Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghị luận xã hội về tinh thần đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.39 KB, 4 trang )

Đề bài: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Em hãy
chứng minh vấn đề đó qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu ca dao:
Bài làm 1
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm tại nên hòn núi cao”
“Đoàn kết là sức manh vô địch” – điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân
tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện
tốt bài học đoàn kết ấy cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất
Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được òng bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình
ảnh:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Câu ca dao đã cho ta một bài học quý báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh
được lời dạy trên.
Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên
nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ
loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió
mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thành
một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được.
Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết,
sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người
phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành
công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời.
Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng
hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc hẳn chúng ta không quên được câu
chuyện “Bó đũa”: Nếu lấy ra từng chiếc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào
bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế.
Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật
đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán
nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngò
Quyền trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân


Nguyên… đã nêu cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu
trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng
nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ
oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay
go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta – cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước. Giai đoạn này, cả ba miền đất nước, trẻ, già, gái, trai… cùng nhau góp sức chung vai
gánh vác. Môi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng… coi như anh em một nhà, đoàn kết,
siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước
tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ
đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước.

1


Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó
cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dụng đất nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang,
những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch
phương ăn xây dựng đất nước… không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức
mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.
Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết
yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc.
Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng
vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết,
“chị ngã em nâng” thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước.
Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quý báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho
nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt
đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ:
Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.

Bài làm 2

Thêm một lần nữa, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" luôn được
xác nhận. Nó sẽ mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất
nước mà còn là kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta.
Một bề dày lịch sử với những cuộc chiến tranh khốc liệt, với những khó khăn không tránh được khi
dựng nước, với những con người chân chất luôn có nhau đã làm cho Việt Nam tuy nhỏ bé vẫn tồn
tại, vẫn phát triển. Dải đất mang dáng hình tia chớp (ý thơ Trần Mạnh Hảo) thân thương của
chúng ta đã tích lũy cho mình biết bao kinh nghiệm xương máu trong công cuộc xây dựng bảo vệ
Tổ quôc. Và đặc biệt trong những kinh nghiệm đó tinh thần đoàn kết đã nổi lên trên tất cả. Nó đã
được thể hiện qua câu tục ngữ rất hàm súc:
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”
Thực tế, lịch sử và ngay cả văn học đã cùng quyện chặt vào nhau để chứng minh, để chứng tỏ
các kinh nghiệm kia rất thực, rất đúng, rất cần thiết cho con người hôm nay và mãi mãi. Trở về với
lịch sử, hòa mình vào xã hội hôm nay, lắng lòng trong những tác phẩm, ta sẽ thâý, ta sẽ tỏ.
Kinh nghiệm “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” đã được thể hiện rất súc tích. Nói đến đoàn kết,
ai trong chúng ta cũng hình dung ra được một sự lớn mạnh, đông đảo, một sự đồng lòng, đồng chí
của một tập thể, của một cộng đồng. Nhưng khi nói đến chia rẽ, sẽ thấy ngay sự rời rạc, thiếu hẳn
đi mối dây liên lạc, thiếu mất đi sức mạnh hùng hậu và sẽ không có sự vượt qua tất cả để sống.
Và rất gần đây, với sự quyết tâm thắt chặt sợi dây đoàn kết, thêm một lần nữa đã đưa ta thoát
khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Nhân dân dù trên núi cao hay miền xuôi, từ
nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thành thị, bằng cách thức của mình đã hòa hợp với nhau, cùng
chung một ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược.
Chúng ta làm sao quên được những điều đó. Tiếng hát hôm nao: “Dậy mà đi, dậy mà đi’’ với sự
quyết tâm vùng lên, quyết thắng và nỗi thông cảm sâu sắc “bao nhiêu năm qua dân ta sống không
nhà, bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà…” đã liên kết dân tộc ta lại. Thế cũng quá đủ để minh
chứng “Đoàn kết là sống".
Không chỉ trong quá khứ oai hùng, đẫm máu, ngày nay giá trị của đoàn kết vẫn còn tồn tại, giữ
nguyên vai trò trong lòng đất nước. Khó khăn dày đặc bao phủ la, với hết sức mình, Đảng và nhàn

