Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần nông sản Phú Gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện đồ án tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn TS. Đào Văn
Thông hiện đang công tác tại Bộ môn môi trường nông thôn – Viện môi trường
nông nghiệp. Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và chu đáo để em có
thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin đến Công ty nông sản Phú Gia đã cung cấp những tài liệu cần
thiết, quan trọng đến việc thực hiện đồ án.
Qua thời gian làm đồ án với nhiều sự cố gắng và nỗ lực để thực hiện đồ án
một cách hoàn chỉnh nhất. Song đó dù vậy với kinh nghiệm ít ỏi và vừa mới làm
quen với cách làm việc thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong
được sự giúp đỡ của các quý Thầy, Cô giáo để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
`
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Trần Duy Bình Minh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của
tôi. Để thực hiện được đồ án này tôi đã thực tế đến cơ sở nghiên cứu để tham quan
và tìm hiều về cơ sở và dưới sự hướng dẫn của TS. Đào Văn Thông Phó trưởng bộ
môn môi trường nông thôn – Viện môi trường nông nghiệp.
Các số liệu được sử dụng trong đồ án này đúng với những gì công ty cổ phần
nông sản Phú giá cung cấp.
Tôi xin cam đoan!



Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Sinh viên thực hiện đồ án
Trần Duy Bình Minh


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QH
CP
BTNMT
BTC
UBND
STNMT

TT
TTLT

Ttg
TNHH

BVMT
CTNH
QLCTNH
ĐTM

Quốc Hội
Chính Phủ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài Chính
Ủy ban nhân dân
Sở Tài nguyên Môi trường
Nghị định
Thông tư
Thông tư liên tịch
Quyết định
Thủ Tướng
Trách nhiệm hữu hạn
Bảo vệ môi trường
Chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại
Đánh giá tác động môi trường


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi rất nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này vẫn là do các hoạt
động của con người gây ra. Trong đó các hoạt động chế biến, sản xuất của các công
ty, xí nghiệp là một nguyên nhân lớn gây ra tình trạng này. Vì vậy muốn bảo vệ môi
trường được trong lành, trong quá trình hoạt động của mình, các công ty, xí nghiệp

phải gắn liền việc sản xuất với bảo vệ môi trường. Mà muốn gắn liền hoạt động sản
xuất với bảo vệ môi trường, doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất ngoài việc áp dụng
các biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm còn cần chú
trọng tới việc thực hiện đúng và đủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.
Các thủ tục hành chính ấy chính là các cơ sở pháp luật vững chắc để doanh nghiệp
làm cơ sở nền tảng cho việc sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
Để thực hiện mục tiêu đó, các cơ quan quản lý về môi trường đã đưa ra một
số công cụ để bảo vệ môi trường. Một trong những công cụ đó chính là luật pháp về
bảo vệ môi trường. Trong công cuộc bảo vệ môi trường vai trò to lớn của pháp luật
là không thể phủ nhân điều này.
Mặc dù các pháp luật về môi trường được ban hành và áp dụng cho từng loại
hình sản xuất cụ thể nhưng không phải công ty, xí nghiệp hay doanh nghiệp sản
xuất nào cũng áp dụng đúng và đầy đủ. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu “ Đánh
giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới bảo vệ môi trường tại công
ty cổ phần nông sản Phú Gia”. Nhằm nghiên cứu, đánh giá mức độ tuân thủ pháp
luật về bảo vệ môi trường của một công ty trong một lĩnh vực cụ thể. Cũng từ việc
đánh giá này để đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các thủ
tục hành chính này tại doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá mức độ tuân thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của công ty

-

cổ phần nông sản Phú Gia.
Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của việc tuân thủ các thủ tục hành chính
về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của xí nghiệp.
3. Nội dung nghiên cứu




Nội dung 1:Thực trạng hoạt động của công ty cổ phần nông sản Phú Gia.
7




Thực trạng hoạt động sản xuất của công ty;
Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động;
Mục tiêu phát triển của công ty và dự báo các vấn đề môi trường chính;
Nội dung 2: Tổng quan về các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường liên quan

đến công ty Phú Gia.
- Các thủ tục hành chính về môi trường liên quan đến công ty;
- Thực trạng tuân thủ các thủ tục hành chính về môi trường của công ty;
- Đánh giá mức độ tuân thủ các thủ tục hành chính về môi trường của công ty;
• Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao việc tuân thủ các thủ tục hành chính về
-

môi trường tại công ty cổ phần nông sản Phú Gia.
Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty về việc tuân thủ các

