Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

LUẬN VĂN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.48 KB, 34 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Khoa: Kinh tế quốc tế
*****

Môn: Kinh tế học phát triển
ĐỀ TÀI:

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Lê Thị Thương
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.TỪ MỸ HẰNG

MSSV: 030630140330

2.NGUYỄN THỊ HƯỜNG

MSSV: 030630142051

3.NGÔ THỊ HỒNG MAI

MSSV: 030630141371

4.TRẦN HÀ MI

MSSV: 030630142095

5.LÝ THỊ MINH

MSSV: 030630140254



6.HUỲNH THỊ KIM NGỌC

MSSV: 030630140293

7.TRẦN THỊ MINH NGỌC

MSSV: 030630142066

8.NGUYỄN THỊ THANH TÂM

MSSV: 030630141205

9.PHẠM THỊ THẮM

MSSV: 030630141331

10.LÝ THỊ THỊNH

MSSV: 030630142281

11.NGUYỄN THỊ THU

MSSV: 030630142070

Tp. Hồ Chí Minh, 14 tháng 04 năm 2016


2


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Khoa: Kinh tế quốc tế
*****

Môn: Kinh tế học phát triển
ĐỀ TÀI:

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Lê Thị Thương
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
1.TỪ MỸ HẰNG

MSSV: 030630140330

2.NGUYỄN THỊ HƯỜNG

MSSV: 030630142051

3.NGÔ THỊ HỒNG MAI

MSSV: 030630141371

4.TRẦN HÀ MI

MSSV: 030630142095

5.LÝ THỊ MINH


MSSV: 030630140254

6.HUỲNH THỊ KIM NGỌC

MSSV: 030630140293

7.TRẦN THỊ MINH NGỌC

MSSV: 030630142066

8.NGUYỄN THỊ THANH TÂM

MSSV: 030630141205

9.PHẠM THỊ THẮM

MSSV: 030630141331

10.LÝ THỊ THỊNH

MSSV: 030630142281

11.NGUYỄN THỊ THU

MSSV: 030630142070

Tp. Hồ Chí Minh, 14 tháng 04 năm 2016


MỤC LỤC :



Bảng phân công nhiệm vụ:
Công việc
Chương 1 + lời mở đầu

Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu: 030630142070
Trần Thị Minh Ngọc: 030630142066

Chương 2

Phạm Thị Thắm: 030630141331
Ngô Thị Phương Mai:
030630141371
Lý Thị Minh: 030630140254

Chương 3 + Kết luận

Nguyễn Thị Thanh Tâm:
030630141205
Huỳnh Thị Kim
Ngọc:030630140293

Tổng hợp 3 chương thành
bài tiểu luận
Thiết kế Power Point

Trần Hà Mi: 030630142095
Lý Thị Thịnh: 030630142281


Thuyết trình

Nguyễn Thị Hường: 030630142051
Từ Mỹ Hằng: 030630140330

Điểm số


Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... .


MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, những ảnh hưởng của công ty đa quốc
gia cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy các nước cùng chạy đua
trên con đường phát triển. Chúng ta đang sống trong giai đoạn có sự thay đổi nhanh
chóng về kinh tế, kỹ thuật, khoa học, công nghệ… Để hội nhập với nền kinh tế thế
giới, chúng ta phải có những sự chuyển mình để không bị gạt khỏi vòng quay chung
của thế giới. Trong bối cảnh xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một
quan điểm nổi bất của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc hội đã
thông qua luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các cá nhân tổ chức là người nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn đầu tư của nước
ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài góp phần không nhỏ vào tổng vốn đầu tư
xã hội, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
kinh tế xã hội, đưa nước ta vào một giai đoạn mới.Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý tới thị trường
Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài càng giữ vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động đầu tư nước ngoài là kênh huy động
vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả gốc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô, đầu
tư nước ngoài tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và phúc lợi xã hội cho con người - ba khía cạnh để đánh giá sự phát triển kinh tế của

một quốc gia. Trên gốc độ vi mô, đầu tư nước ngoài có tác động mạnh mẽ đến năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước… Đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng và
nó đã khẳng định rõ vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của
các nước được đầu tư. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián
tiếp (FII). Trong khi, FII có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển thì FDI
có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, bổ sung vốn trong nước, tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng số lượng việc làm và đào tạo
nhân công, tăng nguồn thu cho ngân sách…


