Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Công nghệ xứ lý chất thải rắn y tế không đốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.1 KB, 15 trang )

Công nghệ xứ lý chất thải rắn y tế không đốt - Xu thế mới thân thiện với môi trường
Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế trong quá trình hoạt động chuyên môn chứa
nhiều yếu tố nguy hại. Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới (WHO), thành phần
nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm từ 10 - 25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm,
dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại nặng, chất dễ cháy, nổ... Còn lại 75 - 90%,
gồm các chất thải thông thường, tương tự như chất thải sinh hoạt, trong đó có nhiều thành
phần không chứa yếu tố nguy hại như nhựa, thủy tỉnh, kim loại, giấy... có thể tái chế.

Để xử lý và tiêu huy chất thải y tế, mỗi nhóm và loại chất thải có phương pháp riêng.
Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến công nghệ xử lý chất thải lây nhiễm, một thành
phần chủ yếu của chất thải rắn y tế nguy hại có trong chất thải y tế. Các chất thải thuộc
nhóm khác như hóa học, phóng xạ, kim loại nặng... được xử lý tương tự như các phương
pháp xử lý chất thải công nghiệp khác.
Từ trước đến nay, tại Việt Nam hầu như mới chỉ biết đến lò đốt chất thải rắn y tế nguy
hại, bao gồm lò đốt 2 buồng nhập khẩu từ các nước phát triển như từ Thụy Sĩ, Mỹ, Bỉ,
Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi... và một số lò đốt sản xuất trong nước. Đến
nay, cả nước có khoảng trên 500 lò đốt xử lý cho khoảng hơn 70% chất thải lây nhiễm
phát sinh từ các bệnh viện và cơ sở y tế. Ngoài ra, một số bệnh viện còn sử dụng lò đốt


thủ công tự xây hoặc thiết kế đơn giản để xử lý chất thải lây nhiễm. Hiện nay, Việt Nam
chưa có lò quay để xử lý chất thải rắn y tế. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành
các tiêu chuẩn có liên quan đến lò đốt như: TCVN 6560 - 2005: "Khí thải lò đốt chất thải
rắn y tế - Giới hạn cho phép và một số tiêu chuẩn khác về các phương pháp xác định các
chất ô nhiễm trong khí thải, thay thế cho các tiêu chuẩn ban hành năm 2004". Tuy vậy,
việc kiểm soát khí thải lò đốt và nhiệt độ buồng đốt còn gặp nhiều khó khăn do có một số
chỉ tiêu hiện nay như đo nồng độ dioxin phải gửi mẫu ra nước ngoài với chi phí rất cao
(khoảng 2 nghìn USD/mẫu xét nghiệm dioxin). Lò đốt chất thải y tế là nguồn chính phát
sinh ra dioxin và thủy ngân trong các hoạt động dân sự hiện nay. Với mục tiêu bảo vệ
môi trường (BVMT) và bảo vệ sức khỏe, các nước đang phát triển như Mỹ và châu Âu
ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải y tế. Trong tình hình như vậy,


nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và châu Âu cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn
môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nơi mà các tiêu chuẩn
môi trường còn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Năm 1988, cả
nước Mỹ có 6.200 lò đốt chất thải y tế nhưng đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lò đốt hoạt
động. Ở Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận
hành. Nhiều nước châu Âu đã đưa ra các biện pháp kiên quyết nhằm đóng cửa các lò đốt
chất thải y tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không
còn lò đốt nào vận hành, hay tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng năm 2004 chỉ
còn 1 lò đốt hoạt động. AiLen có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã
ngưng hoạt động toàn bộ các lò đốt chất thải y tế.
Tại các nước phát triển đã thay thế lò đốt bằng các công nghệ khác thân thiện với môi
trường. Các công nghệ không đốt bao gồm: Quy trình nhiệt - khử khuẩn bằng nhiệt ướt
như nồi hấp hay hệ thống hấp ướt tiên tiến, khử khuẩn bằng nhiệt khô, công nghệ vi sóng,
plasma...; Quy trình hóa học - hóa học không dùng do, thủy phân kiềm; Quy trình bức xạ
- tia cực tím, cobalt; Quy trình sinh học - xử lý bằng enzym. Trong sô các công nghệ trên,
quy trình nhiệt là phổ biến nhất và được chia thành 3 loại gồm:
Quy trình nhiệt thấp (có 19 nhà cung cấp công nghệ này) với nhiệt độ vận hành khoảng
từ 200 - 350°F (từ 93 - 177°C) với 2 nhóm cơ bản là nhiệt ướt và nhiệt khô. Công nghệ
nhiệt ướt dùng hơi nước để khử khuẩn chất thải. Công nghệ xử lý bằng vi sóng thực chất
là khử khuẩn bằng hơi nước vì hơi nước bão hòa được thêm vào làm ẩm chất thải và năng
lượng vi sóng sẽ làm nóng chất thải. Quy trình nhiệt khô không thêm nước hay hơi nước
vào chất thải. Chất thải được làm nóng bởi tính dẫn nhiệt, đối lưu tự nhiên hay cưỡng
bức, sử dụng bức xạ nhiệt hoặc bức xạ hồng ngoại.
Quy trình nhiệt trung bình (có 2 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành khoảng
từ 350 - 700°F (177 - 370°C) có tác dụng phá vỡ liên kết hóa học của chất hữu cơ. Đây là
quy trình dựa trên công nghệ mới bao gồm quy trình trùng hợp ngược sử dụng năng
lượng vi sóng cường độ cao và khử trùng hợp sử dụng hơi nóng và áp suất cao.


Quy trình nhiệt cao (có 13 nhà cung cấp công nghệ này): Nhiệt độ vận hành vào khoảng

1.000 - 15.000°F (540 - 8.300°C) hoặc cao hơn. Điện trở, cảm ứng điện, khí tự nhiên
hoặc năng lượng plasma cung cấp nhiệt cao. Nhiệt độ cao làm thay đổi tính chất lý hóa
của chất thải, từ chất hữu cơ thành chất vô cơ và tiêu hủy hoàn toàn chất thải đồng thời
làm thay đổi lớn về trọng lượng và thể tích chất thải.
Quy trình nhiệt thấp cần có thêm thiết bị cắt, xay để làm giảm thể tích và biến dạng chất
thải, thể tích chất thải có thể giảm từ 60 - 70%. Quy trình nhiệt cao có thể giảm thể tích
đến 90-95%.
Xu hướng chung và khả năng ứng dụng công nghệ không đốt ở Việt Nam
Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ở nước ta là rất cần thiết, phù
hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, BVMT và sức khỏe con người. Tháng 8/2004, trong
tài liệu "Chính sách quản lý an toàn chất thải y tế", WHO đã đưa ra các chính sách nhằm
khuyến cáo các quốc gia quan tâm đến quản lý chất thải y tế. Cụ thể như: Quản lý chất
thải y tế không an toàn gây tử vong và tàn tật, gây rủi ro cho sức khỏe con người, đặc biệt


lo ngại về việc phơi nhiễm với dioxin và furan từ khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; Cần
những quyết định đúng đắn trong quản lý chất thải y tế; Phù hợp vói Chiến lược của
WHO (Phát triển các ứng dụng tái chế chất thải ở nơi có thể tái chế được; Sử dụng các
thiết bị y tế không có chứa chất liệu PVC; Khuyến khích sử dụng các thiết bị nhỏ thay thế
cho phương pháp thiêu đốt; Phát triển và ứng dụng các công nghệ không đốt để xử lý
chất thải rắn y tế; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách, luật pháp và
hướng dẫn quản lý chất thải y tế; Phân bổ nguồn nhân lực, tài chính cho quản lý an toàn
chất thải y tế).
Hiện nay, Mỹ và EU đang áp dụng chuẩn STAATT (Tiêu chuẩn của Hiệp hội liên bang
về các công nghệ xử lý thay thế) để đánh giá hiệu lực khử khuẩn, trong đó cấp độ III
được coi là chuẩn mực tối thiểu, mức giảm 6 Log 10 tương đương với xác suất sống sót
1/1 triệu của vi sinh vật hay giảm 99,9999% vi sinh vật do quá trình xử lý. Theo kinh
nghiệm của Mỹ và các nước châu Âu, các yếu tố phải được xem xét khi lựa chọn công
nghệ gồm: Công suất xử lý; Loại chất thải được xử lý; Hiệu lực khử khuẩn; Phát thải ra