-

thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường;
Đề xuất các giải pháp để các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường được thực
hiện có hiệu quả;

8



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý
Ngày nay chúng ta đang áp dụng rất nhiều công cụ quản lý môi trường. Theo
bản chất công cụ quản lý môi trường được phần loại thành 4 nhóm chính:
+ Nhóm công cụ pháp lý (luật pháp);
+ Nhóm công cụ kinh tế;
+ Nhóm công cụ kỹ thuật;
+ Nhóm công cụ phụ trợ;
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành
chính liên quan tới bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần nông sản Phú Gia”. Tôi
xin giới thiệu một số thuật ngữ, khái niệm liên quan về công cụ pháp lý.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về công cụ pháp lý

-

Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng những quyết định
và thông tin quản lý do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các
tổ chức và công dân. Và như vậy, về mặt nội dung của văn bản: văn bản quản lý nhà

-

nước chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý nhà nước;
Về mặt chủ thể ban hành văn bản: văn bản quản lý nhà nước do các cơ quan quản lý
nhà nước ban hành theo thẩm quyền được Nhà nước quy định; Về mặt quy trình ban
hành: văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức nhất

định; Về mặt mục đích: văn bản quản lý nhà nước được ban hành nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau

và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
• Khái niệm bảo vệ môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữ môi trường trong lành [2].
• Khái niệm sự tuân thủ
Sự tuân thủ:Là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong cá giấy
phép đã được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc tham
gia.
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong quản lý môi trường

9


Hiện nay, để quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý Nhà nước ta đã ban
hành một hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường. Trong đó:
Văn bản có tính pháp lý cao nhất hiện nay là Luật BVMT năm 2014 do Quốc
Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành;
Dưới Luật có các văn bản hướng dẫn luật như: Nghị định do Chính phủ ban
hành, Thông tư do Bộ ban hành, quyết định do Thủ tướng hoặc Ủy bản nhân dân
ban hành và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường do các Bộ ban hành để quản
lý môi trường;
Trong số 4 nhóm công cụ như đã kể trên, luật pháp có vai trò to lớn trong
công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi
trường, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường, hạn chế

những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để buộc các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và
sử dụng các yếu tố môi trường.
Pháp luật có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức.
Cơ quan bảo vệ môi trường. Cụ thể là nhờ có pháp luật nhà nước xây dựng và tổ
chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường với các nội dung như:
Kiểm soát ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường; Đánh giá tác động môi trường và
đánh giá môi trường chiến lược; Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp về môi
trường; Thực thi các công ước Quốc tế về kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam, thực thi
các điều ước Quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ được các tổ chức, các
nhân tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Đồng
thời các tiêu chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định các hành vi,
vi phạm luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với những hành vi đó [14].
1.2. Tổng quan về công ty cổ phần nông sản Phú Gia
1.2.1. Thông tin chung về cơ sở
a, Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần nông sản Phú Gia tiền thân là công ty cổ phần nông sản
Thanh Hóa (Nasaco) được thành lập năm 2002 với số vốn điều lệ ban đầu là 45 tỷ
đồng. Kinh doanh ngành nghề chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy

10


hải sản các loại, sản xuất bột cá, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản,
hải sản.
Năm 2003, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp hiệu Phú Gia tại khu
công nghiệp Lễ Môn chính thức đi vào hoạt động trên dây chuyền sản xuất theo
công nghệ Đài Loan. Dây chuyền có công suất 12 tấn/giờ.

