Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

06 cham soc va du phong cac benh thuong gap o phu nu va tre em phan cham soc tre em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.13 MB, 122 trang )

BỘ Y TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(Ban hành kèm theo công văn số: 1925/BYT-K2ĐT ngày 02/4/2010)

Chă
Chăm sóc trẻ
trẻ em

HÀ NỘI – 2010


BỘ Y TẾ

CHĂM SÓC VÀ DỰ PHÒNG
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
(DÙNG CHO KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN TỤC)

Chăm sóc trẻ em

HÀ NỘI - 2010


Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Huy Nga
Tham gia biên soạn:
GS.TS. Trần Thị Phương Mai
PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu


PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Tú
TS. Trần Đắc Phu
ThS. Trương Đình Bắc
BS. CK2. Dương Thị Bế
ThS. Đặng Thị Quỳnh Hoa
BS. CK1. Nguyễn Thị Kim Hoa
BS. Nguyễn Thị Thanh.
ThS. Đinh Ngọc Đệ
BS.CK1. Trương Thị Tân
Hiệu đính: GS.TSKH Nguyễn Văn Dịp.
Bản quyền: thuộc Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng & Môi trường).


LỜI GIỚ
GIỚI THIỆ
THIỆU

Trong những năm qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong công tác chăm
sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ
em nói riêng. Tuy nhiên công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em vẫn còn
nhiều khó khăn đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Dự án Hỗ trợ y tế dự phòng sử dụng vốn vay và vốn viện trợ của Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), được triển khai tại 45 tỉnh thành nhằm tăng
cường năng lực toàn diện của hệ thống Y tế dự phòng trong việc khống chế các
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tăng khả năng đối phó với các thách thức mới
nảy sinh. Trong khuôn khổ của dự án, để đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân viên y tế
làm việc tại cộng đồng, Bộ Y tế đã biên soạn cuốn tài liệu “Chă
Chăm sóc và dự
dự
phòng các bệ

thường gặ
gặp ở phụ
phụ nữ
nữ và
và trẻ
trẻ em” sử dụng để tập huấn cho các y,
bệnh thư
bác sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ së.
Nội dung của cuốn sách bao gồm những chủ đề cơ bản trong chăm sóc sức
khỏe phụ nữ và trẻ em được chia thành 2 quyển:
- Quyển 1. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Dân số kế hoạch hóa gia đình.
Chăm sóc phụ nữ ngoài thời kỳ mang thai.
- Quyển 2. Chăm sóc trẻ em.
Cuốn tài liệu được các cán bộ Cục Y tế dự phòng và Môi trường, các Viện
chuyên ngành, các cán bộ quản lý và các giáo viên giảng dạy tại các trường đại
học và cao đẳng y tế của một số tỉnh có kinh nghiệm trong công tác đào tạo cán
bộ y tế cho tuyến huyện, xã tham gia biên soạn và góp ý.
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ngân hàng phát triển Châu Á, các
tác giả, các chuyên gia và các cơ quan đã phối hợp và hỗ trợ chúng tôi trong quá
trình thực hiện biên soạn cuốn tài liệu này.
Mặc dù tập thể biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn tài liệu “Chă
Chăm
sóc và dự
phòng các bệ
bệnh thư
thường gặ
gặp ở phụ
phụ nữ
nữ và
và trẻ

trẻ em” chắc chắn không khỏi
dự phòng
thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý trong quá trình sử dụng
của các giáo viên, học viên để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn !
BỘ Y TẾ
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

3


MỤC LỤ
LỤC
Nội dung

Trang

Bài 1

Biểu đồ tăng trưởng

5

Bài 2

Nuôi con bằng sữa mẹ

15


Bài 3

Nuôi con khi mẹ thiếu sữa

20

Bài 4

Ăn bổ sung

25

Bài 5

Phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

29

Bài 6

Phòng chống tiêu chảy

36

Bài 7

Phòng chống viêm miệng

48


Bài 8

Phòng chống suy dinh dưỡng

52

Bài 9

Phòng chống còi xương

56

Bài 10

Phòng chống thiếu Vitamin A

60

Bài 11

Phòng chống co giật do sốt cao

66

Bài 12

Phòng chống hạ thân nhiệt

71


Bài 13

Phòng chống viêm da

75

Bài 14

Phòng chống dị vật đường thở

83

Bài 15

Phòng chống động vật cắn

90

Bài 16

Phòng chống đuối nước

100

Bài 17

Phòng chống bỏng

104


Bài 18

Phòng chống điện giật

108

Đáp án câu hỏ
hỏi lư
lượng giá

112

Tài liệ
liệu tham khả
khảo

121

4


BÀI 1
BIỂ
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯ
TRƯỞNG
MỤC TIÊU
TIÊU
1. Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng biểu đồ tăng trưởng
trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em.
2. Mô tả và sử dụng được biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khỏe trẻ em.

3. Đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ em và của cộng đồng qua
biểu đồ tăng trưởng.
NỘI DUNG
Biểu đồ tăng trưởng là công cụ đơn giản nhưng rất hiệu quả để giúp cộng
đồng tham gia theo dõi tình trạng sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
1. Mục đích, ý nghĩ
nghĩa củ
của việ
việc sử
sử dụ
dụng Biể
Biểu đồ tă
tăng trư
trưởng
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển. Khái niệm lớn nói lên sự tăng
trưởng về khối lượng và kích thước của cơ thể nói chung và các bộ phận của cơ thể
nói riêng. Khái niệm phát triển nói lên sự trưởng thành về chức năng của các bộ
phận trong cơ thể. Sự tăng cân của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng và
tình trạng bệnh tật của trẻ nhiều hơn là yếu tố di truyền, nòi giống. Do đó việc theo
dõi cân nặng của trẻ một cách đều đặn là một biện pháp để đánh giá quá trình lớn
lên, phát triển của trẻ và cũng là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa kịp thời suy
dinh dưỡng và béo phì cho trẻ em.
Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) là các đồ thị theo dõi sự phát triển về cân nặng
và chiều cao của trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Mỗi trẻ dưới 5 tuổi có một BĐTT riêng, giúp
cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình.
Cân trẻ hoặc đo chiều cao một lần có thể xác định được nguy cơ của các vấn
đề dinh dưỡng nhưng không đủ thông tin để theo dõi tăng trưởng về thể lực của trẻ.
Kết quả của nhiều lần cân, đo chính xác được vẽ trên BĐTT sẽ cung cấp các thông
tin cần thiết liên quan đến diễn biến phát triển thể lực của trẻ, giúp đánh giá tình
trạng sức khỏe của trẻ.

Cộng tác viên sử dụng BĐTT để theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ và đưa

ra những lời khuyên thích hợp cho các bà mẹ về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ.
Đánh giá tỷ lệ % số trẻ bị suy dinh dưỡng so với tổng số trẻ dưới 5 tuổi được
cân ở 1 xã hoặc 1 cộng đồng là cơ sở để lập kế hoạch phòng ngừa suy dinh dưỡng
cho trẻ em dưới 5 tuổi ở xã đó, cộng đồng đó trong thời gian tiếp theo.
2. Sử dụ
dụng biể
biểu đồ tăng trư
trưởng
Biểu đồ tăng trưởng gồm hai mặt, một mặt của biểu đồ dùng để theo dõi cân
nặng của trẻ; mặt thứ hai của biểu đồ dùng để theo dõi chiều cao của trẻ.

