEO CHO WEBSITE ĐỂ LÀM TĂNG THỨ
HẠNG TÌM KIẾM.....................................................................................................59
4.1 Quy Trình SEO cho website............................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................1
Hướng phát triển, ý tưởng phát triển đề tài.............................................................1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
SEO(Search Engine Optimization)
On-page SEO
Off-page SEO
Keyword
Slingshot SEO

StatCounter
SE (Search Engine)
SERPs(Result Pages)

Nghĩa của từ
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tối ưu hóa trong trang
Tối ưu hóa ngoài trang
Từ khóa
Tạp chí Slingshot
Chuyên trang thống kê số liệu
Công cụ tìm kiếm
Trang kết quả


LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội phát triển, con người ngày càng có nhu cầu mua sắm, tìm kiếm
thông tin sử dụng mạng Internet ngày càng cao thì Website không còn là những
trang thông tin đơn thuần mà còn là nơi trung gian để các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp có thể tiếp thị hình ảnh, thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của mình ra ngoài
phạm vị, khu vực quốc gia.
Website là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động 24/7, không giới hạn về không gian và thời
gian, hoàn hảo và hữu dụng nhất, đem lại chi phí ít nhất.
Internet là một phần không thể thiếu với cuộc sống của mọi người, với các
công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo…) ta có thể tìm thấy được những thông tin
mà ta muốn tìm. Khi chúng ta khi một từ khóa vào trong công cụ tìm kiếm, chẳng
hạn như Google thì chỉ trong khoảng 1 giây chúng ta sẽ thấy được hàng nghìn hàng
vạn thông tin liên quan đến từ khóa mà ta nhập vào.

Theo một thống kê cho thấy, có đến hơn 86% lượng truy cập của một
Website đều đến từ các công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing, Yahoo,…Mỗi
ngày có hàng triệu người dùng lướt web sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những
sản phẩm, dịch vụ và thông tin họ đang cần. Nhưng liệu với hàng tỷ website hiện
đang tồn tại, làm sao khách hàng có thể tìm thấy Website của chúng ta trước mà
không phải của các đối thủ cạnh tranh? Hầu hết người sử dụng các công cụ tìm
kiếm đều không kiên nhẫn, họ chỉ tập trung vào các kết quả tìm kiếm ở “Trang
nhất” trong hàng trăm, hàng triệu kết quả trả về khi truy vấn tìm kiếm.
Như vậy, câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao giúp Website có thể hiển thị được
ở trang đầu tiên khi người dùng truy vấn?” SEO – Search Engine Optimization (Tối
ưu hóa công cụ tìm kiếm) được đề xuất như một giải pháp hữu hiệu giúp Website có

Trang 1


vị trí cao tại trang kết quả truy vấn đầu tiên, giúp cho người dùng dễ dàng tìm thấy
kết quả nhất.
Chính vì đa phần người dùng đến 1 Website đều thông qua công cụ tìm kiếm
nên nếu bỏ qua SEO đồng nghĩa với việc chúng ta mất tiền mỗi ngày cho Website
của đối thủ cạnh tranh. Không có người dùng nào đủ kiên nhẫn xem qua 3 trang kết
quả sau khi thực hiện tìm kiếm với công cụ tìm kiếm.
Nếu Website của bạn không nằm trong vị trí top 30 – top 10, khách hàng sẽ
không hề biết Website của bạn tồn tại.
SEO là hoạt động không thể thiếu với bất kì trang Web nào, nó là con đường
để trở thành một Website được nhiều người biết đến. Các phương pháp quảng cáo
truyền thống càng ngày càng bão hòa bới chi phí cao nhưng hiệu quả lại giảm sút.
Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, khi mà hiệu quả của việc quảng cáo
phải được đặt lên hàng đầu.
Việc làm SEO ngày càng được chú trọng, song các thao tác trong quy trình
hiện nay đều thực hiện bằng thủ công và có thể kéo dài tới hàng tháng, nhu cầu

giảm thiểu các bước trong quy trình ngày càng cao, đòi hỏi tính tự động để tiết kiệm
tài nguyên con người và tiền của trong quá trình thực hiện.
2 Tình hình nghiên cứu thực tế
Từ năm 2010 đến nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều công cụ cho phép thực
hiện các bước của quy trình làm SEO một cách tự động như:
-