Sau 7 năm đi vào hoạt động, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp của Phú
Gia được khách hàng đánh giá rất cao về chất lượng. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu khách hàng và nâng cao hơn nữa về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tháng 6
năm 2010 công ty Phú Gia đã thực hiện đầu tư thêm một dây truyền sản xuất thức
ăn chăn nuôi II với công suất lên tới 20 tấn/h, nâng tổng công suất của nhà máy lên
32 tấn/giờ. Dây chuyền sản xuất này được đầu tư với số vốn 60 tỷ đồng trên diện
tích nhà xưởng 11 ngàn m 2. Và nhiều các công trình bảo đã xây dựng và đầu tư các
trang thiết bị để áp dụng thực hiện bảo vệ môi trường.
Sau quá trình 10 năm hoạt động và phát triển, công ty cổ phần nông sản
Thanh Hoa đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong các lĩnh vực kinh doanh và
trở thành một trong những công ty lớn mạnh hàng đầu tỉnh Thanh Hóa. Để tạo điều
kiện cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của riêng lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, năm
2012 công ty cổ phần nông sản Thanh Hóa chính thức tách thành 3 công ty riêng
biệt là: Công ty cổ phần nông sản Phú Gia, Công ty cổ phần nông sản Thanh Hóa và
Công ty cổ phần bột cá Thanh Hóa
Song song với việc thành lập nhà máy bột cá, ban lãnh đạo công ty đã thực
hiện thành lập trang trại chăn nuôi lợn tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, Thanh
Hóa nhằm mục đích phát triển hơn nữa về sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho lợn, đưa
sản phẩm chất lượng tốt nhất đến tay người chăn nuôi (Sản phẩm cho lợn trước khi
đưa ra thị trường sẽ được cho sử dụng tại trại lợn của công ty, để rút ra những ưu
điểm và nhược điểm của sản phẩm và khẳng định sự phù hợp của sản phẩm với vật
nuôi trước khi đưa tới tay người chăn nuôi). Tương tự với mục đích thành lập trại
lợn Thiệu Phú, năm 2014, công ty thành lập trang trại chăn nuôi gà tại thị trấn Thọ
Xuân, Thanh Hóa vào năm 2014 để củng cố và phát triển chuyên sâu trong sản
phẩm thức ăn chăn nuôi dành cho gà.
Để khẳng định thương hiệu thức ăn chăn nuôi hiệu Phú Gia trên thị trường,
Công ty cổ phần nông sản Phú Gia đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng
nhận quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu “Phú Gia” cho các sản phẩm thức ăn chăn
11



nuôi do công ty sản xuất. Bên cạnh đó, nhà máy đã xây dựng một quy trình kiểm
soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra; hệ thống thiết bị, kiểm tra, phân tích hiện đại
và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Mỗi cán bộ công nhân viên trong
công ty đều là một giám sát viên về chất lượng sản phẩm.
Với quyết tâm nâng cao năng suất lao động và cải tiến công nghệ không
ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty, hiện nay năng lực bán hàng sản
phẩm thức ăn chăn nuôi hiệu Phú Gia của nhà máy đã được nâng lên 80 nghìn
tấn/năm với khoảng 40 dòng sản phẩm. Mục tiêu đặt ra trong năm 2016 của công ty
là 90 - 100 nghìn tấn/năm.
Song đi đôi với công cuộc phát triền của công ty cũng phải trú trọng tới môi
trường. Môi trường đang là một vấn đề đang rất cấp thiết của cả thế giới. Vì vậy
công ty cũng đặt vẫn đề về môi trường song song với sự phát triển của công ty [10].
b, Vị trí địa lý
Công ty cổ phần nông sản Phú Gia có địa chỉ tại Lô D – Khu công nghiệp Lễ
Môn, Phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa. Được xác định bởi các mốc như
-

sau:
Mốc 1: Cách tim đường AB 12m, cách tường tào phía Nam của KCN là 115m.
Mốc 2: Cách tim đường phía Nam 12m, cách mốc 1 160m.
Mốc 3: Nằm trên hàng rào phía Tây KCN và cách mốc 2 180m.
Mốc 4: Nằm trên hàng rào phía Tây KCN và cách mốc 1 180m.
Vị trí tương đối của công ty:
Phía Đông giáp: đường nội bộ AB – KCN.
Phía Nam giáp: Công ty cổ phần Phan xi păng.
Phía Tây giáp: Giáp hàng rào KCN Lễ Môn.
Phía Bắc giáp: Công ty cổ phần Hồng Phúc

12



c, Cơ cấu tổ chức công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY SX TACN CAO CẤP
PHÚ
CÔNG
TY GIA
CỔ PHẦN AN TRƯỜNG CÔNG
SINH TY HỮU NGHỊ
TRANG TRẠI LỢN THIỆU
TRUNG
PHÚ TÂM GIẾT MỔ, PHÚ SƠN
VIỆT - LÀO
TRANG TRẠI GÀ THỌ XUÂN

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
( Nguồn: Báo cáo tổng quan công ty cổ phần nông sản Phú Gia)

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG THU MUA

PHÒNG KỸ THUẬT


PHÒNG SẢN XUẤT

13

PHÒNG HÀNH CHÍNH & NHÂN SỰ
PHÒNG KẾ TOÁN


-

Tổng số cán bộ công nhân viên công ty: 241 người
Ban lãnh đạo: 4 người
Cán bộ quản lý: 37 người
Công nhân viên: 200 người
Trình độ nhân sự:
Tiến sỹ Dinh dưỡng