2



dân đã ra sức quyết vượt lên và hiện nay Việt Nam đổi mới đã có một chỗ đứng vững chãi trong
thế giới này. Giả sử nêu không có sự tâm đầu ý hợp thì làm sao có thể tồn lại một Việt Nam,
mộtViệt Nam lẫy lừng được chứ? Nếu không có sự hòa hợp thì chia rẽ sẽ xuất hiện và nhanh
chóng nó sẽ đánh gục tất cả. Thế đó, đoàn kết luôn là một vũ khí sắt thép nhất mà không có gì
địch lại được.
Văn học đã tái hiện lại sức mạnh kì diệu của:
“…Gươm mài đá. đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông cũng cạn… ”
(Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi)
Một sức mạnh do đoàn kết mà ra. Một sức mạnh vô cùng to lớn như đá, núi phải mòn, nước sông
không bao giờ hết cũng phải cạn đi. Sức mạnh của quân dân được ví, đươc so sánh thật lớn lao
biết chừng nào.
Truyện Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, truyện "’Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quân, và biết
bao nhiêu câu chuyện khác đã giúp cho ta thấy sự thông cảm, sự giúp đỡ, hi sinh xuất phát từ tinh
thần đoàn kết có một chỗ đứng vững chắc như thế nào. Từ người già đã kiệt sức, từ những em bé
vẫn còn rất nhỏ lẫn thanh niên nam nữ, tất cả đều tham gia kháng chiến, đều chia ngọt sẽ bùi,
cùng yêu thương nhau thật nhiều. Ôi! Thật đẹp biết bao trong bất kì trang nào của hai câu chuyện
cũng đều mang dáng dấp của tình quân dân, của tinh thần đoàn kết. Chính nó đã đi xuyên suốt
tác phẩm làm nền tảng cho sự thành công tốt đẹp. Chín mươi người làng Kông Hoa lần quyết tâm
đi theo anh Núp đánh Pháp và phải đói muối, đói cơm. “Em sẽ đi kháng chiến để đánh đuổi giặc ra
khỏi đất nước”. Đó là lời nói của cậu bé Mừng – nhân vật chính của "Tuổi thơ dữ dội”. Cậu bé biết
căm, biết tức đã hòa mình vào vòng suy nghĩ chung để cùng góp phần hình thành sợi dây liên
kết giữa người và người. Thật hay, thật đẹp làm sao!
Trong chúng ta nào ai có thể quên đi câu chuyện bó đũa năm nào ê a đọc trên môi. Với một bó
đũa gồm nhiều cây đũa hợp lại, khó có thể bẻ gãy được. Ngược lại, với từng cây đũa, chúng la sẽ
rất dễ dàng bẻ gãy được tất cả. Lực liên kết mất đi, thì trước sau từng cá thể sẽ dần không còn
tồn tại, tất cả cũng theo đó mà biến mất. Người cha trong câu chuyện đã dùng lí lẽ này để nói với
những người con trai của mình, mong họ hãy gắn bó, hãy yêu thương nhau nhiều hơn, nhiều hơn
nữa. Với câu chuyện này chúng ta có thể hiểu thêm “Đoàn kết thì sống,chia rẽ thì chết”. Không chỉ