Thực tế trong những năm qua cũng như dự báo cho giai đoạn tới đã khẳng định
tầm quan trọng của FDI với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Đánh giá đúng vị trí,
vai trò của đầu tư nước ngoài. Đại hội lần thứ IX của Đảng ta đã coi kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển, hướng vào xuất khẩu, xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm
nhiều việc làm và đề ra nhiệm vụ cải thiện nhanh môi trường kinh tế và pháp lí để thu
hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu là FDI) đối với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của cả nước. Vì những nguyên do đó mà đầu tư trực tiếp nước ngoài và
sự tác động của nó đối với nền kinh tế của nước được đầu tư là một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu của các quốc gia.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
SO SÁNH VỚI ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
I. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
1. Khái niệm :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là
FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng

cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm
quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty".
2. Đặc điềm, vai trò:
a. Đặc điểm:

- Góp vốn đủ lớn để được quyền quản lý và điều phối hoạt động kinh doanh
- Quyền kiểm soát của nhà đầu tư phụ thuộc vào quyền góp vốn
- Đầu tư bằng vốn vào kinh doanh theo nguyên tắc “ lời ăn lỗ chịu”
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn khi đã trừ các khoản đóng
góp
- Tính rủi ro cao, lâu thu hồi vốn.
b. Vai trò:

- Thứ nhất, FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước:
Trong các lí luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một
nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong
nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn
FDI.


- Thứ hai, FDI đẩy nhanh tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được

phần nào bằng “chính sách thắt lưng buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết
quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc
gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà
các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí
lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút
đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
- Thứ ba, FDI tạo nguồn thu ngân sách lớn:
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
- Thứ tư, FDI góp phần tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi
phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao
động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào
tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các
nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội
ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường,
mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thứ năm, FDI thúc đẩy kinh tế trong nước tham gia mạng lưới sản xuất toàn
cầu:
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn
với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy,
nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cậu thuận lợi cho
đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài:


Những xu hướng vận động của dòng vốn FDI trên thế giới hiện nay:

- Thứ nhất, dòng vốn FDI trên thế giới ngày một gia tăng và chịu sự chi phối chủ
yếu của các nước công nghiệp phát triển.
- Thứ hai, đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức hợp nhất hoặc mua lại các chi
nhánh công ty ở nước ngoài (Cross border M & A) đã bùng nổ trong những năm gần
đây, trở thành chiến lược hợp tác phát triển chính của các công ty xuyên quốc gia
(TNC).
- Thứ ba, có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư trên thế giới.
- Thứ tư, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản chi phối dòng vận động chính
của vốn FDI (vào, ra) trên thế giới.
- Thứ năm, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đóng vai trò rất quan trọng trong
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư ra nước ngoài.
- Thứ sáu, dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đang gia tăng mạnh mẽ,
đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á.
 Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam :

Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội có
liên quan, tác động đến hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một
nước. Có thể rút ra một số nhận xét cơ bản về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện trong thời gian tới.
Tình hình quốc tế và khu vực có những chuyển biến tích cực có lợi cho việc phát
triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và quan hệ đầu tư trực tiếp với
nước ngoài nói riêng.
Đối với tình hình chính trị, Việt Nam có thuận lợi là các cơ quan quản lý nhà
nước ổn định trong thời gian dài, các chính sách luôn được cải tiến nhằm đảm bảo
quyền lợi cho chủ đầu tư nước ngoài. Trong luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định: " Nhà nước Việt Nam cam kết đảm bảo cho
các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo đối đãi công bằng và thoả đáng...”


Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tầm vĩ mô ngày càng hấp dẫn các nhà