01 người

Tiến sỹ Quản trị kinh doanh

01 người

Thạc sỹ Quản trị kinh doanh

02 người

Kỹ sư hóa


04 người

Kỹ sư chế biến

12 người

Kỹ sư dinh dưỡng

03 người

Kỹ sư tự động hóa

05 người

Kỹ sư chế tạo máy

03 người

Kỹ sư cơ khí

04 người

Bác sỹ thú y

02 người

Kỹ sư chăn nuôi thú y

06 người


Cử nhân luật

02 người

Cử nhân kinh tế

15 người

Cao đẳng

32 người

Trung cấp

46 người

Thợ lành nghề 3/7 trở lên

42 người

Tốt nghiệp các trường dạy nghề

34 người

Đào tạo tại Công ty

27 người

( Nguồn: Báo cáo tổng quan về công ty cổ phần nông sản Phú Gia )
d, Nhu cầu về nguyên nhiên liệu


-

Nguyên liệu
Nguyên nhiên liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất của nhà máy chủ yếu là các loại:
ngô, khoai, sắn, đạm động thực vật, vitamin..
Bảng 1.1. Tỉ lệ thành phần nguyên liệu sản xuất

14


ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Khối lượng
Tỉ lệ %
(tấn/năm)
Ngô
16.533

40,5 %
Sắn
4.200
10,3 %
Khô đậu tương
8.761
21,5 %
Cám mỳ
4.000
9,8 %
Bột cá
1.600
3,9 %
Bột đá
2.133
5,2 %
Mỡ cá
667
1,6 %
Bột ben
960
2,4 %
Rĩ mật
1.280
3,1 %
Khoáng
24
0,5 %
Vitamin
1

0,3 %
Tổng
40.800
100%
( Nguồn: Báo cáo tổng quan về công ty cổ phần nông sản Phú Gia)
Nguyên liệu thô


-

Nhiên liệu
Nhu cầu về sử dụng điện: Chi phí cho nhu cầu sử dụng điện 8.000KW/ngày đêm

-

tức 180.000KW/tháng.
Nước: nước sinh hoạt 16m3/ngày đêm tức 320m3/tháng. Nước cho hoạt động sản
xuất là nước tuần hoàn trong lò hơi là 2m 3/ngày đêm bổ sung cho quá trình bay hơi.
Nguồn nước được lấy từ ống cung cấp nước sạch của Nhà máy nước Thanh Hóa

-

cung cấp chung cho toàn KCN Lễ Môn.
Than: than dùng cho việc đốt lò hơi 1,8 tấn/ngày đêm tức 50 tấn/tháng.
1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị



Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục công trình chính sau:


15


Bảng 1.2. Cơ sở hạ tầng của công ty
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Đơn vị
Diện tích
tính
Nhà bảo vệ
m2
15
Nhà để xe
m2
350

Văn phòng
m2
650
2
Nhà xưởng
m
3.960
2
Kho rỉ mật 500 tấn
m
90
2
Lò hơi
m
53
2
Bể nước
m
12
2
Bể xả than
m
20
2
Kho than
m
70
Bể nạp liệu
m2
20

2
Hệ thống Silo chưa nguyên liệu, P = 2.000 tấn/silo
m
350
2
Nhà sấy
m
285
2
Trạm điện
m
72
(Nguồn: Báo cáo tổng quan về công ty cổ phần nông sản Phú Gia)
• Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
Bảng 1.3. Danh mục máy móc và thiết bị
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21

Hạng mục

TÊN THIẾT BỊ

SỐ LƯỢNG

Dây chuyền sản xuất I ( Công suất 12 tấn/giờ)
01
Dây chuyền sản xuất II ( Công suất 30 tấn/giờ)
01
Hệ thống lò sấy
02
Máy nổ bỏng 200KW
01
Máy nổ bỏng 132KW
01
Máy ép viên 610 ( Công suất 20 tấn/giờ)
03
Máy ép viên 410 ( Công suất 14 tấn/giờ)
02
Máy nghiền 200KW ( Công suất 30 tấn/giờ)