trong chiến đấu trong công cuộc bảo vệ đất nước mới có sự hiện diện của đoàn kết mà ngay trong
cuộc sống hàng ngày, ngay trong gia đình, xã hội, nhà trường. Anh em đoàn kết sẽ giúp cho gia
đình hòa thuận, bạn bè đoàn kết sẽ giúp cho lớp học thêm sinh động, thêm đẹp tình bạn hơn, sẽ
đưa lớp học tiến bộ hơn, con người trong xã hội đoàn kết, hợp ý sẽ giúp xã hội lớn hớn, con
người đẹp hơn về mọi mặt. Có thế, cuộc sống mới muôn màu, muôn vẻ và phát triển hơn. Tinh
thần đoàn kết được ứng dụng trong mọi mặt. Trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian, không
có sức mạnh tổng hợp nhiều người, nhiều vùng thì làm sao có thể tạo dựng những công trình lớn
như hủy diện Sông Đà, dầu khí Vũng Tàu để đất nước ta tồn tại trong thời hiện đại gắn bó của tập
thể, của cộng đồng. Ông cha ta chỉ với cặp từ đối lập đó đã khéo léo dẫn ta đi đến kết luận có
đoàn kết thì sẽ dẫn đến tồn lại, sự phát triển, và ngược lại không tồn tại tính tập thể thì cũng sẽ
không phát triển, từ không phát triển sẽ dẫn đến cái chết, sẽ tự đánh mất, tự hủy hoại mình. Cũng
chính từ đó. một lời khẳng định mạnh mẽ vang lên đoàn kết thì sống vì đoàn kết tạo sức mạnh
không gì có thể cản trở được, có đoàn kết thì ta sẽ vượt mọi trở ngại thử thách. Đoàn kết là tất cả,
tất cả và nào có ai biết bao con người đã ngã xuống.

3


Quay lại với quá khứ, với buổi đầu dựng nước, một cổ Loa Thành với những thiết kế độc đáo, một
An Dương Vương đã lãnh đạo Âu lạc đánh tan quân của một Triệu Đà hung hăng đầy mưu đồ.
Thế đó. thành cổ Loa vẫn chưa đủ kiên cố vô địch, một Âu Lạc so ra vẫn còn yếu nhưng vẫn tạo
ra đưực một bản sắc riêng, vẫn tạo cho mình chiến thắng nhờ sự đồng lòng, nhờ sự liên kết bền
bỉ, nhờ lực lượng quần chúng đông đảo quyết cùng nhau xây thành, giữ nước. Khi không đồng
lòng nữa thì nhà tan, nước mất. Tiến bước thêm, ta sẽ thấy Hai Bà Trưng, Bà Triệu cùng toàn dân,
thanh niên trai tráng cùng phụ nữ yếu mềm sánh bước chống trả lại những áp bức của phong kiến
phương Bắc thống trị. Đâu đâu ta cũng thấy tập thể cũng thấy tinh thần đoàn kết hiện diện cả.
Cũng chính thế nền độc lập nước Việt ta một lần nữa được xác lập bởi Ngô Quyền và chiến công
lẫy lừng trên sông Bạch Đằng in bóng hàng trăm cột gỗ vót nhọn đầu cắm đầy sông. Hàng trăm
cọc gỗ không tài nào một người có thể làm được, đóng đựơc mà phải có nhiều người hợp nhau lại
để làm. Như vậy. chiến tích mới được thành lập, đất nước mới thoát nạn xâm lăng.

Không chỉ có thế, mội đội quân Mông Nguyên hùng mạnh, vó ngựa đã in đậm cả một châu Âu,
hùng vĩ, đã đặt ách thống trị lên nhiều vùng đất châu Á nhưng lại khuất phục trước sức mạnh đoàn
kết của nước Nam nhỏ bé. Một ngày mới đã bắt đầu với biết bao điều mới lạ. Thêm một lần nữa,
giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" luôn được xác nhận. Nó sẽ
mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước mà còn là
kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta. Riêng em, em nghĩ rằng mình
sẽ gắng hòa hợp, đoàn kết hơn với bạn bè, với cuộc sống để có thể “sống”, sống vững vàng, sống
đúng nghĩa là một con người. Không những như vậy, với tinh thần đoàn kết, em sẽ cùng mọi
người tạo nên sự sống, tạo nên sự thành công không chỉ cho riêng mình mà cho xã hội. Em tin
tưởng hoàn toàn vào:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công ”

4



×