đầu tư nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các nghị định triển khai ban hành
quá chậm và thiếu chi tiết khiến các cấp thực hành, hiểu khác nhau ở các nơi gây khó
khăn cho hoạt động của các chủ đầu tư.
Môi trường chính trị, xã hội cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được đánh giá
ổn định, lành mạnh. Công cuộc đổi mới thu hút được thành tựu ngày càng lớn về các
mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại đã chứng minh bằng thực tế khả năng Việt Nam
vượt qua được thử thách và trở thành một đối tác quan trọng trong khu vực không chỉ
về chính trị mà cả về kinh tế. Nhưng Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình đổi mới,
hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực, không phải tất cả các nước và nhà đầu tư
nước ngoài đã hiểu và tin tưởng vào chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước
ngoài tại Việt Nam.
Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tuy mới hình thành nên
chưa thật đầy đủ, đồng bộ, nhưng phần nào đã có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài và nhiều văn bản pháp lý về đầu tư nước ngoài đã
được ban hành. Các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực khuyến khích đầu tư,
các hình thức đầu tư nước ngoài và các biện pháp bảo đảm đầu tư được xem là thông
thoáng, hấp dẫn so với các nước khác.
4. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với vốn đầu tư nước ngoài:
Quan điểm chủ đạo của chính sách kinh tế đối ngoại nước ta được Đảng ta khẳng
định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa
dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước
trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều
mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn
tại và các tranh chấp bằng thương lượng”. Riêng về kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ: “Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động,
tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên
trường quốc tế”. Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Phát huy cao độ nội lực đồng thời



tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển
nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị quyết 7 của Bộ Chính trị khóa IX một lần nữa
khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối
đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng
XHCN bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo
vệ môi trường”. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, ta nhận thấy việc hội nhập
kinh tế quốc tế là điều tất yếu khách quan. Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội của một quốc gia đi lên, và quan trọng là sẽ
có nhiều cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài đổ vào, đặc biệt là những nước còn chậm
phát triển. Việt Nam ngoài những thuận lợi đáng kể về mặt vị trí địa lý, tự nhiên, chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì việc là thành viên của ASEAN, APEC và WTO thì việc
hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư là cần thiết. Qua thực tiễn 15 năm đổi mới,
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5
thành phần: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản
nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
5. So sánh đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và đầu tư nước ngoài gián tiếp
(FPI).
 FDI.
 Ưu điểm:
 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội






trong nước.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công
Nguồn thu ngân sách lớn.
FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay
thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài… Do vậy, FDI là hình thức thu hút và

sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư.
 Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có
tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều
phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo
nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…
 Nhược điểm:


Khi đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư không những góp vốn mà còn đứng ra quản lí dự
án đó. Tuy nhiên việc quản lí này đôi khi không hiệu quả do sự khác biệt giữa các quốc
gia, những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chênh lệch về năng suất cận
biên của vốn giữa các nước.
 FPI.
 Ưu điểm:
 Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội điạ và làm giảm chi phí vốn





thông qua việc đa dạng hóa rủi ro.
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa.
Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của chính phủ.
Nhược điểm:

Nếu dòng đầu tư FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng

phát triển quá nóng (bong bóng), nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó.
 Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống
tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính một
khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế.
 FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái.
• Giống nhau: là các hình thức đầu tư tư nhân quốc tế với việc các nhà đầu tư của một
nước (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khác sang một
nước khác để thực hiện các hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu
quả xã hội, đều chịu những rủi ro chính trị và rủi ro tỉ giá hối đoái.



Khác nhau:
FDI
Hình thức

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI
Đầu tư gián tiếp


nước ngoài
Nắm quyền quản lý,

Mua chứng khoán và không

kiểm soát trực tiếp


nắm quyền kiểm soát trực tiếp

Quyền kiểm
soát

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư,
quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải

Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có
toàn quyền chủ động trong kinh
doanh.

Số lượng chứng khoán mà các

đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu công ty nước ngoài được mua có
Phương tiện trong vốn pháp định hoặc vốn điều thể bị khống chế ở mức độ nhất
đầu tư

Mức rủi ro

lệ tùy theo quy định của pháp luật định tùy theo từng nước, thường
từng nước.

là < 10%.

Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư


Rủi ro ít

Thu được theo lợi nhuận của công Thu được chia theo cổ tức hoặc
Lợi nhuận ty và được phân chia theo tỷ lệ góp việc bán chứng khoán thu chênh
vốn.

lệch.

Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc Lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một
Mục đích

kiểm soát.

khoảng lợi nhuận tương lai dưới
dạng cổ tức, trái tức hoặc phần
chênh lệch giá.

Hình thức
biều hiện

Xu hướng
luân chuyển

Vốn đi kèm với hoạt động thương Chỉ đơn thuần là luân chuyển
mại, chuyển giao công nghệ và di vốn từ trực tiếp sang nước tiếp
chuyển sức lao động quốc tế.

nhận đầu tư.

Từ nước phát triển sang nước đang Từ các nước phát triển với nhau

phát triển.

hoặc đang phát triển hơn là luân
chuyển các nước kém phát triển.


CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM
1. Cột mốc cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN:
- Ngày 19/12/1987,Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại VN.
- Khoảng 20 năm qua là một khoảng thời gian đủ dài để đánh giá một cách khách
quan, có căn cư thực tế hoạt động FDI tại Việt Nam.
2. Tổng quan về nguồn vốn FDI tại Việt Nam:
 FDI từ năm 1988 – 2008:

Năm
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000


Số dự án

Vốn đăng kí
(Triệu USD)

10,695
37
67
107
152
196
274
372
415
372
349
285
327
391

152,296.2
3417
5,255
735
1,291.5
2,208.5
3,037.4
4,188.4
6,937.2
10,164.1

5,590.7
5,099.9
2,565.4
2,838.9

Vốn thực
hiện
(Triệu USD)
53,545.5
0
0
0
3,288
5,749
1017.5
2,040.6
2,556
2,714
3,115
2,367.4
2,334.9
2,413.5

Tỷ lệ giải
ngân (%)
35.15879
0
0
0
25.45877

26.03124
33.49905
48.72028
36.84484
26.70182
55.71753
46.42052
91.01505
85.01532


2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Sơ bộ 2008

555
808
791
811
970
987
1,544
885

3,142.8

2,998.8
3,991.2
4,547.6
6,839.8
1,200.4
21,347.8
52,700

2,450.5
2,591
2,650
2,852.5
3,308.8
4,100.1
8,030
8,100

77.97187
86.40123
83.04086
62.72539
48.37568
34.15611
37.61512
15.37002
( Tổng cục thống kê 2007)

 FDI từ năm 2014:

Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư vừa công bố báo cáo tình hình thu

hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Theo đó, tính chung cả cấp mới và
tăng vốn trong 12 tháng năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 20,23 tỷ USD; bằng 93,5% so với cùng kỳ 2013 và tăng 19% so với kế
hoạch năm 2014 (17 tỷ USD).
3. Thành tựu nổi bật của FDI tại Việt Nam.
Hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng
trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nước có tốc độ phát triển kinh tế
chậm, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển cao và
ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. FDI đã được nhìn nhận như là một trong
những trụ cột góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
3.1. FDI đã góp phần tích luỹ vốn và tăng thu ngân sách cho Việt Nam.
Thời kỳ 1996-2000, không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI
đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách từ khối
doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng hai
năm 2006-2007 khu vực có vốn FDI đã nộp ngân sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ
1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. Tính đến hết tháng 6 năm 2009, Việt Nam
có 10.409 dự án FDI với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD.


3.2 Tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề .
Đây là một trong những đóng góp quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm
2007, doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp,
trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
Đầu tư giúp nâng cao thu nhập của dân cư, giúp xoá đói giảm nghèo, người dân
từ chỗ bế tắc, thất nghiệp, sau khi có nguồn vốn đầu tư thu hút lao động, tạo việc làm,
người dân có thể có thu nhập cao hơn, ổn định cuộc sống, phát huy năng lực của mình.
Ví dụ: Ở huyện Thạch Thành – Thanh Hoá. Trước khi có nhà máy đường liên
doanh Đài Loan – Việt Nam, người dân trồng mía chỉ để bán lẻ hoặc bán với giá quá
rẻ, nhiều người dân không có việc làm. Nhưng sau khi có nhà máy đường ở tại đó,
người dân trồng mía có nơi tiêu thụ lại với giá cao hơn, nên người dân đã có thu nhập

cao hơn, nhiều người dân đã có việc làm, góp phần nâng cao đời sống của mình.
3.3. Chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn đi kèm với đào
tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó đã góp phần hình thành một đội ngũ các cán bộ,
công nhân có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây
chuyền công nghệ đặc thù, lao động Việt Nam sau khi được tuyển dụng đều được đưa
đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết
các công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao đều tập trung chủ yếu trong
khu vực có vốn FDI.
3.4. Dịch chuyển cơ cầu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn FDI cao hơn mức tăng trưởng
công nghiệp chung của cả nước, góp phần thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong
ngành công nghiệp tăng dần qua các năm. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời ỷ lệ giải ngân ngành này khá cao góp phần
nâng cao tỷ trọng giá trị công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội.
Đầu tự trực tiếp từ nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng
cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như: dầu khí, công nghệ thông tin, hóa
chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử, điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm, dệt may,....