môi trường và phần còn lại của chất thải; Chấp nhận của cơ quan quản lý; Yêu cầu không
gian, công trình phụ và lắp đặt khác; Mức độ giảm bớt khối lượng và thể tích chất thải;
An toàn nghề nghiệp và bảo hộ lao động; Độ ồn và mùi; Tự động hóa và độ ổn định; Mức
độ thương mại hóa và tình trạng của nhà sản xuất/người bán; Chấp nhận của cộng đồng
và bộ máy quản lý.
Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và
quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn phương pháp thiêu đốt; không phát sinh khí
thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại
nặng; chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát
chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làm chủ và thực hiện được vì
các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm
soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có thiết bị đo được
nồng độ dioxin trong khí thải, giá thành xét nghiệm mẫu rất cao nếu phải gửi đi xét
nghiệm ở nước ngoài; kinh nghiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế, đồ vải trong
ngành y tế sẽ rất hữu ích trong việc quản lý thiết bị khử khuẩn chất thải rắn y tế nếu thiết
bị này do bệnh viện quản lý và vận hành.
Về công nghệ không đốt, đến nay đã có 13 bệnh viện, viện, trung tâm y tế áp dụng công
nghệ vi sóng áp suất thường và áp suất cao để xử lý chất thải lây nhiễm trong cả nước.
Như vậy, các cơ sở y tế trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công nghệ không
đốt và mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. Việt Nam cần tiếp tục triển khai một số dự
án áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý chất thải y tế. Việc lựa chọn công nghệ nên
tham khảo kinh nghiệm của Mỹ và châu Âu với các tiêu chí trên. Bên cạnh đó, các nhà
sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng cần có chiến lược nghiên cứu, phát triển các
công nghệ này để có thể liên doanh, chuyển giao công nghệ hoặc tự sản xuất nhằm bắt
kịp với xu hướng chung của thế giới.


I. Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất cao
1. Trung tâm Y tế VietSov, Liên doanh Dầu khí Việt Xô tại Vũng Tàu. Năm 2003
2. Bệnh viện 19-8, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2009

3. Bệnh viện 199, Bộ Công An, Đà Nẵng. Năm 2009
4. Bệnh viện Phổi Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2009
5. Bệnh viện C Đà Nẵng, Bộ Y tế, Đà Nẵng. Năm 2009
6. Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2010
7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2010
8. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bộ Y tế, Quảng Ninh. Năm 2010
9. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Bộ Y tế, Quảng Bình. Năm 2010
10. Bệnh viện GTVT Huế, Bộ GTVT, Huế. Năm 201111. Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào
Cai, Lào Cai. Năm 2010
II. Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường
1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Bộ Y tế, Đắc Lắc. Năm 2010
2. Bệnh viện GTVT Yên Bái, Bộ GTVT, Yên Bái. Năm 2011
(Nguồn: Tổng cục Môi trường)



Các công nghệ không đốt áp dụng xử lý Chất thải rắn y tế lây nhiễm
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại công nghệ không đốt được áp dụng để xử lý
CTRYTLN và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa trên các
quá trình cơ bản được sử dụng để khử trùng CTRYT thì các công nghệ không đốt được
phân ra làm 5 loại cơ ban như sau:
– Phương pháp nhiệt
– Phương pháp hóa học
– Phương pháp sinh học
– Phương pháp phóng xạ
– Phương pháp chôn lấp.
Phần lớn công nghệ không đốt áp dụng 2 phương pháp nhiệt và hóa học.
1. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng hơi ẩm)
1.1. Hấp ướt
Nguyên lý cấu tạo:

Thiết bị hấp ướt có cấu tạo bao gồm một buồng kim loại với phần nắp đậy chính là cửa
nạp liệu và được bao quanh bởi một lớp đệm hơi. Buồng kim loại này được thiết kế để
chịu được áp lực cao.
Việc gia nhiệt phía bên ngoài lớp đệm hơi sẽ làm giảm sự ngưng tụ của vách bên trong
buồng hấp và cho phép sử dụng hơi nước ở nhiệt độ thấp hơn. Do không khí là chất cách
điện nên việc loại bỏ không khí khỏi buồng hấp là cần thiết để đảm bảo cho rác tiếp xúc
tốt với nhiệt.
Các loại CTRYT có thể xử lý được:
CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất
thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
Ưu điểm:
– Công nghệ này đã được áp dụng trong khoảng thời gian dài và đã chứng minh
được khả năng khử trùng phần CTRYTLN


– Công nghệ đơn giản, dễ áp dụng
– Đã được chứng nhận và chấp nhận như là công nghệ thay thế tại các quốc gia
trên thế giới
– Đã xác định được yêu cầu và thời gian và nhiệt độ đử để khử khuẩn
– Có nhiều loại công suất khác nhau, từ vài kilogam đến vài tấn mỗi giờ
– Nếu tuân thủ việc phân loại CTRYT thì phát sinh rất ít khí thải
– Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các công nghệ không đốt khác
– Có nhiều nhà cung cấp với nhiều tính năng tùy chọn.
Nhược điểm:
– Nếu không bổ sung thêm công đoạn cắt thì việc sử dụng thiết bị hấp ướt sẽ
không làm biến đổi hình dạng và giảm thể tích của CTRYT
– Các vật thể kim loại có trong CTRYT sau xử lý có thể làm hỏng máy cắt
– Ô nhiễm khí thải do hơi nước phát sinh trong quá trình khử trùng, tuy nhiên có
thể hạn chế bằng cách bổ sung thêm các thiết bị xử lý khí thải phù hợp
– Không xử lý được các hóa chất độc hại (formaldehyde, phenol, thủy ngân…)

lẫn trong phần CTRYT cần xử lý
– Do hơi nước bị ngưng tụ trong túi đựng CTRYT nên sẽ có khối lượng cao hơn
so với CTRYT trước khi xử lý
– CTRYT cần xử lý có thể bị hạn chế trong việc tiếp xúc với hơi nước làm giảm
sự truyền nhiệt và làm ảnh hưởng tới hiệu quả khử khuẩn của công nghệ như CTRYT có
kích thước quá to hoặc cồng kềnh, hay đựng trong nhiều túi khác nhau.
1.2. Xử lý CTRYTLN bằng công nghệ vi sóng:
Nguyên lý cấu tạo:
Hệ thống khử khuẩn bằng vi sóng có cấu tạo bao gồm một buồng khử khuẩn, trong đó
năng lượng vi sóng được truyền trực tiếp từ bộ phát vi sóng (magnetron). Thường thì cần
sử dụng 2 đến 6 magnetron để tạo công suất thiết bị là 1,2 kW có thể thiết kế để xử lý
theo từng mẻ riêng biệt hoặc xử lý liên tục.


Loại CTRYT có thể xử lý được:
CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất từ
buồng cách ly), chất thải giải phẫu.
Ưu điểm:
– Được chấp nhận như một công nghệ thay thế cho lò đốt tại nhiều quốc gia trong
hàng chục năm qua và đã chứng minh được hiệu quả hoạt động tốt
– Nếu làm tốt công tác phân loại CTRYT lượng khí thải từ thiết bị vi sóng được giảm
đáng kể
– Không làm phát sinh chất thải lỏng
– Máy cắt giúp giảm thể tích CTRYT tới 80%
– Công nghệ tự động dễ sử dụng.
Nhược điểm:
– Nếu phần CTRYT đem đi xử lý có lẫn hóa chất độc hại sẽ làm phát tán các chất gây
ô nhiễm vào không khí hoặc lưu trong phần CTRYT sau xử lý
– Có thể phát sinh một số mùi khó chịu xung quanh thiết bị
– Hoạt động của máy cắt có thể gây ồn