2.1. Cân trẻ
trẻ:
2.1.1. Chọn địa điểm cân trẻ:
+ Thuận lợi cho các bà mẹ mang con đến cân;
5


+ Mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông;
+ Nền nhà phẳng và chắc.

2.1.2. Sử dụng cân:
Lựa chọn và sử dụng loại cân thích hợp với lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực
tế cộng đồng để cân cho trẻ. Điều quan trọng là sử dụng cân để cân trẻ đúng kỹ
thuật.
- Cân treo:
+ Cân phải được treo chắc chắn, đảm bảo an toàn;
+ Treo cân ngang tầm mắt để người cân có thể đọc số cân của trẻ một cách dễ dàng

và chính xác;
+ Trước khi cân phải thử cân bằng một vật chuẩn;
+ Cẩn thận kiểm tra lại cân trước khi cân trẻ;
+ Nếu sử dụng rổ cân hoặc quang cân phải nhớ trừ trọng lượng của rổ cân, quang
cân;
- Cân bàn:
+ Đặt cân ở trên nền nhà bằng phẳng và chắc chắn;
+ Mặt cân hướng ra nơi có nhiều ánh sáng để dễ đọc;
+ Trước khi cân phải cân thử kiểm tra lại bằng vật chuẩn;
+ Kiểm tra máng cân chắc chắn khi cân trẻ nhỏ.

2.1.3.
2.1.3. Cách cân trẻ
trẻ:
- Cho trẻ cuốn tã hoặc mặc áo, quần mỏng. Mùa đông nếu trẻ mặc áo, quần dầy phải
nhớ trừ trọng lượng quần, áo;
- Cẩn thận đặt trẻ vào rổ cân hoặc máng cân;
- Đọc số cân khi trẻ ngồi im, không giãy dụa;
- Đọc số cân chính xác đến 100 gam (ví dụ: 8,7 kg).

2.2. Đo chiề
chiều dài nằ
nằm của trẻ
trẻ
2.2.1. Chọn địa điểm đo chiều dài nằm của trẻ:
- Thước đo được đặt trên bàn cao khoảng 70-80 cm so với mặt đất;
- Bàn đặt thước phải chắc chắn và được đặt trên nền nhà phẳng;
- Một mép bàn nên dựa vào tường chắc đề phòng trẻ giẫy có thể bị ngã xuống từ
phía không có người đo.


2.2.2. Cách đo chiều dài của trẻ dưới 24 tháng tuổi:

6


Hình 1.1 Đo chiều dài nằm của trẻ
- Đặt thước cố định trên mặt bàn với thanh trượt vuông góc với mặt thước;
- Cần hai người đã được tập huấn để có thể đo chiều dài nằm của trẻ được chính
xác;
- Cho trẻ cuốn tã hoặc mặc áo, quần mỏng, không đi giầy dép;
- Đặt trẻ nằm ngửa ở giữa của mặt thước, mặt hướng lên trần nhà, đầu trẻ chạm nhẹ
vào thanh chắn đầu của thước, hai chân được giữ để đảm bảo người trẻ duỗi thẳng.
Dịch thanh trượt di động từ dưới lên cho đến khi chạm và ép toàn bộ vào mặt bàn
chân của trẻ;
- Đọc kết quả với độ chính xác tới 0,1 cm.

2.3. Đo chiề
chiều cao
cao đứng củ
của trẻ
trẻ từ
từ 24
24 tháng tuổ
tuổi đến 5 tuổ
tuổi
- Đặt thước đo chiều cao cố định trên nền nhà phẳng và chắc, mặt thước áp sát vào
tường hoặc cột thẳng đứng;
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, không đi giầy dép, đứng áp sát đầu, lưng, mông, bắp
và gót chân vào mặt thước, hướng mặt về phía trước. Cho trẻ đứng thẳng, vai và tay
buông thõng tự do ở hai bên người, đầu gối không được chùng;

- Thanh trượt chặn phải đảm bảo thẳng đứng hoặc vuông góc với thước đo. Dịch
thanh chặn nhẹ nhàng cho đến khi chạm vào đỉnh đầu của trẻ;
- Tầm mắt của người đo phải ngang với thanh chặn của thước đo sau khi đã chạm
vào đỉnh đầu của trẻ;
- Đọc kết quả với độ chính xác tới 0,1 cm.

Hình1. 2 Đo chiều cao đứng của trẻ

7


- Đối với trẻ bị tàn tật (không thể đứng thẳng) thì có thể đo chiều dài

nằm hoặc sử dụng loại thước chuyên dụng khác.
- Trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi có thể đo chiều dài nằm hoặc chiều cao
đứng, sau đó sẽ phải hiệu chỉnh lại kết quả đo khi áp vào biểu đồ tăng
trưởng chiều cao.
2.4.
2.4. Cách điền các thông tin trên BĐTT
- Chọn loại biểu đồ đúng với giới tính của trẻ: Trẻ trai biểu đồ màu xanh nước biển;
trẻ gái biểu đồ màu hồng nhạt;
- Đọc kỹ các thông tin trên 2 mặt của BĐTT. Điền đầy đủ họ, tên và ngày, tháng,
năm sinh của trẻ vào cả hai mặt của biểu đồ;
2.4.1. Các trục thang đo trong biểu đồ:
- Trục tháng tuổi (nằm ở phía dưới của biểu đồ): từ 0 đến 60 tháng tuổi;
- Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi: Trục cân nặng từ 0 đến 30 kg ở bên trái và từ
8 đến 30 kg ở bên phải; từ 1 đến 16 kg (chia 2 kg);
- Biểu đồ theo dõi chiều dài nằm/chiều cao theo tuổi: Trục chiều dài nằm/chiều cao
đứng từ 45 đến 125 cm ở bên trái và từ 60 đến 125 cm nằm ở bên phải.
2.4.2. Các đường phát triển của quần thể chuẩn:

Các đường phát triển của quần thể chuẩn dùng để phân loại trẻ một cách tương đối
so với quần thể chuẩn. Có 5 loại đường sau được sử dụng trong biểu đồ:
Tên
Màu thể
thể
TT
Ý nghĩ
nghĩa
đườ
đường
hiệ
hiện
1 Đường 0
Màu xanh Khi giá trị đo (cân hoặc cao) nằm trên đường này
(trung bình)
lá cây
thì có khoảng 50 trong số 100 trẻ (50%) của quần
thể chuẩn có cùng tuổi và giới có giá trị đo bằng
hoặc thấp hơn giá trị này.
2 Đường -2
Màu đỏ Khi giá trị đo (cân hoặc cao) nằm trên đường này
(3%)
thì có khoảng 3 trong số 100 trẻ (3%) của quần
thể chuẩn có cùng tuổi và giới có giá trị đo bằng
hoặc thấp hơn giá trị này.
3 Đường -3
Màu đen Khi giá trị đo (cân hoặc cao) nằm trên đường này
(0.5%)
thì không quá 1 trong số 100 trẻ (0.5%) của quần
thể chuẩn có cùng tuổi và giới có giá trị đo bằng

hoặc thấp hơn giá trị này.
4 Đường 2
Màu đỏ Khi giá trị đo (cân hoặc cao) nằm trên đường này
(97%)
thì có khoảng 3 trong số 100 trẻ (3%) của quần
thể chuẩn có cùng tuổi và giới có giá trị đo bằng
hoặc cao hơn giá trị này.