Nghiên cứu từ khóa: Longtail Pro, Keyword Domainizer, Hittail,…
Phần mềm SEO tự động: SeNuke, Xrumer,…
Các phần mềm này được sử dụng rộng rãi trên thế giới với chi phí phần mềm
rất là cao. Chúng ta sẽ phải trả chi phí 147 USD/tháng cho phần mềm SEnuke phiên
bản XCr, phiên bản Xrumer Business có giá là 900 USD. Với mức giá này, ít các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam có thể sở hữu nó.
Ngoài ra, các phần mềm này không hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, đây là một
điểm yếu khiến nó ít có tác dụng khi làm SEO tại Việt Nam.

Trang 2


Gần đây, trong nước cũng đã xuất hiện những phần mềm làm SEO nhưng
mang tính nhỏ lẻ và đáp ứng quy trình làm SEO phân mảnh, không tập trung như
iSEO, Mass SEO Content.
Những yếu tố trên đòi hỏi một phần mềm có khả năng hoạt động hiệu quả hỗ
trợ ngôn ngữ Tiếng Việt, cho phép thực thi quy trình làm SEO từ đầu tới cuối một
cách suôn sẻ, dễ dàng.
3 Mục tiêu xây dựng đề tài
Để giải quyết được những vấn đề trên, tôi xây dựng một phần mềm hỗ trợ phát triển
nội dung và SEO tự động giúp cho thời gian thực hiện quy trình làm SEO được rút
ngắn, giảm thiểu chi phí đầu tư. Phần mềm của tôi thỏa mãn những chức năng sau:
o


Nghiên cứu từ khóa: Cho phép người sử dụng xem các số liệu phân tích về từ

khóa mục tiêu, mở rộng vùng tìm kiếm để thống kê nhu cầu tìm kiếm của người
dùng, phân tích đối thủ cạnh tranh.
o
Tổng hợp nội dung: Cho phép người sử dụng tổng hợp tin tức tự động theo
thời gian từ hơn 100 đầu báo lớn, hỗ trợ tìm kiếm theo từ khóa và từ khóa mở rộng,
cấu hình thêm website cần lấy tin và tiến hành lấy tinh tự động.
o
Tạo nội dung: Cho phép người dùng thao tác thủ công hoặc tự động thông
qua từ khóa. Soạn thảo trên trình soạn thảo có hỗ trợ HTML.
o
Tạo nội dung với Spintax
o
Đăng bài tự động: Cho phép người dùng đăng bài lên hệ thống Website vệ
tinh Blogger, Wordpress, Vbulletin.
o
Kiểm tra tối ưu hóa: Cho phép người dùng tự kiểm tra các yếu tố trong trang
Web đã đạt chuẩn hay chưa.
o
Lập chỉ mục: Cho phép người dùng can thiệp để lập chỉ mục trên trang tìm
kiếm cho trang Web
4 Kết luận
Phần này đề cập tới nhu cầu thực tiễn dẫn đến phát sinh yêu cầu cho việc cần
thiết phải xây dựng một phần mềm hỗ trợ nội dung và SEO tự động, đồng thời đưa

Trang 3



ra các mục tiêu cụ thể của đồ án, làm tiền đề cho giai đoạn khảo sát nghiệp vụ, phân
tích thiết kế và xây dựng hệ thống được trình bày ở các chương kế tiếp.