– Các tấm kim loại có kích thước lớn có thể làm hỏng máy cắt
– Chi phí đầu tư tương đối cao.
2. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng khí khô):
2.1. Phương pháp phun khí nóng với tốc độ cao
Nguyên lý cấu tạo:
Cấu tạo bao gồm một buồng kín bằng thép không gỉ trong đó CTYT đã cắt nhỏ được đưa
vào và phơi ra với không khí nóng tốc độ cao được bơm vào đáy của buồng qua một
vòng van hoặc các khe có thiết kế giống như các cánh tua bin. Không khí nóng trực tiếp
theo một đường sao cho các phân tử chất thải quay hỗn loạn quanh một trục ngang trong
một tác động đảo trộn theo hình xuyến. Dưới các điều kiện này tốc độ truyền nhiệt cao


xảy ra. Trong vòng bốn đến sáu phút chất thải được xử lý. Chất thải sau đó có thể vận
chuyển tới bãi chôn lấp thông thường.
Các loại CTRYT có thể xử lý:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm máu, dịch
sinh học và chất thải từ buồng cách ly). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải
phẫu. Ngoài ra, các chất lỏng như máu và dịch lỏng cơ thể có thể cũng được xử lý trong
hệ thống.
Ưu điểm:
– Thiết kế buồng xử lý đơn giản
– Nếu các biện pháp phòng ngừa thích hợp được thực hiện để loại trừ chất độc
hại, khí thải từ hệ thống nhiệt – khô là tối thiểu. Công nghệ có thể xử lý chất thải với hàm
lượng ẩm khác nhau, bao gồm máu và dịch loảng cơ thể
– Máy cắt và máy ép sau xử lý giảm thiểu thể tích chất thải khoảng 80%
– Công nghệ tự động và dễ áp dụng.
Nhược điểm:
– Nếu các chất độc hại có trong chất thải, những tạp chất độc hại này được giải
phóng vào không khí hoặc giữ lại trong chất thải và nhiễm vào bãi chôn lấp
– Các vật kim loại cứng với độ lớn bất kỳ có thể gây trở ngại cho máy cắt

– Là công nghệ tương đối mới.
2.2. Phương pháp gia nhiệt khô
Nguyên lý cấu tạo chung
Là một hệ thống để xử lý những lượng nhỏ các vật dụng và chất thải mềm tại hoặc gần
điểm phát sinh. Nó được sử dụng tại các phòng khám bệnh, phòng vật lý trị liệu, phòng
nha khoa, và các cơ sở y tế khác.
Các loại CTRYT có thể xử lý được
Các chất thải sắc nhọn và mềm (gạc, băng, găng tay…). Một lượng nhỏ chất thải lỏng
như băng gạc thấm máu và dịch lỏng cơ thể, có thể cũng được xử lý, nhưng không phải
chất lỏng với lượng lớn.


Ưu điểm
– Thiết bị nhỏ, nặng 15 kg, có thể mang đi được mặc dù thiết kế để vận hành một
chỗ như một hệ thống để bàn, nó được sử dụng gần hoặc tại điểm phát sinh.
– Nó được chấp nhận hoặc xác nhận như một công nghệ thay thế
– Nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện để loại ra các vật liệu nguy hại,
khí thải từ quá trình xử lý là không đáng kể và không có chất thải lỏng
– Công nghệ tự động, dễ sử dụng
– Mùi được loại bỏ bởi một hệ thống lọc kép, vận hành hầu như không ồn
– Các hộp chất thải có một dải đổi màu cảm ứng nhiệt để nhận biết các hộp đã xử
lý và chưa xử lý
– Chi phí đầu tư thấp và yêu cầu lắp đặt không nhiều.
Nhược điểm
– Nếu các chất hóa học nguy hại có trong chất thải, chúng có thể tập trung vào
thiết bị lọc, thoát ra không khí hoặc giữ lại trong chất thải rắn và nhiễm vào bãi chôn lấp.
– Hệ thống được thiết kế cho các nguồn phát sinh nhỏ, không thể xử lý chất thải
cho cả một bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn
– Việc sử dụng các vật liệu một lần có thể làm tăng thêm khối lượng chất thải đi
chôn lấp.