03
Máy nghiền nhỏ 100KW
03
Máy trộn loại 1 ( Công suất 7 tấn/mẻ trộn)
01
Máy trộn loại 2 ( Công suất 5 tấn/mẻ trộn)
01
Lò hơi 10 tấn/giờ
01
Lò hơi 5 tấn/giờ
01
3
Silo 1000m chứa nguyên liệu lỏng
01
Silo chứa nguyên liệu thô ( 20 tấn/silo)
34
Máy phá mảnh
02
Xe nâng Comatsu
15
Quạt hút 60KW
12
Gầu tải
12
Xích tải
09
Băng tải tời hang
21
(Nguồn: Công ty cổ phần nông sản Phú Gia)


16


1.2.3. Công nghệ sản xuất và sản phẩm
a, Sơ đồ công nghệ sản xuất
Nguyên liệu dạng thô
Nguyên
liệu bột

Sàng lọc thô
Silo nạp thô G1,2,3,4
Máy nghiền

Sàng lọc
bột

Silo chứa nguyên liệu bột
Buồng trộn

Mỡ

Rỉ
mật
Mix

Máy nghiền nhỏ
Silo chứa hốn hợp cám sau
Máy ép viên

Ra bao


Buồng lạnh

Silo chứa sản phẩm
Sàng phân cấp
Hình 1.2. Sơ đồcông nghệ sản xuất
( Nguồn: báo cáo tổng quan về công ty cổ phần nông sản Phú Gia)
• Mô tả quá trình sản xuất
Bước 1: Nạp liệu
Từng loại nguyên liệu đưa vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn kĩ thuât.
Có 2 cửa nạp nguyên liệu: cửa 1 nạp các nguyên liệu ở dạng thô (ngô, cám,
mỳ viên, khô đậu tương...); Cửa nạp 2 các nguyên liệu ở dạng bột (bột cá...)
Nạp thô
Nguyên liệu dạng thô qua cửa nạp thô, qua theo vít tải, gầu tải qua sàng lọc
rác, nguyên nhiên liệu đạt chuẩn sẽ lọt qua sàng, qua bể từ (hút kim loại...)
Mục đích: loại bỏ tạp chất có trong nguyên liệu, đặc biệt là kim loại, nếu
mãnh kim loại lọt vào sẽ ảnh hưởng đến máy móc và chất lượng sản phẩm.

17


Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển vào 1 trong 4 silo G1; G2; G3;
G4. Nguyên liệu không đạt yêu cầu và rác, kim loại sẽ được vệ sinh liên tục.
Nạp mịn
Nguyên liệu dạng mịn qua cửa nạp mịn, theo vít tải, gầu tải nguyên liệu đạt
chuẩn sẽ lọt qua sàng, qua bể từ. Vào các silo chứa nguyên liệu dạng mịn B13-B18.
Tạp chất không sọt sàng sẽ ra ngoài bằng đường ống rác thải.
Bước 2: Nghiền nguyên nhiên liệu dạng thô
Silo G1, G2 chứa nguyên liệu cho máy nghiền lớn. Máy nghiền lớn các

nguyên liệu thô ở các silo G1, G2 thành các nguyên liệu bột mịn. Các nguyên liệu
bột sau nghiền sẽ được chứa vào silo E1( Silo đựng nguyên liệu nổ bỏng ), B1 – B7.
Máy nghiền nhỏ nghiền các nguyên liệu thô ở các silo G3, G4 thành dạng bột
mịn. Nguyên liệu sau nghiền sẽ được chứa ở các silo B5 đến B13( Trừ B12 ). Silo
B5, B6, B7 có thể đựng chung của 2 máy nghiền.
Bước 3: Lập công thức phối trộn
Công thức phối trộn sẽ được lập trên máy tính. Khi công thức xong cho cân.
Máy tính sẽ cần từng loại nguyên liệu theo thứ tự vào 2 cân. Khi nguyên liệu cân
đúng 1 mẻ cám thì 2 cân nguyên liệu sẽ tự động xả hỗn hợp nguyên liệu xuống
buồng trộn, khi 2 cân xả nguyên liệu vào buồng trộn thì còi hiệu ở khu vực mix sẽ
kêu, báo cho người đổ mix xả hỗn hợp mix xuống buồng trộn. 2 cân điện tử xả mix
xong nguyên liệu xuống buồng trộn thì sẽ đóng lại và cân trên máy vi tính khi còi
hiệu mix tắt. Sau 10 giây trộn thì động cơ bơm mật sẽ hoạt động, đa mật vào buồng
trộn, sau 5 giây tiếp theo thì động cơ mỡ cá sẽ hoạt động, đưa mỡ cá vào buồng
trộn. Sau 280 – 320 giây trộn thì hoàn thành 1 mẻ trộn thì buồng trộn sẽ tự động mở
ra, xả mẻ trộn đó, khi xả xong thì mẻ trộn tự động đóng lại để bắt đầu 1 mẻ trộn
mới. Hỗn hợp cám sẽ được chuyển từ vít tải sau trộn qua gầu tải chuyển về silo G4
để nghiền lại để đánh tơi rỉ mật ( Đối với những loại cám có mật).
Bước 4: Ép viên
Khi hoàn thành các mẻ trộn, máy tính trở về trạng thái start thì lúc đó chuyển
cám ở silo chứa cám nghiền lại đó vào silo ép viên P1 hoặc P2 ( Cám sẽ qua cân,
qua buồng trộn, qua bể từ của hệ thống sau trộn). P1 là silo chứa cám của máy ép
viên 610, P2 là silo chứa cám của máy 420. Khi có hỗn hợp để ép VHEV khởi động
máy ...