Trang 4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SEO
1.1 Công cụ tìm kiếm
1.1.1 Hoạt động của công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm có hai chức năng chính đó là thu thập thông tin (Crawl),
xây dựng chỉ mục (Indexing) và cung cấp câu trả lời bằng cách tính toán phù hợp và
đưa ra kết quả.
a. Thu thập thông tin và xây dựng chỉ mục
Hãy tưởng tượng World Wide Web giống như mạng lưới các điểm dừng
trong hệ thống tàu điện ngầm của một thành phố lớn.Mỗi điểm dừng là một tài liệu
duy nhất (thường là trang Web, nhưng thỉnh thoảng là một tập tin tài liệu PDF hay
hình ảnh JPG,…). Công cụ tìm kiếm cần có một cách để thu thập dữ liệu về thành
phố và tìm ra tất cả các điểm dừng trên đường đi của nó, do đó nó tìm được một giải
pháp tốt nhất để thực hiện là liên kết (Link).

Hình 1.1.Mạng lưới liên kết tài liệu trên Internet
Trang 5


Các trang Web phục vụ để ràng buộc tất cả các trang với nhau. Thông qua
liên kết, Công cụ tìm kiếm tung ra robot tự động, được gọi là Crawler hay Spider,
chúng có khả năng truy xuất và thu thập tới hàng tỷ tài liệu được liên kết với nhau.
Khi các công cụ tìm tới các trang này, chúng giải mã các phần được được lựa
chọn và lưu thông tin vào một ổ đĩa cứng lớn, được triệu hồi khi khi cần thiết cung
cấp cho một yêu cầu tìm kiếm. Để hoàn thành nhiệm vụ thu thập hàng tỷ trang và

có thể truy hồi trong một phần nhỏ của giây thì Công cụ tìm kiếm đã xây dựng các
trung tâm tìm kiếm dữ liệu trên toàn thế giới.
Các cơ sở lưu trữ này chứa tới hàng nghìn máy chủ xử lý một lượng lớn
thông tin. Sự chậm trễ một đến vài giây là không được cho phép vì nó đem lại sự
không hài long khi người dùng sử dụng Công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin.
b. Cung cấp câu trả lời
Công cụ tìm kiếm là một “máy trả lời”. Khi người ta tìm kiếm thứ gì đó trên
mạng thông qua công cụ tìm kiếm, nó gửi yêu cầu và lùng sục hàng tỷ văn bản và
xử lý 2 điều chính: đầu tiên, trả về duy nhất kết quả liên quan và hữu ích nhất cho
truy vấn (query) của người tìm kiếm, thứ hai là sắp xếp các kết quả tìm kiếm theo
thứ tự hữu ích nhất làm hài lòng người tìm kiếm. Do đó “liên quan” và “quan trọng”
là hai yếu tố quyết định tới SEO.
Đối với SE, “liên quan” hỗ trợ việc tìm kiếm một trang đơn giản hơn so với
tìm từ chính xác trong truy vấn. Trong những ngày đầu phát triển World Wide Web,
các công cụ tìm kiếm không đi xa hơn kỹ thuật này. Sự cải tiến đã đem lại sự đánh
giá cao về chất lượng từ người sử dụng công cụ.
1.1.2 Tương tác của con người với công cụ tìm kiếm
a. Sứ mạng của công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm giúp con người tìm được những thông tin phù hợp với nhu
cầu trên mạng Internet. Từ lúc xuất hiện đến nay, Công cụ tìm kiếm đã trở thành

Trang 6


một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sứ mạng của nó là kết nối
websites và thu lợi nhuận từ quảng cáo trên những trang kết quả tìm kiếm của mình.
Công cụ tìm kiếm tạo ra doanh thu từ việc bán quảng cáo mà đặc thù và
được ứng dụng nhiều nhất là hình thức quảng cáo PPC (Pay Per Click - Cost Per
Click). Đây là hình thức mà người mua quảng cáo chỉ trả tiền khi có người click
chuột vào quảng cáo. Chính vì thế, càng nhiều người sử dụng Công cụ tìm kiếm thì

cơ hội bán quảng cáo càng cao.