3. Phương pháp nhiệt độ trung bình
Loại CTRYT có thể xử lý được
Phương pháp này có thể áp dụng để xử lý rất nhiều loại CTRYTLN, bao gồm: Chất thải
sinh học, chất thải giải phẫu, kim tiêm, vật sắc nhon, nhựa và thủy tinh.
Lưu ý khi sử dụng công nghệ
– Phương pháp này sử dụng nitơ nên cần làm tốt công tác chống cháy nổ
– Nên trang bị thêm lớp vỏ inox bọc phía ngoài để hạn chế thất thoát khí nitơ


– Nhu cầu năng lượng sử dụng cho thiết bị là 85 kWh và diện tích yêu cầu tối thiểu
cho thiết bị là 20 – 30 m2.
4. Phương pháp nhiệt độ cao
4.1. Nhiệt phân ôxy hóa
Các loại CTRYT có thể xử lý được
Do xử lý bằng nhiệt độ cao nên phương pháp này có thể xử lý được tất cả các loại
CTRYT mà lò đốt có thể xử lý được, bao gồm: CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không
sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu. Ngoài ra, có thể xử lý được nhựa thải, máu, dịch cơ
thể, bệnh phẩm và chất thải từ quá trình lọc máu.
Ưu điểm
– So với lò đốt phương pháp này phát sinh rất ít khí thải
– Xử lý nhiều loại CTRYT khác nhau (trừ chất thải phóng xạ và thủy ngân)
– Không phát sinh nước thải, chất thải sau xử lý (tro) là trơ, vô trùng và có thể
được xử lý tiếp ở bãi rác thông thường. Thể tích và CTRYT sau xử lý giảm 95% so với
ban đầu
– Phát sinh ít mùi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Khả năng cách nhiệt của
thiết bị tốt
– Hệ thống tự động không mất thời gian vận hành.
Nhược điểm
– Chi phí đầu tư cao, ít hiệu quả kinh tế đối với các cơ sở y tế có quy mô nhỏ

– Nhu cầu diện tích sử dụng cao hơn so với các công nghệ khác.
4.2. Nhiệt phân plasma
Các loại CTRYT có thể xử lý được
Phương pháp này có thể xử lý được tất cả các loại CTRYT mà lò đốt có thể xử lý được
bao gồm: CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây
nhiễm cao, chất thải giải phẫu.


Ngoài ra, có thể xử lý được nhựa thải, máu, dịch cơ thể, bệnh phẩm,chất thải động vật,
chất thải từ quá trình lọc máu. Một số công nghệ nhiệt phân plasma cho phép xử lý các
thành phần CTRYTNH, dung môi đã sử dụng và các chất khác (như formaldehyde,
xelene, isopropanol…), dược phẩm hết hạn sử dụng, chất thải phóng xạ nồng độ thấp.
Ưu điểm
– Lượng khí thải sinh ra trong quá trình xử lý thấp hơn so với phương pháp đốt
– Hệ thống nhiệt phân plasma có thể xử lý nhiều loại CTRYT, trừ thủy ngân
– Giảm đáng kể khối lượng và thể tích CTRYT sau xử lý
– Tro sau xử lý cơ bản là chất trơ và vô trùng. Một số thành phần kim loại có thể
thu hồi phục vụ cho mục đích tái chế khác
– Được thiết kế và điều kiển tự động thông qua máy tính
– Phù hợp với cơ sở y tế có quy mô lớn và hoạt động liên tục.
Nhược điểm
– Mặc dù lượng khí thải thấp hơn so với phương pháp đốt truyền thống, nhưng có
thể tạo ra đioxin
– Do tính không đồng nhất của CTRYT cần xử lý nên nếu không kiểm soát tốt
quá trình hoạt động của thiết bị sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống
– Chi phí đầu tư cao và có yêu cầu quan trọng đối với việc lắp đặt thiết bị
– Chi phí vận hành cao (do điện năng)
– Việc sử dụng đèn plasma hồ quang có thể ảnh hưởng tới chất lượng điện năng
tại cơ sở y tế, dẫn đến hiện tượng điện không ổn định
– Phù hợp với quy mô lớn, do đó không khả thi nếu áp dụng xử lý CTRYT ngay

tại cơ sở y tế.
5. Phương pháp hóa học
5.1. Phương pháp khử trùng bằng chlorine
Sử dụng Sodium hypochlorite (NaOCl)