3.5. FDI cũng góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tính đến hết tháng 6 năm 2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam. Trong số 96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam
có 81 tập đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí Fortune bình chọn. Các
tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư tại Việt Nam. Với công nghệ cao,
tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn này đã đầu tư các dự án tập trung vào các lĩnh
vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam như: Công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công

nghiệp điện tử – viễn thông, sản xuất ôtô.
Ví dụ : Tập đoàn Samsung đầu tư tại Việt Nam:
Samsung là một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, trụ sở ở Seoul. Có mặt
tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã đầu tư vào
Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD. Trong đó, riêng Samsung Electronics là 8,9
tỷ USD, bao gồm dự án sản xuất ĐTDĐ ở Thái Nguyên (5 tỷ USD), ở Bắc Ninh (2,5 tỷ
USD).
Tập đoàn này chính thức khởi công xây dựng khu phức hợp điện tử gia dụng
Samsung (SEHC) tại khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự án có vốn đầu tư 1,4 tỷ
USD, chính thức được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014.
Tính riêng năm 2014 Samsung đã đầu tư thêm 5,4 tỷ USD, chiếm 31% tổng vốn
FDI đăng ký tại Việt Nam tính tới cuối tháng 11/2014.
Theo báo cáo của Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, tháng 7/2015 tổng số nhân
lực làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là hơn
100.000 người. Nhưng do có thêm nhiều model mới của các dòng điện thoại và thêm
nhiều đơn đặt hàng nên Samsung Việt Nam đã tuyển dụng thêm rất nhiều nhân lực.
4. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt

Nam.
4.1 Về số dự án và số vốn đầu tư.
 Trong giai đoạn từ 2005 -2007, nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt
nam tăng mạnh và đạt kỷ lục vào năm 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ
USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.
 Trong giai đoạn từ 2008-2012, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công
nghệ cao và có khả năng tạo sản phẩm có sức canh tranh.


Cụ thể:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ, vượt 25% năm 2007
- Lao động 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007

- Nộp ngân sách nhà nước: 2 tỷ USD tăng 29% so với 2007
 Giai đoạn 2014-2015: Tổng vốn đầu tư tăng trên 40% từ 13,7 tỷ USD 19,3 tỷ USD;
vốn giải ngân đạt 11,8 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.
Đơn vị: Tỷ USD

 Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng lên đáng kể. Tính chung

trong 2 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,803 tỷ USD,
tăng 135% so với cùng kỳ năm 2015.
Kỳ vọng tăng trưởng:
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với 55 nền kinh tế
trên thế giới, với hơn 90% các dòng thuế suất được giảm về 0%, được xem là lợi thế
lớn cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân
hàng Standard Chartered Việt Nam từng nhận định, Việt Nam đang là một địa chỉ đầu
tư hấp dẫn và vẫn sẽ thu hút nhiều vốn FDI trong năm 2016 và dự báo đầu tư sẽ đóng


góp tỷ lệ cao hơn vào tăng trưởng so với năm 2015 nhờ lượng vốn FDI được giải ngân
cho các dự án sẽ tiếp tục tăng.
Xác định FDI vẫn là một yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam, nhiều
biện pháp nhằm tăng cường thu hút các dự án FDI sẽ tiếp tục được triển khai hiệu quả
đặc biệt là các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp.
4.2. Vốn đầu tư vào các lĩnh vực.

Ngành CN chế biến chế tạo chiếm hơn 70% vốn FDI vào VN trong 10 tháng năm
2014.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục chiếm ưu thế vượt trội. Trong
đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 636 dự án đầu tư đăng ký mới; tổng số vốn cấp mới
và tăng thêm là 9,7 tỷ USD; chiếm 70,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng năm

2014.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 29 dự án đầu tư đăng ký mới,
tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,22 tỷ USD; chiếm 8,9%. Đứng thứ 3 là lĩnh
vực là lĩnh vực Xây dựng với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,03 tỷ
USD chiếm 7,5% tổng vốn đăng ký.


Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng cao
trong những năm gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và ưu tiên
phát triển 2 ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghệ thông tin và công nghệp hỗ trợ;
tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam.
-

Với nguồn lao động dồi dào và chi phí lao động rẻ, Việt Nam được coi là điểm đến hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến,

-

chế tạo cần lượng nhân công lớn.
Sự xuất hiện ngày càng dày đặc các nhà máy công nghệ hiện đại ở Việt Nam như
Samsung, LG, Nokia ...
4.3. Về đối tác đầu tư.

Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam.


Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3,55 tỷ
USD, chiếm 31,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hồng Kông đứng thứ hai với tổng

vốn đầu tư là 1,52 tỷ USD, chiếm 13,6 % tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng thứ ba với
tổng vốn đầu tư là 1,43 tỷ USD, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Singapore
với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 1,07 tỷ USD, chiếm 9,6% tổng vốn
đầu tư.
5. Tác động của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
 Tác động tích cực của FDI:
Các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Ba yếu tố cơ bản
cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia là:
- Cơ cấu thành phần kinh tế.
- Cơ cấu ngành kinh tế.
- Cơ cấu vùng kinh tế.
Trong số ba yếu tố đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết
định hình thức của những cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành
kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở
nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ năng và trình độ quản lý có tác động mạnh đến cơ cấu
ngành kinh tế dẫn đến làm thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp
nhận đầu tư. Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho thấy một
đặc điểm là nguồn đầu tư đó chủ yếu nhằm vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối
với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư đó là tương đối thấp hoặc nếu có
thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Như vậy, nhìn chung hoạt động
FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo
hướng tương đối ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp.
Một số tác động tích cực khác:
- FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
- FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
 Tác động tiêu cực của FDI.
• Vấn đề về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế :
Thứ nhất, vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các
nguồn vốn khác từ nước ngoài (vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ).



Thứ hai, vốn do hoạt động FDI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của quốc
gia tiếp nhận đầu tư. Nếu vốn FDI được cung cấp là lớn sẽ giảm cầu tiền, làm tăng lạm
phát và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ.


Về môi trường, chuyển giao công nghệ về hiệu quả sản xuất .
Về vấn đề môi trường: tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải sử dụng nhiều tài nguyên
thiên nhiên và chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây tình trạng ô
nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu được tiến hành trong công
nghiệp và những chất thải nếu không xử lí tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài nguyên nhân trên còn có việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi
đầu tư sang nước nhận đầu tư cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì
chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và mang lại hậu quả cho nước
nhận đầu tư:
Thứ nhất, thải công nghệ lạc hậu để đổi mới công nghệ nước mình.
Thứ hai, việc chuyển giao mang lại nguồn thu cho nước đi đầu tư. Về chuyển
giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Chuyển giao công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu
quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư, công nghệ hóa học sẽ kìm hàm sự phát triển
kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư.



Những thách thức, hạn chế của FDI :
FDI làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các nước tiếp nhận đầu tư hoạt
động FDI một mặt làm tăng thu nhập cho địa phương. Mặt khác nó chỉ ưa thích những
vùng, những địa phương có điều kiện thuận lợi, đó cũng thường là những nơi khá giả.
Bởi vậy, FDI sẽ làm cho những nơi giàu thì giàu nhanh hơn, còn những vùng khó khăn,
nơi khó mời gọi FDI thì thay đổi một cách chậm chạp.

 Tác động khác:

a) Về cạnh tranh
Những công ty FDI thường sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất
tiên tiến, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là những đối thủ cạnh tranh
đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước. Không ít trường hợp hàng hoá và dịch
vụ của các công ty đa quốc gia chiếm dần thị trường của các doanh nghiệp bản địa,
thậm chí khiến các doanh nghiệp này đi đến phá sản hoặc bị thôn tính.


b) Về lao động
Người lao động làm trong doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi phải có trình độ lao
động cao nếu không đáp ứng thường bị xa thải. Một trong những nguyên nhân khác
dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là sự hợp nhất, sáp nhập và giải thể của
các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới ngày càng tăng lên.
6. Thực trạng giải ngân vốn 2016.
Năm 2015, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạt mức kỷ lục,
với 14,5 tỷ USD. Thành tích này đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục lặp lại trong năm 2016.
Năm 2015, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI giải ngân đạt 14,5
tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014. Đây là mức giải ngân kỷ lục mà theo đánh giá
của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh là “chưa bao giờ Việt Nam đạt
được”. Những năm trước đây, mức giải ngân vốn FDI chỉ xoay quanh ngưỡng 11 - 12
tỷ USD/năm.
Trong bối cảnh vốn FDI được dự báo sẽ tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam trong
năm nay, khi hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và đặc biệt là đầu
tháng 2/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết, hoàn
toàn có thể kỳ vọng, vốn FDI giải ngân cũng tăng lên tương ứng.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1 năm 2016,
vốn FDI giải ngân đạt 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015. Một mức
tăng ấn tượng và có thể là một động thái tích cực đầu năm, báo hiệu một năm 2016