Hình 1.2: Kết quả tìm kiếm phải trả phí để xuất hiện
Như ví dụ từ hình trên, PPC là những quảng cáo trả tiển ở góc bên phải hoặc
khung vàng phía trên, còn phần còn lại là những kết quả tự nhiên được Google đánh
giá và đưa lên đầu nếu nó phù hợp và khi làm SEO.
Chính vì thế, sứ mạng chính của các Công cụ tìm kiếm là phải thu hút thật
nhiều người sử dụng rồi từ đó làm cho doanh thu từ bán quảng cáo tăng cao và để
tăng lượng người dùng này, các Công cụ tìm kiếm phải cạnh tranh để đưa ra những
kết quả tìm kiếm đúng ý người dùng.
Chính vì sự phù hợp đóng vai trò rất quan trọng mang tính sống còn nên việc
tìm cách thao túng, đánh lừa các Công cụ tìm kiếm để hiển thị website của mình lên

Trang 7


trang 1 sẽ bị phạt rất nặng nề vì hành động này được xem là SPAM, làm sai lệch độ
chính xác của kết quả tìm kiếm
b. Thị phần của các công cụ tìm kiếm

Hình 1.3: Thống kê thị phần thị trường tìm kiếm tại Mỹ tháng 2 năm 2015
Trong các Công cụ tìm kiếm trên thế giới thì Google luôn luôn dẫn đầu, theo
báo cáo của comScore.com:
o Google dẫn đầu bảng điểm thị trường tìm kiếm tại Mỹ cho tới thời điểm tháng hai,
năm 2015 với 64.5% truy vấn được thực hiện, theo sau đó là Microsoft Sites với
19.8% và Yahoo! Sites với 12.8%. Ở những nơi khác như Châu Âu hay tại Việt
Nam, sự cách biệt này còn lớn hơn, Google chiếm hơn 90% thị phần tại những nơi
này.
o Chỉ tính riêng tại nước Mỹ, hàng tháng có hơn 19,3 tỷ lượng truy vấn tìm kiếm
bằng các công cụ tìm kiếm và trong đó truy vấn bằng Google chiếm tới 13 tỷ truy

vấn, theo sau là Microsoft Sites với 3.5 tỷ, Yahoo! Sites 1,96 tỷ và còn lại là của
Ask và AOL.
Tuy xét đến thị phần chung của cả thế giới, Google vẫn là sự ưu tiên số 1 và
là sự lựa chọn hoàn hảo cho hầu hết các nhà tiếp thị thì ở một số nơi, Google không
phải là Công cụ tìm kiếm mạnh nhất. Đặc biệt hơn, ở những quốc gia khác như Việt
Trang 8


Nam, Google đã được địa phương hóa (localized) để đưa ra những kết quả có tính
địa phương cao hơn. Điển hình nếu người dùng tìm kiếm 1 từ khóa Tiếng Việt ở
Google.com và Google.com.vn thì 2 địa chỉ sẽ trả về 2 trang kết quả (SERPs) khác
nhau. Không những thế, cho dù người dùng tìm kiếm tại Google.com nhưng nếu họ
ở Việt Nam thì kết quả sẽ rất khác với cùng 1 từ khóa được tìm kiếm tại Mỹ hay
một quốc gia nào khác. Nguyên nhân là Google đã địa phương hóa kết quả tìm kiếm
của người dùng.
c. Hành vi tìm kiếm của người dùng
- Hành vi tìm kiếm của người dùng thường trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Người dùng gặp phải một vấn đề cần tìm đáp án, giải pháp,
hoặc 1 mẫu thông tin nào đó, ví dụ:
o Cần tìm một website
o Cần mua/bán 1 món đồ
o Học hỏi, nghiên cứu 1 vấn đề gì đó
Giai đoạn 2:Thể hiện nhu cầu đó bằng một chuỗi tìm kiếm (query), hầu hết
sẽ sử dụng chuỗi tìm kiếm có từ 1 - 3 từ.
Giai đoạn 3:Tiến hành tìm kiếm với từ khóa đã chọn, nếu không tìm thấy
những kết quả như mong muốn, thử lại với từ khóa mới.
- Slingshot SEO đã tiết lộ về tỷ lệ click vào trang web thông qua vị trí thứ hạng từ
khóa:
o Vị trí Top 1 của Google sẽ nhận được 18.2% truy cập trong tổng số lượng truy cập
bằng click vào từ khóa