18


Làm cám gà phá mảnh: Cám vẫn được ép thành viên, qua buồng lạnh làm
mát, khi cám được buồng lạnh xả xuống sẽ qua máy phá mảnh dùng để làm cám gà

rồi mới đưa lên sàng phân liệu.
Những loại cám trong công thức không có mật thì khi trộn xong, không phải
cho qua nghiền lại ở G4 nữa mà sẽ cho trực tiếp vào 1 trong 2 silo P1 hoặc P2 để ép
viên.
Bước 5: Làm nguội
Cám được ép thành viên, rơi xuống buồng lạnh. Khi cám được ép đầy buồng
lạnh sẽ chạm vào cảm biến xoay đặt trong buồng lạnh thì buồng lạnh sẽ tự xả cám
đến khi cám không chạm vào cảm biến xoay đó nữa. Cám xả sẽ theo gầu tải lên
sàng phân liệu để sàng cám, cám đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào các silo thành
phẩm để đóng bao, những viên cám không đạt, những vụn cám sẽ quay lại ép hoặc
ra đường ống rác của ràng phân liệu ( Silo chứa cám thành phẩm của 610 là F1 –
F4, máy 410 là F3 – F6).
Bước 6: Sàng phân liệu
Cám qua buồng lạnh được đưa lên sàng phân cấp. Có sàng 3.5 ly ( Dùng cho
các loại cám ép khuôn 3.5; 4 ly) sàng 1.5 ly ( Dùng cho các loại cám có khuôn ép
2.5; 2.2; 2.7 ly).
Bước 7: Đóng bao, xếp lô
Cám sau khi sàng sẽ đi vào silo thành phẩm để đóng bao, công nhân phải
tuân thủ quy định xả đầu bao và tịnh cân.
b, Sản phẩm
Với nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, được kiểm soát và chọn lọc kỹ càng
bởi đội ngũ nhân viên KCS hùng hậu, cùng với dây truyền sản xuất công nghệ hiện
đại và hệ thống các quy trình, quy định chặt chẽ, thức ăn chăn nuôi hiệu Phú Gia có
chất lượng tốt và phù hợp cho từng loại vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi Phú Gia thõa
mãn tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiệu Phú Gia với chủng loại sản phẩm đa dạng
và phong phú,cùng hơn 40 loại sản phẩm sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi: gia
súc, gia cầm, thủy sản, bò sữa…., đáp ứng tốt các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của vật nuôi, phù hợp với từng loại vùng miền địa lý và tập quán chăn nuôi.
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới bảo vệ môi trường doanh nghiệp cân tuân thủ

Công ty cổ phần nông sản Phú Gia có địa chỉ tại Lô D KCN Lễ môn, Phường
Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa. Hiện tại công ty đang hoạt động sản xuất và

19


mỗi năm công ty có sản lượng trung bình là 40.000 tấn sản phẩm/năm. Theo quy
định của pháp luật hiện hành các quy định chủ yếu liên quan đến doanh nghiệp bao
gồm:
a, Luật


Luật BVMT số 55/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành ngày 23

tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015
• Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc Hội thông qua và ban hành
ngày 21 tháng 06 năm 2012. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
b, Nghị định
• Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của chính phủ ngày 29 tháng 03 năm 2015
quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 06
năm 2015.
• Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Nghị định của Chính phủ
quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ ngày 01
tháng 04 năm 2015.
• Nghị định 201/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước. Có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 02 năm 2014.
• Nghị định 25/2013/NĐ-CP nghị định của chính phủ ngày 29 tháng 03 năm 2013
quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 07 năm 2013.
c, Quy chuẩn Việt Nam
• QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường
không khí xung quanh.
• QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công
nghiệp.
• QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ốn.
• QCVN 19:2009/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
• QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng thức ăn uống.
• QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
d, Thông tư
• Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 06
năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 09 năm 2015.