5

Đường 3

Màu đen

Khi giá trị đo (cân hoặc cao) nằm trên đường này
8


(0.5%)

thì không quá 1 trong số 100 trẻ (0.5%) của quần
thể chuẩn có cùng tuổi và giới có giá trị đo bằng
hoặc cao hơn giá trị này.

2.4.3. Các kênh phát triển
- Phần màu xanh gọi là “Kênh bình thường”. Kênh này được giới hạn bởi hai
đường màu đỏ và có một đường trung bình màu xanh ở giữa.
- Hai phần trên và dưới của “Kênh bình thường” được giới hạn bởi đường
phát triển màu đỏ và màu đen gọi là “Kênh nguy cơ”. Nếu “Kênh nguy cơ” ở phía
dưới kênh bình thường thì gọi là “Kênh nguy cơ dưới”. Nếu “Kênh nguy cơ ở phía

trên kênh bình thường thì gọi là “Kênh nguy cơ trên”.
+ Khi sử dụng BĐTT cân nặng theo tuổi thì “Kênh nguy cơ dưới” còn có thể
gọi là “Kênh suy dinh dưỡng” và “Kênh nguy cơ trên” còn có thể gọi là “Kênh thừa
cân”.
+ Khi xử dụng BĐTT chiều cao theo tuổi thì “Kênh nguy cơ dưới” còn có thể
gọi là “Kênh chiều cao thấp” và “Kênh nguy cơ trên” còn có thể gọi là “Kênh thừa
chiều cao”.
- Phần còn lại của biểu đồ nằm ngoài các đường phát triển màu đen được gọi
là “Kênh các vấn đề dinh dưỡng”. Nếu kênh nằm ở trên các đường kênh phát triển
thì gọi là “Kênh các vấn đề trên” và nếu nằm ở dưới thì gọi là “Kênh các vấn đề
dưới”.
+ Khi sử dụng BĐTT cân nặng theo tuổi thì “Kênh các vấn đề dưới” còn có
thể gọi là “Kênh suy dinh dưỡng nặng” và “Kênh các vấn đề trên” còn có thể gọi là
“Kênh béo phì”.
+ Khi xử dụng BĐTT chiều cao theo tuổi thì “Kênh các vấn đề dưới” còn có
thể gọi là “Kênh còi cọc” và “Kênh các vấn đề trên” còn có thể gọi là là “Kênh cao
kều”.

9


10


2.4.4. Lập lịch tháng tuổi:
- Viết tháng sinh của trẻ vào ô đầu tiên trong lịch tháng tuổi.
- Những ô tiếp theo ghi những tháng tiếp theo sau tháng sinh của trẻ.
- Hết 1 năm lại chuyển sang một năm mới (nhớ đánh dấu năm mới ở phía dưới
ô tháng 1 của năm đó), cứ như vậy lập cho hết đến 60 tháng tuổi.


2.4.5. Hiệu chỉnh lại tuổi khi trẻ bị đẻ non hoặc cân nặng sơ sinh dưới 2500g
11


- Trẻ có cân nặng sơ sinh nhỏ có thể do trẻ bị đẻ non, vì vậy cần phải hiệu
chỉnh lại tuổi của trẻ tính theo tuổi thai. Trong các trường hợp này tuổi của trẻ có
thể tính bằng cách lấy tuổi của trẻ trừ đi thời gian thiếu cho đến khi đẻ bình thường
(9 tháng 10 ngày).
- Đối với phần lớn trẻ bị đẻ non thì việc hiệu chỉnh lại tuổi có thể kéo dài cho
đến hai năm tuổi trong khi xử dụng BĐTT cân nặng theo tuổi và chiều cao theo
tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có cân nặng sơ sinh dưới 1000g thì thời gian hiệu chỉnh có
thể kéo dài đến 3 năm tuổi.
- Nếu sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ đuổi kịp trẻ bình thường
ngay trong giai đoạn từ 12-24 tháng tuổi thì có thể quay lại áp dụng cách tính tuổi
của trẻ như bình thường.

2.4.6. Chấm biểu đồ
a) Chấm BĐTT cân nặng theo tuổi
- Trước khi chấm BĐTT cân nặng theo tuổi, cộng tác viên phải chắc chắn
rằng BĐTT đã điền đầy đủ, lịch tháng tuổi đã hoàn thành.
- Sau khi đã có cân nặng của trẻ và tháng cân trẻ, dùng ê-ke (hoặc một tờ giấy
gập bốn) để tìm ra điểm chấm trên biểu đồ, một cạnh của ê-ke cắt trục tháng tuổi
tương ứng với tháng cân trẻ, cạnh kia tương ứng với cân nặng của trẻ. Đỉnh góc
vuông của ê-ke chính là điểm chấm được trên BĐTT. Lúc này bạn có thể biết được
tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ.

Ví dụ:
Một trẻ 27 tháng và cân nặng 8 kg. Dưới đây là cách nhân viên y tế đã xác
định cân nặng của trẻ so với tuổi.


Cân đều hàng tháng rồi chấm lên biểu đồ, sau đó nối chấm tròn của lần cân
tháng này với chấm tròn của lần cân tháng trước bằng 1 đường kẻ nhỏ. Cứ tiếp tục
như vậy, sẽ tạo thành 1 đường gọi là “Đường sức khỏe của trẻ”.

b) Chấm BĐTT chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi
- Chấm BĐTT chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi thực hiện tương tự như
khi chấm BĐTT cân nặng theo tuổi
12


- Trước khi chấm BĐTT chiều cao theo tuổi, cộng tác viên phải chắc chắn
rằng BĐTT đã điền đầy đủ, lịch tháng tuổi đã hoàn thành.
- Sau khi đã có chiều dài nằm đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi hoặc chiều cao
đứng đối với trẻ từ 25 tháng tuổi cho đến 60 tháng tuổi, dùng ê-ke (hoặc một tờ giấy
gập bốn) để tìm ra điểm chấm trên biểu đồ, một cạnh của ê-ke cắt trục tháng tuổi
tương ứng với tháng đo trẻ, cạnh kia tương ứng với chiều dài nằm hoặc chiều cao
đứng của trẻ. Đỉnh góc vuông của ê-ke chính là điểm chấm được trên BĐTT. Lúc
này bạn có thể biết được tình trạng dinh dưỡng và đường phát triển của trẻ.

c) Nhận định kết quả:
Vị trí của điểm chấm cân nặng và chiều cao ở các kênh khác nhau phản ánh
tình trạng dinh dưỡng khác nhau của trẻ.
Kênh có điểm chấ
Cân nặ
Chiề
chấm
nặng theo tuổ
tuổi
Chiều cao theo tuổ
tuổi

trên biể
biểu đồ
Kênh bình thư
Trẻ có hiện trạng dinh dưỡng tốt
thường
Kênh nguy cơ
Trẻ suy dinh dưỡng
Trẻ thấp còi
cơ dư
dưới
(SDD cân theo tuổi)
Kênh nguy cơ
Trẻ thừa cân (TC)
Trẻ quá cao
cơ trên
Kênh các vấ
vấn đề dư
dưới Trẻ suy dinh dưỡng nặng Trẻ đặc biệt thấp còi. Nguyên
(cân theo tuổi nặng)
nhân có thể là do bố mẹ lùn. trẻ
bị suy dinh dưỡng trong một
thời gian dài. trẻ mắc bệnh mạn
tính hoặc trục trặc về gen
Kênh các vấ
Trẻ nặng cân (NC)
Trẻ đặc biệt quá cao
vấn đề trên
trên
2.4.7.Vẽ biểu đồ
Sau nhiều lần cân, đo trẻ, đường nối các điểm đã chấm được với nhau sẽ là

đường tăng trưởng của trẻ.
- Nếu đường tăng trưởng của trẻ theo hướng đi lên là trẻ phát triển bình
thường (hay xu hướng phát triển của trẻ là tốt);
- Nếu đường tăng trưởng của trẻ nằm ngang là tình trạng phát triển của trẻ có
nguy cơ (hay xu hướng phát triển của trẻ là bị đe dọa);
- Nếu đường tăng trưởng của trẻ đi xuống là trẻ phát triển không tốt (hay xu
hướng phát triển của trẻ là nguy hiểm).
Trẻ 0 đến 3 tuổi phát triển bình thường thì đường tăng trưởng của trẻ chạy
dọc bên trong kênh bình thường và dao động xung quanh đường 0. Khi đường phát
triển của trẻ đi qua đường -2 hoặc - 3 có thể là các dấu hiệu không bình thường
trong sự phát triển của trẻ.