o Top 2 sẽ nhận được 10.1% và Top 3 là 7.2%, Top 4 là 4.8% và tất cả vị trí còn lại
chiếm tổng dưới 2%.
o Vị trí Top 1 của Bing sẽ nhận được 9.66% truy cập trong tổng số lượng truy cập
bằng click vào từ khóa
o CTR trung bình cho 10 vị trí đầu tiên của từ khóa của Google là 52.32% và Bing là
26.32%
Trang 9


Theo thống kê của StatCounter Global Stats về bảng xếp hạng top 5 Công cụ
tìm kiếm đem lại truy cập cho website:
o
o
o
o
o

90.62% truy cập đến từ Google
3.78% truy cập đến từ Yahoo
3.72% truy cập đến từ Bing
0.36% truy cập đến từ Ask
0.35% truy cập đến từ Baidu
d. Phân loại tìm kiếm Website
- Navigational Queries (chuỗi điều hướng)
Chuỗi điều hướng được sử dụng để tìm trực tiếp một website cụ thể. Có
nghĩa là đôi khi người dùng không nhớ được URL chính xác của website và do đó
Công cụ tìm kiếm đóng vai trò như một quyển danh bạ.

Hình 1.4: Ví dụ về tìm kiếm điều hướng
Kiểu tìm kiếm này tương đối ít được sử dụng vì người dùng phải biết trước

website cần tìm do đó lượng traffic nó đem lại khá thấp. Chuỗi điều hướng chỉ hữu
dụng khi người dùng tìm một nhãn hiệu cụ thể nào đó của sản phẩm bạn sản xuất vì
khả năng họ mua sản phẩm đó sẽ cao hơn nhiều so với việc họ tình cờ tìm được
website.
- Informational Queries (chuỗi thông tin)
Chuỗi thông tin chứa những câu tìm kiếm đơn thuần là thông tin và không có
bất kỳ hành vi giao dịch hay mua bán nào cả, tất cả chỉ là bấm vào và đọc. Thông
Trang 10


tin có thể rất đa dạng, từ tin tức Nhật Bản bị rò rỉ phóng xạ cho đến bạo loạn ở Ai
Cập, cách jailbreak Iphone,…

Hình 1.5: Ví dụ về tìm kiếm thông tin
Việc tập trung vào các chuỗi tìm kiếm thông tin thế này có thể đem lại một
lượng truy cập rất lớn nếu có thể tập trung vào từ khóa phổ biến. Không những thế,
mặc dù bản chất là tìm kiếm thông tin nhưng khả năng người dùng sẽ mua sản
phẩm hoặc dịch vụ của website khá cao nếu người quản trị biết bài trí, bố cục
website cho phù hợp.
- Transactional Queries (Chuỗi giao dịch)
Là những chuỗi được thực thi với mục đích giao dịch, mua bán, trao đổi sản
phẩm hay dịch vụ nào đó. Những kiểu tìm kiếm như thế này tuy cao hơn
Navigational query nhưng nó vẫn khá thấp so với Infromational query, tuy nhiên nó
được một điểm mạnh là khả năng khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm, dịch vụ
(conversion rate) sẽ cao hơn.