20




Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05 năm 2013 hướng
dẫn thực hiện nghị định 258/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính
Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01

tháng 01 năm 2014
• Thông tư 12/2011/ TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc quản lý chất thải nguy hại.
1.4. Thực trạng tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam
1.4.1.Về tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường

a, Triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Ngay sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 được thông qua, bên cạnh
việc tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành, trình ban hành các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật; để bảo đảm sự thống nhất, phù hợp giữa các quy định
hiện hành với quy định của Luật, lĩnh vực môi trường đã hoàn thiện việc rà soát
tổng thể các văn bản có liên quan để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, các Bộ,
ngành, địa phương đều hoàn thành đề xuất danh mục các văn bản quy phạm pháp
luật cần tiếp tục xây dựng trong năm 2015, 2016 để các quy định của Luật nhanh
chóng đi vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tích cực tổ
chức triển khai nhiều chương trình phổ biến, giáo dục nôi dung của Luật bảo vệ môi
trường năm 2014 nhằm nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường cho cơ quan, tô chức, gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư;
tích cực triển khai xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá , theo dõi tình hình thực thi
pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước [1].
b, Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường
Công tác đánh giá tác động môi trường đã thực sự trở thành công cụ quản lý
nhà nước về môi trường có hiệu quả, đóng góp đáng kể trong việc phòng ngừa ô
nhiễm, giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, có 11 dự án chiến lược, quy hoạch đã thực hiện
báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; hơn 200 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo
đánh giá tác động môi trường, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định,
phê duyệt 151 báo cáo; hơn 2000 dự án, hoạt động đầu tư đã được các địa phương
xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; 2.223 đề án bảo vệ môi trường chi tiết và
33.909 đề án bảo vệ môi trường đơn giản của các cơ sở đang hoạt động chưa lập

21


báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường theo quy định đã

được các Bộ, địa phương xác nhận; 1.863 hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường được kiểm tra, xác nhận, trong đó Bộ Tài
nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận 150 dự án, các Bộ, ngành và địa phương
là 1.713 dự án.
Bên cạnh đó, công tác đôn đốc, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng của công tác
thẩm định, phê duyệt các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác
động môi trường tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều hội thảo tuyên truyền phổ biến các quy
định pháp luật các hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thẩm
định và đánh giá tác động môi trường tế cũng được tổ chức.
Nhìn chung, thông qua công tác thẩm định, hầu hết các quy hoạch đều phải
điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, các dự án đầu tư đều phải tăng
cường các biện pháp bảo vệ môi trường; đặc biệt thông qua công tác kiểm tra, xác
nhận việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, nhiều công trình xử lý môi
trường của các dự án đã được điều chỉnh để đảm bảo các yêu cầu chất thải đầu ra
trước khi đưa dự án vào hoạt động chính thức [1].
1.4.2. Công tác kiểm soát ô nhiễm
Cùng với việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm đối với từng thành phần môi
trường nước, đất, không khí, trong thời gian qua, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi
trường đối với các nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng được triển khai tích cực,
đặc biệt là tại các khu công nghiệp, làng nghề, các dô thị, các cơ sở sản xuất; qua đó
cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các
chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhập khẩu phế liệu cũng từng bước được điều
chỉnh và đạt được kết quả nhất định. Một số văn bản quan trọng quy định danh mục
phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đã được ban hành. Công
tác theo dõi, cập nhập tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu trên phạm vi cả nước
cũng được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, qua đó góp phần kiểm soát chặt chẽ việc
phá dỡ, thu hồi phế liệu, xử lý và tiêu hủy chất thải theo đúng quy định, đồng thời
tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhập khẩu phế liệu hoạt động thuận lợi đúng pháp

luật [1].