2.5
2.5. Giáo dụ
dục sứ
sức khỏ
khỏe cho các bà
bà mẹ
mẹ:
2.5.1.Về kết quả trên BĐTT cân nặng theo tuổi
- Nếu trẻ ở “kênh bình thường” và đường phát triển của trẻ có hướng đi lên,
hãy chúc mừng bà mẹ và nói với bà mẹ là trẻ phát triển tốt. Động viên, khuyến
13


khích bà mẹ duy trì các biện pháp chăm sóc trẻ để giúp trẻ tiếp tục phát triển tốt và
cân, đo trẻ đều đặn để theo dõi sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ
đến cân và mang theo BĐTT của trẻ.
- Nếu trẻ ở “kênh suy dinh dưỡng” hoặc “kênh suy dinh dưỡng nặng” hãy nói
với bà mẹ về tình trạng sức khỏe của trẻ; phối hợp với bà mẹ tìm ra nguyên nhân và

biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế để giúp trẻ tăng cân; đưa ra được những lời
khuyên và hướng dẫn cụ thể giúp bà mẹ có thể thực hiện được. Nhắc bà mẹ đưa trẻ
đi cân, đo đều đặn để theo dõi sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ
đến cân, đo và mang theo BĐTT của trẻ.
- Nếu trẻ ở “kênh suy dinh dưỡng”, nhưng đường phát triển của trẻ đi lên hãy
nói với bà mẹ là “Trẻ đang phát triển tốt”, động viên, khuyến khích và đưa ra được
những lời khuyên giúp bà mẹ tiếp tục chăm sóc trẻ tốt hơn để con đường sức khỏe
của trẻ phát triển lên “Kênh bình thường”. Nhắc bà mẹ đưa trẻ đi cân, đo đều đặn để
theo dõi kịp thời sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ đến cân, đo và
mang theo BĐTT của trẻ.
- Nếu trẻ ở “kênh thừa cân” vẫn động viên bà mẹ là trẻ lên cân tốt. Tuy nhiên
cần nói với bà mẹ nguy cơ thừa cân của trẻ; đưa ra được những lời khuyên và hướng
dẫn cụ thể giúp bà mẹ thực hiện chế độ ăn và chăm sóc phù hợp để trẻ phát triển tốt
nhưng không dẫn đến tình trạng bị béo phì. Nhắc bà mẹ đưa trẻ đi cân, đo đều đặn
để theo dõi sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ đến cân, đo và mang
theo BĐTT của trẻ.
- Nếu trẻ ở “kênh nặng cân” hãy nói cho bà mẹ là trẻ bị béo phì và các nguy
cơ của béo phì đối với sự phát triển và tình trạng sức khỏe của trẻ. Phối hợp với bà
mẹ tìm ra nguyên nhân trẻ bị béo phì. Đưa ra được những lời khuyên và hướng dẫn
cụ thể giúp bà mẹ thực hiện chế độ ăn và chăm sóc phù hợp để trẻ phát triển tốt
nhưng không bị béo phì. Nhắc bà mẹ đưa trẻ đi cân, đo đều đặn để theo dõi sự phát
triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ đến cân, đo và mang theo BĐTT của trẻ.

2.5.2 Về kết quả trên BĐTT chiều cao theo tuổi
- Nếu trẻ ở “kênh bình thường” và đường tăng trưởng của trẻ có hướng đi lên,
hãy chúc mừng bà mẹ và nói với bà mẹ là trẻ phát triển tốt. Động viên, khuyến
khích bà mẹ duy trì các biện pháp chăm sóc trẻ để giúp trẻ tiếp tục phát triển tốt và
cân, đo trẻ đều đặn để theo dõi sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ
đến cân và mang theo BĐTT của trẻ.
- Nếu trẻ ở “kênh thấp còi” hãy nói với bà mẹ về tình trạng sức khỏe của trẻ;

phối hợp với bà mẹ tìm ra nguyên nhân và biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế
để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn; đưa ra được những lời khuyên và hướng dẫn
cụ thể giúp bà mẹ có thể thực hiện được. Nhắc bà mẹ đưa trẻ đi cân, đo đều đặn để
theo dõi sự phát triển của trẻ, hẹn lịch bà mẹ lần sau đưa trẻ đến cân, đo và mang
theo BĐTT của trẻ.

Theo dõi cân nặng, chiều cao hàng tháng trên Biểu đồ tăng trưởng cho mọi
trẻ em dưới 5 tuổi là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm trẻ bị suy dinh
dưỡng, còi cọc hoặc có dấu hiệu thừa cân dẫn đến béo phì. Từ đó giúp các bà
14


mẹ có chế độ chăm sóc phù hợp giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn.
LƯỢNG GIÁ
1. Kể các lỗi thường gặp khi sử dụng biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo tuổi?
2. Bài tập 1: Tập vẽ biểu đồ tăng trưởng (Chia thành nhóm)
3. Bài tập 2: Đọc biểu đồ tăng trưởng cân nặng của bé trai (trang 12)

BÀI 2
NUÔI CON BẰ
BẰNG SỮ
SỮA MẸ
MẸ
MỤC TIÊU
1. Trình bày đượ
được giá trị
trị dinh dư
dưỡng củ
của sữ
sữa mẹ

mẹ.
2. So sánh đượ
được giá trị
trị củ
của sữ
sữa mẹ
mẹ với các loạ
loại sữ
sữa khác.
khác.
3. Trình bày đượ
được lợ
lợi ích và
và tầm quan trọ
trọng củ
của việ
việc nuôi con bằ
bằng sữ
sữa mẹ
mẹ.
4. Hư
Hướng dẫ
dẫn bà mẹ
mẹ nuôi trẻ
trẻ bằ
bằng sữ
sữa mẹ
mẹ đúng cách và
và thự
thực hiệ

hiện tố
tốt các biệ
biện pháp bảo
vệ nguồ
nguồn sữ
sữa mẹ
mẹ.
NỘI DUNG
Nuôi con bằng sữa mẹ là một phương pháp ding dưỡng tự nhiên và đạt hiệu
quả cao trong phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.
1. Giá trị
trị dinh dư
dưỡng củ
của sữ
sữa mẹ
mẹ

1.1. Sữ
Sữa non
Sữa non là sữa bài tiết từ tuần thứ 28 của thời kỳ bào thai và tiếp tục tiết ra
trong khoảng 1 tuần sau sinh. Sữa non có màu màu vàng nhạt, sánh đặc, số lượng ít
nhưng thành phần dinh dưỡng cao. Sữa non có nhiều năng lượng, Protein, Vitamin
A, đồng thời có nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non có
tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc đào thải phân su nhanh, ngăn chặn vàng da. Nên
khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm để có thể tận dụng nguồn sữa non.
Đặc tính và tác dụng của sữa non:
Đặc tính
Tầm quan trọ
trọng
- Nhiều kháng thể.