Trang 11


Hình 1.6: Ví dụ về tìm kiếm giao dịch

1.2 SEO - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
1.2.1 Khái niệm căn bản về SEO
SEO (Search Engine Optimization) là viết tắt của cụm từ "tối ưu hóa công cụ
tìm kiếm". Quyết định làm SEO trang web là một quyết định quan trọng giúp cải
thiện vị trí trang web trên bảng kết quả tìm kiếm với từ khóa được thực hiện SEO.
Hiện nay SEO đã lên ngôi và trở thành một chuyên môn riêng biệt của hoạt
động tiếp thị (marketing activity). Nó không chỉ gắn liền với công nghệ thiết kế
website nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing
của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt mấu chốt giữa SEO và PPC đó là đối với PPC ta có thể tắt
hoặc mở bất cứ khi nào chúng ta thích nhưng đối với SEO ta không nên làm như
thế, để có thể làm SEO hiệu quả, chúng ta phải xem SEO như một hoạt động
thường trực, một phong cách sống mà chúng ta làm hàng ngày như là một hoạt
động marketing không thể thiếu của doanh nghiệp.

Trang 12


1.2.2 Quy trình làm SEO
Quy trình làm SEO trải qua nhiều giai đoạn và chu trình khác nhau, từ việc
thiết kế web thân thiện với Công cụ tìm kiếm cho đến tối ưu hóa đường dẫn, nội
dung website và xây dựng liên kết (link building).
Quy trình tiến hành SEO gồm các công đoạn sau:
Bước 1:Xác định mục tiêu kinh doanh (Business Objectives)
Bước 2:Nhận diện thị trường tiến hành thiết lập mục tiêu cho SEO
Bước 3:Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
o Liệt kê các từ khóa có truy cập cao và phù hợp
o Đặt độ ưu tiên cho từ khóa để từ nào ưu tiên cao hơn sẽ làm trước, từ nào thấp làm
sau
Bước 4:Phân tích và kiểm duyệt Website (Site Analysis & Audit)

o
o
o
o

Trước cần tìm hiểu thiết kế website của ta đã thân thiện với Google chưa (Structure)
Sau đó đưa ra chiến lược, phương hướng phát triển nội dung cho website (Content)
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích liên kết – liên kết nội (Internal linking) và liên kết ngoại (External
Linking)
Bước 5:Tiến hành tối ưu hóa thiết kế Website

o Tiến hành tối ưu hóa thiết kế website dựa trên những phân tích trên
Bước 6:Web Analytics - Trong lúc tối ưu hóa Website, liên tục so sánh với
các dữ kiện từ Web Analytics: Google Analyctics, Web Master Tools để
o
o
o
o

Cải thiện cấu trúc Website
Cải thiện Conversion Rate
Cải thiện nội dung website
Cải thiện Backlink, Referral link
Bước 7:Tiến hành Link Building

o Trao đổi liên kết hoặc mua liên kết một cách khéo léo với các website liên quan
o Đăng bài, đăng tin trên các web uy tín để lấy backlink cho website
Trang 13



Bước 8:Tối ưu hóa lượng truy cập Website (Traffic Optimization)
o
o
o
o

Duy trì lượng truy cập sẵn có
Thu hút thành viên mới
Giữ chân thành viên hiện tại
Mời gọi thành viên cũ
Bước 9:Tiếp tục so sánh dữ kiện của Analytics để tối ưu hóa Website
Bước 10:Sau 1 thời gian nhất định, cập nhật Keywords cũng như Site
Analysis - Audit để đưa ra 1 đánh giá mới cho kế hoạch SEO
Bước 11: Lập lại quy trình
1.2.3 Mục đích làm SEO (SEO Goals)
Mặc dù SEO không phải là liều thuốc chữa tất cả vấn đề cho doanh nghiệp,
nó có thể phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp ở một số
điểm mấu chốt.