Hóa chất này được sử dụng tại các cơ sở y tế, rất hiệu quả để bất hoạt vi khuẩn, nấm,
virus. Hóa chất này được sử dụng rộng rãi như là chất khử trùng cho nước uống, hồ bơi
và xử lý nước thải.
Trong điều kiện lý tưởng NaOCl bị phá vỡ để tạo thành muối ăn. Tuy nhiên trong những
năm gần đây đã có những vấn đề ô nhiễm môi trường do việc sử dụng clo và hypochlorite
với khối lượng lớn.
Chlorine dioxide (ClO2)
Được sử dụng để thay thế cho hypochlorite, trong không khí ClO 2 là chất khí
không ổn định, có thể phân hủy để tạo thành khí clo độc hại. Do sự bất ổn của hóa chất
này nên nó được tạo ra và sử dụng tại chỗ.
5.2. Phương pháp khử trùng không sử dụng chlorine
Phương pháp khử trùng không sử dụng chlorine rất đa dạng, như dùng O 3 đến việc sử
dụng kiềm lỏng hoặc hóa chất dưới dạng khô như (CaO). Một số hóa chất như O 3 không
làm thay đổi tính chất hóa học của CTRYT, nhưng các hóa chất khác có thể phản ứng với
CTRYT làm thay đổi tính chất của CTRYT.
Việc lựa chọn hóa chất sử dụng để khử trùng phụ thuộc nhiều vào loại CTRYT cần xử lý
(thủy ngân, kiềm), đặc biệt phù hợp với các loại CTRYT là mô, xác động vật, chất thải
giải phẫu, máu, dịch cơ thể. Trong khi đó axit lại thích hợp để khủ trùng CTRYTLN sắc
nhọn, thủy tinh, chất thải từ phòng thí nghiệm, máu và dịch cơ thể
5.3. Đóng gói và trơ hóa CTRYTLN
Đóng gói CTRYTLN
CTRYTLN chưa xử lý không được phép chôn lấp trong các bãi chôn lấp chất thải đô thị.
Tuy nhiên, nếu các cơ sở y tế không có sự lựa chọn nào khác, thì chất thải phải được
đóng gói, đóng đầy vào trong các thùng chứa chất thải bằng vật liệu kết dính và đóng kín.

Chất kết dính vô cơ thường dùng là xi măng, vôi, thạch cao, silicat.
Chất kết dính hữu cơ thường dùng là polyester, nhựa, polyolefin, ureformandehyt.
Thùng chứa chất thải làm bằng polyethylene (PE) hoặc thùng bằng kim loại
Chất thải được trộn lẫn với vật liệu kết dính đổ đầy ¾ thùng chứa, các thùng chứa được
đóng kín và đưa đi chôn lấp [9].
Trơ hóa CTRYT lây nhiễm


Chất thải đóng rắn cần được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ với
các chất phụ gia
Quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm bị cô lập. Khối rắn sẽ được
kiểm tra cường độ chịu nén, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp [5].
Tỷ lệ phối trộn hỗn hợp theo trong lượng từng thành phần:
– CTRYT lây nhiễm 65%
– Vôi 15%
– Xi măng 15%
– Nước 5%.
6. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này không được khuyến khích áp dụng trong xử lý CTRYTLN do những
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường. CTRYT có thể chôn tại các
bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc trong các hố bê tông được xây dựng trong khuôn viên bệnh
viện.
Các hố chôn lấp này nên được lót lớp vật liệu có độ thấm hút thấp, chẳng hạn như đất sét
để hạn chế sự thâm nhập của các chất gây ô nhiễm vào tầng nước ngầm. Để đảm bảo an
toàn cho môi trường và sức khỏe con người, nên phủ đất lên CTRYT ngay sau khi đưa
vào hố chôn và có rắc vôi bột lên trên.




×