Bảo vệ trẻ chống lại nhiễm khuẩn, dị ứng.
- Nhiều tế bào bạch cầu.
Bảo vệ trẻ chống lại nhiễm khuẩn.
- Tác dụng xổ.
Tống phân su, ngăn chặn vàng da
- Có yếu tố phát triển
Giúp ruột trưởng thành , phòng chống dị ứng
và không dung nạp các thức ăn khác .
- Nhiều Vitamin A.
Giảm sự nguy hiểm của các bệnh nhiễm
khuẩn phòng bệnh khô mắt.

1.2.
.2. Sữ
Sữa trư
trưởng thành
thành
Tiếp theo giai đoạn sữa non là sữa trưởng thành.
Sữa trưởng thành gồm có sữa đầu bữa và sữa cuối bữa:
+ Sữa đầu bữa là sữa chảy ra sớm trong bữa bú có màu xanh nhạt, cung cấp
đủ khối lượng nước và các chất dinh dưỡng. Vì vậy trẻ không cần đến các nước
uống khác trong 6 tháng đầu.
15


+ Sữa cuối bữa là sữa chảy ra muộn hơn, màu trắng, chứa chất béo, cung cấp
nhiều năng lượng cho trẻ. Vì vậy nên cho trẻ bú hết sữa bên vú này mới chuyển
sang vú khác.
Vì vậy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong 6
tháng đầu.

Trong 6 tháng đầu trung bình mỗi ngày 1 bà mẹ tiết ra khoảng 600 đến 800ml
sữa, 6 tháng sau khoảng 400 đến 600 ml/ngày và đến năm thứ 2 thì tiết ra khoảng
200 đến 400 ml/ngày. Đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Trong 1lít sữa mẹ có khoảng:
+ 700 kcal.
+ 75g đường.
+ 12 đến 15g đạm.
+ 45g mỡ.
+ Các vitamin và khoáng chất, tỷ lệ canxi, photpho, sắt rất cân đối và dễ hấp
thu.

1.3. So sánh thành phầ
phần sữ
sữa mẹ
mẹ và sữa bò:
bò:
TT
1

Thành phầ
phần
Yếu tố chống
nhiễm khuẩn

2

Yếu tố
phát triển

3


Đạm (Protein)

4

Mỡ
(Lipid)

5

Đường
(Lactose)

Sữa mẹ
mẹ
- Có nhiều các yếu tố chống
nhiễm khuẩn (IgA tiết,
Lysozym, lactoferin, các đại
thực bào…)
- Sữa mẹ vô khuẩn (không
có nguy cơ nhiễm khuẩn)
Có các yếu tố cần thiết cho
sự phát triển của trẻ (não,
mắt, thành mạch ….)
- Đủ về số lượng
- Đủ các acid amin cần thiết
- Dễ tiêu hóa
- Đủ các acid béo cần thiết
- Dễ tiêu hóa (chủ yếu acid
béo không no và có men

Lipaza để tiêu hoá mỡ)
- Đủ về số lượng, cung cấp
nhiều năng lượng
- Giúp sự hấp thu calci, các
muối khoáng
- Thích hợp cho vi khuẩn có
lợi phát triển và ức chế sự
phát triển vi khuẩn gây bệnh
16

Sữa bò

- Không có các yếu
tố chống nhiễm
khuẩn
- Dễ nhiễm khuẩn
trong quá trình pha
chế, sử dụng
Không có

- Số lượng quá
nhiều
- Khó tiêu hoá
- Thiếu axit béo cần
thiết
- Khó tiêu hóa
(không có men
Lipaza)
- Số lượng ít, không
cung cấp đủ năng

lượng
- Kích thích sự phát
triển vi khuẩn có
hại cho cơ thể


Không đủ Vitamin
A và C
7 Muối khoáng
Số lượng nhiều
nhưng tỷ lệ không
cân đối và khó hấp
thu
8 Nước
Đủ
Cần bổ sung thêm
2. Lợ
Lợi ích và
và tầ
tầm quan trọ
trọng củ
của việ
việc nuôi con bằng sữ
sữa mẹ

6

Vitamin

- Đủ vitamin cần thiết

- Có nhiều vitamin A hơn
- Đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ
- Tỷ lệ cân đối
- Dễ hấp thu

2.1. Với con
- Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, dễ tiêu hóa, hấp thu và có đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ
được bú sữa mẹ đầy đủ, đúng cách sẽ khỏe mạnh, phát triển trí tuệ tốt hơn trẻ nuôi
nhân tạo. Trẻ được bú mẹ sẽ cảm nhận được sự an toàn, sự bảo vệ, che chở của mẹ.
- Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trẻ phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, dị ứng,
đặc biệt là tiêu chảy và viêm phổi. Vì vậy trẻ bú sữa mẹ đầy đủ thì tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn giảm hơn trẻ nuôi nhân tạo.

2.2. Vớ
Với mẹ
mẹ
- Nuôi con bằng sữa mẹ hình thành được mối quan hệ yêu thương, gắn bó
tình cảm mẹ và con.
- Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ chậm có thai do Prolactin được tiết ra từ
tuyến yên sẽ ức chế sự rụng trứng, nhất là trong 6 tháng đầu sau sinh khi trẻ được bú
mẹ hoàn toàn.
- Trẻ bú sớm ngay sau để sẽ giúp mẹ rau bong nhanh, cầm máu, co hồi tử
cung tốt.
- Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú và viêm tắc tuyến sữa cho mẹ.
- Nuôi con bằng sữa mẹ thuận tiện, đơn giản, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời
gian. Là sự đầu tư tốt nhất cho gia đình và tiết kiệm ngân sách quốc gia.
3. Hư
Hướng dẫ
dẫn nuôi trẻ

trẻ bằ
bằng sữ
sữa mẹ
mẹ

3.1. Khuyế
Khuyến nghị
nghị củ
của Tổ chứ
chức Y tế thế
thế giớ
giới (WHO)
- Cho trẻ bú sớm sau đẻ trong vòng 1 giờ.
- Cho bú theo nhu cầu, đói lúc nào bú lúc đó kể cả ban đêm.
- Cho bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn hay uống
gì thêm.
- Cho ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi trở lên (sau 180 ngày).
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.

3.2. Cách cho bú
3.2.1.Tư thế của mẹ và trẻ:
+ Bà mẹ nằm hoặc ngồi theo tư thế nào thoải mái nhất.
+ Đầu trẻ và thân trẻ nằm trên đường thẳng.
+ Thân trẻ đối diện và áp sát vào mẹ.
+ Mặt trẻ hướng vào mẹ, mũi đối diện với núm vú.
+ Mông trẻ được nâng đỡ.
17


3.2.2. Dấu hiệu ngậm bắt vú đúng

+ Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú;
+ Môi dưới hướng ra ngoài;
+ Má chụm tròn;
+ Cằm chạm vú mẹ;
+ Quầng vú để lộ ra nhiều hơn ở phía trên miệng trẻ;
+ Trẻ mút chậm, sâu, có nhịp nghỉ khi nuốt;
+ Có thể nhìn hoặc nghe thấy tiếng trẻ nuốt.