“đầu xuôi đuôi lọt” đối với giải ngân vốn FDI.
Tại nhiều địa phương trong cả nước, nhiều dự án FDI đang tiếp tục được khởi
công và đẩy nhanh tiến độ triển khai. Chẳng hạn, cuối tháng 1 năm 2016, tức là vào
thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, Schneider Electric đã chính thức khởi công xây
dựng giai đoạn I của nhà máy mới đặt tại Khu công nghệ cao Sài Gòn (Saigon HighTech Park - SHTP) tại TP.HCM.
Với vốn đầu tư 45 triệu USD, Schneider Electric dự kiến biến dự án này trở thành
một trong những trung tâm sản xuất chính cho cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương
của Tập đoàn. Với kế hoạch đưa nhà máy vào hoạt động trong cuối năm 2016 này. Có
nghĩa, một nguồn vốn đầu tư khá lớn sẽ được đưa vào giải ngân.


Trong khi đó, trong kế hoạch đầu tư của Công ty TNHH Maple (Singapore), nhà
đầu tư vừa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để triển khai dự án may mặc với
tổng vốn đầu tư 110 triệu USD tại Bắc Ninh; hay của Công ty TNHH New Wing
Interconnect Technology (Hàn Quốc), có dự án sản xuất tai nghe, dây kết nối với tổng
vốn đầu tư 100 triệu USD tại Bắc Giang, thì họ cũng sẽ nhanh chóng triển khai dự án
ngay trong năm nay để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nếu Maple là để đón đầu các cơ
hội do TPP mang lại, thì New Wing tiếp tục “ngóng” tới nhu cầu mua linh kiện của nhà
sản xuất thiết bị di động hàng đầu thế giới hiện đang có mặt tại Việt Nam - Samsung.
Thông tin cho biết, năm nay, có thể, một loạt dự án FDI quy mô lớn cũng sẽ được
khởi công xây dựng. Điển hình là Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Quảng Nam),
vốn đầu tư 4 tỷ USD; hay Dự án Lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên), vốn đầu tư 3,2 tỷ USD...
Ngoài ra, theo thông tin của phóng viên Báo Đầu tư, sự tăng tốc triển khai của
các dự án của Samsung TP.HCM, mới tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD, hay Samsung
Display, đã tăng vốn từ 1 tỷ USD lên 4 tỷ USD, rồi Lọc hóa dầu Nghi Sơn... được kỳ
vọng sẽ đóng góp một ngân khoản không nhỏ cho vốn FDI giải ngân trong năm 2016.
Cũng cần phải nhắc lại một điều rằng, việc vốn FDI giải ngân trong năm 2015 đạt
kết quả cao như vậy là nhờ hàng loạt dự án quy mô lớn đã được cấp tập triển khai trong
năm qua. Trong đó, hai dự án được nhắc tới nhiều nhất là Liên hợp Gang thép Formosa
Hà Tĩnh, vốn đầu tư 10,5 tỷ USD và Dự án Samsung Electronics Việt Nam Thái

Nguyên (SEVT)...
Năm 2015, Formosa đã tăng tốc xây dựng, nhập thiết bị để đến ngày 25/12/2015,
đã cho ra cuộn thép cán nóng đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của dự án FDI quy mô
lớn nhất Việt Nam hiện nay. Cũng trong năm 2015, Formosa đã đưa Tổ máy phát điện
đốt than số 1 của Dự án đi vào hoạt động.
Trong khi đó, Samsung - sau quyết định đầu tư thêm 3 tỷ USD ở Thái Nguyên
vào cuối tháng 11/2014, để nâng tổng vốn đầu tư tại tỉnh này lên 5 tỷ USD, đã cấp tập
xây nhà xưởng mới, nhập khẩu máy móc để ngay trong quý I/2015 đã chính thức sản
xuất dòng điện thoại di động vỏ kim loại ở Việt Nam.
Số liệu không chính thức được công bố, song nhiều thông tin cho biết, chỉ riêng
khoản giải ngân của hai dự án này đã lên tới hàng tỷ USD trong năm 2015. Nhờ thế, kỷ
lục giải ngân FDI đã được thiết lập trong năm ngoái.


×