o Visibility (Branding) - Giúp xây dựng thương hiệu
o Website Traffic - Tăng truy cập vào website
o High ROI (Return On Investment) - Tăng lợi nhuận
SEO có 5 yếu tố cơ bản làm nền tảng là Structure, Content, Keywords,
Linking, và Traffic. Chính vì thế, việc thiết lập SEO Goals sẽ ảnh hưởng đến việc
thực hiện tối ưu hóa các yếu tố này.
o Structure: Cấu trúc của website phải thể hiện thương hiệu muốn nhắm đến. Nó có
thể là 1 câu slogan được bố trí ở vị trí bắt mắt, đập vào mắt người dùng, hay nó có
thể là thương hiệu mang tính thiết kế thể hiện ở màu sắc, hoa văn trong thiết kế
website hoặc nếu chúng muốn phát triển thương hiệu cho 1 dòng sản phẩm hoặc

dịch vụ nào đó để nhiều người biết đến thì nên dành nhiều thời gian vào một bố cục
thiết kế website có khả năng làm nổi bật thương hiệu bạn muốn xây dựng thay vì
chỉ thiết kế web tổng thể và đặt sản phẩm đó vào 1 vị trí bình thường, kém nổi bật.
o Content: Nội dung website ngoài việc phải chứa những từ khóa liên quan, nó còn
phải mang tính chất PR, tô điểm cho thương hiệu của mình, giúp định hình vị trí
Trang 14


thương hiệu (brand positioning) trong lòng độc giả theo đúng chiến lược của doanh
nghiệp.
o Keywords: Đối với SEO Goal là Branding thì từ khóa (keywords) được nhắm đến
là những từ tổng quan, khái quát có liên quan đến nội dung và mục đích chính của
website, cốt là làm sao để càng nhiều người biết đến, có thiện cảm với thương hiệu
của bạn và giúp định vị thương hiệu (market positioning) trong tâm trí khách hàng.
o Linking: Để có thể đạt thứ hạng cao trong SEO, chúng ta sẽ cần có chiến lược để
đặt liên kết ở những website liên quan về website mà chúng ta đang SEO, nhờ đó
Công cụ tìm kiếm sẽ cho 'điểm' website. Liên kết đóng vai trò khá quan trọng trong
SEO vì nó thể hiện cái 'uy tín' của website đó đối với các web có liên kết về nó.
o Traffic: Nếu bạn muốn tăng truy cập (traffic) để quảng bá thương hiệu thì ngoài
SEO bạn nên thử các hoạt động tiếp thị online và offline khác như quảng cáo báo
chí, truyền hình, radio, tờ rơi, điện thoại, dùng viral marketing, đặt banner, tin
VIP, ...
1.2.4 Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là giai đoạn bắt buộc cần phải có đầu tiên trong bất kỳ
chiến dịch SEO nào, nó quyết định chính đến nhiều yếu tố trong phát triển sau này
bao gồm giao diện, nội dung, bố cục, lưu lượng truy cập…
SEO được xây dựng nên từ từ khóa, chứ không phải chủ đề bao quát của
toàn trang do đó chúng ta cần nắm bắt được những từ khóa đem lại những giá trị
cao nhất cho Website. Ngược lại nếu bạn không quan tâm đén vấn đề này thì có thể
bạn sẽ phải trả giá cho những sai lầm đáng tiếc trong quá trình thực hiện SEO.

Mỗi trang web đều là khác nhau. Nhiều trang web được phát triển như một
công cụ để giới thiệu công ty, quảng cáo trên Internet, trong khi các trang web
thương mại điện tử tập trung vào bán hàng. Chúng ta cần phải nắm được những
nhóm khách thăm nào sẽ là đối tượng chính để ban nhắm tới khi nghiên cứu từ khóa
cho site.
Sau đây là 4 giai đoạn chính để nghiên cứu từ khóa hiệu quả:
Trang 15