Hình 2. Một số hình ảnh tư thế mẹ và trẻ, tư thế ngậm bắt vú đúng.
4. Các biệ
biện pháp bả
bảo vệ
vệ nguồ
nguồn sữ
sữa mẹ
mẹ

4.1. Chă
Chăm sóc 2 bầ
bầu vú mẹ
mẹ ngay từ
từ khi mang thai và
và trong thờ
thời gian cho con bú
- Kiểm tra 2 bầu vú ngay từ khi mang thai, nếu đầu vú tụt phải lau rửa, xoa
bóp nhẹ nhàng và kéo ra hàng ngày cho đến khi sinh để đảm bảo trẻ có thể bú được
dễ dàng.
- Trong thời gian cho con bú, bà mẹ phải giữ gìn, vệ sinh 2 đầu vú sạch sẽ
bằng nước ấm, nhất là trước và sau khi cho con bú. Không được rửa đầu vú bằng xà
phòng hoặc bằng cồn…dễ làm khô, nứt đầu vú và dẫn đến nhiễm khuẩn.

- Nếu vú bị nứt hướng dẫn bà mẹ bôi kháng sinh hay vaselin và phải lau sạch
trước khi cho trẻ bú. Nếu vú bị áp xe hướng dẫn bà mẹ vắt sạch sữa hoặc bơm hút
sữa hàng ngày, tránh ứ đọng sữa.

4.2.Đ
.2.Đảm bả
bảo dinh dư
dưỡng cho bà mẹ
mẹ khi mang
mang thai và cho con bú
- Khi mang thai cho đến lúc sinh, bà mẹ phải ăn đầy đủ số lượng và chất
lượng để khi sinh con, trẻ khỏe mạnh và mẹ có năng lượng dự trữ và có đủ sữa nuôi
con. Bà mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường, ăn cho 2 người, đảm bảo cho bà mẹ từ
khi mang thai đến khi sinh cân nặng tăng trung bình từ 10 đến 12 kg (trong đó: 3
tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 5 kg và 3 tháng cuối tăng 6 kg).
- Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ cao
hơn thời kỳ mang thai, vì vậy bà mẹ không được ăn kiêng khem mà phải ăn đầy đủ
chất lượng và số lượng mới có đủ sữa nuôi con. Ngoài chế độ ăn bình thường mỗi
18


ngày bà mẹ cần ăn thêm 100-150g gạo; 100g thịt, cá, trứng, đậu, đỗ; ăn thêm rau,
quả tươi; nhưng không nên uống rượu, cà phê, hút thuốc lá, hạn chế các thức ăn có
gia vị như ớt, hạt tiêu...., vì có thể qua sữa gây mùi khó chịu làm trẻ dế bỏ bú.
- Ngoài chế độ ăn, bà mẹ cần uống thêm nhiều nước quả tươi, nước sôi để
nguội nhất là mùa hè; sau mỗi lần cho trẻ bú, bà mẹ nên uống thêm một cốc nước
quả tươi hoặc sữa.

4.3. Lao
Lao động và nghỉ

nghỉ ngơ
ngơi hợ
hợp lý
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần có chế độ lao động và nghỉ
ngơi phù hợp với sức khỏe, không làm việc quá sức. Cần có thời gian nghỉ ngơi
trước sinh và sau sinh hợp lý để thai nhi phát triển tốt và mẹ có thời gian phục hồi
sức khỏe để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. Cần hoạt động ngoài trời một cách
hợp lý để tăng nguồn Vitamin D giúp phòng, chống còi xương cho trẻ.

4.4. Tâm lý thoả
thoải mái
Bà mẹ phải có tinh thần thoải mái, yêu thương trẻ và tin tưởng vào nguồn sữa
của mình để làm tăng sự tiết sữa; Nếu bà mẹ lo âu, buồn phiền sẽ hạn chế sựu tiết
sữa. Vì vậy ngay sau khi đẻ bà mẹ cần nằm cạnh con, tiếp xúc da kề da, chăm sóc
trẻ và cho trẻ bú sớm sẽ giúp sự tiết sữa tốt hơn.

4.5. Sử dụ
dụng thuố
thuốc
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc tùy tiện mà
phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý không dùng các loại thuốc ảnh
hưởng đến quá trình bài tiết sữa (như Oestrogen, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid), các
loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc ức chế các trung tâm hô hấp, tim mạch
của trẻ.

4.6. Tránh ứ đọng
đọng sữ
sữa
- Khi sữa còn nhiều trong vú, tế bào sữa sẽ tiết sữa ít, lượng sữa sẽ giảm đi.
Nếu trẻ bú nhiều, sữa hết trong tuyến sữa, tế bào sữa sẽ lại tái tạo và sữa sẽ nhiều

hơn. Vì vậy cần vắt kiệt sữa sau mỗi lần cho trẻ bú, nếu trẻ không bú hết; Nếu trẻ bú
kém hoặc không bú được, bà mẹ phải vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa để vú tiếp tục sản
xuất sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm xa không thể cho trẻ bú thì bà mẹ phải vắt kiệt sữa,
không để sữa ứ đọng.
- Cần hướng dẫn bà mẹ cách vắt sữa bằng tay, bằng chai ấm, hoặc bằng các
dụng cụ vắt sữa khác giúp duy trì nguồn sữa mẹ.
4.7. Không nai nịt vú quá chặt:
Bà mẹ trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không nên nai nịt vú quá chặt để
tránh mất sữa.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Cần cho trẻ bú
mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu kể cả ban
đêm. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Bắt đầu ăn bổ
sung khi trẻ được 180 ngày trở đi và tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc lâu
hơn.
Câu hỏ
hỏi lư
lượng giá
19


1.
2.
3.
4.
5.

Kể 2 lợi ích đối với con khi được bú mẹ đầy đủ?
Kể các lợi ích đối với mẹ khi cho con đầy đủ?
Các biện pháp bảo vệ nguồn sữa?

Phân biệt sữa đầu bữa và sữa cuối bữa?
Liệt kê các dấu hiệu khi trẻ ngậm bắt vú đúng?

BÀI 3
NUÔI CON KHI MẸ
MẸ THIẾ
THIẾU SỮ
SỮA
MỤC TIÊU
1. Trình bày đượ
được các loạ
loại sữ
sữa thay thế
thế để nuôi trẻ
trẻ khi mẹ
mẹ thiế
thiếu sữa
hoặ
hoặc mấ
mất sữ
sữa.
2. Hư
Hướng dẫ
dẫn bà mẹ
mẹ các biệ
biện pháp giúp tái tạ
tạo sữ
sữa mẹ
mẹ, cách pha sữ
sữa

và làm mộ
một số
số loạ
loại sữ
sữa để nuôi
nuôi trẻ
trẻ khi mẹ
mẹ thiế
thiếu sữ
sữa hoặ
hoặc mất sữ
sữa.
3. Hư
Hướng dẫ
dẫn bà mẹ
mẹ thự
thực hiệ
hiện đúng phươ
phương
ương pháp nuôi trẻ
trẻ khi mẹ
mẹ
thiế
thiếu sữ
sữa hoặ
hoặc mấ
mất sữ
sữa
NỘI DUNG
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ trong 6 tháng đầu. Hầu