22


1.4.3. Công tác quản lý chất thải và cải thiện môi trường
Trong 6 tháng đầu năm 2015, công tác quản lý chất thải và cải thiện môi
trường tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, trong đó tập trung hoàn thiện, trình Chính
phủ ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý
chất thải và phế liệu với nhiều điểm mới, phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ
môi trường năm 2014. Một số văn bản quan trọng đang được khẩn trương xây dựng
như: Thông tư quy định về quản lý chất thải rắn thông thường và tiêu hủy ưu đãi,
miễn trừ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với lò đốt chất thải rắn
sinh hoạt. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã có Quy hoạch quản lý chất thải rắn,
nhiều địa phương đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo thu
gom trên 80% lượng chất thải rắn của địa phương.
Công tác xử lý chất thải nguy hại được quy định và quản lý chặt chẽ từ Trung
ương đến địa phương, thông qua việc cấp phép, kiểm tra giám sát các đơn vị xử lý
chất thải nguy hại. Tính đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc đã có 83 doanh
nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên và khoảng 130 đơn vị
(chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) được các Bộ, ngành và địa
phương cấp phép hoạt động [1].
1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, các điểm nóng về môi
trường
Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được Bộ Tài nguyên và
môi trường, các Bộ, ngành, địa phương triển khai một cách thường xuyên, liên tục,
có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng
thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường, được dư luận và
xã hội đồng tình, ủng hộ.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 467

Kết luận thanh tra đối với 467 cơ sở, khu công nghiệp được thanh tra vào quý IV
năm 2014; đã lập biên bản và ban hành 162 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng sốtiền xử phạt khoảng 20,5 tỷ đồng và 18
Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định; đang tiếp
tục tổ chức các Đoàn thanh tra trên địa bàn các tỉnh, thành phố về việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tình hình thực hiện Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định số 1788/QĐ-TTg. Bên việc thanh tra, kiểm

23


tra theo kế hoạch thường xuyên, hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời
phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã
được thực hiện tốt, cụ thể: năm 2014 đã kiểm tra đột xuất, phát hiện vi phạm của
các công ty sản xuất hóa chất trong khu công nghiệp Tằng Loỏng thuộc tỉnh Lào
Cai, Công ty TNHH Thép Đồng Tiến, Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Phúc
Lợi, Công ty cổ phần dầu thực vật Quang Minh, Công ty Phát triển số 1 -TNHH
MTV - Nhà máy tuyển quặng sắt Làng Mị, Công ty cổ phần Bitexco Nam Long;
trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo thanh tra đột
xuất đối với 02 cơ sở tái chế thùng phuy gây ô nhiễm môi trường tại phường Đồng
Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính với tổng số tiền phạt là 514.500.000 đồng, đồng thời buộc các cơ sở
phải khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật) và Công ty TNHH
Ánh Mai tại mỏ Cóc Chặng, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Tại hầu hết các địa phương, hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo vệ
môi trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, trung bình hàng năm các địa
phương tổ chức hơn 200 đoàn thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều
vụ việc vi phạm trên địa bàn.
Nhìn chung, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở đã có chuyển biến tích cực, tuy

nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong
đó tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác
nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải, khí thải không
đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường
khác. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số
tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng,
năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần
thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng[1].
1.4.5.Công tác xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

24


Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được
triển khai quyết liệt, có hiệu quả. Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, có 389/439
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cơ bản đã hoàn thành các biện pháp xử
lý ô nhiễm triệt để (chiếm 88,61%); còn 50 cơ sở chưa hoàn thành (chiếm 11,39%),
trong số đó có 26 cơ sở hoạt động công ích (18 bãi rác, 8 bệnh viện) đã được Thủ
tướng Chính phủ gia hạn thời hạn xử lý đến 31 tháng 12 năm 2015 theo Quyết định
số 1788/QĐ-TTg. Như vậy, nếu không tính 26 cơ sở công ích đã được gia hạn, đến
nay tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg đã hoàn thành các biện pháp xử lý là 389/413 cơ sở (đạt tỷ lệ
94,19%).Điều đó cho thấy các cơ chế, chính sách và biện pháp được thực hiện trong
thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực.
Thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đến năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa

phương tích cực triển khai nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
tính đến tháng 6 năm 2015, trong số 186 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
có thời hạn xử lý đến 31 tháng 12 năm 2015 (trong đó không tính 43 cơ sở còn tồn
đọng từ Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg chuyến sang) đã có 140 cơ sở cơ bản hoàn
thành biện pháp xử lý, không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm tỷ lệ
75,27%). Đồng thời, hầu hết cáccác cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo
Quyết định số 1788/QĐ-TTg đều đã thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm trong thời gian xử lý triệt để theo danh mục và biện pháp xử lý theo đúng chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó đã góp phần giảm thiểu tác động và ô nhiễm
môi trường tới cộng đồng[1].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan tới bảo
vệ môi trường tại Công ty cổ phần nông sản Phú Gia
25


×