Giai đoạn 1: Tạo danh sách và kiểm tra
o Ý tưởng ban đầu của nghiên cứu từ khóa là việc tạo một danh sách các từ khóa có
liên quan tới nội dung của Website.
o Được bắt đầu thật chậm và chắc chắn
o Bước đầu tiên trong quá trình này là tạo ra một danh sách các từ khoá tiềm năng.
Động não tất cả các từ chúng ta nghĩ rằng một khách hàng sẽ gõ vào ô tìm kiếm của
họ khi cố gắng tìm thông tin.
o Tránh các điều khoản quá chung chung như ‘giày’ hoặc ‘quần áo’. Các từ này là vô
cùng khó khăn để xếp hạng cho và sẽ không đủ điều kiện lưu lượng truy cập đến
trang web.
Giai đoạn 2: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa
Sau khi đã có danh sách từ khóa, bước tiếp theo là cần xác định hoạt động
cho mỗi từ khóa được đề xuất trong danh sách đó. Sắp xếp danh sách theo lượng
tìm kiếm hàng tháng từ cao đến thấp và xác định được những từ đem lại nguồn
lượng truy cập cao cho Website.
Để xác định được hoạt động của từ khóa, số người tìm kiếm hàng tháng của
từ khóa, chúng ta cần tới sự hỗ trợ của các công cụ nghiên cứu từ khóa. Sau đây là
những công cụ có nhiều tính năng ưu việt và được nhiều người sử dụng trên toàn
thế giới:
Wordtracker
Wordtracker là một công cụ trả phí, cho phép chúng ta tìm kiếm cụm từ khóa

phổ biến để xác định hoạt động và chúng được sử dụng như thế nào bởi các đối thủ
cạnh tranh. Điều này rất có ích cho việc xác định độ khó và lập kế hoạch cho chiến
lược SEO.
Trellian Keyword Discovery tool
Đây là một công cụ mà người sử dụng có thể xác định giá trị thị phần cho
một tìm kiếm được, xem một ngày người ta tìm kiếm từ khóa như thế nào, xác định
được cách viết thông thường và cách viết lóng của từ khóa.
Trang 16


Google AdWords Keyword Tool
Công cụ này sẽ hiển thị một biểu đồ từ khóa đơn giản, tạo cho người sử dụng
chỉ một tỉ lệ xấp xỉ về mức độ phổ biến của từ khóa.
Google Suggest
Google Suggest là một cách tuyệt vời để tìm từ đồng nghĩa và gợi ý từ liên
quan có thể giúp mở rộng danh sách từ khóa ban đầu.
Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh danh sách từ khóa
Sau giai đoạn 2, chúng ta đã có thể thu hẹp lại lĩnh vực của từ khóa dựa vào
mức độ phổ biến cũng như tiềm năng của từ khóa đem lại cho Website và đưa vào
danh sách từ khóa cuối cùng.
Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch
Một từ khóa trong danh sách cần phải gắn liền với một nội dung trong trang
Web do đó cần phải có một kế hoạch cụ thể để việc làm SEO không bị chồng chéo.
1.2.5 Tối ưu trong trang (On-page SEO)
Tối ưu trong trang (On-page) là việc đảm bảo nội dung của trang liên quan
đến từ hoặc cụm từ khóa mà bạn đang nhắm tới. Đây là phần rất quan trọng trong
hầu hết các dự án SEO .
Tối ưu Onpage bao gồm những công việc chính sau đây:
o
o

o
o

Xác định chính xác những từ và cụm từ bạn sẽ nhắm tới.
Chọn trang web để tối ưu. Nếu chưa có phải lên kế hoạch lập website mới
Viết nội dung hướng đến những từ và cụm từ này
Tối ưu tất cả các thành phần trên trang để chúng chứa những từ và cụm từ này.
a. Tối ưu hóa tiêu đề trang
Tiêu đề trang là phần sẽ hiển thị đầu tiên trong kết quả tìm kiếm do đó việc
tối ưu hóa tiêu đề trang là vô cùng cần thiết. Thẻ tiêu đề, hay còn gọi là mục tiêu đề,
nêu lên nội dung của 1 văn bản, và bắt buộc phải có đối với các văn bản
HTML/XHTML. Cấu trúc code HTML của thẻ tiêu đề:
Trang 17


×