hết trẻ em đều được nuôi bằng sữa mẹ ngay từ sau khi ra đời. Trẻ được nuôi bằng
sữa mẹ đầy đủ có sự tăng trưởng về thể chất, tinh thần, trí tuệ rất tốt.
Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa cán bộ y tế cần hướng dẫn các bà mẹ tích
cực và kiên trì thực hiện một số phương pháp để tái tạo lại sữa mẹ như: Bà mẹ phải
duy trì cho trẻ bú đúng cách, uống thêm sữa, uống nhiều nước hơn, ăn uống đủ chất,
thực hiện chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời kết hợp áp dụng
các biện pháp truyền thống đã được sử dụng có hiệu quả trên thực tế giúp bà mẹ tái
tạo lại nguồn sữa nuôi con...
Đối với một số ít trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ do mẹ mất sữa, hoặc mẹ
bị bệnh như lao tiến triển, suy tim nặng, nhiễm HIV, tâm thần hoặc trẻ bị sứt môi,
hở hàm ếch không bú được...Trẻ được nuôi bằng các thức ăn thay thế sữa mẹ (chế
độ nuôi dưỡng này gọi là chế độ ăn nhân tạo).
Một số trẻ em do mẹ ít sữa không đủ số lượng sữa nuôi trẻ, trẻ sẽ được nuôi
dưỡng bằng sữa mẹ kết hợp với thức ăn thay thế sữa mẹ một cách hợp lý (chế độ
nuôi dưỡng này gọi là chế độ ăn hỗn hợp).
1. Mộ
Một số
số loạ
loại sữ
sữa dùng cho trẻ
trẻ em:

1.1. Sữ
Sữa bò

Là loại sữa tốt nhất để nuôi dưỡng trẻ nhỏ khi mẹ không có sữa, vì sữa bò
mặc dù chất lượng kém hơn so với sữa mẹ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, dễ
tiêu hóa và hấp thu tốt hơn so với các loại sữa khác.
- Trong 1 lít sữa bò có khoảng:
+ 770 kcal.

+ 32 đến 39 g đạm.
20


+ 45 g mỡ.
+ 48 g đường.
- Ngoài ra sữa bò còn có canxi, phot pho, sắt và các loại vitamin nhóm B, A
vµ C
Sữa bò có 3 loại:

a) Sữa bò tươi:
Là sữa vắt trực tiếp từ con bò vì vậy thường khó bảo quản, dễ bị nhiễm khuẩn
nên ít sử dụng cho trẻ em.

b) Sữa đặc có đường:
Là sữa bò tươi lấy bớt bơ, cho thêm đường và cô đặc trong chân không, sau
đó đóng hộp. Khi hộp sữa đã mở nếu có tủ lạnh có thể để được khoảng 1 tuần đến
10 ngày, nhưng nếu không có tủ lạnh không để được quá 3 ngày. Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã khuyến cáo không nên dùng sữa đặc có đường để nuôi trẻ vì hàm
lượng đường quá cao.

d) Sữa bột:
Là sữa bò tươi được lấy đi gần hết lượng nước bằng phương pháp bay hơi và
bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất. Có 3 loại :
- Sữa gầy: Sữa bột đã tách bơ hoàn toàn dành cho trẻ sơ sinh.
- Sữa hỗn hợp: Tách 1 phần bơ dùng cho trẻ 2 tháng đến 6 tháng
- Sữa béo: Sữa toàn phần không tách bơ dùng cho trẻ trên 6 tháng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa bột được chế biến theo các công
thức khác nhau nhưng đều hướng về mô hình gần giống với sữa mẹ để đảm bảo nhu
cầu dinh hưỡng cho trẻ em theo từng lứa tuổi. Vì vậy sử dụng sữa bột tốt hơn sữa

đặc có đường và khi sử dụng cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

1.2.
.2. Sữa trâu
Có hàm lượng protein cao gấp đôi sữa bò, lượng lipit cũng cao hơn các loại
sữa khác. Nếu không có sữa bò có thể dùng sữa trâu cho trẻ uống. Nhưng khi pha
phải pha loãng để có 1 số thành phần gần giống với sữa bò.

1.3. Sữa dê

Có thành phần đạm, mỡ, đường gần giống sữa bò: Gia đình nếu có điều kiện
nuôi dê, vắt sữa hàng ngày cho trẻ uống rất tốt.

1.4. Sữa đậu
đậu nành
nành
- Trường hợp sữa bò khan hiếm, các loại sữa khác cũng khó kiếm có thể dùng
sữa đậu nành. Sữa đậu nành, các thành phần dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật:
Ít mỡ, ít đường, nhưng đạm thì tương đương với sữa bò, có các axit amin cần thiết.
Ngoài ra còn có các vitamin và khoáng chất như: Kali, phốt pho, sắt, canxi…
- Sữa đậu nành có thể pha lẫn với sữa bò để bổ sung đầy đủ các chất dinh
dưỡng động vật, thực vật. Nếu dùng sữa đậu nành thì nên thêm dầu, thêm đường
vào sữa để tăng thêm năng lượng trong bữa ăn cho trẻ.
1.5. Tuyệt đối không được nuôi trẻ bằng nước cháo, bột mắm, muối, mì
chính...vì không đủ chất dinh dưỡng, đồng thời trẻ không tiêu hóa dduwwocj tinh
bột sẽ dẫn đến tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
21


2. Cách pha sữ

sữa và
và chế
chế biế
biến mộ
một số
số món ăn từ
từ sữ
sữa.

2.1. Cách pha sữ
sữa bò

a) Một số chú ý trước khi pha sữa
- Đảm bảo vệ sinh trong quá trình pha. Trước khi pha sữa phải rửa tay sạch
sẽ; dụng cụ pha chế phải sạch sẽ; rửa sạch dụng cụ sau khi ăn và để nơi khô ráo.
- Pha sữa đúng công thức, hoặc đúng hướng dẫn trên nhãn hộp. Nếu pha quá
loãng trẻ ăn không đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu pha quá đặc làm nồng độ
đường cao, các chất dinh dưỡng nhiều trẻ sẽ không hấp thu hết nên trẻ dễ bị rối loạn
tiêu hóa, tiêu chảy.
- Pha sữa bằng bát hoặc cốc và cho trẻ
ăn bằng thìa…sẽ đảm bảo vệ sinh sạch
sẽ và cho trẻ ăn thuận tiện hơn; không
nên cho trẻ ăn bằng bình có đầu vú cao
su, vì khó rửa sạch, vi khuẩn dễ phát
triển và gây tiêu chảy cho trẻ, đồng thời
còn làm cho trẻ lười bú mẹ.
- Cho trẻ ăn ngay sau khi pha. Trẻ ăn
sữa quá nguội dễ bị nôn, trớ; không cho
trẻ ăn lại sữa còn thừa của bữa trước.
- Nếu mẹ thiếu sữa, phải cho trẻ bú mẹ

Hình 3. Không cho trẻ ăn bằng
trước để tận dụng nguồn sữa mẹ, thiếu
bình có đầu vú cao su
bao nhiêu sẽ thay thế bằng sữa bò hoặc
các loại sữa khác.

b) Công thức pha sữa:
Đối với những loại sữa bột đóng hộp có nhãn thì pha theo đúng công thức và
hướng dẫn ghi trên nhãn hộp. Gọi là sữa công thức.
Đối với các loại sữa bột không có hướng dẫn công thức pha thì tùy theo tuổi
mà công thức pha khác nhau, cụ thể như sau:
Tháng tuổi
Số lượng
Pha chế sữa bột
sữa/1 bữa
(Sử dụng thìa cà phê để đong sữa, đường)
- Sơ sinh 1
60ml
Sữa bột: 1/2 thìa
tuần tuổi
Đường: 1/3 thìa.
Nước sôi vừa đủ: 60ml
- Sơ sinh từ 2 80ml
Sữa bột: 2/3 thìa
đến 4 tuần
Đường: 1/2 thìa
tuổi
Nước sôi vừa đủ: 80ml.
- Trẻ từ 1 đến 100ml
Sữa bột: 1 thìa.

2 tháng
Đường: 2/3 thìa.
Nước sôi vừa đủ: 100ml.
- Trẻ từ 3 đến 120ml
Sữa bột: 1,5 thìa
4 tháng.
Đường: 3/4 thìa.
22


- Trẻ từ 5 đến 150ml
6 tháng
- Trẻ trên 6
tháng

200ml

Nước sôi vừa đủ: 120ml.
Sữa bột: 2 thìa
Đường: 3/4 thìa.
Nước sôi vừa đủ: 150ml.
Sữa bột: 3 thìa
Đường: 1 thìa.
Nước sôi vừa đủ: 200ml.

2.2.Cách
.2.Cách làm
làm sữ
sữa đậu
đậu nành

nành
Làm 1 lít sữa:
Lấy đậu nành 150g (hay còn gọi là đậu tương), đem xay nhẹ để vỡ đôi hạt,
loại bỏ vỏ. Ngâm đậu trong nước lã ngập nước trong khoảng 6 giờ. Sau đó vớt đậu
ra, đem xay nhỏ, vừa xay vừa đổ nước. Cho khoảng 1 lít nước (tương đương 5 bát
ăn cơm nước) khuấy đều, lọc dung dịch đó qua vải dày, bỏ bã. Lấy dịch sữa đem
đun sôi nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy cho khỏi vón sau đó bắc ra để ấm. Khi ăn cho 1
thìa đường vào 1 bát sữa hòa cho tan. Sữa này có thể dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở
lên.

2.3. Cách làm sữ
sữa chua (S
(Sữa lên
lên men do vi khuẩ
khuẩn)
Làm 1 lít sữa
- Sữa bột: 150g.
- Đường: 100g.
- Nước sôi vừa đủ: 1000ml.
- Men sữa chua: 50g ( hoặc sữa chua cũ 1 đến 2 thìa ).
Cho sữa, đường, nước quấy đều không được để vón sữa. Để nguội bớt còn
khoảng 400C thì cho men chua hoặc sữa chua cũ vào rồi quấy đều sau đó để tủ ấm
hoặc mang ủ ấm ở nhiệt độ từ 40 đến 45oC trong 4 giờ. Sau 4 giờ lấy ra bỏ vào tủ
lạnh 12 giờ sau là ăn được (nếu không có tủ lạnh thì ngâm các cốc sữa vào nước
lạnh 12 giờ). Sữa này được dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài hoặc trẻ
bình thường ăn càng tốt.

2.4. Cách làm váng sữ
sữa
- Có thể làm từ sữa bò tươi, sữa đặc, hoặc sữa bột. Nếu làm từ sữa đặc hoặc

sữa bột đều phải pha với nước thành sữa bò tươi (200ml sữa đặc hoặc 120g sữa bột
pha với 1 lít nước sôi).
- Lấy 1 lít sữa đã pha cho vào 10ml Clorua Canxi dung dịch 20% (nếu không
có dung dịch trên thì có thể cho dấm hoặc cho nước chanh khoảng 2 thìa cà phê
tương đương với 10ml vào 1 lit sữa đã pha trên). Khuấy đều rồi đun đến sôi sữa,
vặn nhỏ lửa, dần dần sữa sẽ đông vón lại. Mang lọc qua vải xô, bã ở trên là váng
sữa. Từ váng sữa này có thể có thể trộn với nước cháo cho trẻ ăn.
- Lấy 20g váng sữa cho vào 1 bát nước cháo, thêm 2 thìa đường, váng sữa
này thường dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, ngoài ra có thể dùng cho trẻ bình thường.
3. Chế
Chế độ ăn trong mộ
một ngày
ngày của trẻ
trẻ dư
dưới 1 tuổ
tuổi khi mẹ
mẹ thiế
thiếu hoặ
hoặc mấ
mất sữ
sữa
Tuổ
Chế
Tuổi
Chế độ ăn trong mộ
một ngày
ngày
23



(tháng tuổ
tuổi)

Sữa bò
bò đã
pha theo
công thứ
thức
7- 8 bữa

1 tháng
(sơ sinh)
2 tháng
3 tháng
4 tháng

7- 8 bữa
6 – 7 bữa
5-6 bữa

5 tháng

4-5 bữa

6 tháng
4-5 bữa
7-8 tháng 3-4 bữa
9-12 tháng 2-3 bữa

Bột loãng

loãng

Bột đặc
đặc
(200ml)

Nước quả
quả
ép

Quả nghiề
nghiền
(thìa cà phê)

(thìa cà phê)

1 bữa
(làm quen,
tăng dần số
lượng: 50200ml)
1bữa
(200ml)

1-2 thìa cà
phê

2-4 thìa
1 bữa
2 bữa
3 bữa


2-4 thìa
4-6 thìa
6-8 thìa

Khi bà mẹ thiếu sữa hoặc mất cần hướng dẫn bà mẹ một số phương pháp
tái tạo sữa. Nếu bà mẹ vẫn tiếp tục thiếu sữa hoặc mất sữa thì hướng dẫn mẹ
cho trẻ ăn thức ăn thay thế sữa mẹ hợp lý, đúng cách.
Câu hỏ
hỏi lư
lượng giá
1. Thảo luận 04 loại sữa có thể dùng thay thế sữa mẹ khi mẹ thiếu hoặc mất
sữa?
2. Thảo luận nhóm về giá trị dinh dưỡng của các sữa thay thế sữa mẹ?
3. Trình bày các bước làm sữa đậu nành?
BÀI 4
ĂN BỔ
BỔ SUNG
MỤC TIÊU
1. Trình
Trình bày đượ
được các loạ
loại thứ
thức ăn dùng
dùng cho trẻ
trẻ ăn bổ
bổ sung (ô vuông
thứ
thức ăn).
n).

2. Hư
Hướng dẫ
dẫn cộng đồng
đồng thự
thực hiệ
hiện cho trẻ
trẻ ăn bổ
bổ sung đúng phươ
phương
ương
pháp.
pháp.
3. Hư
Hướng dẫ
dẫn các bà
bà mẹ
mẹ thự
thực hiệ
hiện được chế
chế độ ăn bổ sung cho trẻ
trẻ từ
từ
0 đến 3 tuổ
tuổi tạ
tại cộ
cộng đồng.
đồng.
NỘI DUNG
Ăn bổ sung (còn gọi là ăn sam, ăn dặm) là chế độ ăn của trẻ chuyển tiếp dần
từ sữa mẹ hoặc các thức ăn thay thế sữa mẹ đến thức ăn của gia đình. Sữa mẹ là

thức ăn đầu tiên và cũng là thức ăn tốt nhất của trẻ nhỏ. Nhưng từ từ 5 đến 6 tháng
24


×